Giáo án Toán Lớp 5 - Bài: Một số yếu tố xác suất thống kê (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 5 - Bài: Một số yếu tố xác suất thống kê (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu biết về cách thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê.

- Biểu diễn các số liệu dưới dạng biểu đồ; đọc, mô tả được các số liệu ở các dạng biểu đồ, đặc biệt là biểu đồ hình quạt tròn, nhận xét được các số liệu.

- Rèn luyện tính cẩn thận, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, nặng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: bảng nhóm

- HS: Bút, giấy, thước kẻ, compa, bảng thống kê, biểu đồ thống kê.

 

docx 7 trang cuongth97 07/06/2022 20332
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Bài: Một số yếu tố xác suất thống kê (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
 MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT: THỐNG KÊ ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu biết về cách thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê. 
- Biểu diễn các số liệu dưới dạng biểu đồ; đọc, mô tả được các số liệu ở các dạng biểu đồ, đặc biệt là biểu đồ hình quạt tròn, nhận xét được các số liệu. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, nặng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng nhóm 
- HS: Bút, giấy, thước kẻ, compa, bảng thống kê, biểu đồ thống kê. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Trong bài hát má trồng loại cây gì? 
- Còn ba trồng bao nhiêu cây, đó là cây gì? 
=> Như vậy các em vừa thu thập số liệu thống kê về các loại cây mà ba và má bạn nhỏ đã trồng. Hôm nay chúng ta tiếp tục rèn kĩ năng này qua bài Thống kê trải nghiệm. 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
- Hát múa bài “Vườn cây của ba” 
- HS trả lời (hoa, rau, lúa) 
- HS trả lời (4 cây chính: bưởi, sầu riêng, dừa, điều và 1 số loại cây khác) 
2. Báo cáo số liệu thống kê 
- Yêu cầu các nhóm nhắc lại nhiệm vụ được giao của nhóm mình. 
- Các nhóm báo cáo số liệu mà mình đã thu thập. 
+ Nhóm 1: Nhóm em nhận: thu thập thông tin về số bạn yêu thích các món ăn 
- Nhóm bạn đã làm cách nào để thu thập được số liệu này
+ Nhóm 2: Nhóm em nhận: thu thập thông tin về số bạn có sở thích đọc truyện? 
- Bạn hãy nêu cách thu thập số liệu của mình?
+ Nhóm 3: Nhóm em nhận: thu thập thông tin về số bạn có năng khiếu? 
- Các số liệu này bạn lấy ở đâu? 
- Theo các em cách thu thập của các nhóm, cách nào cho chúng ta kết quả chính xác nhất? Vì sao?
- HS nhắc lại nhiệm vụ của nhóm mình. 
- Các nhóm chia sẻ: 
- Lớp mình có 33 bạn, số bạn thích ăn thịt: 13 bạn. Số bạn thích ăn hoa quả: 12 bạn. Số bạn thích ăn rau 8 bạn. 
- HS trả lời (VD: Hỏi miệng từng bạn rồi ghi vào giấy,...) 
- Lớp mình có 33 bạn: Số bạn thích đọc truyện thiếu nhi là 20 bạn, sách tham khảo: 7 bạn, các loại sách khác: 6 bạn, 
- HS trả lời (VD: Phát phiếu thăm dò ý kiến) 
- Lớp mình có 33 bạn: Số bạn thích hát: 9 bạn, thích vẽ: 9 bạn, các môn thể thao: 15 bạn 
- Ước lượng: trong giờ giải lao khi các bạn mang truyện ra đọc, ước lượng.. 
- Phát phiếu và thu lại mang về ghi lại các số liệu 
- Ghi phiếu là chính xác nhất. 
3. Thực hành biểu diễn, đọc, mô tả, nhận xét số liệu trên biểu đồ 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để lựa chọn dạng biểu đồ, biểu diễn số liệu trên biểu đồ mà nhóm mình lựa chọn vào bảng nhóm. Sau đó nêu những nhận xét về số liệu từ biểu đồ. 
- Giáo viên quan sát, tư vấn cho các nhóm 
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả: 
- HS thảo luận, lựa chọn dạng biểu đồ và biểu diễn số liệu trên biểu đồ mà nhóm mình chọn. 
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, dán bảng nhóm, đọc và nhận xét số liệu trên biểu đồ: 
Các nhóm báo cáo:
+ Nhóm 1: Chọn biểu diễn số liệu trên biểu đồ hình cột: Nhìn vào biểu đồ ta thấy lớp mình có 33 bạn, số bạn thích ăn thịt: 13 bạn. Số bạn thích ăn hoa quả: 12 bạn. Số bạn thích ăn rau 8 bạn. Số bạn thích ăn rau ít nhất còn số bạn thích ăn thịt là nhiều nhất. 
+ Nhóm 2: Chọn và biểu diễn số liệu trên bảng số liệu: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy Lớp mình có 33 bạn: Số bạn thích đọc truyên thiếu nhi là 20 bạn, sách tham khảo: 7 bạn, các loại sách khác: 6 bạn, 
Nhóm bạn đọc truyện thiếu nhi gấp 2 lần nhóm bạn đọc các loại truyện khác. Còn nhóm bạn thích đọc sách tham khảo là ít nhất. 
+ Nhóm 3: Chọn và biểu diễn số liệu trên biểu đồ hình quạt tròn. 
- Nhìn vào biểu đồ cột mà nhóm 1 biểu diễn em có nhận xét gì? 
-Thịt cung cấp cho chúng ta những gì?
- Rau mang lại cho chúng ta những lợi ích gì?
- Hoa quả có lợi ích gì? 
=>GV chốt: Mỗi loại thức ăn đều mang lại một lợi ích nhất định, Chúng ta phải biết ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. 
- Về nhà em hãy tự xây dựng cho 1 thực đơn ăn trong 1 ngày của mình 
4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
- Nhìn vào bảng số liệu của nhóm 2, em có nhận xét gì về số lượng các bạn đọc sách truyện? 
- Truyện thiếu nhi có đặc điểm gì? 
- Chúng ta đọc sách tham khảo để làm gì? 
=> GV chốt: Mỗi loại sách truyện mang lại có chúng ta mĩnh điều bổ ích khác nhau. Ở lứa tuối chúng ta đang rất cần khám phá thế giới xung quang mình, chính vì thế chúng ta nên đọc nhiều sách tham khảo để tăng thêm kiến thức, hiểu biết cho bản thân mình, 
HS trả lời 
- HS trả lời các câu hỏi theo ý hiểu của mình. VD: Thịt cung cấp cho chúng ta chất đạm,... 
- Rau cung cấp cho chúng ta vi-ta-min, khoáng chất và chất xơ,... 
- Bổ sung vi-ta-min, giúp làm đẹp da,... 
- Nhóm thích đọc truyện thiếu nhi nhiều nhất. 
Tranh vẽ đẹp, nhiều màu sắc, câu từ ngắn gọn, dễ nhớ . 
- Tăng sự hiểu biết về thế giới xung quanh 
Toán
MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT: BÀI TOÁN VỀ TRỒNG CÂY
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu biết về cách kiểm đếm số cây có khoảng cách. 
- Giải được các bài toán dạng trồng cây. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, nặng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng nhóm 
- HS: Bút, giấy, vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Hát: 
2. Thực hành rèn luyện kĩ năng:
-GV tổ chức cho HS làm bài:
Bài 1: Một người thợ mộc cưa một cây gỗ dài 12m thành những đoạn, mỗi đoạn dài 8dm. Mỗi lần cưa hết 5 phút. Hỏi cưa xong cây gỗ hết bao nhiêu thời gian?
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Phân tích đề
-HD giải: 
+cần cưa cây gỗ đó thành bao nhiêu đoạn? 12: 0.8= 15 (đoạn)
+có bao nhiêu lần cưa? 15 đoạn có 14 lần cưa
+Số phút: 14x5
-HS làm bài. GV chốt lời giải đúng.
Bài 2: Một cuộn dây thép gai dài 53m. Người ta định chặt để làm đinh. Mỗi đinh dài 6cm. Hỏi phải chặt bao nhiêu lần?
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Phân tích đề
-HD giải: 
53 m = 5300 cm, 5300 : 6 = 883 (dư 2)
Vậy số lần chặt là 883 (thừa một đoạn 2cm)
Đáp số: 883 lần.
-GV chốt; Đây là dạng toán trồng cây ở một đầu đường. Ta có:
3. Ứng dụng:
Bài 3: Lớp em có một khung ảnh bác Hồ dài 80cm, rộng 60cm. Nhân ngày sinh nhật Bác, chúng em cài hoa xung quanh ảnh Bác. cứ cách 10cm cài một bông hoa. Hỏi cần bao nhiêu bông hoa?
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Phân tích đề
-HD giải: 
Ta có: Chu vi khung ảnh là: (80 + 60) x 2 = 280 (cm)
Số hoa cần dùng là: 280 : 10 = 28 (bông hoa)
Đáp số: 28 bông hoa,
-GV chốt: Đây là trường hợp trồng cây trên đường khép kín.
Bài 4: Đường từ ủy ban nhân dân đến trạm xá dài 650m. Hai bên đường từ cổng ủy ban nhân dân đến cổng trạm xá đều có cây, các cây trồng cách nhau 5m. Hỏi đoạn đường đó có tất cả bao nhiêu cây?
