Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Chuyển đổi các đơn vị đo quãng đường, thời gian, vận tốc trong toán chuyển động.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất:

- Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

3. Thái độ:

- GDHS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ, các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, :

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)

* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức về vận tốc, quãng đường, thời gian

* Cách tiến hành:

- GV phát cho các nhóm các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, :, x

- Trong thời gian 1 phút, nhóm nào ghép nhanh công thức và nêu đúng quy tắc tính vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động sẽ chiến thắng.

2. Hoạt động luyện tập thực hành:

* Mục tiêu: Giúp củng cố và vận dụng kiến thức để tính quãng đường, vận tốc, thời gian của một chuyển động.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- Hoạt động theo nhóm (6 hs /nhóm)

- Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu bài toán và làm việc độc lập trong 2 phút, viết cách làm và kết quả vào ô mang số của mình.

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất cách làm, kết quả sau đó trình bày bài vào giữa tấm khăn trải bàn.

- Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét và sửa bài nếu có.

 

doc 24 trang cuongth97 09/06/2022 11100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 	 VÀNG THẬT KHÔNG SỢ LỬA
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Chuyển đổi các đơn vị đo quãng đường, thời gian, vận tốc trong toán chuyển động.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất:
- Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
3. Thái độ:
- GDHS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ, các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, :
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức về vận tốc, quãng đường, thời gian
* Cách tiến hành:
- GV phát cho các nhóm các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, :, x
- Trong thời gian 1 phút, nhóm nào ghép nhanh công thức và nêu đúng quy tắc tính vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động sẽ chiến thắng.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Giúp củng cố và vận dụng kiến thức để tính quãng đường, vận tốc, thời gian của một chuyển động.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- Hoạt động theo nhóm (6 hs /nhóm)
- Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu bài toán và làm việc độc lập trong 2 phút, viết cách làm và kết quả vào ô mang số của mình. 
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất cách làm, kết quả sau đó trình bày bài vào giữa tấm khăn trải bàn.
- Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét và sửa bài nếu có.
- Gv đánh giá kết luận.
Bài giải
Vận tốc của ô tô là: 
135 : 3 = 45 (km/giờ)
Đổi 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Vận tốc của xe máy là:
135 : 4,5 = 30 (km/giờ)
Mỗi giờ ô tô chạy được nhanh hơn xe máy là: 
45 – 30 = 15 (km/giờ)
Đáp số: 15 km/giờ
Bài 2:
- Học sinh đọc đề bài:
- Gv đặt một số câu hỏi để gợi ý cho học sinh cách làm:
+ Để tính vận tốc của xe máy chúng ta làm như thế nào? 
+ Bài tập yêu cầu tính vận tốc của xe máy theo đơn vị nào?
+ Với quãng đường và thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp?
+ Cần phải đổi đơn vị cho phù hợp rồi tính vận tốc của xe máy.
- Học sinh tiến hành làm bài cá nhân vào vở, sau khi làm xong, học sinh đổi chéo vở để kiểm tra cách làm của bạn.
- Gọi một học sinh lên trình bày trên bảng. Lớp nhận xét và đối chiếu kết quả.
- Gv chốt cách làm đúng.
Bài giải
Đổi 1250m = 1,25km
2 phút = 1/30 giờ
Vận tốc của xe máy là:
1,25 : 1/30 = 37,5 (km/giờ)
Đáp số: 37,5km/giờ)
3.Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: Nhắc lai KT đã học
* Cách tiến hành:
- HS nhắc lại cách chuyển đổi và cách tính: quãng đường, vận tốc, thời gian
- Nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà ôn lại các kiến thức vừa học. 
- Xem trước bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 137: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
HS nhắc lai. Công thức tính quãng đường, vận tốc, thời gian
Nhận xét- GTB
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán chuyển động dạng ngược chiều – cùng một thời gian.
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được dạng chuyển động ngược chiều cùng thời gian.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
Phần a:
- Hs nêu bài toán.
- Gv dẫn dắt để Hs phát hiện được trong bài toán có hai chuyển động đồng thời, ngược chiều nhau.
- Gv treo bảng phụ vẽ sơ đồ như SGK.
- Gv phân tích và mô tả trên sơ đồ: Khi ô tô gặp xe máy tại điểm C trên quãng đường AB có nghĩa là xe máy và ô tô đã đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau. Thời gian ô tô đi từ A đến C cũng bằng thời gian xe máy đi từ B đến C.
Ô tô	Gặp nhau Xe máy
A	 C	 B
- Hs nghiên cứu cách giải toán trong SGK.
- Một Hs đọc bài giải.
- Gv kết luận giúp Hs khái quát cách giải bài toán dạng chuyển động ngược chiều cùng một thời gian như sau:
+ Bước 1: Tính tổng vận tốc của hai chuyển động (cùng đơn vị đo)
+ Bước 2: Tính thời gian hai chuyển động gặp nhau.
Phần b:
- Hs đọc đề toán.
- Hs thảo luận nhóm đôi tìm cách giải bài toán.
- Đại diện một nhóm viết bài làm trên bảng phụ.
- Nhận xét và chữa bài.
- Gv đánh giá bài làm của Hs.
Bài giải:
Sau mỗi giờ, cả hai xe ô tô đi được là:
42 + 50 = 92 (km)
Thời gian để hai ô tô gặp nhau là:
276 : 92 = 3 (giờ)
Đáp số: 3 giờ
Bài tập 2:
- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- Hs thảo luận theo nhóm 4 giải bài toán
- Gv quan sát và mời đại diện các nhóm có cách giải khác nhau trình bày trên bảng phụ.
- Nhận xét và so sánh cách làm, chữa bài.
Bài giải:
Thời gian ca nô đi hết quãng đường AB là:
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
Quãng đường AB dài là: 12 x 3,75 = 45 (km)
Đáp số: 45 km
 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò hs
* Cách tiến hành:
- Hs nhắc lại cách giải bài toán chuyển động dạng ngược chiều – cùng một thời gian.
- Nhận xét tiết học.
- Hs về nhà làm lại những bài còn sai (nếu có), nghiên cứu trước bài toán 1a trang 145 SGK. 
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 138: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp Hs làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tiếp tục rèn kĩ năng tính quãng đường, vận tốc, thời gian.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Gv: Bảng phụ. 
- Hs: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
Hs nhắc lại cách giải bài toán chuyển động dạng ngược chiều – cùng một thời gian.
Nhận xét giới thiệu bài: Nêu yêu cầu cần đạt trong tiết này
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được cách giải các dạng chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
* Cách tiến hành: 
Phần a: Bài tập 1:
- 2- 3 Hs nêu bài toán, trình bày cách hiểu của mình và giảng cho cả lớp nghe.
- Gv nhận xét và dẫn dắt để Hs cả lớp phát hiện được trong bài toán có hai chuyển động đồng thời, cùng chiều nhau.
- Gv treo bảng phụ vẽ sơ đồ (như SGK).
- Gv phân tích và mô tả trên sơ đồ:
+ Vận tốc của xe máy lớn hơn xe đạp, do đó mặc dù xe đạp xuất phát từ B thì đến một lúc nào đó, xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp.
Xe máy	 Xe đạp	 
 A	 B	 C 
 + Lúc xuất phát, xe máy cách xe đạp là 48km, khi gặp nhau. khoảng cách giữa xe đạp và xe máy sẽ là 0 km.	
- Gv dẫn dắt hướng dẫn Hs nghiên cứu cách giải bài toán trong SGK.
- Một Hs đọc bài giải. Gv phân tích làm rõ ý nghĩa các phép tính trong bài giải.
- Gv kết luận và giúp Hs khái quát cách giải bài toán dạng chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
Bước 1: Tính hiệu vận tốc của hai chuyển động (cùng đơn vị đo).
Bước 2: Tính thời gian hai chuyển động đuổi kịp nhau.
3.Hoạt động luyện tập thực hành: 
* Giúp hs vận dụng KT vừa học giải các dạng chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
* Cách tiến hành: 
- Hs đọc đề toán.
- Hs thảo luận nhóm đôi tìm cách giải bài toán.
- Đại diện một nhóm viết bài làm trên bảng phụ.
- Nhận xét và chữa bài.
Khi xuất phát, xe máy cách xe đạp số kilômét là:
	12 x 3 = 36 (km)
Sau mỗi giờ, xe máy đi đến gần xe đạp số kilômét là:
	36 – 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
	36 : 24 = 1,5 (giờ) = 1 giờ 30 phút
	Đáp số: 1 giờ 30 phút
Bài tập 2:
- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- Hs thảo luận theo nhóm 4 giải bài toán
- Gv quan sát và mời đại diện các nhóm có cách giải khác nhau trình bày trên bảng phụ.
- Nhận xét và so sánh cách làm, chữa bài.
Bài giải:
Quãng đường báo gấm chạy được là:
120 x 1/25 = 4,8 (km)
Đáp số: 4,8 km
4.Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà xem lại dấu hiệu chia hết cho các số 2,3,5,9 và ôn lại kiến thức về số tự nhiên. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
__________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 139: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Rèn kĩ nãng đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra lại kiến thức cũ của học sinh.
* Cách tiến hành:
- Trò chơi truyền vật:
Học sinh hát 1 bài hát tập thể, truyền tay nhau một đồ vật, kết thúc bài hát, học sinh nào đang giữ đồ vật đó trên tay sẽ nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Nhận xét ghi điểm cộng. 
Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động luyện tập thực hành
* Mục tiêu:Giúp hs nhớ lại về số tự nhiên
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS xác định yêu cầu của bài tập.
- Từng cặp đôi lần lượt đọc các số: 70 815 ; 975 806 ; 5 723 600 ; 472 036 953
- Trò chơi: Đố bạn.
- Học sinh đố nhau về giá trị của một chữ số bất kì trong một số. 
- GV theo dõi để chỉnh sửa cho học sinh nếu có.
Bài 2: 
- Học sinh làm vào vở BT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra. 
- Gọi một HS lên hoàn thành vào bảng phụ. 
- Lớp nhận xét.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS tự so sánh.
- 1 HS làm bảng phụ – cả lớp làm vào vở.
- Gv sửa bài, sau đó yêu cầu học sinh nêu lại quy tác so sánh các số tự nhiên với nhau.
Bài 5:
- Hoạt động theo nhóm (6 hs /nhóm)
- Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu bài toán và làm việc độc lập trong 2 phút, viết kết quả vào ô mang số của mình. 
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất kết quả của nhóm mình, sau đó trình bày vào giữa tấm khăn trải bàn.
- Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét và đặt câu hỏi thắc mắc nếu có.
- Gv đánh giá kết luận.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà làm lại cho hoàn chỉnh các bài tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
__________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 140: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS xác định được phân số, hỗn số bằng trực giác, biết rút gọn phân số, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Rút gọn phân số, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số thành thạo.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng nhóm, phiếu bài tập, các hình minh họa trong SGK
- HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
- HS cùng nhảy theo một điệu nhạc.
 2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: HS xác định được phân số bằng trực giác, biết rút gọn phân số, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số.
* Cách tiến hành: 
- GV chia HS thành các nhóm mới theo màu sắc HS lựa chọn trong nhóm. 
Bài 1: 
- Mỗi HS sẽ vẽ hình minh họa phân số vào bảng con, sau đó đọc các phân số chỉ phần tô màu trên bảng của các thành viên trong nhóm.
- Các nhóm trưởng nhận xét hoạt động của nhóm mình.
- GV đưa hình minh họa hỗn số, yêu cầu HS viết hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình vào bảng con.
- HS nêu cách đọc, viết hỗn số.
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- Đặt vấn đề: muốn biến đổi tử số và mẫu số của phân số thành những số bé hơn ta làm thế nào?
- Muốn rút gọn phân số ta làm thế nào?
- Thế nào là phân số tối giản?
- HS làm bảng nhóm, rút gọn các phân số sau:
 + Nhóm 1, 2: ; 
 + Nhóm 3, 4: ; 
- Đại diện HS các nhóm trình bày, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Bài 3:
- 1 HS nêu cách quy đồng mẫu số các phân số.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- 2 HS làm bảng phụ – cả lớp làm vào vở. GV chấm, nhận xét bài làm.
Bài 4:
- HS làm bài so sánh các phân số vào phiếu bài tập.
- Trò chơi: “Bắn tên”.
- 1 HS điều khiển trò chơi.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Mỗi HS sẽ hoàn thành một bản đồ tư duy, ghi nhận lại những kiến thức được học trong tiết học.
- Trò chơi: “Rung chuông vàng”.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành các bài tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 55: ÔN TẬP (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Liệt kê đúng các bài tập đọc có trong chủ điểm Người công dân. 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
- Vẽ lược đồ tư duy đẹp, rõ ràng.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, hứng thú với tiết học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Sơ đồ tư duy mẫu
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các bài Tập đọc đã học trong chủ điểm Người công dân
* Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu học sinh nhớ lại tên các bài Tập đọc đã học trong chủ điểm Người công dân.
- 2 học sinh kể tên.
- Lớp nhận xét, bổ sung nếu có.
- Kết luận: 5 bài Người công dân số Một (2 tiết), Thái sư Trần Thủ Độ, Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, Trí dũng song toàn, Tiếng rao đêm.
2. Hoạt động luyện tập thực hành
* Mục tiêu: HS nhớ lại nội dung chính của các bài đã học. 
* Cách tiến hành:
- Học sinh tiến hành vẽ lược đồ tư duy trên giấy A4.
- Trình bày lại nội dung chính của các bài tập đọc.
- GV gợi ý tên chủ đề chính.
Người công dân
- Học sinh vẽ trong thời gian 7 phút, sau đó một vài học sinh trình bày trước lớp. 
- Lớp nhận xét, góp ý. Gv chỉnh sửa nếu cần thiết.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà học lại kĩ nội dung các bài tập đọc và rèn đọc trôi chảy.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ
Tiết 28: ÔN TẬP (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Liệt kê đúng các bài tập đọc có trong chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
- Vẽ lược đồ tư duy đẹp, rõ ràng.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, hứng thú với tiết học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Sơ đồ tư duy mẫu
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các bài Tập đọc đã học trong chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình.
* Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu học sinh nhớ lại tên các bài Tập đọc đã học trong chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình.
- 2 học sinh kể tên.
- Lớp nhận xét, bổ sung nếu có. 
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: HS nhớ lại nội dung chính của các bài đã học. 
* Cách tiến hành:
- Học sinh tiến hành vẽ lược đồ tư duy trên giấy A4.
- Trình bày lại nội dung chính của các bài tập đọc.
Vì cuộc sống
Thanh bình
- GV gợi ý tên chủ đề chính.
- Học sinh vẽ trong thời gian7 phút, sau đó một vài học sinh trình bày trước lớp. 
- Lớp nhận xét, góp ý. Gv chỉnh sửa nếu cần thiết.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà vẽ sơ đồ tư duy cho chủ điểm Nhớ nguồn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 28: ÔN TẬP (TIẾT 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Kể được tên các bài thơ đã học trong 9 tuần đầu của học kỳ II, đọc thuộc lòng một bài thơ yêu thích. Lý giải được vì sao em thích bài thơ ấy. Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HKII: Tóm tắt nội dung chính và lập dàn ý bài: Nêu chi tiết hoặc câu văn yêu thích và giải thích vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, diễn đạt, lập dàn ý.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục Hs lòng yêu thích văn hoá và say mê sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs kể tên các bài thơ đã học.
* Cách tiến hành:
Yêu cầu Hs đọc đề bài. - 1 Hs đọc yêu cầu BT.
Gv nhắc Hs chú ý thực hiện tuần tự theo yêu cầu của bài.
1 Hs làm bài cá nhân, các em viết vào vở tên các bài thơ tìm được, suy nghĩ chọn bài để đọc thuộc trước lớp và trả lời câu hỏi.
Hs nói tên bài thơ đã học.
Nhiều Hs tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ và giải thích vì sao em thích bài thơ ấy
Gv nhận xét, bình chọn người đọc thuộc và giải thích lý do có sức thuyết phục nhất.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs kể tên các bài tập đọc
* Cách tiến hành: 
1 Hs đọc yêu cầu của bài.
Gv gọi Hs nói lại các yêu cầu cần làm theo thứ tự.
1 Hs nêu trình tự các việc cần làm.
Ví dụ: Kể tên ® tóm tắt nội dung chính ® lập dàn ý ® nêu 1 chi tiết hoặc 1 câu văn em thích ® giải thích vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.
Hs làm bài cá nhân.
Hs làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
Gv phát giấy bút cho 4 – 5 Hs làm bài.
Nhiều Hs nói chi tiết hoặc câu văn em thích.
Gv nhận xét, khen ngợi Hs làm bài tốt nhất.
HS sửa bài vào vở.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm 
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành
- Yêu cầu Hs về nhà chọn viết lại hoàn chỉnh 1 trong 3 bài văn miêu tả đã nêu.
Chuẩn bị cho ôn tập tiết 5 
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
	Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 55: ÔN TẬP (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đọc hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn “Tình quê hương”. Hiểu yêu cầu của bài tập trắc nghiệm.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
- Làm đúng bài tập trắc nghiệm, kiểm tra khả năng đọc – hiểu bài văn, nắm vững kiến thức về từ và câu (câu đơn – câu ghép – cách nối các vế câu ghép).
3. Phẩm chất:
- Yêu thích văn học, từ đó tiếp nhận những hình ảnh đẹp của cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 26. Một số bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2.
- HS: SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: kiểm tra Hs đọc, đọc thuộc lòng 
* Cách tiến hành:
- Gv kiểm tra khoảng 1/5 số Hs trong lớp.
- Từng Hs lên bốc thăm chọn bài.
- Hs về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
- Hs đọc (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Gv đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, Hs trả lời.
- Gv nhận xét.
2. Hoạt động luyện tập thực hành: 
* Mục tiêu: Hs làm bài tập 
* Cách tiến hành:
