Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Toán

BÀI 40: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- Em biết thực hiên phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tài liệu HDH.

- HS: Vở TH Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Thực hiện các hoạt động: + Thực hành:1, 2, 3, 4.

 + Ứng dụng: 1, 2

* Lưu ý:

- Sau HĐTH1,2,3,4 HS báo cáo, GV và HS nhận xét.

+ GV hỏi: Em hãy nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên? Hướng dẫn học sinh làm HĐTH 4 vào vở ô li.

 

doc 16 trang cuongth97 09/06/2022 4590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 
Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
Toán
BÀI 40: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết thực hiên phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động: + Thực hành:1, 2, 3, 4.
 + Ứng dụng: 1, 2
* Lưu ý:
- Sau HĐTH1,2,3,4 HS báo cáo, GV và HS nhận xét.
+ GV hỏi: Em hãy nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên? Hướng dẫn học sinh làm HĐTH 4 vào vở ô li.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
BÀI 13A: CHÀNG GÁC RỪNG DŨNG CẢM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc hiểu bài Chàng gác rừng dũng cảm.
- Nội dung hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của công dân nhỏ tuổi.
- GDANQP: Nêu được tấm học sinh có tinh thần cảnh giác cao, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
*GDHS: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh trong tài liệu HDH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản: 1, 2, 3, 4, 5
* Lưu ý:
1. HĐCB 2: bổ sung thêm hướng dẫn học sinh luyện đọc và phát hiện từ khó: : truyÒn sang, loanh quanh, lÐn ch¹y, r¾n rái, löa ®èt, loay hoay ...
2. HĐCB 4: chốt cách đọc ở các nhóm:
- Toµn bµi ®äc víi gioïng ñoïc chËm r·i, nhanh, håi hép chuyÓn giäng linh ho¹t phï hîp víi nh©n vËt, nhaán gioïng töø ngöõ gôïi taû.
3. HĐCB 5: bổ sung câu hỏi khi chốt nhóm:
+ Nêu nội dung bài: Bài văn biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của công dân nhỏ tuổi.
+ GV lồng: GDANQP: Nêu được tấm học sinh có tinh thần cảnh giác cao, kịp thời báo công an bắt tội phạm
* Liên hệ GDMT: + Em học tập những đức tính gì của bạn nhỏ ?
- GV chốt: Con người cần bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.
- Bổ sung ghi nội dung bài vào vở.	
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 13A: CHÀNG GÁC RỪNG DŨNG CẢM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ về Bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động: + Thực hành 1, 2, 3, 4
 + Hoạt động ứng dụng.
* Lưu ý:
- Qua bài học này chúng ta cần biết những hành động, việc làm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
- HĐTH 2: GV chốt.
a) Khu bảo tồn đa dạng sinh học: lưu giữ
Đa dạng sinh học: nhiều loài động vật thực vật khác nhau.
b) Rừng còn nhiều động vật- nhiều loài lưỡng cư.
- HĐTH 3: lưu ý cho HS mở rộng vốn từ và giải thích cho HS một số từ: phủ xanh đồi trọc, buôn bán động vật hoang dã, đánh cá bằng điện.
+ Hoạt động bảo vệ môi trường: trồng cây, phủ xanh đồi trọc.
+ Hoạt động phá hoại môi trường: phá rừng, buôn bán động vật hoang dã,đánh cá bằng mìn, 
- HĐTH 4:
VD: Hiện nay tình trạng con người xả rác bừa bãi ở khắc mọi nơi. Nếu tình trạng đó cứ tiếp tục diễn ra thì môi trường sẽ bị hủy hoại. Nhận thức được điều đó, trường em đã có phong trào thu gom rác vụn. Mỗi buổi đến trường chúng em thường dành 15 phút đầu giờ để tổng vệ sinh sân trường. Em rất vui vì mình đã làm được một việc nhỏ góp phần bảo vệ môi trường.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Buổi chiều
Toán
Bài 41: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10; 100; 1000; 
I. MỤC TIÊU:
Em biết
- Thực hiện phép chia một số thập phân cho 10; 100; 1000; ...