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Phân tích đề
-HD giải: Số cây trồng một bên đường là:
650 : 5 + 1 = 131 (cây)
Đoạn đường có số cây là:
131 x 2 = 262 (cây)
Đây là trường hợp trồng cây ở hai đầu đường
4. Vận dụng sáng tạo:
- Nhắc HS vận dụng tính toán các trường hợp thường gặp trong thực tế.
Toán
MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT: BÀI TOÁN VỀ LẤY BI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nhận biết và mô tả các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện.
2. Kĩ năng:
 - HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.
 - HS làm bài 1, bài 2.
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ 
1. Bài tập:
Bài 1: Trong túi có 10 viên bi màu đỏ, 9 viên bi màu xanh, 35 viên bi vàng, 11 viên bi màu vàng, 8 viên bi màu trắng, 4 viên bi màu đen. Hỏi không nhìn vào túi, phải lấy ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có ít nhất 6 viên bi cùng màu?
Bài 2: Một hộp đựng 70 viên bi, trong đó có 21 viên bi đỏ, 20 viên bi xanh, 15 viên bi vàng, còn lại là bi đen và bi trắng. Hỏi không nhìn vào hộp phải lấy ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có ít nhất 10 viên bi cùng màu đỏ?
2. Đồ dùng 
Các hộp đựng bi.
3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Hoạt động khởi động: 
- Cho HS chơi trò chơi "Ai may mắn"
GV tổ chức cho các nhóm học sinh luân phiên nhau tung viên xúc sắc
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
2. Hoạt động thực hành kĩ năng: 
Giao nhiệm vụ cho HS làm bài 1, bài 2 vào vở. Cho các em chia sẻ trước lớp.
Dự kiến câu hỏi:
 Bài 1 
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV HDHS tóm tắt bài toán
- Yêu cầu HS giải bài toán.
GV gọi HS nhận xét.
- GV chữa bài và chốt:
*Cách làm: Tìm số bi lớn nhất không thỏa mãn bài toán, sau đó cộng thêm 1 là ra số bi thỏa mãn.
Cá nhân-> cặp đôi-> Nhóm thống nhất=> Chia sẻ.
Dự kiến đáp án:
- 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt
Đỏ: 10 viên
Xanh: 9 viên
Vàng: 11 viên
Trắng: 8 viên
 Đen: 4 viên 
Lấy ra: ít nhất, chắc chắn, 6 viên bi cùng màu. 
Bài giải
Vì màu đen có 4 viên nên 6 viên bi cùng màu không thể là bi đen.
Số bi lớn nhất không thỏa mãn YC bài toán:
 4 + ( 6 – 1) x 4 = 24 ( viên)
 Số bi cần tìm là: 
 1 = 25 ( viên)
 Đáp số: 25 viên bi
2 - 3 HS nhắc lại
Bài 2: - GV gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV HDHS tóm tắt bài toán
- Yêu cầu HS làm bài và chia sẻ KQ.
- GV giúp đỡ những HS còn lung tung hoàn thành bài.
- Nhận xét, đánh giá.
*Chốt cách làm 
- 1 HS đọc bài toán.
- Một hộp đựng 70 viên bi, trong đó có 21 viên bi đỏ, 20 viên bi xanh, 15 viên bi vàng, còn lại là bi đen và bi trắng. 
- Hỏi không nhìn vào hộp phải lấy ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có ít nhất 10 viên bi cùng màu đỏ? 
Tóm tắt
Trong hộp: 70 viên
Đỏ: 21 viên
Xanh: 20 viên
Vàng: 15 viên
Đen + Trắng: 14 viên
Lấy ra: ít nhất, chắc chắn, 10 viên bi cùng màu đỏ. 
 Bài giải
 Số bi màu đen và trắng là:
 70 – ( 21 + 20 + 15) = 14 ( viên)
Số bi lớn nhất không thỏa mãn yêu cầu bài toán: 20 + 15 + 14 + 9 = 58 (viên)
 Số bi cần tìm là: 58 + 1 = 59 ( viên)
 Đáp số: 59 viên
- HS giải:
 Giải
Phải lấy ra ít nhất số viên bi là:
 (8 + 9) + 1 = 18 ( viên bi)
 Đáp số: 18 viên bi
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Cho HS vận dụng làm bài sau:
Có 8 bi đỏ , 6 bi xanh , 9 bi vàng . Không nhìn vào hộp phải lấy ra ít nhất bao nhiêu bị thì chắc chắn số bi lấy ra có đủ cả 3 màu bi ?
HS thực hành bài tập, nêu KQ.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà xem lại các trường hợp có thể/chắc chắn/ không thể khi tung xúc xắc và đồng xu.
- Thử các trường hợp bốc bi...

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_bai_mot_so_yeu_to_xac_suat_thong_ke_tiet.docx