- 2Hs tiếp nối đọc yêu cầu của BT.
- Gv hướng dẫn Hs thực hiện nhiệm vụ 1.
- Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục tiểu học của nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào?
- Như vậy, cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc?
- Bảng thống kê sẽ có mấy hang ngang?
- Hs thảo luận theo nhóm đôi làm bài.
- 3 – 4 Hs lên bảng thi kẻ nhanh bảng thống kê.
- Gv hướng dẫn Hs thực hiện nhiệm vụ 2.
- Hs điền số liệu và từng ô trống trong bảng. 
- 3 – 4 Hs làm bảng phụ.
- Hs trình bày bảng theo sự hướng dẫn của Gv.
Bài tập 3:
- Hs đọc nội dung BT.
- Gv hướng dẫn Hs cách làm.
- 3 – 4 Hs làm bảng phụ.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà tiếp tục luyện đọc chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
TIẾT 56: ÔN TẬP (TIẾT 5)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu. Nghe – viết đúng chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
- Viết được một đaọn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) tả ngoại hình 1 cụ già em yêu thích, trình bày đúng đoạn văn “Bà cụ bán hàng nước chè”.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 26. Một số bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2.
- HS: SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Hs lập đọc và học thuộc lòng. 
* Cách tiến hành:
- Gv kiểm tra khoảng 1/5 số Hs trong lớp.
- Từng Hs lên bốc thăm chọn bài.
- Hs về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
- Hs đọc (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Gv đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, Hs trả lời. Gv nhận xét.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
HĐ1Bài tập 2: 
- Hai Hs tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT.
- Gv giải thích: Sơn Mĩ.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
- Một Hs đọc những câu thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em.
- Một Hs đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển.
- Hs đọc kĩ từng câu hỏi, chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ; miêu tả hình ảnh đó; suy nghĩ, trả lời miệng BT2.
- Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Lớp + Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Nghe viết chính tả
* Mục tiêu: Rèn chữ viết và giúp Hs viết đúng chính tả
* Cách tiến hành:
- Gv đọc qua 1 lượt
- Tìm từ khó, dễ sai chính tả
- Luyện viết từ khó 
- Gv đọc Hs viết 
- Hs soát lỗi
- Gv nhận xét.
Hoạt động 3: Viết đoạn văn
* Mục tiêu: Rèn tập làm văn về tả người cho Hs
* Cách tiến hành 
- 1 hs đọc yêu cầu
- Gv hướng dẫn, gợi ý
- Hs nêu đặc diểm ngoại hình
- Gv yêu cầu cần sử dụng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ và so sánh, nêu một số ý văn
- Hs viết
- Gv sửa 2 đoạn văn
- Nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà học thuộc lòng, đọc trước nội dung tiết 6.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 55: ÔN TẬP (TIẾT 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng chính tả.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
- Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài viết.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Một số bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2.
- HS: SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Hs Nghe - viết: 
* Cách tiến hành:
- Gv đọc 11 dòng đầu bài thơ. Hs nghe và theo dõi trong SGK.
- Hs đọc thầm lại 11 dòng thơ.
- Gv nhắc Hs chú ý cách trình bày bài thơ.
- Hs gấp SGK. Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc lại cho Hs soát lỗi.
- Gv chấm bài, nêu nhận xét
2. Hoạt động luyện tập thực hành: 
- Hs đọc yêu cầu của BT.
- Gv cùng Hs phân tích đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài.
- Hs suy nghĩ, chọn đề bài gần gũi, phù hợp với mình.
- Nhiều Hs tiếp nối nói về đề bài em chọn.
- Hs thực hành viết đoạn văn.
- Hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
- Lớp + Gv nhận xét, bình chọn bạn viết bài hay nhất.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. Ôn tập các kiến thức để chuẩn bị cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 56: ÔN TẬP (TIẾT 7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kĩ năng: 
- Kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu 
- Làm đúng các bài tập trắc nghiệm lien quan đến nội dung bài đọc 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Một số bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2.
- HS: SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
- Lớp hát theo nhạc
- GV nêu yêu cầu nọi dung ôn tập
2. Hoạt động luyện tập thực hành: 
* Mục tiêu: học sinh đọc trôi chảy 
* Cách tiến hành:
- 1 Hs đọc tốt đọc toàn bài
- Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn 2 lượt sau đó luyện đọc nhóm đôi
- Gv đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc
- Hs đọc thầm bài trong SGK trang103, 104
- Gv sửa phát âm, hướng dẫn đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa của một số từ
- Gọi Hs đọc từng câu hỏi và hướng dẫn trả lời trong đoạn văn sau đó tìm chọn đáp án
- Sau khi đã trả lời 10 câu hỏi SGK yêu cầu Hs đọc lại đoạn văn
- Hướng dẫn cách đọc toàn bài, cách ngắt nghỉ câu nhấn mạnh từ ngữ miêu tả
- Luyện đọc diễn cảm đoạn yêu thích
- Thi đọc tổ
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm cùng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học. Dặn Hs về xem trước bài tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
__________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 56: ÔN TẬP 
(Kiểm tra viết) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Dựa trên kết quả tiết ôn luyện về văn tả cây cối, học sinh viết được một bài văn tả đồ vật hoặc món quà có ý nghĩ sâu sắc.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiểu câu, diễn đạt ý, hoàn chỉnh văn bản, với bố cục rõ ràng, ý mạch lạc.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh yêu quý, biết giữ gìn những đồ vật hoặc món quà của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK
- HS: chuẩn bị những đồ vật hoặc món quà mình sẽ tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Hs viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đầy đủ, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
*Cách tiến hành:
- Hs nêu lại bố cục của bài văn tả đồ vật.
- Hs nối tiếp nhau giới thiệu vật mình sẽ tả.
2. Hoạt động luyện tập thực hành
* Mục tiêu: hs tự diễn đạt thành ý văn của mình
* Cách tiến hành:
- Hs làm vào vào giấy kiểm tra
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Gv nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà xem trước và chuẩn bị cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có)
Ngày dạy: / / 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 28: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
1. Kiến thức:
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
- Rèn kĩ năng mạnh dạn trình bày ý kiến trước lớp.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục BVMTLH: Một số hoạt động của Liên hợp quốc trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và trên thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK
- HS: sưu tầm tranh ảnh nói về Liên hợp quốc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Kiểm tra nội dung kiến thức cũ
* Cách tiến hành: 	
- 3 Hs lên khám phá chiếc hộp, bên trong chiếc hộp có 2 số tương ứng với 2 câu hỏi, học sinh trả lời đúng nhận được một thẻ đổi quà.
Câu 1: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặt biệt là trẻ em ở những vùng có chiến tranh?
Câu 2: Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?
- Lớp nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Em tìm hiểu Liên hợp quốc.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin/SGK, thảo luận nhóm để giải quyết yêu cầu sau: 
+ Em biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc qua các thông tin trên ?
- GV: Ngoài các thông tin/SGK, em còn biết gì về tố chức LHQ ? Nước ta có quan hệ như thế nào với Liên Hợp Quốc ? 
- Nêu một số hành động của Liên hợp quốc trong lĩnh vực BVMT ở VN và trên thế giới?
- GV kết luận: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
- HS đọc ghi nhớ/ SGK.
- GV giới thiệu thêm 1 số tranh ảnh, thông tin về các hoạt động LHQ ở Việt Nam, ở các nước: 
Quỹ Nhi đồng LHQ: UNICEF
Tổ chức Y tế Thế giới: W.H.O 
Tổ chức Khoa học và Văn hóa của LHQ: UNESCO
Quỹ tiền tệ Quốc tế: IMF 
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
- HS đọc yêu cầu BT1 – HS thảo luận theo nhóm (5 nhóm / mỗi nhóm 1 ý kiến).
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại các ý kiến: 
+ Đáp án c, d là đúng (tán thành).
+ Đáp án a, b, đ là không đúng (không tán thành).
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm(GDBVMT)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài
* Cách tiến hành:
- Em hiểu thế nào là Liên hợp quốc? Liên hợp quốc có vai trò như thế nào đối với MTTN?
- Nêu tên một vài cơ quan của Liên hợp quốc ở VN, về một vài hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc ở VN và địa phương em?
- Về nhà sưu tầm hình ảnh, bài báo nói về hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc ở VN?
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng!
GV chiếu nội dung câu hỏi và đáp án trắc nghiệm, học sinh suy n

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc