Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương
TOÁN
Tiết 116: LUYỆN TẬP CHUNG (Tr123)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Vận dụng những dạnh toán đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Hình thành cho HS say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS : SGK, vở nháp, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
Khởi động: Trò chơi "Bắn tên"
- Cho HS tổ chức thành 3 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn. Khi có hiệu lệnh chơi, đội nào viết nhanh và đúng thì đội đó thắng.
- GV nhận xét
* Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động: luyện tập, thực hành,
* Mục tiêu: Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến của HS.
- GV yêu cầu HS giải bài toán, sau đó đổi chéo vở kiểm các kết quả. HS báo cáo, khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2: HĐ nhóm đôi
- Hệ thống và củng cố các quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS tự giải lại bài toán. HS trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài của bạn.
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS.
TUẦN 24 NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 116: LUYỆN TẬP CHUNG (Tr123) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Vận dụng những dạnh toán đã học vào thực tế cuộc sống. 3. Phẩm chất: - Hình thành cho HS say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, SGK - HS : SGK, vở nháp, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) Khởi động: Trò chơi "Bắn tên" - Cho HS tổ chức thành 3 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn. Khi có hiệu lệnh chơi, đội nào viết nhanh và đúng thì đội đó thắng. - GV nhận xét * Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động: luyện tập, thực hành, * Mục tiêu: Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. - GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến của HS. - GV yêu cầu HS giải bài toán, sau đó đổi chéo vở kiểm các kết quả. HS báo cáo, khác nhận xét, GV kết luận. Bài 2: HĐ nhóm đôi - Hệ thống và củng cố các quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS tự giải lại bài toán. HS trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài của bạn. - GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3: HĐ cá nhân - Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật để giải bài toán. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc kĩ yêu cầu đề toán và nêu hướng giải bài toán. - GV nêu nhận xét : Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu (là hình hộp chữ nhật có chiều dài 9 cm, chiều rộng 6 cm, chiều cao 5 cm) trừ đi thể tích của hình lập phương đã cắt ra. - GV yêu cầu HS tự giải bài toán và gọi 1 HS trình bày bài giải. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét bài làm của bạn Bài giải Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là: 9 × 6 × 5 = 270 (cm3) Thể tích khối gỗ hình lập phương cắt đi là : 4 × 4 × 4 =64 (cm3) Thể tích phần gỗ còn lại là: 270 – 64 = 206 (cm3) Đáp số : 206 cm3 3.Hoạt động: Vận dung trải nghiệm * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò HS * Cách tiến hành: - HS nhắc lại công thức tình thể tích hình chữ nhật, hình lập phương - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài: LTC Tr 124 (tiếp theo) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 117: LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 124) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố về tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Rèn kĩ năng tính thể tích của hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương đó. 2.Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Hình thành tư duy và lập luận toán học, sử dụng công thức toán và phương tiện toán học. Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống. 3. Phẩm chất: - Hình thành cho say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ - HS: SGK, vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) Khởi động: Trò chơi "Bắn tên": Ôn lại cách tính SXQ và STP của HLP, HHCN - Cho HS tổ chức thành 3 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn. Khi có hiệu lệnh chơi, đội nào viết nhanh và đúng thì đội đó thắng. -GV nhận xét - Giới thiệu bài: Ghi bảng. 2. Luyện tập thực hành: (27 phút) * Mục tiêu: Củng cố về tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. * Cách tiến hành: Bài 1: - GV nêu vấn đề và hướng dẫn HS tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung. GV kết luận về cách tính nhẩm. - HS nêu yêu cầu, GV phát vấn để HS dựa vào gợi ý của SGK, đưa đến nhận xét: 17,5% = 10% + 5% + 2,5%. - HS làm bài vào vở, một HS làm bài trên bảng lớn để chữa bài. - HS nêu vấn đề, thảo luận nhóm đôi để tìm cách tính. HS nêu cách tính. - HS làm bài vào vở, một HS làm trên bảng phụ. - GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: - HS quan sát hình vẽ, đọc và tìm hiểu đề bài. - GV phát vấn để hướng dẫn HS tìm hướng giải. - Lưu ý HS để giải quyết phần a) phải tìm tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé, HS dễ nhầm lẫn là 2/3 - HS làm bài vào vở và đổi vở chữa bài. - GV gọi hai HS đọc kết quả bài toán. HS khác nhận xét, GV đánh giá, kết luận. 3. Hoạt động vận dụng , trải nghiệm (2 phút) Bài 3:HĐ nhón 4 * Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính thể tích của hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương đó. * Cách tiến hành: - GV treo hình vẽ phóng to của BT3 lên bảng yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc và tìm hiểu đề bài. - HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra hướng giải, chẳng hạn chia hình đã cho thành ba khối lập phương, mỗi khối đều được xếp bợi 8 hình lập phương nhỏ, như vậy hình đã cho bao gồm 8 x 3 = 24 hình lập phương nhỏ. - GV phát vấn hướng dẫn HS phân tích hình vẽ để tìm hướng giải. - HS làm bài vào vở, hai HS làm bảng phụ. - GV đánh giá bài làm của HS. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại các công thức tính diện tích, thể tích của hình lập phương, hình hôp chữ nhật và chuẩn bị bài tiết sau: GT hình trụ, GT hình cầu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ________________________ Ngày dạy: / / TOÁN (Tr126) TIẾT 118: GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ, GIỚI THIỆU HÌNH CẦU I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Biết nhận dạng các hình trụ, hình cầu. - Biết xác định đồ vật có dạng hình trụ, đồ vật có dạng hình cầu. 2. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất: - GDHS say mê học toán. Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Một số hộp có dạng hình trụ khác nhau: hộp sữa, hộp chè Một số đồ vật có dạng hình cầu: quả bong, quả địa cầu, viên bi, - HS: Bảng con, Sgk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ * Cách tiến hành: - GV hỏi và yêu cầu học sinh viết câu trả lời nhanh ra bảng con. Hình hộp chữ nhật và hình lập phương có bao nhiêu đỉnh? Hình hộp chữ nhật và hình lập phương có bao nhiêu cạnh? Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt ? Mỗi mặt của hình hộp chữ nhật là hình gì? - GV nhận xét - Giới thiệu bài:-Ghi bảng 2. Họat động hình thành kiến thức mới Họat động 1: Giới thiệu hình cầu * Mục tiêu: Biết nhận dạng hình trụ. Biết xác định đồ vật có dạng hình trụ * Cách tiến hành: - GV đưa ra một vài hộp có dạng hình trụ và nêu: “Cái hộp này có dạng hình trụ”. - Treo hình để GV giới thiệu mặt đáy và mặt xung quanh của hình trụ. + Quan sát hình trụ cho cô biết 2 mặt đáy của hình trụ là hình gì? - Hai mặt đáy của hình trụ là 2 hình tròn bằng nhau + Hình trụ có mấy mặt xung quanh? (Hình trụ có một mặt xung quanh) Để quan sát mặt xung quanh là hình gì, các em quan sát mô hình trên tay cô khi cắt? Mặt xung quanh là hình chữ nhật + Nêu đặc điểm của hình trụ. - Đặc điểm của hình trụ (Hình trụ có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh.) GV đưa ra hình vẽ một vài hộp không có dạng hình trụ để giúp HS nhận biết đúng về hình trụ. - GV yêu cầu HS giải thích tại sao chúng không phải có dạng hình trụ. Họat động 2: Giới thiệu hình cầu * Mục tiêu: Biết nhận dạng hình cầu. Biết xác định đồ vật có dạng hình cầu * Cách tiến hành: - GV đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu và giới thiệu: quả banh ,trái đất... có dạng hình cầu.Hình cầu còn gọi khối cầu - GV đưa ra một vài đồ vật không có dạng hình cầu để giúp HS nhận biết đúng về hình cầu. - GV phân biệt cho HS hình cầu là một khối cầu.Hình tròn không phải là khối cầu. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: (15 phút) * Mục tiêu: Biết vận dụng đặc điểm để nhận dạng hình trụ, hình cầu Bài 1: nhân Trong các hình dưới đây, có hình nào là hình trụ? - Cho HS làm bảng con.Hình có dạng hình trụ là hình A và hình E - GV yêu cầu HS giải thích về kết quả. - Mở rộng cho HS vì sao các hình còn lại không phải là hình trụ - GV chốt ý cho HS qua bài tập 1 giúp các em xác định đúng đâu là hình trụ. Bài 2: Cá nhân Cho HS chơi trò chơi Đúng, sai. Đồ vật có dạng hình cầu HS đưa mặt cười, đồ vật không có dạng hình cầu HS đưa mặt khóc - Đồ vật nào có dạng hình cầu? - HS lần lượt đưa đáp án hình cầu là Quả bóng bàn. Viên bi, quả trứng gà, bánh xe đạp - Mở rộng cho HS các hình không phải là hình cầu thì đó là hình gì? - GV chốt ý : Qua bài tập 2 giúp HS phân biệt được các đồ vật có dạng hình cầu 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) Bài 3: Tổ chức cho HS trò chơi; Giúp mẹ đi chợ * Mục tiêu: Vận dụng KT đã học vào thực tiễn cuộc sống * Cách tiến hành: - GV chia các đồ vật có đủ các hình dạng để cho HS chọn những đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. Mỗi lần học sinh lên đi chợ sẽ mua 1 món hình trụ và hình 1 món hình cầu - Sau phát lệnh của giáo viên.Mỗi thành viên trong nhóm sẽ chọn 2 món đồ vật bỏ vào giỏ, rồi lần lượt chuyền cho các thành viên trong nhóm chọn .Nhóm nào nhanh nhất sẽ thắng cuộc - GV chốt ý : qua bài tập 3 giúp HS tìm được các đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. - Nhắc lại đặc điểm của hình trụ, hình cầu. - Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức vừa học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 119: LUYỆN TẬP CHUNG(Tr127) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình bình hành, hình tròn. - Tính diện tích các hình thành thạo. 2. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Vận dụng công thức tính diện tích các hình đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán. 3. Phẩm chất: - Hình thành cho HS say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Vật mẫu có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương - HS: SgK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) Trò chơi: “Chuyền điện” * Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh * Cách tiến hành: Câu 1: Em hãy cho biết đặc điểm của hình trụ ? Hình trụ có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh Câu 2: Em hãy nêu những vật nào có dạng hình trụ ? Những vật nào có dạng hình cầu - HS nhận xét GV nhận xét. - Giới thiệu bài- Ghi bảng 2. Hoạt động 2: Thực hành luyện tập * Mục tiêu: Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình bình hành, hình tròn. * Cách tiến hành: Bài 1: Rèn kĩ năng tính diện tích của hình tam giác, hình thang, tính tỉ số phần trăm của hai số. - Cho HS đọc bài tập 1 - Cho HS nhắc lại: Em hãy nêu quy tắc tính diện tích hình thang? - Diện tích hình tam giác? tính tỉ số phần trăm của hai số A B D C - GV vẽ hình như BT1 – SGK lên bảng, gọi HS vẽ đường cao BH của tam giác BDC. GV phát vấn để HS nêu BH = AD = 3cm. - GV cho HS làm bảng con lần lượt tính diện tích từng hình Bài giải Diện tích hình tam giác ABD là : 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2) Diện tích hình tam giác BDC là : 4 x 3 : 2 = 6 (cm2) Đáp số: 6 cm2 ; 7,5 cm2 - Em hãy cho biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số? - Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta tìm thương của 2 số đó, rồi nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được - Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là: 6 : 7.5 = 0,8 0,8 = 80% Đáp số : 80 % Cách 2 dành cho HS khá, giỏi: Diện tích hình thang vuông ABCD là ( 4 + 5 ) x 3 : 2 = 13,5 ( cm2 ) Diện tích hình tam giác ABD là : 4 x 3 : 2 = 6 ( cm2 ) Diện tích hình tam giác BDC là: 13,5 – 6 = 7,5 ( cm2) Đáp số: 6 cm2 ; 7,5 cm2 GV chốt ý: Qua bài tập 1 rèn cho HS cách tính diện tích tam giác ,hình thang ,tỉ số phần trăm Bài 2: - Rèn kĩ năng tính diện tích của hình tam giác, hình bình hành. - GV vẽ hình lên bảng. HS quan sát hình vẽ, đọc và tìm hiểu đề bài, sau đó thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải. - Mời 2 nhóm đại diện trình bày bài giải - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét - GV chốt ý: bài tập 3 giúp HS tính được công thức các hình bình hành và hình tam giác. Bài 3: - Rèn kĩ năng tính diện tích của hình tam giác, hình tròn. - GV phát vấn để HS nêu hướng giải. - Muốn tính diện tích phần tô màu của hình tròn ta phải làm sao? - HS nhắc lại công thức tính diện tích của hình tròn. - HS làm bài vào vở và đổi vở kiểm tra bài cho nhau. - GV gọi một HS đọc bài giải. - HS khác nhận xét, GV đánh giá, kết luận. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút) * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò HS * Cách tiến hành: GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Câu 1: Tính diện tích hình tam giác, biết độ dài cạnh đáy : 8 cm , chiều cao 4 cm ĐÁP ÁN: 16 cm2 M 2 m N 3m Q 4m P Câu 2: Diện tích hình thang MNPQ là: A. 9 m2 B. 90 m2 C. 900 m2 D. 18 m2 - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ghi nhớ kiến thức vừa học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ________________________ Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 120: LUYỆN TẬP CHUNG (Tr128) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Giúp HS:Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 2. Năng lực: Hình thành cho HS các năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề trong môn toán. - Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán 3. Phẩm chất: - Hình thành sự say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, bộ đồ dùng học thể tích. - HS: SGK, vở bài tập toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(3 phút) Trò chơi: “Bắn tên” * Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh * Cách tiến hành: Nêu công thứ tính diện tích hình tam giác, hình thang, HBH ? - HS nhận xét GV nhận xét. - Giới thiệu bài- Ghi bảng 2. Hoạt động luyện tập thực hành: (25 phút) Họat động 1:Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật. Bài 1:Nhóm đôi * Mục tiêu: Ôn tập, rèn luyện kĩ năng tính diện tích,thể tích của hình hộp chữ nhật * Cách tiến hành: - HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích đáy và thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV vẽ hình lên bảng. HS quan sát hình vẽ, đọc và tìm hiểu đề bài. - HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra hướng giải. - HS trình bày hướng giải. - GV lưu ý HS: phải có bước đổi các số đo về cùng một đơn vị đo trước khi tính toán. - HS làm bài vào vở, một HS làm bài trên bảng phụ. - Lớp nhận xét, GV kết luận. Họat động 2: Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. * Mục tiêu: Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình lập phương. * Cách tiến hành: Bài 2: Cá nhân - HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. - HS đọc và tìm hiểu đề bài. - HS nêu hướng giải bài toán. - HS thức hiện yêu cầu của bài toán vào bảng con. - Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách tính. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(7 phút) *Mục tiêu: Vận dụng công thúc tính SXQ, STP, thể tích HLP để so sánh các hình trong thực tế cuộc sống để tính toán. Bài 3: Nhóm đôi: HS trao đổi theo gợi ý sau: - GV vẽ hình, gợi mở để HS có thể thức hiện như sau: Diện tích toàn phần của: Hình N là: a x a x 6. Hình M là (a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x (3 x 3) = (a x a x 6) x 9. Thể tích của: Hình N là: a x a x a. Hình M là: (a x 3) x (a x 3) x (a x 3) = (a x a x a) x (3 x 3 x 3) = (a x a x a) x 27. - Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N. - Yêu cầu HS nhắc lại các công thức tình diện tích , thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TẬP ĐỌC Tiết 47: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ Theo Ngô Đức Thịnh – Chu Thái Sơn I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung chính của bài văn: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật. 2. Năng lực: - Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác với bạn, giải quyết vấn đề trong giờ học một cách có sáng tạo. - Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. 3. Phẩm chất: -Có trách nhiệm với môn học, và tôn trọng phong tục, những luật tục riêng. sống và làm việc theo pháp luật, chấp hành nội quy của trường, lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh họa SGK. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) 1. Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của HS và giới thiệu bài mới * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Nhận xét. - Giới thiệu bài - ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Luyện đọc * Mục tiêu : Giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc * Cách tiến hành: - HS khá, giỏi đọc toàn bài. - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn. - Chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: Về cách sử phạt Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng. Đoạn 3: Về các tội. - GV kết hợp giúp HS hiểu được những từ ngữ được chú giải sau bài. - HS luyện đọc theo cặp. - 1, 2 HS đọc lại toàn bộ bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài chú ý đọc rõ rang, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn: thể hiện tính chất nghiêm minh rõ ràng của luật tục. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Mục tiêu: Cảm thụ bài và trả lời câu hỏi. * Cách tiến hành: - HS thảo luận theo nhóm, cùng đọc thầm và đọc lướt bài để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng. - Các câu hỏi thảo luận nhóm: + Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? (Người xưa đặt ra luật tục để bào vệ cuộc sống bình yên cho dân làng.) + Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội. (Tội không hỏi cha me - Tội ăn cắp - Tội giúp kẻ có tội - Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình) + Tìm những chi tiết trong bài văn cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng. (+ Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt một song tiền); Chuyện lớn thì xử nặng (Phạt tiền một co); người phạm tội là người bà con an hem cũng xử vậy). + Tang chứng phải chắc chắn mới được kết tội; phải có và ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị). +Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết? (Luật giáo dục, Luật phổ cập tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giao thong đường bộ, ) Hoạt động luyện tập, thực hành: HĐ1: Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm * Cách tiến hành: - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung của từng đoạn.. - GV hướng dẫn HS đọc một đoạn tiêu biểu “- Tội không hỏi cha mẹ Nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội”. Trình tự hướng dẫn: + GV đọc mẫu. + Từng tốp 3HS luyện đọc. + Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm * Mục tiêu: giúp HS củng cố lại bài * Cách tiến hành: - Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / CHÍNH TẢ ( Nghe– viết) Tiết 24: NÚI NON HÙNG VĨ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nghe - viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ. 2. Năng lực: - Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác với bạn, giải quyết vấn đề trong giờ học một cách có sáng tạo. - Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (chú ý nhóm tên người và tên địa lí vùng dân tộc thiểu số.). 3. Phẩm chất: -Có trách nhiệm với môn học, yêu và tự hào với những cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, Bảng phụ - HS : SGK, vở Tiếng Việt, vở bài tập TV . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(3 phút) 1. Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của HS * Cách tiến hành: - Một và HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. - Cả lớp viết 2 tên người, 2 tên địa lí Việt Nam vào vở, 2 học sinh vieetse lên bảng lớp - Nhận xét. - Gới thiệu bài- Ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(20 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả (5 phút) * Mục tiêu: Nắm nội dung bài: Núi non hùng vĩ. * Cách tiến hành: - GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. - HS theo dõi trong SGK. - GV: đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc. - HS đọc thầm lại bài chính tả. - GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai chính tả, các tên địa lí. HS luyện viết vào nháp những tên riêng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả(15 phút) *Mục tiêu: Nghe - viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ. - HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét. - GV đọc lại, HS soát lỗi HS sửa lõi(nếu sai) 3. Hoạt động luyện tập thực hành: (5 phút) HĐ1 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả * Mục tiêu: Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (chú ý nhóm tên người và tên địa lí vùng dân tộc thiểu số) * Cách tiến hành: Bài 2:Cá nhân - Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ. - HS phát biểu ý kiến – nói các tên riêng đó, cách viết hoa. - GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút): Bài 3: HĐ nhóm * Mục tiêu: Tìm và viết đúng chính tả tên một số nhân vật lịch sử. * Cách tiến hành: Trò chơi: “Ai nhanh- Ai đúng” - GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1, 2, 3, 4, 5) lên bảng; Mời 1 HS đọc lại các câu đố bằng thơ. - GV: Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên một số (7) nhân vật lịch sử. - GV chia lớp thành 3 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy. Các nhóm đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử. - Đại diện các nhóm báo cáo. - Lớp + GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. - 1, 2 HS nhìn bảng lần lượt đọc từng câu đố, nói lời giải theo kết quả đúng. - HS cả lớp nhẩm đọc thuộc lòng các câu đố. - GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, học thuộc lòng các câu đố ở BT3. Chuẩn bị bài tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) Ngày dạy: / / KỂ CHUYỆN Tiết 24: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Năng lực: - Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác với bạn, giải quyết vấn đề trong giờ học một cách có sáng tạo. - Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 3. Phẩm chất: - Có trách nhiệm với môn học, góp phần nhỏ bé bảo vệ trật tự an ninh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK - HS: Sưu tầm các các câu chuyện về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: nhằm kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới cho HS * Cách tiến hành: - HS nối tiếp nhau kể một vài đoạn của câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng, TLCH về ý nghĩa câu chuyện. - Giới thiệu bài-Ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(12 phút) * Mục tiêu: Hướng dẫn HS kể chuyện: * Cách tiến hành: - 1 HS đọc thành tiếng đề bài viết trên bảng lớp. - GV gạch dưới những từ cần chú ý. - GV giải nghĩa cụm từ Bảo vệ trật tự, an ninh: Hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ iên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. - 3 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV lưu ý HS: chọn đúng một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe ai đó kể. - GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà. - Một số HS nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * Cách tiến hành: - Mời HS đọc lại gợi ý 3 (dàn ý bài KC). Nhắc HS cần kể chuyện có đầu có cuối. Với những câu chuyện khá dài, có thể chỉ kể 1 – 2 đoạn. - Mỗi HS tự lập nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. - HS tập kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. - HS nói điều có thể rút ra từ câu chuyện. - Lớp + GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân KC hấp dẫn nhấ theo các tiêu chuẩn: + Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ) + Khả năng hiểu chuyện của người kể 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò HS * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Dặn HS xem trước tiết kể chuyện tuần sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ___________________________ Ngày dạy: / / LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 47: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về: Trật tự - An ninh. - Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của từ an ninh và những từ thuộc chủ điểm trật tự-an ninh 2. Năng lực: - Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề trong giờ học một cách có sáng tạo. - Tích cực hóa vốn từ thuộc chủ điểm bằng cách sử dụng chúng. 3. Phẩm chất: - Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, biết giữ gìn an ninh trật tự lớp học và trường học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK. Từ điển tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học,. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh * Cách tiến hành: - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến - HS nhận xét - GV nhận xét - Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) Mục tiêu : Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Trật tự – an ninh. Tích cực hóa vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu. Bài 1 : Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ an ninh? - 1HS đọc yêu cầu bài tập. - GV lưu ý HS đọc kĩ nội dung của từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ an ninh. - HS trao đổi cặp. - HS phát biểu ý kiến – Cả lớp nhận xét. - GV chốt lời giải đúng. Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nghĩa của từ: an ninh Lời giải : ý b GV giải thích thêm: an ninh là từ ghép Hán Việt, lặp nghĩa, gồm 2 tiếng: tiếng an có nghĩa là yên, yên ổn trái với nguy, nguy hiểm (VD: an ninh, an toàn, an tâm); tiếng ninh có nghĩa là yên lặng, bình yên 3. Hoạt động luyện tập thực hành (15 phút) Mục tiêu: Tích cực hóa vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu. Bài 4 : Đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc thầm lại bản hướng dẫn. - HS trao đổi cặp. - HS phát biểu ý kiến – Cả lớp nhận xét. - GV chốt lời giải đúng. a)Từ ngữ chỉ việc làm: Nhớ số điện thoại của ba mẹ. Nhớ điện thoại, địa chỉ của người thân. Gọi 113,114 hoặc 115. Kêu lớn để người xung quanh biết. Chạy đến nhà người quen. Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, chỗ vắng, để ý nhìn xung quanh. Không mang đồ trang sức, đồ đắt tiền. Khóa cửa. Không cho người lạ biết em ở nhà một mình. Không mở cửa cho người lạ. b) Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức: nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113 (công an thường trực chiến đầu), 114 (công an phòng cháy chữa cháy), 115 (đội thường trực cấp cứu y tế) c) Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên: ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm Mục tiêu: Củng cố KT đã học, dặn dò - Rèn KNS : Thể hiện sự tự tin, biết hợp tác với những cơ quan, tổ chức, những người có thể giúp em tự bảo vệ mình. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ các em vừa được cung cấp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TẬP ĐỌC TIẾT 48: HỘP THƯ MẬT Hữu Mai I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung chính của bài văn: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong long địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. 2. Năng lực: - Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề trong giờ học một cách có sáng tạo. - Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài (chữ V, bu-gi , cần khởi động máy, ). - Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện: khi hồi hộ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi_huong.doc