Giáo án Toán Lớp 5 - Chương trình học kỳ I - Nguyễn Thu Hà

Giáo án Toán Lớp 5 - Chương trình học kỳ I - Nguyễn Thu Hà

Toán tuần 1 tiết 2

ÔN TẬP : TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : Biết tính chất cơ bản của phân số.

 2. Kỹ năng : vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số ( trường hợp đơn giản). Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1, bài 2

 3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 1. Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn tính chất cơ bản của phân số.

 2. Học sinh : SGK, vở đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :

- KTBC : Gọi 2 HS lên bảng tính :

+ HS 1 : 5 : 12 = ? / ? ; 1 = ? / ?

+ HS 2 : 0 = ? / 5 ; 7 / 7 = ?

- Nhận xét, cho điểm.

- GTB : Trực tiếp.

2. Các hoạt động chính :

a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập tính chất cơ bản của phân số ( 5 phút )

* Mục tiêu : HS nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.

* Cách tiến hành :

- GV ghi VD 1 lên bảng :

- Y/ cầu : thay a,b và c bằng những số thích hợp :

- Gv nhận xét từng HS, chốt Đ / S

- Gợi ý cho HS rút ra nhận xét.

- GV viết tiếp VD 2 :

- GV viết tính chất cơ bản của phân số lên bảng.

b. Hoạt động 2 : Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số (22 phút )

* Mục tiêu : HS biết rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.

* Cách tiến hành :

a. Rút gọn phân số :

- GV hỏi : Thế nào là rút gọn phân số?

- Làm thế nào để rút gọn phân số ?

- GV cho ví dụ : Rút gọn 90/120

- Khi rút gọn, ta phải chú ý điều gì?

- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK

- GV chốt Đ / S.

- Yêu cầu HS nhắc lại cách rút gọn.

b. Quy đồng mẫu số các phân số :

- GV hỏi : Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số?

- GV Y/c HS quy đồng các phân số : 2/5 và 4/7.

- GV chốt Đ / S

- Gv ghi tiếp 2 phân số 3/5 và 9/10 cho HS quy đồng mẫu số.

- GV chốt Đ / S

- GV lưu ý : Khi tìm MSC, ta nên chọn số bé nhất đều chia hết cho mẫu của các phân số.

- Yêu cầu HS nêu các bước quy đồng.

- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK

- GV giúp đỡ HS yếu

3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS 1 làm và nêu cách tính.

- HS 2 làm và nêu cách tính.

- HS lần lượt nêu miệng kết quả. (VD a=2, b=10,c=12 )

- HS khác nhận xét.

- Hs rút nhận xét.

- HS nêu kết quả.

- Rút nhận xét.

