Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 31: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- HS nắm được quan hệ giữa 1 và 1/10 ; 1/10 và 1/100 ;1/100 và 1/1000

- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số .

- Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng

2. Năng lực:

NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- GDHS tính cẩn thận, trình bày khoa học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ, SGK

- SGK, vở nháp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

1. Hoạt động Mở đầu.

Gợi nhớ kiến thức

* Mục tiêu: giúp kiểm bảng đơn vị đo diện tích

* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi

* Cách tiến hành

- Gọi Hs trả lời

+Phân số thập phân là những phân số như thế nào?

+ Cho ví dụ về phân số thập phân.

- Nhận xét

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.

Ôn tập về mối quan hệ giữa các phân số đặc biệt.

* Mục tiêu: Củng cố về mối quan hệ giữa các phân số đặc biệt.

* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, bút đàm

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- HS nêu yêu cầu

- Muốn biết 1 gấp bao nhiêu lần ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS thực hiện.

- Nhận xét, HS trình bày cách làm.

Tìm thành phần chưa biết của phép tính; tìm số trung bình cộng

* Mục tiêu: giúp Hs củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính;tìm số trung bình cộng

* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, bút đàm, giảng giải – minh họa

 

doc 28 trang cuongth97 09/06/2022 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 CHỦ ĐỀ: MẸ DẠY THÌ CON KHÉO 
BỐ DẠY THÌ CON KHÔN	
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 31: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 	
- HS nắm được quan hệ giữa 1 và 1/10 ; 1/10 và 1/100 ;1/100 và 1/1000
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số .
- Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng 
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS tính cẩn thận, trình bày khoa học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ, SGK
- SGK, vở nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: giúp kiểm bảng đơn vị đo diện tích
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi Hs trả lời
+Phân số thập phân là những phân số như thế nào?
+ Cho ví dụ về phân số thập phân.
- Nhận xét 	
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Ôn tập về mối quan hệ giữa các phân số đặc biệt.
* Mục tiêu: Củng cố về mối quan hệ giữa các phân số đặc biệt.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, bút đàm
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu 
- Muốn biết 1 gấp bao nhiêu lần ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Nhận xét, HS trình bày cách làm. 
Tìm thành phần chưa biết của phép tính; tìm số trung bình cộng
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính;tìm số trung bình cộng 
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, bút đàm, giảng giải – minh họa
* Cách tiến hành: 
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
a. 
- x là thành phần nào chưa biết? ( Số hạng )
 - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
 - HS làm bàng con, 1 HS làm bảng phụ
x là thành phần nào chưa biết ? ( Số bị trừ )
Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ? ( Hiệu + số trừ )
1 Hs lên bảng làm
Nhận xét, sửa bài
x là thành gì chưa biết ? ( Thừa số chưa biết )
Muốn tìm thừa số chưa biết làm thế nào ? ( Tích : thừa số đã biết )
1 Hs lên bảng làm
Nhận xét sửa bài
x là thành phần gì chưa biết ? ( Số bị chia ) 
Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? ( Thương x số chia )
1 Hs lên bảng làm
Nhận xét, sửa bài
Bài 3: HS đọc đề bài, giải vào vở
- Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu ta tìm gì?
- Muốn tìm trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được bao nhiêu phần của bể ta làm như thế nào? 
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu ta tìm gì?
- HS nêu cách giải bài toán
- Nhận xét chữa bài.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Muốn tìm trung bình cộng ta làm sao?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Khái niệm số thập phân
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 32: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản). 
- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản. 
- Rèn học sinh nhận biết, đọc, viết số thập phân nhanh, chính xác. 
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi, học hỏi, thực hành giải toán về số thập phân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK, Bảng phụ
- SGK. Bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu,
Giới thiệu khái niệm về số thập phân. 
* Mục tiêu: HS biết được khái niệm về số thập phân. Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giảng giải – minh họa, bút đàm
* Cách tiến hành
- GV phát phiếu bài tập cho HS làm. HS điền số thích hợp vào chỗ chấm bài 1
+ Các phân số điền được có gì đặc biệt? 
- GV giới thiệu cách viết mới: m còn được viết thành 0,1m. 
 Tương tự với m = 0,01m; m = 0,001m
- Các phân số thập phân ; ; được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.
- Giới thiệu cách đọc. 
- Làm tương tự với bảng ở phần b để giúp HS tự nhận ra 0,5; 0,07; 0,009 cũng là những số thập phân.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Thực hành đọc viết số thập phân.
* Mục tiêu: HS biết vận dụng vào thực hành
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, bút đàm
* Cách tiến hành:
Bài 1: GV chỉ vào từng vạch trên tia số, cho HS đọc phân số thập phân và số thập phân ở vạch tương ứng.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài mẫu.
+ Phân số thập phân và số thập phân tương ứng có mối quan hệ với nhau như thế nào? HS làm bài bảng con
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn bài 3 lên bảng và hướng dẫn HS thực hiện.
- HS làm bài, nhận xét. 
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp Hs củng cố bài học
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nêu khái niệm về số thập phân?
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 33:	KHÁI NIỆM KHÁI THẬP PHÂN (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
-Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (ở dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân. Biết đọc, viết số thập phân (ở dạng đơn giản thường gặp).
-Rèn HS nhận biết, đọc, viết số thập phân nhanh, chính xác. 
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: GDHS yêu thích môn học, thích tìm tòi học hỏi kiến thức về số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Phiếu bài tập, SGK, bảng phụ
- Bảng con, SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Khởi động
* Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Cách tiến hành
- Gọi HS trả lời:
+ Nêu ví dụ về số thập phân?
+ Nêu cách đọc viết số thập phân?
- Nhận xét 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Giới thiệu khái niệm số thập phân. 
* Mục tiêu: HS nhận biết khái niệm về số thập phân và cấu tạo của số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: giảng giải – minh họa, bút đàm
* Cách tiến hành
- GV phát phiếu học tập- HS làm bài tập phiếu bài tập – Một HS làm bài bảng phụ.Điền hỗn số thích hợp vào chỗ chấm:
 2m 7dm = .m
 8m 7dm 6cm = .m
 3m 1dm 9cm 5mm = .m
- Nhận xét chữa bài.
- GV giới thiệu cách viết mới:
 m có thể viết thành 2,7m. Đọc là: Hai phẩy bảy.
- Tương tự: m =8,56m ; m = 3,195m
- Nêu cách đọc và hướng dẫn HS đọc lại.
- GV giới thiệu: 2,7 ; 8,56 ; 3,195 cũng là các số thập phân.
+ Mỗi số thập phân gồm mấy phần? GV chỉ vào một số thập phân giới thiệu phần nguyên và phần thập phân cho HS biết.
+ Yêu cầu HS nêu cấu tạo các số thập phân: 8,56 và 90,638.
3.Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Thực hành đọc, viết số thập phân.
* Mục tiêu: HS biết vận dụng vào luyện tập
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm đôi, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1:	
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi đọc các số thập phân.
- Đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận – Nhận xét.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu.
- GV đọc từng số HS viết bảng con và bảng lớp.
- Nhận xét sửa chữa.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài
- HS nêu cách viết. HS thực hiện vào vở
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút
* Cách tiến hành
- Nêu khái niệm về số thập và cấu tạo của số thập?
- Nêu cách đọc, viết số thập phân ?
- Đọc các số thập phân sau: 6,7; 34,56; 345,678
- GV nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 34: HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN, ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. 
- Củng cố về tính giá trị biểu thức số có phép tính nhân và chia. 
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ, SGK
- Bảng con, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Nêu khái niệm về số thập và cấu tạo của số thập?
- Nêu cách đọc, viết số thập phân ?
+ HS cho ví dụ về một số tự nhiên có 7 chữ số; nêu rõ các hàng, lớp của số đó.
- Nhận xét
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Giới thiệu hàng, giá trị của các chữ số ở hàng.
* Mục tiêu: HS nhận biết các hàng của số thập phân; quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, gợi mở - vấn đáp
* Cách tiến hành
- GV ghi vào cột bên phải bảng kẻ sẵn hai số: 375,406 và số 0,905.
+ 3;7;5 thuộc hàng nào? Ghi dãy hàng.GV hỏi tương tự với các chữ số sau dấu phẩy.
+ Phần nguyên của số thập phân gồm những hàng nào? 
+ Phần thập phân gồm những hàng gì nào?
+ Mỗi đơn vị của hàng có mối liên hệ như thế nào với hàng liền kề?
- GV hướng dẫn tương tự cho số 0,905.
Đọc, viết số thập phân
* Mục tiêu: Hs biết đọc và viết đúng số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS nêu cấu tạo của số thập phân rồi đọc số thập phân.
- GV hướng dẫn cách viết.
- Gọi HS đọc lại.
- HS nêu phần nguyên, phần thập phân và đọc các số thập phân: 0,1985. Nêu cách viết số thập phân.
+ Muốn đọc một số thập phân ta đọc như thế nào?
+ Muốn viết một số thập phân ta viết như thế nào?
- HS nêu cách đọc, viết số thập phân SGK.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Thực hành luyện tập rèn kĩ năng đọc, viết số thập phân
* Mục tiêu: HS biết cách đọc, viết số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm đôi, bút đàm
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi để đọc và nêu phần nguyên phần thập phân của các số thập phân.
- Gọi một số nhóm đọc và nêu phần nguyên phần thập phân của các số thập phân.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV đọc từng số cho HS viết bảng con – Một HS viết bảng lớp.
- Nhận xét, sửa bài – Gọi HS đọc lại.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu cách viết.
- Cả lớp làm vở.
- Nhận xét sửa bài. 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Nêu cách đọc, viết số thập phân?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 35: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức :
- Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. 
- Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ, SGK
- SGK, vở bài tập toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Kiểm tra bài cũ.
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày cá nhân
* Cách tiến hành
- Gọi Hs trả lời
	+ Nêu cấu tạo từng phần của số thập phân 2543,458.
	+ Phân tích giá trị các chữ số trong mỗi hàng. 
- Nhận xét sửa bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi chuyển thành số thập phân.
* Mục tiêu: HS biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
 + Nêu cách chuyển một phân số thập phân có tử số lớn hơn mẫu số thành hỗn số.
- HS làm ví dụ bảng con.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm vở và bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Hoạt dộng Luyện tập, thực hành.
Chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.
* Mục tiêu: Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm
* Cách tiến hành:
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS mẫu: 2,1m = 21dm
- Cả lớp làm vở. Nhận xét, chữa bài.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Nêu cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân?.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 13: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Đọc trôi chảy toàn bài 
- Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
- Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất. 
- GDHS yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh cá heo. Những câu chuyện về cá heo. 
- SGK, những câu chuyện về cá heo
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Khởi động
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thuyết trình
* Cách tiến hành:
- HS đọc bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít 
+ Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp? 
+ Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?
+ Nêu nội dung bài?
- Nhận xét, . 
* GV giới thiệu chủ điểm” Con người với thiên nhiên”. 
- GV giới thiệu bài: Dùng tranh cá heo. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Luyện đọc 
* Mục tiêu : Giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	+ Đoạn 1: A-li-ôn ..trở về đất liền. 
+ Đoạn 2: Nhưng những tên cướp sai giam ông lại. 
+ Đoạn 3: Hai hôm sau A-ri-ôn. 
+ Đoạn 4: Phần còn lại 
 Lần 1: Sửa phát âm , ngắt nghỉ & giọng đọc.
 Lần 2: Giải thích từ khó: 
+ boong tàu: sàn lộ thiên trên tàu thuỷ. 
+ dong buồm: giương cao buồm để lên đường. 
+ hành trình: chuyến đi xa, dài ngày. 
 Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS. 
	- HS đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc theo mẫu toàn bài. 
Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Cảm thụ bài và trả lời câu hỏi .
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc câu hỏi và trả lời:
+ Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (vì thủy thủ đòi giết ông, vì không muốn chết trong tay bọn thủy thủ nên ông nhảy xuống biển )
+ Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt? (Khi A -ri-ôn cất tiếng hát từ giã cuộc đời , đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền nhanh hơn tàu )
+ Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp người gặp nạn)
+ Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? ( Đám thủy thủ tuy là người tham lam độc ác nhưng biết trân trọng
nhân tài. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa, biết cứu người gặp nạn, biết thưởng thức cái hay cái đẹp )
+ Những đồng tiền khắc hình một co cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì? (thể hiện lòng yêu quý của con người với loài cá heo thông minh )
- GV chốt nội dung chính của bài : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Luyện đọc diễn cảm: 
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua
* Cách tiến hành
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi đoạn 3. 
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp. 
- Nhận xét , tuyên dương học sinh .
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Gọi HS trả lời: 
 + Nhắc lại nội dung bài học
 + Ngoài câu chuyện trên, em còn biết những chuyên thú vị nào về cá heo? 
- Nhận xét tiết học
- Đọc trước bài “ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ ( Nghe– viết)
Tiết 7: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng một đoạn của bài “Dòng kinh quê hương”. 
- Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 	
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở
- GD bảo vệ môi trường: Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh quê hương có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, SGK
- Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi Hs viết các từ: lưa thưa, thửa ruộng, con mương, tưởng tượng, quả dứa vào bảng con.
+ Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng?
- Nhận xét	
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Hướng dẫn viết chính tả
* Mục tiêu: HS viết đúng chính tả đoạn Dòng kinh quê hương 
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, bút đàm	
* Cách tiến hành: 
- HS đọc đoạn chính tả sẽ viết và đọc phần chú giải. 
+ Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả? 
* Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.VD:dòng kinh, giọng hò, mái xuồng, giã bàng, lảnh lót
- HS đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con, bảng lớp. 
* Viết chính tả:
- GV đọc chậm rãi cho HS viết. 
- GV đọc lai 
- HS soát lỗi. Thu bài chấm.
- GV nhận xét bài viết của HS.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Mục tiêu: HS hiểu và thực hiện cách điền từ
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm, làm việc theo cặp
* Cách tiến hành:
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS chia sẻ cho nhau nghe
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. HS tự làm vào vở 
- HS đọc to trước lớp câu thành ngữ vừa tìm được. 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
 - Gọi Hs trả lời: 
 + Nêu quy tắc viết dấu thanh trong tiếng có chứa iê/ia?
 + Các em cần có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh như thế nào?
	- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Kì diệu rừng xanh.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 7: CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa trong SGK. HS kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên. 
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là một lời khuyên con người hãy yêu quý thiên nhiên, chăm chút từng ngọn cỏ, lá cây. Chúng thật quý và hữu ích nếu chúng ta biết nhìn ra giá trị của nó. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS BVMT:Có ý thức bảo vệ thiên nhiên bằng những hành động cụ thể như không xả rác bừa bãi, bứt, phá hoại cây trồng, chăm sóc cây trồng... 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. Một số loại cây: đinh lăng, cam thảo 
- SGK, một số loại cây: đinh lăng, cam thảo... (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Kiểm tra 
* Mục tiêu: Ôn kiến thức tiết trước
* Phương pháp, kĩ thuật: thuyết trình, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành: 
- 2HS kể lại câu chuyện thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước. 
- Nhận xét. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
 Kể chuyện. 
* Mục tiêu: HS kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
* Phương pháp, kĩ thuật: kể chuyện
* Cách tiến hành
- GV kể lần 1, HS nghe. - Giải nghĩa từ khó: trưởng tràng, dược sơn 
- GV kể lần 2, HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
- GV viết tên một số cây thuốc quý: sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam..
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 6 em. 
- HS thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh. Nhận xét. 
- Thi kể chuyện trước lớp toàn bộ câu chuyện. Nhận xét. 
- HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Câu chuyện kể về ai? 
	+ Câu chuyện có ý nghĩa gì? 
	+ Vì sao câu chuyện có tên là Cây cỏ nước nam? 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm 
* Mục tiêu : giúp hs cũng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
+ Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường sinh sống của những cây thuốc nam như thế nào?
 + Em có biết những bài thuốc chữa bệnh nào từ những cây cỏ xung quanh mình? 
 + Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
	Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 13: TỪ NHIỀU NGHĨA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn
- Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức tìm hiểu các nghĩa khác nhau của từ sử dụng cho đúng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: SGK, Tranh, ảnh về đôi mắt, bàn chân, bàn tay, đầu Bảng phụ ghi bài 1 phần nhận xét. 
- HS: SGK, vở bài tập Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ về từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi HS nhắc lại 
 + Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ
 + Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ
 + Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ 
- Nhận xét, 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Phần nhận xét và tìm hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
* Mục tiêu: HS hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, tác dụng của từ nhiều nghĩa
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm đôi, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu của đề bài 1 và nối mỗi từ ở cột A với nghĩa ở cột B cho thích hợp
- HS đọc yêu cầu của đề bài 2 và thảo luận theo nhóm đôi. 
- So sánh nghĩa của các từ in đậm: răng, mũi, tai ở BT2 với những từ ở BT1. 
- GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng và chỉnh sửa cho hoàn chỉnh 
