Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)

Môn: Tập đọc: Tiết 1:

NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến sự việc.

-Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b.

3. Phẩm chất: Yêu quý thiên nhiên.

* CV 3799: Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác. Ghi lại bằng 1 – 2 câu ý chính bài Tập đọc: Người gác rừng tí hon.

 * Tích hợp GDBVMT: GD HS ý thức bảo vệ rừng nơi các em sinh sống và khuyên mọi người không nên chặt phá rừng.

* KNS: Ứng phó căng thẳng (Linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ). KN đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

* Tích hợp giáo dục Giới và Quyền trẻ em: Quyền được tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường và tài sản công. Bổn phận phải biết bảo vệ tài sản của cộng đồng.

* GDQP: Nêu những tấm gương HS có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- GV: Bài soạn Powerpoint, Máy tính.

- HS: Điện thoại, vở, SGK

 

docx 40 trang cuongth97 09/06/2022 2751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 13
 (Từ ngày 13/12 đến 17/12/2021) 
THỨ / BUỔI
MÔN HỌC
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
HAI
13/12
SÁNG
Tập đọc
Người gác rừng tí hon
- GDBVMT + KNS + GD Giới và QTE + GDQP + CV 3799
Toán 
Luyện tập
Khoa học 
Sắt, gang, thép + Đồng và hợp kim của đồng + Nhôm
- GDBVMT, Giảm tải + CV 3799
BA
14/12
SÁNG
Chính tả
Nghe - viết: Chuỗi ngọc lam + Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- Giảm tải
LTVC
MRVT: Bảo vệ môi trường
- GDBVMT
Toán
Giới thiệu máy tính bỏ túi 
- Điều chỉnh 
TƯ
15/12
SÁNG
Tập đọc
Hành trình của bầy ong
LTVC
Luyện tập về quan hệ từ
Toán 
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải bài toán về tỉ số phần trăm 
NĂM
16/12
SÁNG
Tập làm văn
Luyện tập tả người
Toán
Hình tam giác
SÁU
17/12
SÁNG
Tập làm văn
Luyện tập tả người
Toán 
Diện tích hình tam giác
SHL
Sinh hoạt cuối tuần
Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2021
¯ ›
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh)
Môn: Tập đọc, Toán, Khoa học.
BUỔI SÁNG
Môn: 	Tập đọc: 	Tiết 1:
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến sự việc.
-Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b.
3. Phẩm chất: Yêu quý thiên nhiên.
* CV 3799: Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác. Ghi lại bằng 1 – 2 câu ý chính bài Tập đọc: Người gác rừng tí hon.
 * Tích hợp GDBVMT: GD HS ý thức bảo vệ rừng nơi các em sinh sống và khuyên mọi người không nên chặt phá rừng.
* KNS: Ứng phó căng thẳng (Linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ). KN đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
* Tích hợp giáo dục Giới và Quyền trẻ em: Quyền được tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường và tài sản công. Bổn phận phải biết bảo vệ tài sản của cộng đồng.
* GDQP: Nêu những tấm gương HS có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
- GV: Bài soạn Powerpoint, Máy tính.
- HS: Điện thoại, vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới
* Nội dung và phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành: 
- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong 
- GV nhận xét
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 
 + H: Tranh vẽ cảnh gì? 
 - Gv giới thiệu bài.
- HS thi đọc
- HS quan sát và trả lời
- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Mục tiêu: - Đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. Đọc đúng các từ khó trong bài.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp.
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc toàn bài
- GV hỏi: Bài này chia thành mấy đoạn?
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó đọc
- GV ghi bảng từ khó
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu
- Gọi HS đọc từ khó
- HS luyện đọc nối tiếp lần 2
- HS nêu chú giải
- Luyện đọc 
- GV nêu cách đọc
- GV đọc mẫu
- 1HS đọc bài.
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu bìa rừng chưa?
 + Đoạn 2: Qua khe lá thu gỗ lại
 + Đoạn 3 : Còn lại .