doc 180 trang cuongth97 03/06/2022 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Chương trình học kỳ I - Nguyễn Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 1 tiết 1
ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Biết đọc, viết phân số.
	2. Kỹ năng : Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho mọt số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số : 2/3; 5/10; 3/4; 40/100.
	2. Học sinh : SGK, vở đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết phân số, cách đọc, viết phân số.
* Cách tiến hành : 
- GV treo tấm bìa thứ nhất biểu diễn phân số 2/3 và hỏi :
+ Đã tô màu mấy phần băng giấy ?
+ Giải thích cách tìm?
- GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện số phần đã được tô màu.
- GV viết lên bảng cả 4 phân số :
2/3 ; 5/10 ; 3/4 ; 40/100. Y/C HS đọc.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số (7 phút )
* Mục tiêu : HS viết được thương 2 số tự nhiên và mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
* Cách tiến hành : 
a. Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số :
- GV viết lên bảng các phép chia sau :
1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2. GV nêu Y/c : Viết các thưong trên dưới dạng phân số?
- Y/c HS nhận xét.
- Gv chốt đúng/sai và Y/c HS sửa nếu có bài sai.
- GV hỏi : 1/3 có thể coi là thương của phép chia nào?
- Tương tự cho 2 phép chia còn lại.
- GV Y/c HS mở SGK và đọc chú ý 1.
- Gv hỏi thêm : Khi dùng phân số để viết kết quả của phép tính chia 2 số tự nhiên ( số chia khác 0 ) thì phân số đó có dạng như thế nào?
b. Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số :
- GV viết lên bảng các số : 5 ; 12 ; 2001 và Y/c HS viết các số đó dưới dạng phân số có mẫu số là 1. Y/c HS nêu cách làm.
- Hỏi HS khá giỏi : Vì sao mỗi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số với mẫu số là 1?
- GV nêu vấn đề : viết 1 dưới dạng phân số?
- Y/c HS khá giỏi giải thích
- GV đặt vấn đề : Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số?
- Nêu cách viết ?
c. Hoạt động 3 : Luyện tập – thực hành (15 phút )
* Mục tiêu : HS vận dụng các kiến thức vừa ôn tập để thực hành.
* Cách tiến hành : 
Bài 1 : 
- Y/c HS nêu yêu cầu bài tập
- GV chốt Đ - S
Bài 2 : 
- Y/c HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV chốt Đ - S
Bài 3 : Tiến hành tương tự như trên.
Bài 4 : 
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV chốt Đ / S
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Nhận xét tiết học.
- Về làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài sau.
+ Tô màu 2/3 băng giấy.
+ HS nêu. 1 HS lên bảng làm, HS khác làm nháp.
- HS đọc lần lượt các phân số trên.
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm ngoài giấy nháp.
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn
- Phép chia 1 : 3
- 4 : 10 và 9 : 2
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm. 
- Phân số chỉ kết quả của phép tính chia, tử số chỉ số bị chia và mẫu số chỉ số chia. 
- HS viết : 5 =5/1 ; 12 =12/1 ; 2001 = 2001/1.
- HS nêu
- HS khá giỏi nêu
- Một số HS lên bảng viết : 
1 = 3/3 = 4/4 = 
- Một số HS nêu miệng, HS khác nhận xét.
VD : 0 = 0 : 5 = 0 : 15 = 0 : 
- HS đọc thầm đề bài .
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm bài miệng, lần lượt từng em nêu, lớp nhận xét.
- HS đọc thầm đề bài .
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm, còn lại làm vào tập. 
- Nhận xét bài làm của bạn.
- HS tự làm bài, nêu miệng kết quả từng bài và nói rõ cách làm. Lớp nhận xét.
- HS chuẩn bị.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 1 tiết 2
ÔN TẬP : TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Biết tính chất cơ bản của phân số.
	2. Kỹ năng : vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số ( trường hợp đơn giản). Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1, bài 2
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn tính chất cơ bản của phân số.
	2. Học sinh : SGK, vở đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi 2 HS lên bảng tính :
+ HS 1 : 5 : 12 = ? / ? ; 1 = ? / ?
+ HS 2 : 0 = ? / 5 ; 7 / 7 = ?
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp. 
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập tính chất cơ bản của phân số ( 5 phút )
* Mục tiêu : HS nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
* Cách tiến hành : 
- GV ghi VD 1 lên bảng :
- Y/ cầu : thay a,b và c bằng những số thích hợp :
- Gv nhận xét từng HS, chốt Đ / S
- Gợi ý cho HS rút ra nhận xét.
- GV viết tiếp VD 2 :