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ? 
- HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 67. 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành. 
* Mục tiêu: HS xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của một số từ nhiều nghĩa. 
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm, thi đua
* Cách tiến hành
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài và làm vào vở. GV nhắc HS gạch một gạch dưới từ mang nghĩa gốc và 2 gạch dưới từ mang nghĩa chuyển. – 1HS làm vào bảng phụ. 
- GV+ HS nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thi làm theo nhóm và điền vào giấy khổ to và trình bày. 
- GV nhận xét và nêu đáp án đúng.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Gọi HS nêu lại thế nào là từ nhiều nghĩa 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc ghi nhớ và làm bài tập,chuẩn bị bị sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
.................................................................................................................................................
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 14: TIẾNG ĐÀN BA – LA – LAI – CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó. 
- Biết ngắt nghỉ đúng nhịp của thể thơ tự do.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kỳ vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng lãng mạn về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp kỳ vĩ của công trình thủy điện sộng Đà, sức mạnh của những người đang chế ngự, chinh phục dòng sông khiến nó tạo nguồn điện phục vụ cuộc sống của con người. Ngoài ra còn thể hiện sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiện
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Sự gắn bó, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. 
Đọc thuộc lòng bài thơ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh nhà máy thuỷ điện sông Đà. 
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiêu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- HS đọc bài “Những người bạn tốt “ và trả lời câu hỏi. 
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
- Nêu ý nghĩa?
- Nhận xét, 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Luyện đọc
* Mục tiêu: Giúp HS luyện đọc 
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ: 3 lần, mỗi lần 3 HS. 
 + Lần 1: GV sửa phát âm , ngắt nghỉ & giọng đọc.
 + Lần 2: Giải nghĩa từ khó 
 + Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót 
- HS đọc theo nhóm đôi.- GV đọc mẫu lại toàn bài.
Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu được nội dung bài
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm theo nội dung sau
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sống động trên công trường sông Đà?
+ Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà? 
+ Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá? 
+ Nêu nội dung của bài thơ? 
- GV chốt lại nội dung chính của bài. 
- HS nhắc lại
4. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm ,luyện giọng đọc hay.
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua
* Cách tiến hành:
- HS luyện đọc khổ thơ mình thích nhất theo nhóm đọc
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét. 
- HS đọc thuộc lòng theo cặp. 
- HS thi đọc thuộc lòng . 
- Nhận xét.
5. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài
- Gọi HS nêu tâm trạng và tình cảm mà tác giả bộc lộ trong bài thơ?
- Nhận xét giờ học,
- Dặn dò HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 13: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục luyện tập tả cảnh sông nước: xác định các đoạn của bài văn, quan hệ liên kết giữa các đoạn văn trong một bài.. 
- Luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong đoạn văn. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK, bảng phụ
- SGK, vở nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Kiểm tra bài cũ.
* Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày 1 phút
* Cách tiến hành
- Kiểm tra HS đọc dàn ý đã lập ở tiết trước. 
- Nhận xét, . 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:
* Mục tiêu: HS hiểu đề bài 
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- 1HS đọc đề bài SGK/74. 
	+ Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? 
	+ Hãy nêu những việc cần làm để có thể viết một đoạn văn tả cảnh sông nước? HS đọc phần gợi ý SGK/74. 
Hoạt động Luyện tập, thực hành.
HS viết đoạn văn
* Mục tiêu: HS viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước 
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm, động não
* Cách tiến hành:
- HS tự viết đoạn văn vào vở- 1 HS viết bảng phụ. 
- HS tiếp nối đọc đoạn văn.
- HS trình bày bài làm, nhận xét và sửa những lỗi sai cho HS. 
- GV nhận xét bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, có nhiều mới và sáng tạo
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi HS nêu:
 + Thế nào là văn tả cảnh? 
+ Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết. Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương em. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
Ngày dạ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc