Giáo án Khối 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh

Giáo án Khối 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh

TẬP ĐỌC: ÔN TẬP (TIẾT 1)

I.MỤC TIÊU:

 - Ôn luyện các bài TĐ đã học. Đọc trôi chảy, l¬ưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn, thuộc 4-5 bài thơ ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm đ¬ược các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bản tổng kết( BT2).

- GD ý thức học tập nghiêm túc.

- Rèn luyện năng lực tự tin, giải quyết vấn đề; HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* Khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi ưa thích.

- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

1.Ôn các bài tập đọc học thuộc lòng:

- Cá nhân bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi.

 Lớp nghe, nhận xét.

* Đánh giá:

Phương pháp: quan sát, vấn đáp.

Kĩ thuật: sử dụng phiếu đánh giá, nhận xét bằng lời.

Tiêu chí đánh giá:

- Đánh giá khả năng đọc thuộc lòng, diễn cảm bài TĐ; trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài TĐ, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Đọc to, rõ.Trình bày tự tin.

 

doc 24 trang cuongth97 06/06/2022 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2021	
TẬP ĐỌC: ÔN TẬP (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU:
 - Ôn luyện các bài TĐ đã học. Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn, thuộc 4-5 bài thơ ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bản tổng kết( BT2).
- GD ý thức học tập nghiêm túc.
- Rèn luyện năng lực tự tin, giải quyết vấn đề; HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi ưa thích.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1.Ôn các bài tập đọc học thuộc lòng:
- Cá nhân bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi.
	 Lớp nghe, nhận xét.
* Đánh giá:
Phương pháp: quan sát, vấn đáp. 
Kĩ thuật: sử dụng phiếu đánh giá, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá: 
- Đánh giá khả năng đọc thuộc lòng, diễn cảm bài TĐ; trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài TĐ, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Đọc to, rõ.Trình bày tự tin.
2.Điền vào bảng tổng kết.
 - Trao đổi, thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm trình bày, tổng kết nhận xét.
- Một số nhóm chia sẻ trước lớp.
* Đánh giá:
Phương pháp: quan sát, vấn đáp. 
Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá: Lập được bảng tổng kết; nắm được câu đơn, câu ghép-> Câu ghép không dùng từ nối, câu ghép dùng từ nối, câu ghép dùng cặp từ hô ứng.Lấy ví dụ cho từng kiểu câu.
- HS tự giác làm bài, tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân các bài TĐ đã học.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết tính thời gian, vận tốc, quãng đường.
- Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian; tính V,T,S; BT cần làm: BT1, 2
- GDHS tính toán cẩn thận, trình bày bài đẹp.
- Rèn luyện NL tính toán, phân tích, tích cực hợp tác trong nhóm, sáng tạo trong thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	- Bảng phụ, phiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban học tập tổ chức cho lớp chơi trò chơi “ Bắn tên” hỏi đáp về vận tốc, quãng đường, thời gian;(V,T,S)
 - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu của tiết học. 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: 
 - Việc 1: Em đọc yêu cầu của bài tập 1. 
 - Việc 2: Em cùng bạn thảo luận và làm bài vào vở, 1HS làm bảng lớp . 
 - Việc 3: Chia sẻ trước lớp. Giải
Vận tốc ô tô: 135 : 3 = 45(km/giờ)
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
 Vận tốc xe máy: 135 : 4,5 = 30(km/h)
Mỗi giờ ôtô đi hơn xe máy là :
45 – 30 = 15 (km)
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- HS nắm được cách tính vận tốc.
- Vận dụng tính đúng theo yêu cầu của BT1.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 2 :
 - Việc 1: Em đọc yêu cầu và làm bài.
 - Việc 2: Chia sẻ kết quả nhóm đôi. 
 - Việc 3: Chia sẻ trước lóp.
Bài giải:
1250m = 1,25 km 2phút = giờ
Vận tốc của xe máy là : 1,25 : = 37,5 (km/giờ)
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- HS nắm chắc được cách tính vận tốc. Đổi đơn vị đo thời gian.
- Giải được bài toán về tính vận tốc..
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
- Về nhà chia sẻ cùng bố mẹ và người thân một số bài toán về V,T,S
Ví dụ : Quãng đường từ nhà em đi xe đạp đến trường dài 5 km, em đi hết thời gian là 20 phút. Tính vận tốc xe đạp ?
------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
LỊCH SỬ:	TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS: 
- Biết ngày 30/4/1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.
- Rèn kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử.
- GD HS lòng yêu nước, nhận thức được ngày giải phóng Sài Gòn.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Tranh, ảnh tài liệu về đại thắng mùa xuân năm 1975.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*HĐ1: Khái quát về cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
- Việc 1: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: 
? Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri?
- Việc 2: GV nêu khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 kết hợp chỉ trên bản đồ: Sau Hiệp định Pa-ri, thế và lực của ta ngày càng hơn hẳn kẻ thù. Đầu năm 1975, thấy thời cơ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã đến, Đảng ta quyết định tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy bắt đầu từ ngày 4/31975. Sau 40 ngày, ta giải phóng được cả Tây Nguyên và miền Trung. Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, chiến dịch HCM lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu.
- GV nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Vấn đáp.
+ Kỹ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí: - Nắm được ngày 26/4/1975 chiến dịch Hồ Chí minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.
*HĐ2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận với nhau theo nội dung: 
? Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
? Thuật lại cảnh xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập?
? Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Việc 3: GV nhận xét và chốt: Diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
? Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì?
? Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
? Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta đã thống nhất là lúc nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí: Nắm được những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
*HĐ3: Ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin SGK, thảo luận theo nội dung sau:
? Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta?
? Hãy nêu ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Việc 3: GV nhận xét và chốt: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa, một Điện Biên Phủ. Chiến thắng này đã đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Đất nước hoàn toàn thống nhất.
- GV nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí: Nắm được ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Kể cho người thân của mình nghe cuộc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
ĐỊA LÝ:	CHÂU MĨ (TIẾP)
I. MỤC TIÊU: 
-,HS nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ. Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế của Hoa Kì.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì. Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
- GD HS lòng say mê, thích khám phá thế giới.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ các nước châu Mĩ. Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: 
- CTHĐTQ tổ chức trò chơi “Chuyền bóng.”
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*HĐ1: Dân cư châu Mĩ.
- Việc 1: Cặp đôi đọc bảng số liệu và trao đổi với nhau:
? Châu Mĩ đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
? Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết thành phần dân cư châu Mĩ? Dân cư châu Mĩ tập trung chủ yếu ở đâu?
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Châu Mĩ đứng thứ hai trong các châu lục. Dân cư châu Mĩ chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông. 
- GV nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
+ Tiêu chí: Nắm được đặc điểm về dân cư của châu Mĩ: có khoảng 876 triệu người, đứng hàng thứ 2; chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư, tập trung ở vùng ven biển và miền Đông.
*HĐ2: Hoạt động kinh tế.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thông tin SGK và thảo luận:
? Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
? Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
? Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Các khu vực ở châu Mĩ có nền kinh tế phát triển ở mức độ khác nhau. 
- GV nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
+ Tiêu chí: Nắm được đặc điểm về kinh tế: Bắc Mĩ có nền kinh tế cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ kinh tế CN-NN hiện đại. Trung Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản khai thác khoáng sản để xuất khẩu. 
*HĐ3: Hoa Kì.
- Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin SGK kết hợp quan sát bản đồ và trao đổi với nhau:
? Cho biết vị trí và thủ đô của Hoa Kì trên bản đồ?
? Em biết gì về Hoa Kì?
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Hoa Kì là nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
- GV nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
+ Tiêu chí: - Chỉ đúng vị trí và thủ đô của Hoa Kì trên bản đồ. 
- Nắm được đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Kể cho người thân của mình nghe về đặc điểm dân cư, kinh tế của châu Mĩ.
- Tìm hiểu một số tranh ảnh thiên nhiên của nước Hoa Kì.
ĐẠO ĐỨC : BIẾT GIẢI TRÍ CÓ ÍCH (T1- TLGDĐP)
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu được vui chơi giải trí là nhu cầu cần thiết của trẻ em, để đảm bảo sự phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần, tình cảm.
- Đồng tình với những hình thức vui chơi lành mạnh, phù hợp với điều kiện, sức khỏe bản thân, rèn luyện thân thể khỏe mạnh, tâm hồn trong sáng...
- Tuyên truyền và tham gia các hình thức vui chơi lành mạnh, có ích và phù hợp với điều kiện. 
 - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi ưa thích.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH :
HĐ 1: Trao đổi thông tin:
- Y/C HS quan sát tài liệu dành cho HS thảo luận câu hỏi:
? Hãy kể tên các trò chơi trong tranh.
? Em thích được vui chơi không? ngoài giờ học em có rất nhiều hình thức vui chơi, giải trí, hãy kể một số hình thức vui chơi giải trí mà em biết.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm báo cáo KQ.
- GVđánh giá, nhận xét:
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- Kể được tên các trò chơi trong tranh,kể các hình thức vui chơi giải trí mà em thường chơi.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
HĐ2:Bày tỏ ý kiến :
- Tổ chức cho cá nhân lần lượt bày tỏ ý kiến của mình bằng hệ thống câu hỏi :
? Bản thân em thường chọn cách vui chơi giải trí nào? (địa điểm, thời gian)
?Theo em, những cách vui chơi đó có lành mạnh không ? Vì sao ?
?Vui chơi như thế nào là lành mạnh, có ích ?
? Vì sao nói, vui chơi giải trí không đúng cách, không phù hợp sẽ có hại ?
=> Rút ra ghi nhớ (Tài liệu dành cho HS)
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- Hiểu được thế nào là vui chơi giải trí lành mạnh, biết chọn cách để vui chơi lành mạnh.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
HĐ 3: Lập thời gian biểu:
- Tổ chức cho HS lập thời gia biểu cho các hoạt động vui chơi, giải trí trong tuần của mình theo mẫu (tài liệu dành cho HS)
- HS trình bày, các HS khác nhận xét, góp ý xem đã hợp lý chưa, khoa học chưa.
- GV nhận xét.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- Biết lập thời gian biểu hợp lý..
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Chơi một số trò chơi dân gian.
	------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2021
CHÍNH TẢ: ÔN TẬP (TIẾT 2) 
I.MỤC TIÊU:
Tiếp tục ôn luyện các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học.
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1.
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2
- Có ý thức sử dụng đúng câu ghép trong nói, viết văn.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19– tuần 27
 - Bảng phụ ghi bài tập 2/trang100.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1.Ôn các bài tập đọc học thuộc lòng:
- Cá nhân bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi.
	Lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc.
+ Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc.
2.Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép:
- Cá nhân làm bài
- Chia sẻ trong nhóm.
- Chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét, thống nhất kq. 
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy . / 
b) Nếu mỗi thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng
c) “ Mỗi người . và mọi người vì mỗi người” 
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, viết, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá:Nắm chắc về câu ghép, biết viết đúng một vế câu để tạo thành câu ghép.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
- Vận dụng đọc tốt các văn bản.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian; Biết giải toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. 
- Rèn kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Vận dụng làm được các BT: 1,2
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
 - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
 - Giáo viên giới thiệu bài học, nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: 
Việc 1: Em đọc yêu cầu của bài tập 1. 
Việc 2: Cùng phân tích để giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
? Có mấy chuyển động đồng thời?Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
Vẽ sơ đồ:
	 	 ô tô gặp xe máy
A 180km B
- GV giải thích: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ hai chiều ngược nhau.
? Vậy sau mỗi giờ ô tô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu?
? Thời gia ô tô và xe máy gặp nhau là ?
- HS giải toán theo các bước HD-> rút ra nhận xét.
*Rút ra nhận xét: Muốn tính thời gian để hai chuyển động ngược chiều gặp nhau, ta lấy quãng đường chia cho tổng vận tốc. t = s : (v1 + v2)
 b) Tương tự: HS vận dụng để giải BT. Bài giải
 Tổng vận tốc hai xe là: 42 + 50 = 92(km/h)
 Hai ô tô gặp nhau sau: 276 : 92 = 3 (giờ)
Đáp số: 3 giờ
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:Biết giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
Bài 2: 
- Cùng trao đổi để giải toán.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ-> phỏng vấn nhau trước lớp.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:Biết giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
 Giải
 	Thời gian ca nô đi:
11 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút= 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
Quãng đường AB: 12 x 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng bạn cách giải dạng toán hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. Làm BT1,2 ở BVT trang 69
LTVC: ÔN TẬP (TIẾT 3)
I.MỤC TIÊU:
Tiếp tục ôn luyện các bài TĐ, học thuộc lòng đã học.
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1.
- Tìm được các câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn ( BT2).
 (H hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế)
- GD H lòng yêu quê hương, nơi mình sinh ra và lớp lên. 
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – tuần 27
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi hoặc hát.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1.Ôn các bài tập đọc học thuộc lòng:
- Cá nhân bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi.
	 Lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát,vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá:
 + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc.
+ Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc.
2. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
	- Đọc, trao đổi thảo luận trong nhóm.
	- Chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét, thống nhất kq. 
a)Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
b) Điều gì đó gắn bó tác giả với quê hương?
c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.
d) Các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu. 
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát,vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá:
- Đọc, hiểu văn bản, trả lời đúng các câu hỏi của bài Tình quê hương.
a) Những từ ngữ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt)
b) Những kỉ niệm tuổi thơ đã gắn bó tác giả đối với quê hương.
c) Bài văn có 5 câu, cả 5 câu đều là câu ghép.
d) Biết phân tích các câu ghép: (C-V)
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân các kiểu liên kết câu.
 ------------------------------------------------------------------------------------------	 
 Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2021
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết giải toán về chuyển động cùng chiều.
- Rèn luyện tính vận tốc, quãng đường, thời gian, - BT cần làm: 1,2.
- GD HS có ý thức làm bài cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
- Rèn luyện năng lực tính toán, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*ĐC: Tập trung vào bài toán cơ bản(MQH: VT, TG, QĐ). Chuyển BT2 làm trước BT 1a. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
 - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
 - Giáo viên giới thiệu bài học, nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 2:
 - Việc 1: Em đọc yêu cầu của bài tập 2. 
 - Việc 2: Em cùng bạn thảo luận và làm bài vào phiếu . 
 - Việc 3: Chia sẻ trước lớp. 
Bài giải:
Quãng đường báo gấm chạy được là: 
120 x = 4,8 (Km)
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Thực hành; Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: Nắm công thức tính quãng đường, vận dụng làm đúng BT2.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
Bài 1a:
Cùng phân tích bài toán và trả lời các câu hỏi:
Xe máy xe đạp
A 48 km B C
 - Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay ngược chiều.
 -> Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp.
 - Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu ki -lô- mét?
 - Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét?
 - Thảo luận làm bài sau đó rút ra nhận xét: Muốn tính sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp chúng ta phải làm 2 bước:
Bước 1: Tính xem sau một giờ xe máy gần xe đạp bao nhiêu. (bằng cách tính hiệu vận tốc).
Bước 2: Tính thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp (bằng cách lấy khoảng cách ban đầu giữa hai xe chia cho hiệu vận tốc).
 t = s : (v1 - v2)
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:Biết giải bài toán về hai chuyển động cùng chiều trong cùng một thời gian.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
Bài giải:
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp (hiệu vận tốc).
36 -12 = 24 (km)
 Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp. 48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ
 b) Tương tự: HS vận dụng để giải BT. 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà chia sẻ cùng bố mẹ và người thân cách giải bài toán chuyển động cùng chiều, đuổi nhau. 
Vận dụng làm BT sau: 
Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 36km/giờ. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54 km giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ.
TẬP ĐỌC: ÔN TẬP (TIẾT 4) 
I.MỤC TIÊU:
Tiếp tục ôn luyện các bài tập đọc, HTL đã học.
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc nh ở tiết 1.
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HKII (BT2).
- GD tình yêu quê hương đất nước.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – tuần 27
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1.Ôn các bài tập đọc học thuộc lòng:
- Cá nhân bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi.
	Lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát,vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá:
 + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc.
+ Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc.
2.Kể tên các bài tập đọc là bài văn miêu tả đã học trong 9 tuần vừa qua:
3. Nêu dàn ý của một bài đọc nói trên. Nêu một chi tiết hoặc câu văn mà em thích và cho biết vì sao em thích chi tiết, câu văn đó.
- Trao đổi, chia sẻ trong nhóm.
- Cá nhân suy nghĩ, làm bài.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả-> chất vấn nhau.
- GV nhận xét, đánh giá.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát,vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá:HS kể được 3 bài văn miêu tả ( Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân, Tranh làng Hồ)
- Viết được dàn ý của một bài tập đọc. Nêu chi tiết một câu văn em thích giải thích lý do vì sao em thích chi tiết đó.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
- Cùng bạn đọc các bài TĐ là văn miêu tả, tìm những chi tiết miêu tả hay.
BUỔI CHIỀU:
KỂ CHUYỆN : ÔN TẬP (Tiết 5) 
I.MỤC TIÊU:
- Nghe, viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè , tốc độ viết khoảng 100 chữ/ phút.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả. 
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, phát huy tính sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số đoạn văn tả ngoại hình một cụ già.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi hoặc hát.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1.Nghe - viết chính tả:
- 1H đọc bài viết.
- Trao đổi nội dung: ?Đoạn văn tả Bà cụ nhiều tuổi bằng cách nào?
- Cá nhân chọn những từ khó hay viết sai viết vào vở nháp.
- GV nhận xét và chốt những từ khó : Gốc bàng, gáo dừa, mẹt bún, vắng khách, bạc trắng, tuồng chèo,..
- Nghe đọc, viết bài.
- Dò bài. Đổi chéo bài KT lẫn nhau.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài viết.
 + Nắm cách trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
	Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
2.Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết:
- Cá nhân tự viết bài.
- Đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, đánh giá.
- Đọc một số đoạn văn tả ngoại hình tiêu biểu.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: + Trình bày đúng hình thức một đoạn văn tả ngoại hình của một cụ già..
+ Biết chọn lọc và tả những đặc điểm tiêu biểu
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh và hay hơn.
ÔN TOÁN: 	VẬN TỐC , QUÃNG ĐƯỜNG, THỜI GIAN
I.MỤC TIÊU:
- Biết tính thời gian, vận tốc, quãng đường.
- Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian; tính V,T,S; 
- GDHS tính toán cẩn thận, trình bày bài đẹp.
- Rèn luyện NL tính toán, phân tích, tích cực hợp tác trong nhóm, sáng tạo trong thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	- Bảng phụ, phiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban học tập tổ chức cho lớp chơi trò chơi “ Bắn tên” hỏi đáp về vận tốc, quãng đường, thời gian;(V,T,S)
 - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu của tiết học. 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Câu 1: Chọn đáp án đúng trong các công thức dưới đây:
A. V = s x t
B. V = s : t
C. V = t : s
Câu 2: Quãng đường từ nhà Nam đến trường dài 150m, Nam đi bộ đến trường hết 15 phút. Hỏi mỗi giờ Nam đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Trả lời:
Mỗi giờ Nam đi được ............km
Câu 3: Một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết 6 giờ. Hãy tính vận tốc của ô tô biết tỉnh A cách tỉnh B 240km?
Trả lời:
Vận tốc của ô tô là: ...........km/h.
Câu 4: Bác An đi xe máy từ Hà Nội về Hải Phòng lúc 7 giờ sáng, bác nghỉ giữa đường 30 phút và tới Hải Phòng lúc 11 giờ 30 phút. Hãy tính vận tốc bác An đi biết quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài 171,6km?
Trả lời:
Vận tốc bác An đi là: ..........km/h.
Câu 5: Một ô tô đi từ A đến B hết 3 giờ, lúc trở về do ngược gió nên mỗi giờ ô tô đi chậm hơn lúc đi 5km và về A muộn hơn 1 giờ so với lúc đi. Hãy tính quãng đường AB?
Trả lời:
Quãng đường AB dài ...........km.
Câu 6: Một ca nô đi trên một khúc sông dài 15km hết 30 phút. Lúc về do ngược dòng nên đi chậm hơn so với lúc đi 30 phút. Hỏi vận tốc lúc về của ca nô là bao nhiêu?
Trả lời:
Vận tốc lúc về của ca nô là ...........km/h.
Câu 7: Một tàu hỏa đang chạy với vận tốc 40km/h, phía sau cách đó 8km có một ô tô đi cùng hướng với tàu và chỉ sau 2 giờ đã đuổi kịp tàu hỏa. Tính vận tốc của ô tô?
Trả lời:
Vận tốc của ô tô là: ......... km/h.
Câu 8: Một xe máy đi từ A đến B hết 5 giờ và đi từ B về A hết 7 giờ. Hãy tính vận tốc của xe máy lúc đi biết vận tốc lúc đi nhanh hơn lúc về là 12km/giờ?
Trả lời:
Vận tốc của xe máy lúc đi là: ......... km/h.
Câu 9: Sau 2 giờ đi bộ, Mạnh đi từ nhà đến huyện. Hãy tính quãng đường từ nhà Mạnh đến huyện, biết vận tốc Mạnh đi là 6km/giờ?
Trả lời:
Quãng đường từ nhà Mạnh đến huyện dài ........... km.
Câu 10: Một tàu thủy đi từ A đến B hết 3 giờ. Cùng lúc đó một ca nô đi từ B đến A với vận tốc 
Câu 11: Cùng lúc hai ô tô xuất phát từ A và B đi về phía nhau. Xe thứ nhất đi đến B hết 3 giờ, xe thứ hai đi đến A hết 2 giờ. Hỏi họ gặp nhau sau mấy giờ đi?
Trả lời:
Họ gặp nhau sau .......... giờ.
Câu 12: Một xe máy đi với vận tốc gấp 3 lần vận tốc của một xe đạp. Nếu xe máy đi từ A đến B hết 1/3 giờ thì xe đạp đi từ B đến A hết bao lâu?
Trả lời:
Xe đạp đi từ B đến A hết ........... giờ.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng bạn các bài tập.
------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2021
TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP (TIẾT 6)
I.MỤC TIÊU:
- Mức độ. Kĩ năng đọc như tiết 1.
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo y/c của bài tập 2.
- HS lòng tự hào, ý thức giữ gìn cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1.Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
- HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, đánh giá.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát,vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá:
 + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc.
+ Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc.	
2. Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết các câu trong những đoạn văn sau :
- Trao đổi, thảo luận v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_28_nam_hoc_2020_2021_tran_nu_cam_linh.doc