- GV viết tính chất cơ bản của phân số lên bảng.
b. Hoạt động 2 : Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số (22 phút )
* Mục tiêu : HS biết rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
* Cách tiến hành : 
a. Rút gọn phân số :
- GV hỏi : Thế nào là rút gọn phân số?
- Làm thế nào để rút gọn phân số ?
- GV cho ví dụ : Rút gọn 90/120
- Khi rút gọn, ta phải chú ý điều gì?
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK
- GV chốt Đ / S.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách rút gọn.
b. Quy đồng mẫu số các phân số :
- GV hỏi : Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số?
- GV Y/c HS quy đồng các phân số : 2/5 và 4/7.
- GV chốt Đ / S
- Gv ghi tiếp 2 phân số 3/5 và 9/10 cho HS quy đồng mẫu số.
- GV chốt Đ / S
- GV lưu ý : Khi tìm MSC, ta nên chọn số bé nhất đều chia hết cho mẫu của các phân số.
- Yêu cầu HS nêu các bước quy đồng.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK
- GV giúp đỡ HS yếu
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS 1 làm và nêu cách tính.
- HS 2 làm và nêu cách tính.
- HS lần lượt nêu miệng kết quả. (VD a=2, b=10,c=12 )
- HS khác nhận xét.
- Hs rút nhận xét.
- HS nêu kết quả.
- Rút nhận xét.
- Kết luận : Khi ta nhân hay chia tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được phân số mới bằng ohân số ban đầu.
- Là tìm một phân số bằng với phân số đã cho nhưng có tử và mẫu bé hơn. 
- Chia cả tử và mẫu cho cùng 1 số tự nhiên lớn hơn 1.
- HS làm nháp, 1 em lên bảng tính.
- Tìm số lớn nhất mà tử và mẫu của phân số đều chia hết cho số đó. Phân số cuối cùng phải là phân số tối giản.
-1 HS đọc to đề bài. Lớp đọc thầm.
- HS vận dụng và làm bài tập 1 trong SGK 
+ 2 em lên bảng làm, còn lại làm vào tập.
+ Nhận xét bài của bạn.
HS nhắc lại cách rút gọn. 
- Là làm cho các phân số đã cho có cùng mẫu số nhưng vẫn bằng các phân số ban đầu.
- 2 HS lên bảng làm, còn lại làm nháp.
- Nhận xét bài của bạn.
- 2 HS lên bảng làm, còn lại làm nháp.
- Nhận xét bài của bạn.
- HS nêu, nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài vào tập sau đó sửa bài cho nhau.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 1 tiết 3
ÔN TẬP : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ ( tiết 1 )
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
	2. Kỹ năng : Biết cách sắp xếp 3 phân số theo thứ tự. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1, bài 2.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn cách so sánh các phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số.
	2. Học sinh : SGK, vở đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi 1 HS lên bảng sửa BT1, 2
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp. 
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập cách so sánh các phân số cùng mẫu số ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS biết so sánh hai phân số cùng mẫu số.
* Cách tiến hành : 
- GV ghi VD 1 lên bảng :
So sánh 2/7 và 5/7
- Hỏi : Khi so sánh các phân số có cùng mẫu số, ta làm thế nào?
-GV gắn bảng câu ghi nhớ cách so sánh.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK.
- GV chốt Đ / S.
* Kết luận : Muốn so sánh các phân số cùng mẫu, ta so sánh tử số với nhau, nếu phân số nào có tử lớn hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại.
b. Hoạt động 2 : Ôn tập so sánh các phân số khác mẫu số. (15 phút )
* Mục tiêu : HS biết so sánh các phân số khác mẫu số.
* Cách tiến hành : 
a. Rút gọn phân số :
- GV ghi bảng so sánh 2 phân số :
3/4 và 5/7. Yêu cầu HS so sánh. GV chốt Đ / S.
- Yêu cầu HS nêu cách tính.
- GV gắn bảng cách so sánh các phân số khác mẫu số.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK.
- GV hỏi :
+ Đề bài yêu cầu làm gì?
+ Muốn xếp các phân số, trước hết ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chốt Đ / S.
* Kết luận : Muốn so sánh các phân số khác mẫu, trước hết ta phải quy đồng mẫu số rồi so sánh tử số với nhau.
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS làm và nêu cách tính.
- HS so sánh và nêu :
2/7 2/7
- HS nêu : so sánh tử số với nhau, nếu tử lớn hơn thì phân số lớn hơn và ngược lại.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài, 1 em đọc bài làm của mình trước lớp. Lớp nhận xét, sửa chữa.
- 1 HS xung phong lên bảng tính, còn lại làm nháp.
- Nhận xét bài bạn.
- HS nêu : Muốn so sánh các phân số khác mẫu, ta quy đồng mẫu số rồi so sánh các phân số có cùng mẫu số.
- Vài HS nhắc lại.
+ Xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ So sánh các phân số trước.
- 2 HS lên bảng làm, còn lại làm tập 
- Nhận xét bài của bạn.
hoặc 
mà nên 
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 1 tiết 4
ÔN TẬP : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ ( tiết 2 )
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh 2 phân số có cùng tử số.
	2. Kỹ năng : Vận dụng làm tốt các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn cách so sánh các phân số có cùng tử số và so sánh với 1.
	2. Học sinh : SGK, vở đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi 2 HS lên bảng sửa BT
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp. 
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập cách so sánh các phân số với 1 ( 7 phút )
* Mục tiêu : Học sinh biết so sánh các phân số với 1.
* Cách tiến hành : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh phân số với 1.
- GV gắn bảng câu ghi nhớ cách so sánh.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK.
- GV chốt Đ / S.
* Kết luận : Muốn so sánh phân số với 1 ta so sánh tử với mẫu : nếu tử lớn thì PS lớn hơn 1, nếu tử bé hơn mẫu thì PS bé hơn 1, nếu tử = mẫu thì PS bằng 1.
b. Hoạt động 2 : Ôn tập so sánh các phân số có cùng tử số. (8 phút )
* Mục tiêu : HS biết so sánh các phân số có cùng tử số.
* Cách tiến hành : 
- GV hỏi : Muốn so sánh các PS có cùng tử số, ta làm thế nào?
- GV gắn bảng cách so sánh .
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chốt Đ / S.
* Kết luận : Muốn so sánh các phân số có cùng tử số, ta so sánh các mẫu số với nhau, nếu mẫu càng lớn thì phân số càng bé và ngược lại.
c. Hoạt động 3 : Ôn tập so sánh các phân số. (15 phút )
* Mục tiêu : HS làm được các bài tập 3 
* Cách tiến hành : 
Bài 3 : GV yêu cầu HS làm, khuyến khích HS làm bằng 2 cách.
- GV chốt Đ / S.
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- HS 1 làm và nêu cách tính các bài a và c.
- HS 2 làm và nêu cách tính các bài b và d.
- HS nêu : nếu tử mẫu thì PS lớn hơn 1 ; nếu tử = mẫu thì PS bằng 1.
- HS so sánh và nêu miệng:
3/5 < 1 vì 3 < 5
9/4 > 1 vì 9 > 4
2/2 = 1 vì 2 = 2.
- 1 HS xung phong trả lời.
- Lớp nhận xét
- Vài HS nhắc lại .
- HS làm bài, 2 em lên bảng sửa bài.
- Nhận xét bài bạn.
- Làm bài vào tập 
- 2 em lên bảng sửa bài bằng 2 cách.
- Lớp nhận xét
- Nhận xét bài bạn.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 1 tiết 5
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Biết đọc viết phân số thập phân.
	2. Kỹ năng : Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và bết cách chyển các phân số đó thành phân số thập phân. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4a, c
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn bài tập 1.
	2. Học sinh : SGK, vở đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi 1 HS lên bảng sửa BT
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp. 
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu phân số thập phân (7 phút)
* Mục tiêu : HS biết nhận diện PSTP và biết cách chuyển các phân số >1 thành các PSTP.
* Cách tiến hành : 
- GV viết các phân số sau lên bảng :
3/10 ; 5/100 ; 17/1000
- Yêu cầu HS đọc các PS đó.
- Em có nhận xét gì về mẫu của các phân số trên?
-GV giới thiệu : các phân số có mẫu là 10 ; 100 ; 1000 ; được gọi là phân số thập phân.
- Hãy tìm một phân số thập phân bằng với phân số 3/5 ?
- Yêu cầu HS làm tương tự cho các phân số : 7/4 ; 20/125.
* Kết luận : Khi muốn chuyển một phân số thành PSTP, ta tìm một số nhân với mẫu để có 10 ; 100 ; 1000 rồi nhân cả tử và mẫu của PS đó cho số vừa tìm được.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập – thực hành (20 phút )
* Mục tiêu : HS thực hiện tốt các bài tập SGK hay VBT.
* Cách tiến hành : 
Bài 1 : GV gắn bảng phụ đã viết sẵn các PSTP rồi yêu cầu HS đọc.
Bài 2 : Yêu cầu HS làm bảng con, GV lần lượt đọc các PSTP cho HS viết.
- GV nhận xét sau mỗi lượt.
Bài 3 : GV cho HS đọc các phân số trong bài rồi nêu rõ các PSTP.
- GV hỏi tiếp : Trong các phân số còn lại, phân số nào có thể viết thành PSTP?
Bài 4a,c : 
GV chỉ yêu cầu HS làm phần a và c.
- GV lưu ý : Ta có thể chuyển các phân số thành PSTP bằng cách nhân hay chia cả tử và mẫu cho cùng một số để có mẫu là 10; 100 ; 1000 
- GV chốt Đ / S.
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS làm 2 cách.
- HS lần lượt đọc.
- HS nêu : mẫu là 10 ; 100 ; 
- HS nghe và nhắc lại.
- HS làm bài, 1 em lên bảng tính .
- HS nêu cách tính.
- HS làm tương tự.
- HS lần lượt đọc các PSTP.
- HS lấy bảng con ra viết.
- HS đọc và nêu : Phân số 4/10; 17/1000 là PSTP.
- HS nêu : phân số 69/2000 có thể viết thành PSTP bằng cách nhân cả tử và mẫu cho 5, được PSTP là 345/10000.
- Hs làm các bài 4a và 4c.
- 2 em lên bảng sửa, còn lại làm vào tập.
- Nhận xét bài bạn.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 2 tiết 1
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
	2. Kỹ năng : Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn BT 1.
	2. Học sinh : SGK, vở đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- Sửa BT tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Nhận biết các phân số thập phân trên tia số. (5 phút)
* Mục tiêu : HS làm được bài tập 1
* Cách tiến hành : 
- GV bảng phụ viết sẵn tia số, yêu cầu HS điền các PSTP vào tia số.
HS phải viết rồi vào các vạch tương ứng trên trục số.
Sau khi chữa bài nên gọi HS đọc lần lược các phân số từ đến và nhấn mạnh đó là các phân số thập phân.
- GV nhận xét, chốt Đ / S.
b. Hoạt động 2 : Viết phân số thành PSTP (15 phút)
* Mục tiêu : làm được các bài tập 2 và 3.
* Cách tiến hành : 
Bài 2 : GV hỏi :
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài tập
Kết quả là : 
- Gv chốt Đ / S.
Bài 3 : 
GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi :
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV nhận xét và chốt Đ / S, cho điểm.
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 em lên sửa BT, 1 em làm bài 4a, 1 em làm bài 4c.
- HS làm vào tập ..
- HS đọc lần lượt các PSTP từ 1/10 đến 9/10 trên tia số.
+ Viết các phân số đã cho thành PSTP.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào tập .
- Nhận xét bài của bạn.
+ Viết các phân số đã cho thành PSTP có mẫu là 100.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào tập ..
- Nhận xét bài bạn và tự kiểm tra bài mình, sửa nếu sai.
- HS nêu : Ta tiến hành so sánh các phân số, sau đó chọn dấu so sánh thích hợp điền vào chỗ trống.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào tập
- HS nhận xét bài của bạn và đối chiếu với bài của mình.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 2 tiết 2
PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số khác mẫu số.
2. Kỹ năng : Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1, bài 2a, b ; bài 3.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ giải sẵn bài tập 3.
	2. Học sinh : SGK, vở đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên bảng sửa BT.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp. 
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập phép cộng, phép trừ hai phân số. ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS nhớ lại cách thực hiện 2 phép tính cộng, trừ phân số.
* Cách tiến hành : 
- GV ghi lên bảng 2 phép tính ;
3/7 + 5/7 và 10/15 – 3/15
- GV hỏi : Khi muốn cộng hay trừ 2 phân số có cùng mẫu số, ta thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét, uốn nắn cách trả lời cho HS.
- GV viết tiếp 2 phép tính sau lên bảng :
7/9 + 3/10 và 7/8 – 7/9 
- GV yêu cầu HS tính.
- GV hỏi : Khi muốn cộng hay trừ 2 phân số khác mẫu số, ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, uốn nắn cách trả lời cho HS.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (20 phút )
* Mục tiêu : HS làm được các bài tập 1, 2 và 3 trong SGK ..
* Cách tiến hành : 
Bài 1 :
Gv yêu cầu HS tự làm bài
- GV chốt Đ / S.
Bài 2 a, b : 
Gv yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi giúp đỡ các HS yếu, nhắc :
+ Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1, sau đó quy đồng mẫu số để tính.
+ Viết 1 thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và bằng mẫu của phân số kia rồi tính.
- Gv nhận xét và chốt Đ / S.
Bài 3 : 
Gv gọi HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt Đ / S.
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 em lên bảng trình bày bài làm. Nêu cách tính.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- 2 HS lần lượt trả lời : Cộng hay trừ 2 tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp. 
- HS nêu : Ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi cộng hay trừ như các phân số có cùng mẫu số.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào tập ..
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- 3em lên bảng, mỗi em làm một bài ở phần a và 1 bài ở phần b. Cả lớp làm vào tập ..
- Theo dõi bài làm của bạn, đối chiếu với bài làm của mình, sửa nếu sai.
- HS suy nghĩ và làm bài.
- 1 em lên sửa bài.
- Nhận xét bài của bạn.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- 1 em lên làm bảng phụ.
- Lớp làm vào tập.
Bài giải :
Phân số chỉ số bóng màu đỏ và số bóng màu xanh là :
 ( số bóng trong hộp)
phân số chỉ số bóng màu vàng :
 ( số bóng trong hộp )
ĐÁP SỐ : ( số bóng trong hộp )
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 2 tiết 3
PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Biết kiến thức về phép nhân, phép chia hai phân số.
	2. Kỹ năng : Biết thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 (cột 1,2 ); Bài 2 ( a, b,c ); Bài 3.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn bài giải của bài tập 3.
	2. Học sinh : SGK, vở đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi 2 HS lên bảng sửa BT
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp. 
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập về cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS nhớ lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số.
* Cách tiến hành : 
- GV ghi lên bảng phép tính : 2/7 x 5/9
- GV yêu cầu HS thực hiện
- GV hỏi : Muốn nhân hai phân số, ta làm thế nào?
-GV viết tiếp phép tính : 4/5 : 3/8
- Yêu cầu HS tính.
- GV hỏi : Muốn chia hai phân số, ta làm thế nào?
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (22 phút )
* Mục tiêu : HS làm được các bài tập 1, 2 và 3 trong SGK ..
* Cách tiến hành : 
Bài 1 (cột 1, 2) : 
Gv yêu cầu HS tự làm bài
- GV chốt Đ / S.
Bài 2 (a, b, c) : 
GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Gv hỏi : Đề bài yêu cầu ta làm gì?
- Gv yêu cầu HS làm bài.
- Gv chốt Đ / S.
Bài 3 : 
GV yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự làm.
- Nhận xét và chốt Đ / S.
- Dùng bảng phụ viết sẵn bài làm cho HS đối chiếu.
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Mỗi HS làm 1 bài .
- HS 1 em lên bảng tính, còn lại làm nháp.
- HS nhận xét bài bạn.
- HS trình bày : Tử nhân tử, mẫu nhân mẫu.
- HS làm tương tự với ví dụ .
- HS nhận xét bài bạn. 
- HS trình bày : Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- 2 HS lên bảng tính, mỗi em làm một phần, cả lớp làm vào tập ..
- Nhận xét bài bạn.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Rút gọn rồi tính.
- 2 HS lên bảng tính, còn lại làm trong tập ..
- Nhận xét bài của bạn.
- 2 bạn ngồi gần nhau đổi vở cho nhau để cùng kiểm tra.
- 1 em đọc to đề bài, lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng giải, lớp làm tập ..
- Nhận xét, sửa bài nếu sai.
Bài giải :
Diện tích tấm bìa :
( m2)
diện tích của mỗi phần là :
 ( m2)
	ĐS : ( m 2 )
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 2 tiết 4
HỖN SỐ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Nhận biết được hỗn số : biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
	2. Kỹ năng : Biết đọc, viết hỗn số. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2a.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Các hình vẽ như SGK phóng to và bảng phụ vẽ sẵn tia số ở BT2a.
	2. Học sinh : SGK, vở đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi 1 HS lên bảng sửa BT
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp. 
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : giới thiệu bước đầu về hỗn số ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS biết hỗn số là gì? Cách đọc, viết hỗn số.
* Cách tiến hành : 
- GV treo tranhnhư phần bài học cho HS quan sát và nêu vấn đề : Thấy cho An 2 cái bánh và ¾ cái bánh. Hãu tìm cách viết số bánh mà thầy đã cho bạn An. Các em có thể dùng số, dùng phép tính.
-GV nhận xét sơ lược về các cách mà HS đưa ra, sau đó giới thiệu :
+ Trong cuộc sống và trong toán học, để biểu diễn số trên, ngừơi ta dùng hỗn số.
+ Có 2 cái bánh và 3/4 cái bánh, ta viết gọn thành 2 cái bánh.
+ Có 2 và ¾ hay 2 + ¾ viết thành 2 .
+ 2 gọi là hỗn số, đọc là hai và ba phần tư. Hoặc có thể đọc gọn là hai, ba phần tư.
+ 2 có phần nguyên là 2 và phần phân số là 3/4.
- GV viết to hỗn số đó lên bảng và hướng dẫn cách viết : viết số 2 ( phần nguyên ) giữa dấu gạch phân số, rồi viết tiếp phần phân số liền sau nó.
- Gv yêu cầu HS viết hỗn số vào nháp.
- Yêu cầu HS nhận xét 3/4 và 1
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (18 phút )
* Mục tiêu : HS thực hiện được các bài tập 1 và 2.
* Cách tiến hành : 
Bài 1 : GV treo tranh 1 hình tròn và ½ hình tròn được tô màu và nêu yêu cầu : Em hãy viết hỗn số chỉ phần được tô màu?
- Gv yêu cầu HS giải thích.
- Gv cho Hs đọc nối tiếp nhau các hỗn số trên trước lớp.
Bài 2 a: 
- Gv vẽ hai tia số trên bảng phụ như SGK, yêu cầ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_5_chuong_trinh_hoc_ky_i_nguyen_thu_ha.doc