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
- HS nêu từ khó
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- HS nêu chú giải
- HS đọc cho nhau nghe
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- TL được các câu hỏi 1, 2, 3b.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
- HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi	
+ Câu 1: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện được điều gì?
- GV chốt ý: Tinh thần cảnh giác của chú bé
- HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi:
+ Câu 2: Kể những việc bạn nhỏ làm cho thấy: 
● Bạn nhỏ là người thông minh
● Bạn nhỏ là người dũng cảm
- GV chốt ý
- HS đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi:
+ Câu 3: Vì sao bạn nhỏ tham gia bắt bọn trộm gỗ? 
H: Em học tập ở bạn nhỏ điều gì? (GD KNS)
 - GV chốt ý
* GDBVMT: Em cần phải làm gì để bảo vệ rừng nơi em ở?
- HS đọc và trả lời:
+ Bạn nhỏ phát hiện ra những dấu chân người hằn trên đất, bạn thắc mắc vì sao 2 ngày nay không có đoàn khách nào tham quan. Lần theo dấu chân, bạn nhỏ thấy hơn chục cây gỗ to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chở gỗ ăn trộm vào buổi tối.
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm và trả lời:
+ Thông minh : thắc mắc, lần theo dấu chân, tự giải đáp thắc mắc, gọi điện thoại báo công an .
+ Dũng cảm : Chạy gọi điện thoại, phối hợp với công an .
- Sự thông minh và dũng cảm của câu bé 
- HS đọc thầm và trả lời:
+ Vì ban nhỏ yêu rừng , sợ rừng bị phá / Vì hiểu rằng rừng là tài sản chung, cần phải giữ gìn / 
- HSTL : Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung/ Bình tĩnh, thông minh/ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh/ Dũng cảm, táo bạo 
- Sự ý thức và tinh thần dũng cảm của chú bé 
- HS TL
4. Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp 
* Cách tiến hành:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Treo bảng phụ viết đoạn 3
- Hướng dẫn HS tìm ra cách đọc 
- HS thi 
- Gv hỏi: Nêu ý nghĩa của bài học?
- GD HS
- GV hỏi:
+ Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ?
+ Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
- Nhận xét tiết học
- HS đọc nối tiếp.
- HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc
- HS TL: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- HS TL
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy:
 .
Môn: 	 Toán: 	Tiết 2: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của một số.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán. 
3. Phẩm chất: Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn Toán.	
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b), Bài 2, Bài 3	
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- GV: Máy tính, bài soạn Powerpoint
- HS: SGK, vở, điện thoại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1 : Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
* Nội dung và phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu nhanh quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của một số ta làm thế nào?Cho VD?
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài
- HS chơi
- HS nghe
- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá 
* Mục tiêu: Biết cách tìm tỉ số phần trăm của một số.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
- Gv hỏi : Muốn tìm tỉ số phần trăm của một số ta làm thế nào? Cho VD?
- Gv nhận xét.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: 
- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán. 
* Nội dung và phương pháp: Thực hành, hỏi đáp
* Cách tiến hành:
◙ Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc bài và tự làm bài.
 ◙ Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV gọi HS tóm tắt đề toán.
- GV hỏi : Tính số ki-lô-gam gạo nếp bán được như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
 ◙ Bài 3:
- GV gọi HS đọc và tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó tuyên dương HS.
- HS đọc bài và làm:
a) 15% của 320 kg là :
 320 15 : 100 = 48kg
 b) 24% của 235m² là :
 235 24 : 100 = 56,4 (m²)
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 1 HS tóm tắt đề bài toán trước lớp.
- HS : Tính 35% của 120kg chính là số ki-lô-gam gạo nếp bán được.
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo nếp bán được là :
120 35 : 100 = 42 kg
 Đáp số : 42 kg
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
Bài giải
Diện tích mảnh đất đó là :
18 15 = 270 (m²)
Diện tích xây nền nhà trên mảnh đất đó là:
270 20 : 100 = 54 (m²)
 Đáp số : 54m²
4. Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Biết cách tìm tỉ số phần trăm của một số.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
- Cho HS vận dụng kiến thức làm các phép tính sau:
+ Tìm 25% của 60 
- GV nhận xét, GD HS
- Chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài
60 x 25 : 100 = 15
- HS lắng nghe 
Điều chỉnh sau tiết dạy:
Môn: 	Khoa học: 	Tiết 3:
SẮT, GANG, THÉP 
+ ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG + NHÔM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết 1 số tính chất của sắt, gang, thép; đồng và hợp kim của đồng; nhôm.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác 
- Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang thép, đồng và hợp kim của đồng; nhôm.
- Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ gang thép, đồng, nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
3. Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
- Tùy theo điều kiện địa phương mà GV có thể không cần dạy một số vật liệu ít gặp, chưa thực sự thiết thực với HS.
* Giảm tải: Từ các bài 22 -32, Gv lựa chọn một số bài về một số vật liệu phù hợp, thuận lợi với điều kiện địa phương để dạy.
* CV 3799:Linh hoạt giảm ít nhất ½ thời lượng. Lựa chọn nội dung gần nhau tạo thành cụm bài để tổ chức dạy học phù hợp, thuận lợi với điều kiện thực tế ứng dụng vật liệu đó ở địa phương.
* Tích hợp GD BVMT: GDHS thấy được khoáng sản là nguồn tài nguyên có hạn. Vì vậy cần khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- GV: Máy tính, bài soạn Powerpoint. 
- HS: Điện thoại, SGK, vở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
* Nội dung và phương pháp: Vấn đáp
* Cách tiến hành:
- Cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng":
+ Kể tên 1 số đồ dùng làm bằng tre, mây, song?
+ Nêu đặc điểm của chúng.
+ Cách bảo quản chúng như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận
- GV giới thiệu bài
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Mục tiêu: - Nhận biết 1 số tính chất của sắt, gang, thép; đồng và hợp kim của đồng; nhôm.
* Nội dung và phương pháp: Vấn đáp, động não.
* Cách tiến hành:
v Hoạt động 1: Nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng
- Yêu cầu HS quan sát, đọc bảng thông tin trong SGK và nêu nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép; đồng và hợp kim của đồng; nhôm.
- Nhắc: HS chỉ ghi vắn tắt chính bằng các gạch đầu dòng cho thuận tiện.
- GVnhận xét 
- Kết luận: Sắt, đồng và hợp kim của đồng; nhôm là kim loại có tính dẻo, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập, có ánh kim. Trong tự nhiên, chúng có trong các thiên thạch và trong các mỏ quặng. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- HS nêu.
- HS ghi vào VBT.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: - Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ gang thép, đồng, nhôm.
- Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang thép, đồng và hợp kim của đồng; nhôm.
* Nội dung và phương pháp: Vấn đáp, động não.
* Cách tiến hành:
v Hoạt động 2: Một số dụng cụ máy móc, đồ dùng được làm từ gang thép, đồng, nhôm
- Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ và cho biết:
+ Tên đồ dùng đó là gì ?
+ Đồ dùng đó được làm từ vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
- GV hỏi: Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ sắt, gang thép, đồng, đồng và hợp kim của đồng và nhôm?
- GV nhận xét
- HS quan sát và nêu tên vật dụng có trong hình
- HS nêu.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: - Biết cách bảo quản các đồ dùng từ sắt, gang thép, đồng, đồng và hợp kim của đồng và nhôm.
* Nội dung và phương pháp: Vấn đáp, động não.
* Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: ở gia đình em có những đồ dùng nào bằng sắt, gang thép, đồng, đồng và hợp kim của đồng và nhôm. Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản chúng ?
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS nêu:
+ Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu, dễ bị a-xít ăn mòn.
+ Để nơi thoáng mát, tránh rơi vỡ.
+ Lau chùi khi sử dụng xong.
+ Không dùng để đựng các hóa chất.
+ Đồ dùng bằng đồng để sáng đẹp thì dùng hóa chất đánh bóng.
+ Dùng sơn chống rỉ.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy:
 .
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2021
š ¯ ›
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh)
Môn: Chính tả, LTVC, Toán.
BUỔI SÁNG
Môn:	Chính tả: 	 Tiết 1:
Nghe - viết: CHUỖI NGỌC LAM + BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm được quy tắc chính tả phương ngữ.
2. Năng lực:	
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi của bài Chuỗi ngọc lam và bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- Làm được BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b (tr.136) và BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b (tr.145) hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn. 
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
* Giảm tải theo CV 3969: Ghép nội dung hai tiết chính tả (tuần 14, 15) thành 1 tiết: Gv tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.
* Tích hợp giáo dục Giới và Quyền trẻ em: Quyền được phát biểu ý kiến, nói đúng sự thật. Bổn phận yêu lẽ phải, yêu công lý.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
- GV: Máy tính, Bài soạn Powerpoint
- HS: SGK, vở BT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Nội dung và phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thi đua tìm tiếng có âm x hay s
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài.
- HS trả lời
- HS nghe
- HS chuẩn bị vở
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Mục tiêu: 
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
- HS về nhà viết đúng bài chính tả, trình bày đúng trình bày đúng hình thức văn xuôi của bài Chuỗi ngọc lam và bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp 
* Cách tiến hành:
 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài Chuỗi ngọc lam. 
 - GV cho HS đọc đoạn viết
 + Nội dung đoạn văn là gì?
 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- GV cho HS đọc đoạn viết
 + Nội dung đoạn văn là gì?
- Gv cho HS tự viết bài ở nhà.
- HS đọc
- HS đọc đoạn viết
+ Đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và bé Gioan.
- HS đọc
- HS đọc đoạn viết
+ Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ
- HS viết bài ở nhà
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: 
- Làm được BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b (tr.136) và BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b (tr.145) hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn. * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
* Bài chính tả « Chuỗi ngọc lam»
 * Bài 2: 
 - HS làm bài tập thi tìm từ
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm bài vào vở bài tập
- GV nhận xét KL: 
+ Ô số 1: đảo, hào, tàu, vào, vào
+ Ô số 2: trọng, trước, trường, chỗ, trả
 * Bài chính tả « Buôn Chư Lênh đón cô giáo»
 * Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét bổ sung 
* Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài bằng cách dùng bút chì viết tiếng còn thiếu vào vở bài tập
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- GV nhận xét từ đúng
Nhà phê bình và truyện của vua
 Một ông vua tự cho là mình có tài văn nên rất hay viết truyện. Truyện của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên chẳng ai dám chê bai. Chỉ có một nhà phê bình dám nói sự thật. Vua tức giận tống ông vào ngục.
 Thời gian sau vua trả tự do cho nhà phê bình, mời ông đến dự tiệc, thưởng thức sáng tác mới. Khi vua yêu cầu nhà phê bình nêu nhận xét, ông bước nhanh về phía mấy người lính canh và nói:
 - Xin hãy đưa tôi trở lại nhà giam
- Gv hỏi: Truyện đáng cười ở chỗ nào?
- 1HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài:
+ Tranh: tranh ảnh, bức tranh, tranh thủ, tranh giành, tranh công, 
+ Chanh: quả chanh, chanh chua, chanh chấp, lanh chanh, chanh đào 
+ Trưng:trưng bày, đặc trưng, sáng trưng, trưng cầu...
+ Chưng:bánh chưng, chưng cất, chưng mắm, chưng hửng 
+ Trúng: trúng đích, trúng đạn, trúng tim, trúng tủ, trúng tuyển, trúng cử 
+ Chúng: chúng bạn, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, công chúng..
+ Trèo:leo trèo, trèo cây trèo cao, 
+ Chèo: vở chèo, hát chèo, chèo đò, chèo thuyền, chèo chống, 
- HS đọc
- HS làm vào vở
- HS nhận xét bài của bạn
- 1HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài tập
+ Tra (tra lúa) - cha (mẹ)
+ Trà (uống trà) – chà (chà sát)
+ Trả (trả lại) - chả (bánh chả)
+ Trao (trao nhau) – chao (chao cánh)
+ Tráo (đánh tráo) – cháo (bát cháo) 
GV có thể tham khảo SGV
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở
- Lớp nhận xét bài của bạn
- 1 HS đọc thành tiếng bài đúng
- HS: Truyện đáng cười ở chỗ nhà phê bình xin vua cho trở lại nhà giam vì ngụ ý nói rằng sáng tác của nhà vua rất dở.
4. Hoạt động 4: Vận dụng:
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thi đua tìm tiếng có chứa âm tr hay ch
- Về nhà tìm hiểu thêm các quy tắc chính tả khác, chẳng hạn như ng/ngh; g/gh;...
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu
- HS lắng nghe
Điều chỉnh sau tiết dạy:
 .
Môn: 	Luyện từ và câu: 	Tiết 2:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý BT1
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác 
- Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học.
* Tích hợp GDBVMT: GD Hs có ý thức giữ gìn khu bảo tồn sinh thái biển ở Bãi Thơm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- GV: SGK, bài soạn Powerpoint, máy tính
- HS: Vở, SGK, điện thoại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
* Nội dung và phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- Cho HS tổ chức thi đặt câu có quan hệ từ.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
- Giới thiệu bài 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Mục tiêu: 
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý BT1.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
 * Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên cho HS tìm xem đoạn văn làm rõ nghĩa cụm từ “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” như thế nào?
.
 - Giáo viên chốt lại: Khu bảo tồn đa dạng sinh học.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài:
+ Khu dân cư: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp 
+ Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó các loài vật , con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ giữ gìn lâu dài
+ Sinh vật: tên gọi chung các vật sống bao gồm động vật, thực vật và động vật, có sinh đẻ, lớn lên và chết.
+ Sinh thái : hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật , có thể quan sát được
 3. Hoạt động 3: Luyện tập 
* Mục tiêu: 
- Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.
* Nội dung và phương pháp: Thực hành
* Cách tiến hành:
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm
- Giáo viên chốt lại
 * Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên gợi ý: Viết về đề tài tham gia phong trào trồng cây gây rừng; viết về hành động săn bắn thú rừng của một người nào đó .
- HS trình bày bài
- GV nhận xét + Tuyên dương.
- Giáo viên chốt lại 
* GDBVMT: Muốn bảo vệ khu sinh thái biển ở Bãi Thơm em cần phải làm gì?
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- HSTL:
+ Hành động bảo vệ môi trường : trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc
+ Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn. Xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc bài 3. Cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe. 
- Mỗi em chọn 1 cụm từ làm đề tài, viết khoảng 5 câu
- Học sinh đọc bài, sửa bài.
- Cả lớp nhận xét.
- HS trả lời
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
* Mục tiêu: - Đặt được câu có một số từ ngữ về bảo vệ môi trường.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu: Đặt câu với mỗi cụm từ sau: Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc
- GV hỏi: Em cần phải làm những gì để bảo vệ môi trường?
- Về nhà viết một đoạn văn có nội dung kêu gọi giữ gìn bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- HS TL
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau tiết dạy:
 .
Môn: 	 Toán: 	Tiết 3:
GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi.
2. Năng lực:	
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
3. Phẩm chất: Giáo dục lòng yêu thích môn Toán.
- Bài tập cần làm: Bài 1
* Điều chỉnh + Giảm tải: Không yêu cầu chuyển một phân số thành số thập phân. Không làm bài tập 2, bài tập 3.
* Giảm tải: Bài: “Giải toán về tỉ số phần trăm (tt) (tr 78)”, Luyện tập (tr79), Luyện tập chung (tr79), Luyện tập chung (tr80): Không dạy những bài này.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:	
- GV: Máy tính, bài soạn Powerpoint. 
- HS: Điện thoại, SGK, vở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1 : Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
* Nội dung và phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- Cho 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.
- Yêu cầu HS tìm tỉ số phần trăm của 45 và 75.
- GV cho HS quan sát máy tính bỏ túi và hỏi : Các em có biết đây là vật gì và để làm gì không ?
- GV giới thiệu : Đây là một chiếc máy tính bỏ túi, trong giờ học này các em sẽ biết một số công dụng và cách sử dụng nó.
- GV giới thiệu bài: “Giới thiệu máy tính bỏ túi” 
- HS chơi trò chơi
- HS nêu
- HSTL
- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Mục tiêu: - Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi.
 * Nội dung và phương pháp: Vấn đáp, động não
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Làm quen với máy tính bỏ túi
- GV yêu cầu HS quan sát máy tính và hỏi: Em thấy có những gì ở bên ngoài chiếc máy tính bỏ túi ?
- GV hỏi : Hãy nêu những phím em đã biết trên bàn phím.
+ Dựa vào nội dung các phím, em hãy cho biết máy tính bỏ túi có thể dùng làm gì ?
- GV giới thiệu chung về máy tính bỏ túi như phần bài học SGK
* Hoạt động 2: Thực hiện các phép tính bằng máy tính bỏ túi.
- GV yêu cầu HS ấn phím ON/C trên bàn phím và nêu: bấm này dùng để khởi động cho máy tính làm việc.
- GV nêu yêu cầu: Chúng ta cùng sử dụng máy tính để làm phép tính 25,3 + 7,09.
- GV hỏi : Có bạn nào biết để thực hiện phép tính trên chúng ta phải bấm những phím nào không ?
- GV tuyên dương nếu HS nêu đúng. Sau đó yêu cầu HS cả lớp thực hiện.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả xuất hiện trên màn hình.
- GV nêu : Để thực hiện các phép tính với máy tính bỏ túi ta bấm các phím lần lượt như sau :
* Bấm số thứ nhất
* Bấm dấu phép tính (+, - , , : )
* Bấm số thứ hai
* Bấm dấu =
Sau đó đọc kết quả xuất hiện trên màn hình 
- HS nêu theo quan sát của mình, có hai bộ phận chính là các phím và màn hình.
- Một số HS nêu trước lớp.
- HS nêu ý kiến.
- HS theo dõi.
- HS thao tác theo yêu cầu của GV.
- HS phát biểu ý kiến.
- Kết quả xuất hiện trên màn hình là 32.39 tức là 32,39.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: 
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
* Nội dung và phương pháp: Thực hành, động não
* Cách tiến hành:
◙ Bài 1
- GV cho HS tự làm bài
- GV có thể yêu cầu HS nêu các phím bấm để thực hiện mỗi phép tính trong bài.
- GV nhận xét bài làm và tuyên dương HS.
- HS thao tác với máy tính bỏ túi và viết kết quả phép tính vào vở bài tập.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: - Biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân 
* Nội dung và phương pháp: Vấn đáp. 
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho HS tham gia trò chơi: “Ai nhanh hơn”:
+ Giải nhanh bằng máy tính bỏ túi.
6,57 + 3.66 – 1,5 .
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau tiết dạy:
 .
Thứ tư, ngày 15 tháng 12 năm 2021
š ¯ ›
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh)
Môn: Tập đọc, LTVC, Toán.
BUỔI SÁNG
Môn:	 Tập đọc: 	Tiết 1:
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
 - Trả lời được câu hỏi trong SGK.
3. Phẩm chất: Yêu quý thiên nhiên.
* Tích hợp GDBVMT: GD HS có ý thức bảo vệ rừng nơi các em sinh sống và có ý thức trồng rừng ngập mặn .
* Tích hợp giáo dục Giới và Quyền trẻ em: Bổn phận cải tạo, giữ gìn môi trường sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
- GV: Máy tính, Bài soạn Powerpoint.	
- HS: Bài soạn. Điện thoại, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1 : Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
* Nội dung và phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- Cho HS tổ chức thi đọc và trả lời câu hỏi bài “Người gác rừng tí hon”:
+ H: Bạn nhỏ trong bài là người thế nào? 
+ H: Em học tập được gì ở bạn nhỏ
+ H: Nội dung chính của bài là gì?
- GV nhận xét
- Gv đưa tranh cho HS quan sát tranh minh hoạ 
+ H: ảnh chụp cảnh gì?
+ H: Trồng rừng ngập mặn có tác dụng gì?
- GV: Để bảo vệ đê biển, chống xói lở, chống vỡ đê khi có gió bão lớn, đồng bào ở ven biển đã biết cách tạo nên một lớp lá chắn đó là trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn có tác dụng gì? các em cùng tìm hiểu qua bài văn
 - Gv giới thiệu bài: “Trồng rừng ngập mặn”
- HS thi đọc.
- HS quan sát
+ Ảnh chụp cảnh trồng rừng ngập mặn
+ Trồng rừng ngập mặn để chắn bão, chống lở đất, vỡ đê.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Mục tiêu: - Đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. Đọc đúng các từ khó trong bài.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài
- GV hỏi: Bài này chia thành mấy đoạn?
- Gọi HS đọc nối tiếp 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó đọc
- GV ghi bảng từ khó
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu
- Gọi HS đọc từ khó
- HS luyện đọc nối tiếp lần 2
- HS nêu chú giải
- GV nêu cách đọc
- GV đọc mẫu
- 1HS đọc bài.
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Trước đây sóng lớn.
+ Đoạn 2: Mấy năm Cồn Mờ.
+ Đoạn 3 : Còn lại .
- HS nêu từ khó
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- HS nêu chú giải
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi (trả lời được câu hỏi trong SGK)
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
- HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi	
+ Câu 1: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
- GV chốt ý: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá 
- HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi:
+ Câu 2: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
 + Các tỉnh nào có phong trào trồng rừng ngập mặn tốt?
- GV giới thiệu các tỉnh này trên bản đồ VN 
- GV chốt ý: Công tác khôi phục rừng ngập mặn ở một số địa phương.
- HS đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi:
+ Câu 3: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục?
 - GV chốt ý: Tác dụng của rừng ngập mặn
* GDBVMT: Em hãy nêu các cách để bảo vệ rừng nơi em ở?
- HS đọc và trả lời:
+ Nguyên nhân: do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm, làm một phần rừng ngập mặn bị mất đi.
+ Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn: lá chắn bảo vệ đê điều không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió to bão, sóng lớn
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm và trả lời:
+ Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
+ Các tỉnh: Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
- HS quan sát
- HS đọc thầm và trả lời:
+ Rừng ngập mặn được phục hồi, đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng hải sản nhiều, các loài chim nước trở lên phong phú.
- HS TL
4. Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: - Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
* Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp 
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp 
- Treo bảng phụ viết đoạn 3
- Hướng dẫn HS tìm ra cách đọc 
- HS luyện đọc 
- HS thi đọc 
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV hỏi: Qua bài học, em nào có thể rút ra được ý nghĩa của bài học?
- Nhận xét tiết học
- HS đọc 
- HS nêu cách đọc
- HS thi đọc
- HSTL: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi 
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy:
 .
Môn:	Luyện từ và câu:	Tiết 2 :
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm được khái niệm về quan hệ từ.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác 
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1.
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3).
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
- HS khá giỏi: Nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3)
* Tích hợp GDBVMT: GD HS có ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng nơi em sinh sống .
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính, bài soạn Powerpoint
- Học sinh: Vở viết, SGK	, Điện thoại
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1 : Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
* Nội dung và phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh tìm quan hệ từ trong câu: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
- HS TL.
- HS ghi vở
 2. Hoạt động 2: Khám phá
* Mục tiêu: 
- Nắ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2021_2022_ban_moi.docx