- Vận dụng để giải bài toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH
- HS: VTH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiệnHĐCB 1,2,3,4 và HĐTH 1,2,3
* Lưu ý:
- Sau HĐCB 4 cho HS báo cáo,GV và HS nhận xét.
- GV hỏi: Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ta làm thế nào?
- Bài tập 3 lưu ý cho HS cách tìm phân số của một số.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Khoa học
Bài 13: SẮT, ĐỒNG, NHÔM ( Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ sắt, đồng, nhôm.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở BTTH Khoa học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1 , 2, 3, 4 và HĐƯD.
*Lưu ý:
- Sau HĐTH 4 GV hỏi: Kể tên một số vật làm bằng sắt, đồng, nhôm trong gia đình em và nêu cách bảo quản, sử dụng chúng ?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo dục thể chất
Bài 25: ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG
TRÒ CHƠI: AI NHANH VÀ KHÉO HƠN
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật và thể hiện được tính liên hoàn của động tác. .
- Trò chơi Ai nhanh và khéo hơn . Y/c biết cách chơi và tham gia chơi được
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động (cả lớp)
 GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
 Giậm chân ..giậm
 Đứng lại ..đứng
 ( Học sinh đếm theo nhịp1,2 ; 1,2 nhịp 1 chân trái, nhịp 2 chân phải)
 Nhận xét
A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN(cả lớp)
 Ôn 5 động tácvươn thở, tay , chân, văn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung:
 - Lần 1, GV vừa hô nhịp vừa làm mẫu cho HS tập theo.
 - Lần 2, Cán sự làm mẫu, GV hô nhịp, kết hợp quan sát, sửa sai cho HS, nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai thì dừng lai để sửa.
 - Lần 3 – 4, Cán sự hô nhịp cho lớp tập, GV sửa sai.
 - GV chia tổ và phân công khu vực cho HS 
 - Học động tác thăng bằng:
 - GV nêu tên động tác, cho xem tranh, phân tích và làm mẫu động tác trên tranh cho hs xem.
 - Lần 1 – 2, GV vừa hô nhịp chậm vừa làm mẫu vừa giải thích động tác cho HS tập theo.
 -Lần 3 – 4, GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp bình thường, cho HS tập theo.
 Ôn 6 động tác đã học, cán sự làm mẫu, GV hô nhịp kết hợp quan sát sửa sai cho HS.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:(nhóm lớn)
 Trò chơi vận động: “Ai nhanh và khéo hơn”.
 -GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi, tập hợp lớp theo đội hình chơi.
 Phần kết thúc:
 - Thả lỏng theo gv hướng dẫn
 - Gv cùng hs hện thống lại nội dung bài học
 - Gv nhận xét và cho hs về tập thêm 
 - Gv cho hs nghỉ
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Các em biết ứng dụng bài thể dục vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và tập cho ông bà lớn tuổi nhằm rèn luyện sức khỏe.
 -Thông qua trò chơi các em biết đoàn kết,có được sự nhanh nhẹn,khéo léo và chính xác.
 Cuối tiết học, GV đánh giá, nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
____________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 1 tháng 12 năm 2020
Tiếng Việt
Bài 13A: CHÀNG GÁC RỪNG DŨNG CẢM (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng một đoạn tr; ong bài thơ Hành trình của bầy ong; viết đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu s/x.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5, 6a, 7a.
* Lưu ý:
- Ở HĐ TH5 GV lưu ý choHS khi viết một số từ khó: rong ruổi, nối liền, rù rì, chắt trong, 
- Sau HĐTH6 GV cho HS sử dụng từ điển để tìm từ chứa tiếng có âm đầu s/x.
củ sâm, sâm cầm/ xâm lược, xâm lăng; sương sa, sương sớm/ xương thịt, xương xương; say sưa, gỗ sưa/ xưa nay, ngày xưa; cái siêu/ liêu xiêu,...
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Toán
Bài 42: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC 
I. MỤC TIÊU:
- Em viết được các số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BTTH Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện HĐTH 1,2,3,4 ,5
*Lưu ý:
- Sau HĐTH 5 HS báo cáo,GV và HS nhận xét.
- GV hỏi: Em hãy nêu cách đổi các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích mà có số thập phân ?(giáo viên có thể hướng dẫn lại). Hướng dẫn học sinh làm HĐTH 4 vào vở ô li.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Lịch sử
Bài 5 : VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO, 
QUYẾT TÂM CHỐNG PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, em cần:
- Hiểu được ngày 19-12- 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc với quyết tâm “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
- Nhận rõ tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương tiêu biểu.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh, tư liệu.
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động TH 1,2,3. 
* Lưu ý:
- Sau HĐTH 3 HS báo cáo GV,HS nhận xét. GV chốt lại : Sau Cách mạng tháng Tám chúng ta đã đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ngay sau đó, giặc Pháp quyết xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến với tinh thần”thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.’’
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
	___________________________________
Địa lí
Bài 6: NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, em cần:
- Nêu được các hoạt động sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- Bước đầu trình bày được tình hình phát triển của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- Nhận biết mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của người dân.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH. 
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS HĐ từ HĐCB6 đến HĐTH4
*Lưu ý:
- HS báo cáo sau HĐTH4,GV và HS nhận xét,đánh giá. GV chốt lại: Trồng trọt là hoạt động sản xuất chính trong nông nghiệp. Bên cạnh việc khai thác gỗ và lâm sản, nghề trồng rừng của nước ta đang ngày càng phát triển. Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.Ngành thủy sản đang phát triển mạnh ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông,hồ. giáo dục HS cần phải bảo vệ khai thác các nguồn tài nguyên một cách hợp lí.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Giáo dục đạo đức
Bài 6: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
* Hs nhận thức tốt: Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV : SGK Đạo đức 5.
- HS : VBT Đạo đức 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- TBVN Nêu tên bài và hát bài lớp chúng mình đoàn kết.
- GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành 
1. Đóng vai (bài tập 2, SGK).
- Làm việc cá nhân 
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm
- TN thống nhất kết quả xử lí tình huống và phân công đóng vai
- TBHT gọi 1 số nhóm đóng vai xử lí trong mỗi tình huống và giải thích lí do. 
- GV chia sẻ: Sự lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ.
2. Làm bài tập 3 – 4, SGK, trang 21.
- Làm việc cá nhân 
+ Ngày dành cho người cao tuổi?
+ Ngày dành cho trẻ em là ngày nào?
+ Tổ chức nào dành cho người cao tuổi?
+ Các tổ chức dành cho trẻ em là tổ chức nào?
- TN chức chia sẻ, thống nhất kết quả.
+ Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hàng năm.
+ Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6.
+ Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội Người cao tuổi.
+ Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng.
3. Tìm hiểu về truyền thống: Kính già yêu trẻ của địa phương, của dân tôc ta.
- Làm việc cá nhân 
+ Các phong tục tập quán, việc làm thể hiện sự kính già yêu trẻ của địa phương.
+ Các phong tục tập quán, việc làm thể hiện sự kính già yêu trẻ của dân tộc.
- TN chức chia sẻ, thống nhất kết quả.
- TBHT tổ chức chia sẻ
Hoạt động ứng dụng 
- Sưu tầm nội dung thông tin, ca dao, tục ngữ, thơ, truyện ... nói về lòng kính trọng người già.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 2 tháng 12 năm 2020
Tiếng Anh
GV chuyên dạy ( 2 Tiết)
__________________________________
Tiếng Việt
Bài 13B: CHO RỪNG LUÔN XANH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc hiểu bài Trồng rừng ngập mặn.
-Nội dung:Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn, tác dụng của rừng ngập mặn khi phục hồi.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ rừng, yêu rừng.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:Sách HDH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện các HĐCB 1đến HĐCB 5.
* Lưu ý:
1. HĐCB 2: bổ sung thêm hướng dẫn học sinh luyện đọc và phát hiện từ khó: : chiÕn tranh , lÊn biÓn, lµ l¸ ch¾n , ..
2. HĐCB 4: chốt cách đọc ở các nhóm:
- bµi ®äc víi giäng th«ng b¸o , l­u lo¸t , râ rµng , rµnh m¹ch , phï hîp víi néi dung v¨n b¶n khoa häc .
3. HĐCB 5: bổ sung câu hỏi khi chốt nhóm:
+ GVchốt nội dung bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn, tác dụng của rừng ngập mặn khi phục hồi 
* Liên hệ GDMT: GV lång gi¸o dôc hs ý thøc b¶o vÖ rõng vµ sö dông c¸c nguån tµi nguyªn mét c¸ch tiÕt kiÖm , hîp lÝ 
- Bổ sung ghi nội dung bài vào vở.	
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 13B: CHO RỪNG LUÔN XANH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Lập được dàn ý của bài văn tả người (tả ngoại hình).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, tranh minh họa như HĐTH1 SHD, bảng phụ 
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS học từ HĐTH1 đến HĐTH4
* Lưu ý:
- HĐTH4 giáo viên hỗ trợ học sinh cách lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào gợi ý SHD.
VD: Dàn ý tả một người hàng xóm mà em quen biết. 
+ MB: - Xung quanh xóm nhà em có rất nhiều những người hàng xóm tốt bụng. Nhưng em yêu quý nhất là bác Hoa, người ở ngay cạnh nhà em.
+ TB: a. Tả ngoại hình
- Bác Hoa năm nay tầm năm mươi tuổi.
- Dáng người bác thấp, hơi mập mạp.
- Khuôn mặt tròn luôn toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu.
- Nước da ngăm đen vì dãi dầu sương nắng để trang trải cuộc sống.
- Đôi mắt đen láy luôn ánh lên cái nhìn thân thiện. Những nếp nhăn nơi khoé mắt càng ngày càng hiện rõ theo thời gian. Vết chân chim ấy khiến đôi mắt bác lúc nào cũng như đang cười.
- Mái tóc dài đã điểm nhiều sợi bạc được bác búi lên gọn gàng.
- Bàn tay người phụ nữ thường nhẵn nhụi và thon dài nhưng bàn tay của bác Hoa không như vậy. Đó là đôi bàn tay gầy guộc với những đường gân xanh nổi rõ là dấu tích của công việc mưu sinh vất vả.
- Đôi bàn chân với gót chân nứt nẻ cứ trái gió trở trời lại nhức buốt. Bác Hoa bảo đó là do bác đi nhiều nên gót chân mới chai lại như thế. Thỉnh thoảng em lại sang nhà bóp chân cho bác.
b. Tả đặc điểm tính cách
- Không phải là gia đình khá giả nên bác Hoa phải làm việc vất vả để trang trải cuộc sống. Sáng bác gánh hàng ra chợ bán chè. Chè của bác ngon lắm, nào là chè ngô, chè khoai, chè bưởi.. hút hồn bao đứa trẻ con chúng em. Tối đến bác lại làm cơm bán cho công nhân nhà máy đóng trên địa bàn xã em.
- Không chỉ chăm chỉ, siêng năng mà bác Hoa còn là người vô cùng tốt bụng. Mấy đứa trẻ con chúng em mua chè mà thiếu mấy nghìn lẻ bác bán rẻ luôn cho, người công nhân có hoàn cảnh khó khăn đến mua cơm, bác sẵn sàng miễn phí. Vì thế bác được mọi người yêu quý và nể trọng.
- Bác Hoa là kho tàng truyện cổ tích và ca dao tục ngữ. Những hôm trăng sáng, em cùng bọn trẻ đến nhà bác, ngồi quây quần bên mảnh chiếu nhỏ nghe bác kể về cô Tấm, về nàng Bạch tuyết, nghe giảng giải về những bài học của truyền thống cha ông.
+ KB: - Em yêu quý và coi bác Hoa như bác ruột của em vậy. Bác cũng rất quý em, có gì ngon bác cũng để dành cho em. Em mong tình hàng xóm của nhà em với gia đình bác ngày càng bền chặt.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
______________________________________________________________
Buổi chiều
Tiếng Việt
Bài 13B: CHO RỪNG LUÔN XANH (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về hoạt động bảo vệ môi trường.
- GDANQP: Nêu tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5, những câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện các HĐTH 5,6
*Lưu ý:
- HĐTH5 GV lưu ý cho HS cần kể về việc mình đã từng làm hoặc mình biết những người xung quanh làm trong việc bảo vệ môi trường
- Ở HĐTH6, GV yêu cầu HS cần bình chọn bạn kể tự nhiên,có phụ họa.
- GV lồng: GDANQP: Nêu tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
Kĩ năng sống
Bài 25:Kỹ năng tranh luận
Bài 26:Kỹ năng tranh luận (Tiếp theo)
( Có giáo án sẵn)
____________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 3 tháng 12 năm 2020
Tiếng Anh
Gv chuyên dạy (2 Tiết)
__________________________________
Mĩ thuật
Gv chuyên dạy (2 Tiết)
________________________________________________________
Buổi chiều
Toán
Bài 43: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ
THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Em biết thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
- Vận dụng giải bài toán có lời văn
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động : + Cơ bản 1, 2, 3, 4.
*Lưu ý:
- Khi HĐCB3 GV hỗ trợ HS cách thực hiện phép tính chia 12: 16( hướng dẫn HS yếu thực hiện)
- Sau HĐCB 4 HS báo cáo,GV và HS nhận xét. GV yêu cầu HS nêu: Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào?.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Giáo dục Thể chất
BÀI 26:ĐỘNG TÁC NHẢY
 TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”
 I .MỤC TIÊU:
Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”.Yêu cầu:biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
Ôn 6 động tác đã học,học động tác nhảy.Yêu cầu:Biết cách thực hiện các động tác thể dục đã học và động tác nhảy.
II. CHUẨN BỊ: 
Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục thể chất lớp 5 của VNEN
 Sách giáo viên môn thể dục lớp 5.
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5 môn thể dục.
 Một số dụng cụ để chơi trò chơi.
 vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức tập luyện
 Địa điểm : Sân trường . 1 còi
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Khởi động (cả lớp)
 GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
 Giậm chân ..giậm
 Đứng lại ..đứng
 ( Học sinh đếm theo nhịp1,2 ; 1,2 nhịp 1 chân trái, nhịp 2 chân phải)
 Nhận xét
A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN(cả lớp)
 Bài thể dục phát triển chung:
 - Ôn 6 động tácvươn thở, tay , chân, văn mình, toàn thân và động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung:
 -Lần1,gv vừa hônhịp vừa làm mẫu cho hs tập theo.
 -Lần 2, Cán sự làm mẫu, GV hô nhịp, kết hợp quan sát, sửa sai cho HS, nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai thì dừng lai để sửa.
 -Lần 3- 4, Cán sự hô nhịp cho lớp tập,GV sửa sai
* Học động tác nhảy:
 -GV nêu tên động tác, cho xem tranh, phân tích và làm mẫu động tác trên tranh.
-Lần 1 – 2, GV vừa hô nhịp chậm vừa làm mẫu vừa giải thích động tác cho HS tập theo.
 -Lần 3 – 4, GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp bình thường, cho HS tập theo.
 Ôn 7 động tác đã học, cán sự làm mẫu, GV hô nhịp kết hợp quan sát sửa sai cho HS.
 -GV chia tổ và cho HS tập luyện. 
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:(nhóm lớn)
 Trò chơi vận động: “Chạy nhanh theo số”.
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi, tập hợp lớp theo đội hình chơi.
 Phần kết thúc:
GV cho HS thực hiện thả lỏng và hít thở sâu .
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. 
 Gv cho hs nghỉ.
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Các em biết ứng dụng bài thể dục vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và tập cho ông bà lớn tuổi nhằm rèn luyện sức khỏe.
 -Thông qua trò chơi các em biết đoàn kết,có được sự nhanh nhẹn,khéo léo và chính xác.
 Cuối tiết học, GV đánh giá, nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
__________________________________
Giáo dục kĩ thuật
Bài 9: CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ dụng cụ thêu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
- Hội đồng tự quản cho lớp hát hoặc chơi trò chơi
2. Tìm hiểu mục tiêu
- Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần)
- Trao đổi MT bài trong nhóm .
- Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
 A. Hoạt động cơ bản
1. Củng cố kiến thức
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, kể tên các bài đã học và quy trình của từng bài
- GV tóm tắt lại kiến thức các bài đã học:
 + Đính khuy 2 lỗ
 + Thêu dấu nhân
- GV yêu cầu 1 số HS thực hiện quy trình từng bài
2. Tìm, chọn sản phẩm thực hành
- GV gợi ý cho HS tìm chọn các sản phẩm để thực hành
+ Chọn các sản phẩm đơn giản, dễ thực hành cắt khâu phù hợp với khả năng như: khăn tay, cái túi, cái váy, áo 
 B. Hoạt động ứng dụng
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 4 tháng 12 năm 2020
Tiếng Việt 
Bài 13C: DÁNG HÌNH NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH TA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Luyện tập sử dụng quan hệ từ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS : Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4. 
*Lưu ý:
- HĐTH 3 GV hỗ trợ HScách chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b thành một câu sử dụng quan hệ từ vì nên hoặc chẳng những mà .
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 13C: DÁNG HÌNH NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH TA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được đoạn văn tả người ( tả ngoại hình).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SHD.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động: + Thực hành 5 ,6, 7
 + Ứng dụng.
*Lưu ý:
- HĐTH5 GV lưu ý HS cách viết một đoạn văn tả người mà em thường gặp cần có câu mở đoạn và câu kết đoạn.
VD1: 
Những ngày đến trường, em thường gặp cô Lan - cô giáo đã dạy em vào năm học lớp Hai. Cô đã ngoài bốn mươi nhưng hãy còn rất trẻ. Với vóc người cao cao, làn da trắng hồng, cô mặc những chiếc áo dài sẫm màu trông thật đẹp. Hợp với khuôn mặt tròn của cô là mái tóc uốn quăn, buông thả ngang lưng. Nét mặt cô thường tươi vui khi chúng em học tốt. Những lúc ấy, đôi mắt màu hạt dẻ của cô ánh lên những tia sáng ấm áp và dịu hiền khó tả. Khi cô mỉm cười, những chiếc răng trắng nõn lộ ra bên trong đôi môi đỏ hồng. Tất cả những nét đẹp ở cô đã in sâu vào đôi mắt ngây thơ và tinh nghịch của chúng em.
VD 2: 
Ông Bảy đã ngoài bảy mươi tuổi, da dẻ còn hồng hào, khuôn mặt chữ điền, phúc hậu hằn sâu những nếp nhăn thường có ở người già. Tóc ông bạc trắng, hớt cao. Đôi mắt ông ngả màu nâu đục, mỗi lần nhìn ngắm đồ vật nào đó ông lại nheo cặp mắt, trông thật chậm chạp. Mỗi khi ông cười thì đôi mắt ấy ánh lên vẻ hiền từ, bao dung, độ lượng biết nhường nào. Mỗi lần sang nhà ông Bảy chơi, em phụ ông Bảy quét dọn nhà cửa và xách nước ở giếng khơi trong, cùng ông Bảy tưới cho mấy cây kiểng trước sân nhà. Ông khen em ngoan. Ông cháu vừa làm việc, vừa nói chuyện thật là vui vẻ. Vui nhất là khi ông Bảy kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng ông kể trầm ấm, rõ ràng, đôi lúc ông cười thành tiếng, những lúc như thế trông ông Bảy trẻ lại đến mấy tuổi. Sau mỗi câu chuyện ông Bảy thường xuyên khuyên dạy em: Sống trên đời phải cò tình nghĩa, có tình làng nghĩa nước. Ông khuyên em đừng đua đòi cái xấu, phải học cái hay. Phải biết vâng lời dạy bảo của thầy cô giáo và cha mẹ. Phải chịu khó học hành cho bằng chị, bằng em, bằng bạn bè. Không có học là không thể làm việc tốt được.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Toán
Bài 43: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ
THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
- Vận dụng giải bài toán có lời văn
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện HĐT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_ban_hay.doc