Giáo án Khối 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh

Giáo án Khối 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh

TẬP ĐỌC: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi

- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục HS truyền thống uống nước nhớ nguồn và nhớ về cội nguồn dân tộc.

- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh về Đền Hùng. Bảng phụ ghi đoạn luyện

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:

Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc một đoạn hoặc cả bài « Hộp thư mật » và trả lời câu hỏi.

Việc 2: HS tham gia trò chơi.

Việc 3: Nhận xét đánh giá.

2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

 - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?

 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu.

 

doc 28 trang cuongth97 06/06/2022 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
 Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm2021
TẬP ĐỌC: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS truyền thống uống nước nhớ nguồn và nhớ về cội nguồn dân tộc.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh về Đền Hùng. Bảng phụ ghi đoạn luyện 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc một đoạn hoặc cả bài « Hộp thư mật » và trả lời câu hỏi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: 
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
 Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
 Lần 1: Phát hiện từ khó luyện.
 Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
 Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe. 
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài. 
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài. 
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng 
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. 
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. 
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. 
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
	 - H nhăc lại nội dung bài.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp, quan sát.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: 
HĐ 1: + Biết phân đoạn, Nắm được các đoạn và giọng đọc của từng đoạn.
 Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài, (phần chú giải)
Biết ngắt nghỉ đúng ở những câu dài; đọc trôi chảy.
HĐ 2: Hiểu được nội dung của bài, trả lời đúng các câu hỏi của bài.
Câu 1: Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
Câu 2: Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già.
Câu 3: Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước; núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết “Thánh Gióng” - một truyền thuyết chống giặc ngoại xâm; hình ảnh mốc đá gợi nhớ truyền thuyết “An Dương Vương” - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Câu 4: Câu ca dao ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung, luôn hướng về cội nguồn dân tộc.
* Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
HĐ 3:Đọc diễn cảm toàn bài với nhip điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết, nhấn mạnh các tư ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của vẻ đẹp thiên nhiên vùng đất Tổ 
- Luyện đoạn 2.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Chia sẻ với người thân những hiểu biết của mình về các vua Hùng.
TOÁN: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 	 ( Chuyển thành tiết LT tổng hợp)
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố KT về tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đế tỉ số phần trăm.
- Nhận dạng, tính diện tích, thể tích các hình đã học. 
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở BT Toán trang 46,47. Bảng phụ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát hoặc chơi.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: ( Hoàn chỉnh các BT ở vở BT trang 46, 47)
 PHẦN 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (4 câu)
 PHẦN 2: Tự luận:
- Cá nhân đọc BT
- HĐTQ tổ chức chữa BT-> phỏng vấn nhau trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
Phần trắc nghiệm: nắm được cách tìm một số phần trăm của một số; tỉ số phần trăm của hai số; DT hình tam giác, diện tích hình chữ nhật.
A
D- 3:8= 0,375
 0,375 = 37,5%
 B- 200
B
Phần tự luận:
Ghi đúng tên các hình đã học
 Giải 
Thể tích bể cá: 25 x 40 x 50 = 50 000 (cm3) = 50 (dm3)
¼ thể tích bể có số l nước là: 50 x ¼ = 12,5 ( dm3) -> Vì 1 dm3 = 1 lít nước nên 12,5(dm3) = 12,5 ( lit) 
95 % thể tích bể chứa số l nước là: 50 :100 x 95 = 47,5 (lít)
Phải đổ thêm số lít nước là: 47,5 – 12,5 = 30 (lít)
 Đáp số: 30 lít nước
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với bạn một số BT sau.
2% của 1000 kg là:
 a) 10 kg	b) 20 kg	c) 22 kg	d) 100 kg
2. Tính diên tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật có:
Chiều dài 0,9 m, chiều rộng 0,6 m, chiều cao 1,2 m
 --------------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
LỊCH SỬ:	SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I. MỤC TIÊU: 
: Giúp HS: 
- Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại sài Gòn.
- Rèn kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử.
- GD HS biết trân trọng những thành quả của ông cha xây dựng nên.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam; Hình minh hoạ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Tìm hiểu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận với nhau theo nội dung: 
? Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
? Quân ta đã tấn công vào những địa điểm nào ở Sài Gòn??
? Cuộc tấn công của quân ta vào Đại sứ quán Mĩ diễn ra như thế nào?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
=> GV chốt: Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền nam đồng loạt tổng tiến công & nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã, tiêu biểu là cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mỹ.
- Nhận xét, đánh giá .
HĐ2: Kết quả, ý nghĩa.
- Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin SGK, thảo luận theo nội dung sau:
? Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 đã có tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
? Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
=> GV chốt: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho Mỹ - Ngụy thiệt hại nặng nề, hoang mang lo sợ; tạo ra bước ngoặt quan trọng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Nhận xét, đánh giá .
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời..
+ Tiêu chí: 
HĐ 1: 
- Biết được Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền nam đồng loạt tổng tiến công & nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
- Biết được cuộc chiến đấu tại sứ quán Mỹ diễn ra quyết liệt & là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
HĐ 2: 
Nắm được kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Kể cho người thân của mình nghe cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
ĐỊA LÝ :	CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS: 
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn của châu Phi. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Phi.
- Sử dụng quả địa cầu , bản đồ, lược đồ, để nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ của châu Phi.
- GD HS lòng say mê, thích khám phá thế giới.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bản đồ tự nhiên châu Phi; Tranh ảnh hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn.
- Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin SGK kết hợp quan sát bản đồ và trao đổi với nhau:
? Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất?
? Châu Phi giáp với châu lục, biển và đại dương nào?
? Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của Châu Phi?
? Tìm số đo diện tích của châu Phi? So sánh diện tích của châu Phi và các châu lục khác?
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Châu Phi nằm ở phía tây nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
HĐ2: Địa hình châu Phi.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thông tin SGK kết hợp quan sát tranh ảnh và thảo luận:
? Lục địa châu Phi có chiều dài như thế nào so với mực nước biển?
? Kể tên và nêu vị trí của các bồn địa châu Phi?
? Kể tên và nêu các cao nguyên của châu Phi? Kể tên, chỉ và nêu vị trí của các con sông lớn của châu Phi? Kể tên các hồ lớn của châu Phi?
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
=> GV chốt: Đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Phi; vị trí các cao nguyên, con sông lớn, các hồ lớn của châu Phi trên lược đồ. 
- GV nhận xét, đánh giá.
*HĐ3: Đặc điểm tự nhiên.
- Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin SGK và trao đổi, thảo luận với nhau để hoàn thành phiếu học tập:
Cảnh thiên nhiên của châu Phi
Đặc điểm khí hậu sông ngòi, động thực vật
Phân bố
Hoang mạc Xa-ha-ra
Rừng rậm nhiệt đới
Xa-van
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
=> GV chốt: Đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
- GV nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
- Tiêu chí: 
HĐ 1: 
+ Nắm được vị trí, giới hạn của châu Phi: Châu Phi nằm ở phía tây nam châu Âu và phía tây nam châu A, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
+ Diện tích rộng lớn lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
HĐ 2:
+ Đặc điểm về địa hình: Địa hình chủ yếu là cao nguyên. Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van 
+ Nêu tên và chỉ đúng vị trí các cao nguyên, con sông lớn, các hồ lớn của châu Phi trên lược đồ. 
HĐ 3:
+ Nắm được đặc điểm về khí hậu: Khí hậu nóng và khô.
+ Nắm được các cảnh quan thiên nhiên của châu Phi.
+ Chỉ đúng vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Kể cho người thân của mình nghe về đặc điểm địa hình, khí hậu của châu Phi.
- Tìm hiểu một số tranh ảnh thiên nhiên của một số nước ở châu Phi.
ĐẠO ĐỨC: THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố các kiến thức đã học từ bài 8 đến bài 11.
- Học sinh có kĩ năng phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
- Học sinh có ý thức vận dụng, thực hành những điều đã học vào đời sống hàng ngày.
- Tích cực trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh ảnh
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát hoặc chơi trò chơi ưa thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Củng cố kiến thức
-Tổ chức cho các nhóm thi đua, mỗi nhóm cử đại diện nhóm lên bốc thăm một trong những phiếu câu hỏi GV đã chuẩn bị sẵn, sau đó thảo luận trong vòng1 phút, cử đại diện trình bày, nhóm nào trình bày đúng, đầy đủ, lưu loát sẽ thắng .
Câu 1: Biết hợp tác với những người xung quanh đem lại lợi ích gì? 
Câu 2: Uỷ ban nhân dân xã (phường) là nơi để làm gì? Chúng ta cần có thái độ như thế nào khi đến làm việc tại uỷ ban?. 
Câu 3: Việt Nam là một đất nước như thế nào? Em có thái độ như thế nào đối với Tổ quốc Việt Nam, em làm gì để góp phần xây dựng đất nước?. 
HĐ 2: Thực hành kĩ năng.
1. GV lần lượt nêu các ý kiến, tình huống để học sinh bày tỏ ý kiến bằng cách viết chữ cái đặt trước câu trả lời đúng, rồi đưa bảng lên.
- Những việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh:
a/ Việc ai người ấy làm.
b/ Biết phân công nhiệm vụ cho nhau .
c/ Để người khác làm, còn mình thì chơi.
d/ Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung .
2. Trường hợp nào thể hiện tình yêu quê hương :
a/ Không thích về thăm quê.
b/ Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa.
c/ Tham gia trồng cây đường làng, ngõ xóm.
d/ Giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
3. Em có thể làm gì với các tình huống dưới đây:
a/ Uỷ ban n/dân phường (xã) tổ chức lấy chữ kí để ủng hộ các nạn nhân chất đọc màu da cam.
b/ Xã tổ chức đượt quyên góp ủng hộ trẻ em vùng bị bão lụt.
c/ Đài phát thanh uỷ ban nhân dân xã thông báo lịch để học sinh tham gia sinh hoạt hè tại nhà văn hoá của xã.
- Đại diện nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe các tình huống, suy nghĩ và bày tỏ ý kiến bằng cách viết chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Một số HS trình bày lí do chọn lựa. Chia sẻ trước lớp.
HĐ 3: HS đọc ca dao tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ, về các chủ đề đã học.
-Yêu cầu HS đọc ca dao tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ, về các chủ đề đã học.
- GV cho một số HS hoặc một nhóm HS trình bày.
- Yêu cầu cả lớp trao đổi nhận xét.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
HĐ1:- HS nắm chắc nội dung của các bài 8 - 11 đã học. 
- Vận dụng trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu ở phiếu.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
HĐ2:- HS nắm chắc nội dung của các bài 8 - 11 đã học. 
- Vận dụng xử lí đúng các tình huống theo yêu cầu.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
HĐ3:- HS biết một số câu ca dao tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ, về các chủ đề đã học.
- Vận dụng đọc đúng các câu ca dao tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ, về các chủ đề đã học.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Chia sẻ với bố mẹ những kiến thức em đó học được trong tiết học này. 
	--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021
CHÍNH TẢ :( Nghe – viết) AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI 
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe - viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi. Tìm được các tên riêng trong truyện “Dân chơi đồ cổ” và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2)
- Rèn luyện kĩ năng viết.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm. 
*ĐC theo CV 405:Giảm chính tả đoạn bài nghe-viết thành chính tả nghe-ghi; Viết hoa thể hiện sự tôn kính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS: Vở bài tập Tiếng Việt.Bảng phụ
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Việc 1: Tìm hiểu về bài viết 
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
Việc 2: Viết chính tả:
 - Nghe viết.
 - Dò bài, soát lỗi.
* Việc 3: Bài 2: 
Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui “Dân chơi đồ cổ” và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: + Tên người, tên các thời đại: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, nhà Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.
+ Quy tắc viết hoa tên riêng.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá: 
Việc 1: 
+ Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm được cách trình bày hình thức bài văn xuôi.
 + Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn: ( Nữ Oa, Sác – lơ Đác-uynh...)
Việc 2: 
Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: truyền thuyết, Chúa Trời, Nữ Oa, thần Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
Việc 3:+ Nắm chắc quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
+ Tìm đúng các tên riêng có trong đoạn văn. 
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân về cách viết hoa tên riêng (Danh từ riêng).
- Tập viết lại những chữ mình chưa hài lòng.
- Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo.
TOÁN: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây; Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào; Đổi đơn vị đo thời gian. 
- Rèn kĩ năng xác định một năm nào đó thuộc thế kỉ nào; Đổi đơn vị đo thời gian. Vận dụng làm tốt các BT1; BT2; BT3(a). 
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ để lập bảng đơn vị đo thời gian.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Các đơn vị đo thời gian, ví dụ về đổi đơn vị đo TG
a,YC HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Giúp HS cách nhớ ngày trong tháng bằng cách dựa vào hai bàn tay.
* GVchốt: Treo B phụ cho 1 số HS nêu lại bảng đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng
b,Ví dụ: 
- YC HS đổi các số đo thời gian. 
*Chốt: cách đổi ĐV lớn- bé; Bé - lớn.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- HS nắm được bảng đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng
- Vận dụng đổi đúng các số đo thời gian.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
 Ví dụ: 5 năm = 12 tháng 5 = 60 tháng
 Một năm rưỡi =1,5 năm = 12 tháng 1,5 =18tháng
 + Đổi từ giờ ra phút:
 3 giờ = 60 phút 3 = 180 phút
 giờ = 60 phút = 180 phút
 0,5 giờ = 60 phút 0,5 = 30 phút
+ Đổi từ phút qua giờ (nêu rõ cách làm
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 1
- YC cá nhân QS SGK và Gọi 1 số HSNK nêu
* C cố: Cách tính các năm trong một thế kỉ.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Cùng trao đổi, làm bài.
* Củng cố: cách đổi ĐV đo thời gian lớn-bé; Bé-lớn.
Bài 3a: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- Cá nhân làm bài.
- CTHĐTQ tổ chức chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp về cách đổi.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.- HS nắm được cách đổi ĐV đo thời gian từ Bé - lớn.
Tiêu chí: 
Bài 1: 
- HS nắm được Cách tính các năm trong một thế kỉ.
- Vận dụng tính đúng các năm trong một thế kỉ theo yêu cầu của BT1.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 2:
- HS nắm được cách đổi ĐV đo thời gian lớn- bé; Bé - lớn.
- Vận dụng đổi đúng các ĐV đo thời gian lớn- bé; Bé - lớn theo yêu cầu của BT2.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 3a:
- Vận dụng đổi đúng các ĐV đo thời gian Bé - lớn theo yêu cầu của BT3.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thi đua cùng bạn đọc tên thế kỉ của các năm có các ngày lễ: 
Vdụ: Bác Hồ sinh năm 1890, Bác sinh vào thế kỉ...
 Đảng ta thành lập vào năm 1930, năm đó thuộc thế kỉ....
 Em sinh năm 2007, năm đó thuộc thế kỉ...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:	 LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI 
 BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU: 	
 - Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ. Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu, làm được BT2 ở mục III.
- Rèn kĩ năng sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu trong bài văn của mình.
- GD HS biết cách sử dụng từ ngữ hợp lí.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
*ND Điều chỉnh: Không dạy BT1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ, BT1
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
 - Nghe GV giới thiệu bài học; HS đọc mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Nhận xét.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện 3 bài tập ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Trong bài văn, đoạn văn, các câu văn có liên kết với nhau như thế nào? (Các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau)
? Để liên kết câu sau với câu đứng trước nó, ta sử dụng biện pháp gì? (Lặp từ ngữ)
Việc sử dụng biện pháp lặp từ ngữ có tác dụng gì? (Giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về ND giữa hai câu)
HĐ 2: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn liên kết với nhau: 
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm đoạn văn và trao đổi, thảo luận với nhau nên chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- Nhận xét và chốt:
+ Kết quả: ... Thuyền ... Thuyền .... Thuyền ... Thuyền ... Thuyền ... Chợ ... cá song ... cá chim ... tôm ...
+ Cách sử dụng đúng các từ có tác dụng liên kết câu. 
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp.Quan sát.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.Phiếu đánh giá tiêu chí.
Tiêu chí đánh giá: 
HĐ 1: + Xác định đúng từ lặp lại đã dùng ở câu trước là từ đền.
+ HS lí giải được: Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu không ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói đến một sự việc khác nhau.
+ Tác dụng của việc lặp từ giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn. 
Rút ra ghi nhớ:
HĐ 2: Chọn được từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn chỉnh đoạn văn.
Tiêu chí
HTT
HT
CHT
1. Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. 
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Chia sẻ với bạn tác dụng cuả liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư, ngày 17 tháng 3 năm 2021
TOÁN: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: 
Biết:
- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian; Vận dụng giải các bài toán đơn giản về cộng số đo thời gian.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng số đo thời gian. Vận dụng làm tốt các BT1 dòng 1;2 và bài 2. 
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Viết sẵn ví dụ 2 vào bảng phụ.Bảng phụ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích.
- GV giới thiệu bài mới
1. Hình thành phép cộng số đo thời gian: ( Ví dụ 1,2)
- GVHDHS theo sgk-trang 131.
VD1: - GV nêu ví dụ sgk, cho HS nêu phép tính tương ứng tổ chức cho HS tìm cách đặt tính rồi Tính.
VD2: - GVHD tượng tự như ví dụ 1.
 - Gọi HS nhận xét; GV chốt:
Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị. Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- HS nắm được cách cộng số đo thời gian.
- Vận dụng tính đúng các phép tính theo yêu cầu của SGK.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:(dòng 1,2): Tính:
 Em tự đọc và làm BT vào bảng phụ.
- Gọi 4HSTB lên bảng chữa bài
* Củng cố: Cách đặt tính và tính cộng 2 số đo thời gian.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- HS nắm được cách cộng số đo thời gian.
- Vận dụng tính đúng các phép tính theo yêu cầu của BT1.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài tập 2: Giải toán:
- Đọc và thảo luận nhóm thống nhất cách làm.
- Cá nhân làm vở.
- HĐTQ điều hành huy động kết quả, chia sẻ trước lớp.
Củng cố: Cách ứng dụng cộng số đo thời gian vào giải bài toán đơn giản.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- HS nắm chắc vận dụng cộng số đo thời gian vào giải toán.
- Vận dụng giải đúng bài toán theo yêu cầu của BT2.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân về cách cộng số đo thời gian
- Vận dụng cộng 1 vài số đo thời gian bất kì ở nhà, ở lớp.
Em đi học lúc 6giờ 30’; em tan học lúc 10 giờ 15’; thời gian em ở trường là bao nhiêu?
TẬP ĐỌC: CỬA SÔNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.
 - Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình nghĩa thủy chung, biết nhớ nguồn cội. HS trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc 3,4 khổ thơ.
 - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
TH: Khai thác trực tiếp ND; GD ý thức biết quý trọng và bảo vệ MT thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa SGK; Tranh ảnh về các cửa sông (nếu có).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc một đoạn và trả lời câu hỏi bài « Phong cảnh đền Hùng».
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: 
Việc 3: 1 H nêu cách chia các khổ thơ thành các đoạn.
 Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
 Lần 1: Phát hiện từ khó luyện.
 Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các 
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
 Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung
Thảo luận, trao đổi câu hỏi. 
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe. 
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài. 
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài. 
THBVMT: ? Em cần làm gì để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, cụ thể con sông quê hương...
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4 + 5. 
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm khổ thơ 4 + 5 trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Tổ chức cho HS nhẩm đọc thuộc lòng những khổ thơ mình thích với yêu cầu: thuộc 3, 4 khổ thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng 3, 4 khổ thơ mình yêu thích.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương HS đọc tốt.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Tiêu chí đánh giá: 
HĐ 1:
+ Nắm được các đoạn và giọng đọc của từng đoạn.
+ Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
HĐ 2:Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Để nói về nơi sông chảy ra biển, trong khổ thơ đầu, tác giả dùng các từ ngữ: Là cửa, nhưng không then, khóa/Cũng không khép lại bao giờ. Cách nói đó rất đặc biệt - cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường - không có then, có khóa. Bằng cách nói đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông.
+ Câu 2: Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về với đất liền; nơi nước ngọt của những con sông ....
+ Câu 3: Phép nhân hóa giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.
+ Chốt ND bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
HĐ 3: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm, nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ cùng bạn: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn cho dòng sông quê hương luôn sạch, đẹp.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
KỂ CHUYỆN: VÌ MUÔN DÂN
I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được từng đoạn theo tranh và toàn bộ câu chuyện vì muôn dân; Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa : Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.
- Rèn kĩ năng nói và kĩ năng nghe.
- Giáo dục HS lòng yêu mến kính trọng các danh nhân Việt Nam.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được giọng nói của nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_tran_nu_cam_linh.doc