Giáo án Khối 5 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh

Giáo án Khối 5 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh

BUỔI SÁNG:

TẬP ĐỌC: PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật .

 - Hiểu ý nghĩa của bài : Quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (TLCH ở SGK)

 - GDHS tính thật thà, ngay thẳng.

- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ trong SGK;Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:

Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi.

Việc 2: HS tham gia trò chơi.

Việc 3: Nhận xét đánh giá.

*Đánh giá thường xuyên:

Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, tích hợp.

Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.

Tiêu chí: Đánh giá khả năng đọc, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài TĐ.

 Thể hiện đọc bài và trả lời tự tin.

2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

 - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?

 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu.

 

doc 22 trang cuongth97 06/06/2022 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2021
BUỔI SÁNG:
TẬP ĐỌC: PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật .
 - Hiểu ý nghĩa của bài : Quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (TLCH ở SGK)
 - GDHS tính thật thà, ngay thẳng.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ trong SGK;Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, tích hợp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: Đánh giá khả năng đọc, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài TĐ.
 Thể hiện đọc bài và trả lời tự tin.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: 
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
 Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
 Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
 Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: 
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
 Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc bài và trả lời các câu hỏi: 
Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm
Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. 
* Nội dung: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng 
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. 
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc ( có thể đọc bài theo hình thức phân vai). 
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. 
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
	 - H nhăc lại nội dung bài.
*Đánh giá: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: 
HĐ 1: + Biết phân đoạn, Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài: quan án, vãn cảnh, biện lễ, chạy đàn, sư vãi, đàn 
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
HĐ 2: Hiểu được nội dung của bài, trả lời đúng các câu hỏi:
HĐ 3: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. 
- Biết đọc diễn cảm theo phân vai.Chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm của từng đoạn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân nội dung câu chuyện.
TOÁN: XĂNG - TI- MÉT KHỐI. ĐỀ- XI- MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU:
- HS có biểu tượng về xăng-ti -mét khối, đề- xi -mét khối .
- Biết tên gọi, kí hiệu, "độ lớn" của đơn vị đo thể tích: xăng- ti- mét khối, đề -xi- mét khối; Biết mối quan hệ giữa xăng- ti -mét khối, đề –xi- mét khối; Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng ti mét khối, đề xi mét khối. HS làm được BT 1,2a
- GDHS tính cẩn thận, trình bày bài khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	 Hộp lập phương cạnh 1cm, 1dm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ 1: Hình thành biêu tượng xăng-ti-mét khối; đề-xi-mét khối:
- Cùng quan sát từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để nhận xét: 
Xăng-ti mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
 Xăng-ti mét khối viết tắt là cm3
Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. Viết tắt là dm3
Mốí quan hệ giữa hai đơn vị đo. Ta có: 1dm3 = 1000 cm3
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- Có biểu tượng về xăng-ti -mét khối, đề- xi -mét khối; cách đọc, viết về cm3; dm3
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối; đề-xi-mét khối.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu) :
- Làm BT.
Chia sẻ trong nhóm. 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Làm bài
- HĐTQ cho lớp chia sẻ- phỏng vấn nhau trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.	
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
Tiêu chí: 
Bài 1: Biết đọc, viết đúng các đơn vị cm3; dm3
Bài 2: Nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo cm3;dm3
Vận dụng làm đúng BT2.
 	 1dm3 = 1000 cm3
 	 5,8 dm3 = 5800cm3
 	 375dm3 = 375 000 cm3
 	 dm3 = 800 cm3
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân về cách đọc, viết và mối quan hệ giữa xăng-ti mét khối ; đề -xi-mét khối.
 ------------------------------------------------------------------------------------------ 
BUỔI CHIỀU:
LỊCH SỬ:	NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU:
- Biết hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội . Biết những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước : góp phần trang bị máy móc cho sản xuất và vũ khí cho bộ đội.
- Biết được sự đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội đối với đất nước.
- GDHS ý thức tìm hiểu và khám phá nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ trong SGK;Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:	
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Nhiệm vụ của miền Bắc sau năm 1954.
- Việc 1: Cặp đôi trao đổi, thảo luận với nhau theo nội dung: 
? Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì?
? Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại?
? Đó là nhà máy nào?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
=> GV chốt, nhận xét, đánh giá : Để xây dựng thành công XHCN, làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hóa nền sản xuất nước nhà, việc xây các nhà máy cơ khí hiện đại là điều kiện tất yếu.
HĐ2: Quá trình xây dựng và những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, trao đổi theo nội dung sau:
? Nhà máy cơ khí Hà Nội xây dựng vào thời gian nào? Địa điểm xây dựng?
? Diện tích? Quy mô? Nước giúp đỡ chính? Các sản phẩm của nhà máy?
? Đóng góp của nhà máy vào công cuộc bảo vệ đất nước? 
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Việc 3: GV nhận xét và chốt: Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu của quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giành độc lập ở miền Nam.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.	
+ Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí: 
HĐ1: Nắm được nhiệm vụ của miền Bắc sau năm 1954: Để xây dựng thành công XHCN, làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hóa nền sản xuất nước nhà, việc xây các nhà máy cơ khí hiện đại là điều kiện tất yếu.
HĐ2: - Nắm được hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí: tháng 12/1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng, tháng 4/1958 thì hoàn thành.
- Nắm được những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất và vũ khí cho bộ đội.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Kể cho người thân của mình nghe về nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Vận dụng tìm hiểu và khám phá các nhà máy lớn của nước ta.
ĐỊA LÝ:	MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga.
- Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
- GD HS lòng say mê, thích khám phá thế giới.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bản đồ các nước châu Âu; một số hình ảnh về Liên bang Nga và Pháp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Liên bang Nga.
- Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin SGK kết hợp quan sát bản đồ và trao đổi với nhau và hoàn thành vào phiếu học tập: vị trí địa lí, diện tích, dân số, khí hậu, tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp.
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Liên bang Nga nằm ở Đông Âu, Bắc Á, có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2: Pháp.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn quan sát hình 1 và thảo luận:
? Nước Pháp nằm ở phía nào của châu Âu? Giáp với những nước nào, đại dương nào?
? Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp của Pháp
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hòa. Nước Pháp có công nghiệp và nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển. 
- GV nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng..
+ Tiêu chí: 
HĐ1:
- Nắm được vị trí, giới hạn, thủ đô của Liên bang Nga: nằm ở cả châu Á và châu Âu.
- Diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế.
HĐ2:
- Nắm được vị trí địa lí, thủ đô của Pháp: nằm ở Tây Âu, thủ đô là Pa-ri.
- Biết Pháp là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Kể cho người thân của mình nghe về một số sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp của Liên bang Nga và Pháp.
ĐẠO ĐỨC: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T1)
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS biết tổ quốc của em là VN,Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- HS có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử văn hóa và sự phát triển kinh tế của Tổ quôc Việt Nam.
- GD lòng tự hào về truyền thống, về nền văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
- Phát triển năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - CTHĐTQ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích.
 - GV Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
 - Đọc thầm và nghe bạn đọc thông tin SGK trang 34. Trả lời câu hỏi 1;2.
Cùng nhau chia sẻ những hiểu biết của mình về quê hương Việt Nam của chúng ta.
Việc 1- Chia sẻ các câu trả lời với bạn, cùng nghe bạn và bổ sung cho nhau.
Việc 2- Nắm phần ghi nhớ.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát,Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá:HS có những hiểu biết ban đầu về văn hóa, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.Việt Nam ta đang phát triển và thay đổi từng ngày. Có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
HĐ 2:Thực hành: BT2: Tìm những hình ảnh về Viêt Nam trong các tranh, ảnh:
- Các nhóm trao đổi, thảo luận sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
- HĐTQ cho lớp chia sẻ->phỏng vấn nhau.
- GV giới thiệu thêm về những hình ảnh tiêu biểu của đất nước VN.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát,Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá: Có những hiểu biết thêm về tổ quốc Việt Nam; Tìm được đúng những hình ảnh về Việt Nam: Quốc kì, Bác Hồ, Văn Miếu, , về áo dài Việt nam.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Sưu tầm các bài hát,bài thơ, tranh ảnh, sự kiện lịch sử, có liên quan đến chủ đề Em yêu tổ quốc Việt Nam.
- Tìm hiểu những truyền thống văn hoá, lễ hội ở quê hương Quảng Bình để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 ------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 02 tháng 03 năm 2021
BUỔI SÁNG:
CHÍNH TẢ : (Nhớ - Viết): CAO BẰNG 
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nhớ - viết đúng bài CT , trình bày đúng hình thức bài thơ .
- Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam ( BT2, BT3)
- Rèn luyện kĩ năng viết.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 ,bảng phụ ghi 4 khổ thơ đầu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết 
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
- Cá nhân luyện viết một số từ khó trong bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Việc 2: Viết chính tả: - Nghe viết.
 - Dò bài, soát lỗi.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi nhận xét bằng lời, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: 
Việc 1:
 + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm được cách trình bày một văn bản thơ.
- Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn;
Việc 2:
Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: Đèo Gió, Đèo Giàng, mận, suối trong.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
* Việc 3 Làm bài tập: 
Bài 2: Tìm tên riêng thích hợp cho mỗi ô trống:
 - Đọc và làm bài tập.
HĐTQ cho lớp chia sẻ kq-> phỏng vấn nhau về cách viết hoa tên người, tên địa lí VN - Nhắc lại quy tắc viết hoa DT riêng.
 * Khi viết hoa các tên riêng và tên địa lí Việt Nam ta viết hoa các chữ cái ở đầu mỗi tiếng.
Bài 3: Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn thơ sau:
Làm BT theo nhóm sau đó cử đại diện chơi.	
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: Các anh hùng dân tộc kèm với địa danh. 
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi nhận xét bằng lời, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: 
Việc 1:
 + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm được cách trình bày một văn bản thơ.
- Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn;
Việc 2:
Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: Đèo Gió, Đèo Giàng, mận, suối trong.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
Việc 3:
+ Nắm được các anh hùng dân tộc kèm theo địa danh.(BT2) 
+ Nắm chắc quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 
+ Tìm đúng các danh từ riêng có trong bài và viết hoa đúng tên riêng đó.(BT3)
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Tập viết lại những chữ mình chưa hài lòng.
- Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo.
- Cùng bạn nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
TOÁN: MÉT KHỐI 
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết tên gọi kí hiệu, "độ lớn" của đơn vị thể tích mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề -xi-met khối và xăng - ti- mét khối 
 - HS làm được BT1,2b.
 - Học sinh vận dụng đổi các đơn vị đo thể tích, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
( Không làm bài tập 2a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Đồ dùng học toán hoặc hình vẽ về mét khối. Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - Trưởng ban học tập cho các bạn đọc, viết một số đơn vị đo là xăng-ti-mét khối; đề -xi-mét khối. 
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hình thành biêu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3:
- Cùng quan sát mô hình về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.Nhận xét: 
 Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m.
 Mét khối viết tắt là m3
Mốí quan hệ giữa hai đơn vị đo. Ta có: 1m3 = 1000 dm3
 1 m3 = 1 000 000 cm2
b) Nhận xét: Hai HS trao đổi để rút ra mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học.
	 Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
 Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 1/1000 lần đơn vị lớn hơn tiếp liền.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: a) Đọc các số đo sau :
	15m3, 205m3, m3, 0,911m3
b) Viết các số đo thể tích:
 Làm BT.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ.
Bài 2b: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối:
- Làm bài
- Một số HS nêu kq trước lớp, lớp nhận xét:
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
Bài 1: - Biết đọc, viết các số đo thể tích: cm3, dm3, m3
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 2b: Nắm được mối quan hệ giữa cm3, dm3, m3; vận dụng chuyên đổi đúng BT2.
 	 1dm3 = 1000cm3; 1,969dm3 = 1969 cm3
 m3 = 1000 :4 = 250 000 cm3
 19,54m3 = 19 540 000cm3
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân về m3, cách đọc, viết và mối quan hệ giữa xăng-ti mét khối ; đề -xi-mét khối, mét khối.
LTVC: LUYỆN TẬP NỐI CÁC VỀ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố cách nối các vế câu ghép bằng cặp quan hệ từ tương phản và Nguyên nhân (ĐK- kết quả.
 - Rèn kĩ năng tìm các cặp quan hệ từ và xác định vế câu trong câu ghép.
 - GD HS ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
 (Không dạy bài MRVT: Trật tự - An ninh, thay bằng bài: Luyện tập nối các vế câu ghép.)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích. 
 - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn, đánh dấu gạch chéo giữa các vế câu trong câu ghép. Tìm từ nối các vế câu trong câu ghép:(BT1 trang 25)
- Đọc và làm bài. 1 H làm bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho lớp chia sẻ kq-> phỏng vấn nhau trước lớp.
Đáp án: Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người
Bài 2: ( Thực hành Toán và TV trang 24)
Nối các vế câu ở bên A với vế câu thích hợp ở bên B để tạo thành
	2 Câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả
	1 câu ghép có quan hệ điều kiện- kết quả
a) Hòn đá tất nhiên ì ra
b) Nếu ai bỏ vào thùng ba mươi xu
c) Quan huyện vốn thương người.
1. thì sẽ được vào công đường
2. nên nghĩ ra một kế giúp người đàn bà
3. nên quan bảo trói nó lại, khiêng về huyện tra tấn cho được mới nghe
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. 
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá:
Bài 1: +Nắm được cách nối các vế câu ghép và phân tích các vế câu chỉ quan hệ tương phản.
Bài 2:HS nắm chắc hơn thế nào là câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả; điều kiện- kết quả; vận dụng để làm đúng BT.
- Biết hợp tác tích cực, trình bày tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Chia sẻ với người thân về câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả, câu ghép chỉ quan hệ tương phản.
 ------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 04 tháng 03 năm 2021
BUỔI SÁNG:
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 -Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, xăng- ti- mét khối, đề –xi-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
 -Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích
 HS làm bài 1(a,b dòng 1,2,3), bài 2, bài 3(a,b). 
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. 
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV:Bìa ghi bài cũ ; phiếu bài 2 ; bảng phụ ghi bài 2
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Trưởng ban học tập cho các bạn đọc, viết một số đơn vị đo là xăng-ti-mét khối; đề -xi-mét khối, mét khối. 
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: a) Đọc các số đo:
	b) Viết các số đo thể tích:
- Cá nhân làm bài.
Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kết quả. 
a) Đọc số : 5m3 ; 2010cm3; 10,125m3; 0,109 cm3; 0,015dm3
b)Viết số :Thứ tự các số viết như sau : 1952cm3 ; 2015m3; dm3
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Trao đổi, chia sẻ kq. 
- Một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq.
* Đánh giá:
Bài 3: So sánh các số đo sau đây:
- Trao đổi, chia sẻ trong nhóm:
- Đại diện mộ số nhóm nêu.
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
Bài 1:
- Biết đọc, viết các số đo thể tích: cm3, dm3, m3
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 2: Xác định đ/s và đọc đúng đơn vị đo thể tích là 0, 25 m3
Bài 3: Nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích; vận dụng so sánh Bt3
913,232413m3 = 913232413cm3 
 m3 = 12,345m3 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cách đọc, viết, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
TẬP ĐỌC: CHÚ ĐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu được : Sự hy sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của của các chú đi tuần. Trả lời được câu hỏi 1 ,3 ; HTL những câu thơ em thích
- HS biết ơn các chú bộ đội.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
( Không hỏi câu hỏi 2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc một đoạn và trả lời câu hỏi bài « Phân xử tài tình ».
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: 
Việc 3: 1 H nêu cách chia đoạn. (4 khổ thơ)
 Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
 Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
 Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
 Việc 5: 
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
 Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc bài và trả lời các câu hỏi:
Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm
Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. 
* Nội dung: :Ca ngợi các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh ; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng 
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. 
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. 
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. 
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
	 - H nhăc lại nội dung bài.
* Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp, quan sát.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Tiêu chí đánh giá: 
HĐ1: 
+ Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí giữa các dòng thơ.
HĐ2:Hiểu được nội dung của bài, trả lời đúng các câu hỏi:
HĐ3: 
+ Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm yêu thương của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam.
+ Đọc thuộc từng khổ hoặc cả bài thơ.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 Tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
 ------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU :
KỂ CHUYỆN : 	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
 - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự an ninh ; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí , kể rõ ý biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét được lời kể của bạn.
- Giáo dục HS biết góp sức mình vào bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được giọng nói của nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
+ GV:Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
+ HS: 1 số sách, truyện, bài báo về các chiến sĩ an ninh công an, bảo vệ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát. 
 - Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
2. Xác định y/c:
- 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý. 
- NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK. 
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể. 
- Chốt các bước kể: + Giới thiệu câu chuyện.
+ Nêu tên câu chuyện, giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra.
+ Kể diễn biến của câu chuyện
+ Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
2. Kể chuyện:
* Kể trong nhóm
- NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Cá nhân lần lượt kể trong nhóm.
- Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá.
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.
* Kể trước lớp:
- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.
+ Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và hấp dẫn không?
 + Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
 + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: + Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và hấp dẫn không? Nắm được ý nghĩa câu chuyện.
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 Chia sẻ với người thân câu chuyện. 
	 ------------------------------------------------------------------------------------------ 
ÔN TIẾNG VIỆT : 	ÔN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Ôn lại khái niệm về quan hệ từ.
- Ôn lại cách nhận biết một số quan hệ trong các câu văn, xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu văn, đoạn văn.
- Ôn lại cách đặt câu với quan hệ từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích. 
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
- Ôn lại:
Các cặp quan hệ từ thường gặp là:
- Vì ... nên...; do... nên; nhờ... mà ... (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả).
- Nếu... thì...; hề... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả).
- Tuy ... nhưng...; mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản)
- Không những... mà...; không chỉ... mà còn.. (biểu thị quan hệ tăng tiến).
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Chọn các quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
(Tuy...nhưng; của; nhưng; vì... nên; bằng; để)
a. Những cái bút ...................tôi không còn mới ...................vẫn tốt.
b. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh...................máy bay...................kịp cuộc họp ngày mai.
c. ...................trời mưa to...................nước sông dâng cao.
d. ...................cái áo ấy không đẹp...................nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.
2. Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau:
a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.
b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.
c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.
d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.
e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.
f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.
g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.
h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.
i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.
j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?
3. Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì?
a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn.
Biểu thị quan hệ: ...................................................................
b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập.
Biểu thị quan hệ: ...................................................................
c. Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.
Biểu thị quan hệ: ...................................................................
d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi.
Biểu thị quan hệ: ...................................................................
e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối.
Biểu thị quan hệ: ...................................................................
4. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:
a. Hoa ................Hồng là bạn thân.
b. Hôm nay, thầy sẽ giảng................phép chia số thập phân.
c. ................mưa bão lớn................việc đi lại gặp khó khăn.
d. Thời gian đã hết ................ Thúy Vy vẫn chưa làm bài xong.
e. Trăng quầng................hạn, trăng tán................mưa.
f. Một vầng trăng tròn, to................đỏ hồng hiện lên................chân trời, sau rặng tre đen................một ngôi làng xa.
g. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi ............. người làng................yêu thương tôi hết mực, ................sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt................mảnh đất cọc cằn này.
h. ................bão to................các cây lớn không bị đổ.
5. Đặt câu có sử dụng quan hệ từ:
a. Của
...................................................................................................
b. Hoặc
...................................................................................................
c. Với
...................................................................................................
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Chia sẻ với người thân về quan hệ từ. 
	-----------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 04 tháng 03 năm 2021
TẬP LÀM VĂN : LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Lập được chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh (theo gợi ý trong SGK) 
- Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_tran_nu_cam_linh.doc