Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu Mai

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu Mai

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I.Mục tiêu.

1. Kiến thức

- Ôn tập kiến thức về các phép tính với phân số, bài toán hình học và bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

2. Kĩ năng

- Thực hiện được các phép tính về phân số.

- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.

- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.

3. Thái độ

- HS có thái độ học tập tích cực, làm bài tự giác

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1 , bài 2, bài 3. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT.

- HSKT đọc đúng bảng nhân 5.

II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: - Bảng phụ HS

Tập đọc

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài, đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, ngợi ca Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.

- HSKT đọc đúng nội dung bài học

II. Các KNS cơ bản được giáo dục:

- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng

III. Các PP/ KT dạy hoc tích cực:

- Đặt câu hỏi - Thảo luận cặp đôi, chia sẻ - Trình bày ý kiến cá nhân

IV. Đồ dùng – thiết bị dạy học: Ảnh chân dung Ma – gien – lăng.

 

docx 41 trang cuongth97 08/06/2022 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 30	
 Từ ngày tháng 4 đến ngày tháng 4 năm 2021
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Trang
Hai
Sáng
1
Toán
Luyện tập chung
2
Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đât 
3
Toán
Tỉ lệ bản đồ
4
Tin học
Chiều
1
Chính tả
Nghe – viết : Đường đi Sa Pa 
2
Khoa học
Nhu cầu khóang chất của thực vật
3
Lịch sử
Những chính sách.... của vua Quang Trung
 Ba
Sáng
1
Âm nhạc
2
Toán
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
3
Tập đọc
Dòng sông mặc áo
4
T.Anh
Chiều
1
K.chuyện
Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
2
LTVC 
Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm
3
Địa lí
Thành phố Đà Nẵng
Tư
Sáng
1
Thể dục
2
Toán
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp theo)
3
T.Anh
4
LTVC
Câu cảm
Chiều
1
T.Anh
2
TLV 
Luyện tập quan sát con vật
3
Đạo đức
Bảo vệ môi trường
Năm
Sáng
1
Toán
Thực hành
2
T.Anh
3
TLV
Điền vào giấy tờ in sẵn.
4
Mĩ thuật
Chiều
1
Khoa học
Nhu cầu khoáng chất của thực vật
2
Kĩ thuật
Lắp xe nôi (tiết 2)
3
Tin học
4
HĐTT
Sơ kết tuần. ATGT. Bài 3:
Sáu
Sáng
1
2
3
4
Chiều
1
2
3
Ngày .. tháng .. năm 2021
 TỔ PHÓ KÍ DUYỆT
Lê Thị Minh Phượng
Tuần 30
Ngày soạn: 19/4/2021
Ngày dạy: Thứ ngày tháng 4 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu. 
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức về các phép tính với phân số, bài toán hình học và bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực, làm bài tự giác
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1 , bài 2, bài 3. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT. 
- HSKT đọc đúng bảng nhân 5.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: - Bảng phụ HS
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng (hiệu) số phần bằng nhau
+ Tìm số lớn, số bé
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: Thực hiện được các phép tính về phân số. Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Bài 1: Tính 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Chốt đáp án.
KL: Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia phân số, cách tính giá trị biểu thức
- Lưu ý HS rút gọn kết quả cuối cùng tới PS tối giản
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?
- Chốt đáp án.
*KL: Củng cố cách tính diện tích hình bình hành, cách tìm phân số của một số.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề toán, sau đó hỏi:
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS, củng cố cách giải bài toán ... tổng – tỉ...
Bài 4 + bài 5 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách giải bài toán Hiệu – Tỉ
- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) 
 b) 
c) 
d)
e)
Cá nhân – Lớp
- 1 HS đọc
+ Ta lấy chiều cao nhân với độ dài đáy (cùng một đơn vị đo)
Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là:
18 Í = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành là:
18 Í 10 = 180 (cm2)
 Đáp số: 180 cm2
 Cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
­ Bước 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
­ Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau.
­ Bước 3: Tìm SB, SL
Bài giải
Ta có sơ đồ: 
Búp bê: |-----|-----| 	63
 Ô tô: |-----|-----|-----|-----|-----| 
 ? ô tô
Ta có, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số ô tô có trong gian hàng là:
63 : 7 Í 5 = 45 (chiếc)
Đáp số: 45 chiếc ô tô
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 4: 
(AD các bước giải bài toán hiệu – tỉ)
 Đ/s: Con: 10 tuổi
Bài 5: Phân số chỉ phần đã tô màu của hình H là bằng phân số chỉ phần đã tô màu của hình B 
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Giải bài toán sau: Con ít hơn bố 35 tuổi. Ba năm trước, tuổi con bằng 2/9 tuổi bố. Hỏi hiện nay con bao nhiêu tuổi, bố bao nhiêu tuổi?
5. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
Tập đọc
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài, đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, ngợi ca Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- HSKT đọc đúng nội dung bài học
II. Các KNS cơ bản được giáo dục:
- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng
III. Các PP/ KT dạy hoc tích cực:
- Đặt câu hỏi - Thảo luận cặp đôi, chia sẻ - Trình bày ý kiến cá nhân
IV. Đồ dùng – thiết bị dạy học: Ảnh chân dung Ma – gien – lăng.
V. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
- Hát
2. Bài cũ
 Gọi HS đọc thuộc lòng bài trước.
- 2 HS lên bảng đọc bài.
3.Bài mới
a. GT bài
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- GV viết các tên riêng lên bảng.
HS: Luyện đọc các tên riêng đó.
- Nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài.
- GV nghe, sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
HS: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi.
? Ma – gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì
HS: khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường
- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết 
? Hạm đội của Ma–gien–lăng đã đi theo hành trình nào
- Chọn ý c.
? Đoàn thám hiểm của Ma – gien – lăng đã đạt được những kết quả gì
- Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
? Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm
? Bài có nội dung gì
- Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.
* ND: Ca ngợi Ma gien lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hy sinh, mất mát, để hoàn thành sứ mạng lịch sử.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung bài.
HS: 3 HS nối nhau đọc 6 đoạn của bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn.
- GV cùng lớp n.xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
_______________________________
Toán
TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I.Mục tiêu. 
1. Kiến thức
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được thế nào là tỉ lệ bản đồ.
2. Kĩ năng
- Xác định được tỉ lệ bản đồ
- Tìm được độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT
- HSKT đọc thuộc bảng nhân 5.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: - Bảng phụ HS
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động: (2p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: 
- Xác định được tỉ lệ bản đồ
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
* Cách tiến hành:
* Giới thiệu tỉ lệ bản đồ 
- GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh, thành phố và yêu cầu HS đọc tên bản đồ, đọc tỉ lệ bản đồ.
- Kết luận: Các số 1:10000000; 1 : 500; ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.
- GV giới thiệu: Tỉ lệ bản đồ 1: 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10000000 cm hay 100 km trên thực tế.
+ Hãy nêu ý nghĩa của tỉ số 1: 20 000; 1: 200; 1 : 5000,...
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó (10000000cm,10000000dm, 10000000m )
- HS thực hành theo yêu cầu của GV.
- HS nghe và nhắc lại
- HS lắng nghe 
- HS thực hành cá nhân
- HS lắng nghe, thực hành lấy VD về tỉ lệ bản đồ và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: - Nắm được ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
 - Tìm được độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- GV hỏi thêm:
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, chốt cách xác định độ dài thật từ tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ
Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Là 1000 mm.
+ Là 1000 cm.
+ Là 1000 m.
+ Là 500 mm.
+ Là 5000 cm.
+ Là 10000 m.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở
Tỉ lệ bản đồ
1: 1000
1 : 300
1 : 10000
1 : 500
Độ dài thu nhỏ
1 cm
1 dm
1mm
1m
Độ dài thật
1000 cm
300 dm
10 000mm
500m
Đáp án: Câu đúng: 
b) 10 000dm
d) 1 km(vì 1 x 10 000 = 10 000 dm = 1 km)
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
6. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
Tin học
(GV bộ môn soạn giảng)
_________________________________
Chính tả 
NHỚ VIẾT: ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục tiêu:
- Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã học thuộc lòng trong bài “Đường đi Sa Pa”.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
	- HSKT nhìn chép được nội dung SGK.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
Hát
2. Bài cũ
Gọi HS lên bảng viết các tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
- Viết bảng con (mỗi em 4 - 6 tiếng)
3.Bài mới
a. GT bài
b. Hướng dẫn HS nhớ - viết
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Lưu ý hs những chữ dễ viết sai chính tả.
HS: 1 em đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết.
- Cả lớp theo dõi SGK.
Thoát, khoảng cách, hây hẩy, nồng nàn, 
- Đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn 
- Đầu dòng viết lùi vào 1 ô, viết hoa.
HS: Gấp SGK, nhớ lại đoạn văn tự viết bài vào vở.
- GV chấm, nhận xét, chữa bài.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Nêu yêu cầu, suy nghĩ trao đổi nhóm.
- Chia giấy khổ to cho các nhóm.
- Các nhóm thi tiếp sức vào giấy dán lên bảng lớp.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
a
ong
ông
ưa
r
ra lệnh, ra vào, ra mắt
rong chơi, rong biển
nhà rông
rửa tay 
d
da thịt, da trời, giả da
cây dong, dòng nước
cơn dông
quả dưa 
gi
gia đình, tham gia, giả dối
giong buồm 
nòi giống
ở giữa
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
HS: Làm vào vở bài tập.
+ Bài 3: Tương tự bài 2.
HS: Đọc yêu cầu, làm dưới hình thức trò chơi tiếp sức hoặc thi làm bài cá nhân.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) Thế giới – rộng – biên giới – dài.
b) Thư viện Quốc gia – lưu giữ - bằng vàng - đại dương – thế giới.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
__________________________________
Khoa học
NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
- HS biết kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
- Trình bày nhu cầu chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế kiến thức đó trong trồng trọt.
- KSKT đọc đúng nội dung bài học SGK.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: 
- Hình 118, 119 SGK - Tranh ảnh cây, lá cây 
- GA điện tử, máy tính, máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
Hát
2. Bài cũ
Gọi HS nêu bài học.
2 HS lên bảng đọc bài.
3. Bài mới
a. GT bài
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật.
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm quan sát hình các cây cà chua a, b, c, d trang 118 SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi:
? Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
? Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
? Cây cà chua nào phát triển kém
nhất tới mức không ra hoa kết quả
được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
- Thiếu chất khoáng: ni - tơ, ka - li, phốt – pho. Kết quả cây kém phát triển, năng suất thấp
- Cây ở hình a phát triển tốt cho nhiều quả, năng suất cao vì cây được bón đủ chất khoáng.
- Cây ở hình b kém phát triển không ra hoa vì thiếu ni tơ.
- Muốn cây . cần phải bón đầy đủ các chất khoáng với liều lượng khác nhau.
 + Bước 2: Làm việc cả lớp
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
=> Kết luận: SGK.
- HS đọc lại kết luận.
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật.
+ Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Đọc mục “Bạn cần biết” trang 119 để làm bài tập.
+ Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm
- Làm việc theo nhóm với phiếu học tập. (In như mẫu SGV)
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Ni - tơ cần cho cây: lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống.
- Ka - li cần cho: khoai lang, cà rốt, cải củ.
- Phốt - pho cần cho: lúa, ngô, cà chua.
- GV chữa bài tập và giảng:
 Cùng 1 cây ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu
về chất khoáng cũng khác nhau.
 VD: Đối với những cây cho quả người ta thường bón phân vào những lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn này cây cần cung cấp nhiều chất khoáng.
=> Kết luận: (SGK).
HS: 3 – 4 em đọc lại.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
__________________________________
Lịch sử
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA 
CỦA VUA QUANG TRUNG
I. Mục tiêu:
HS biết: 
- Kể được 1 số chính sách về kinh tế, văn hóa của vua Quang Trung.
- Tác dụng của những chính sách đó.
- HSKT đọc đúng nội dung SGK.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học:
Thư Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
- Hát
2. Bài cũ
Nêu bài học giờ trước.
- 2 HS lên bảng đọc bài.
3.Bài mới
a. GT bài
b. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- GV nói tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh:
HS: Cả lớp nghe.
	+ Ruộng đất bị bỏ hoang.
	+ Kinh tế không phát triển.
- GV chia nhóm và nêu câu hỏi cho các nhóm:
HS: Các nhóm đọc SGK để trả lời câu hỏi.
? Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế
- Ban bố “chiếu khuyến nông”, lệnh cho dân làng đã từ bỏ quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
? Chiếu khuyến nông quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao
- Đúc đồng tiền mới, yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân 2 nước được tự do trao đổi hàng hóa, mở cửa cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
- Đại diện các nhóm trả lời.
c. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
? Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm
? Em hiểu câu “xây dựng đất nước lấy việc học hành làm đầu” như thế nào
- Vì chữ Nôm là chữ của dân tộc nên Quang Trung đề cao tinh thần dân tộc, đề cao dân trí, để phát triển đất nước phải coi trọng việc học hành.
=> Kết luận: (SGK).
HS: 3 – 4 em đọc lại.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
__________________________________________________________________
Ngày soạn: 20/4/2021
Ngày dạy: Thứ ngày tháng 4 năm 2021
Âm nhạc
(GV bộ môn soạn giảng)
Toán
ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Tiếp tuc tìm hiểu về một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
2. Kĩ năng
- HS vận dụng tìm được khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ và độ dài thật
3. Thái độ
- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả bài tập.
- HSKT đọc thuộc bảng nhân 6.
* ĐCND: Với các bài tập, chỉ cần nêu đáp số, không cần trình bày bài giải
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học:
	Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: Tìm hiểu về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
* Cách tiến hành:
*Hướng dẫn giải bài toán 1
- Yêu cầu HS đọc bài toán 1.
+ Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên sân trường dài bao nhiêu mét?
+ Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào?
+ Bài yêu cầu em tính gì?
+ Làm thế nào để tính được?
+ Khi thực hiện lấy độ dài thật giữa hai điểm A và B chia cho 500 cần chú ý điều gì? (GV có thể hỏi: Khoảng cách A và B trên bản đồ được yêu cầu tính theo đơn vị nào?)
- GV nhận xét bài làm của HS, chốt cách tính độ dài trên bản đồ
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2
** Hướng dẫn giải bài toán 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán 2 trước lớp.
+ Bài toán cho em biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài, nhắc các em chú ý khi tính đơn vị đo của quãng đường thật và quãng đường thu nhỏ phải đồng nhất.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
+ Là 20 m.
+ Tỉ lệ 1 : 500.
+ Tính khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ.
+ Lấy độ dài thật chia cho 500.
+ Đổi đơn vị đo ra xăng- tỉ lệ- mét vì đề bài yêu cầu tính khoảng cách hai điểm A và B trên bản đồ theo xăng- tỉ lệ- mét.
- HS làm cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
Bài giải
20 m = 2000 cm
Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ là:
2000 : 500 = 4 (cm)
Đáp số: 4 cm
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
+ Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây dài 41 km.
­ Tỉ lệ bản đồ là 1 : 1000000.
+ Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây thu nhỏ trên bản đồ dài bao nhiêu mi- li- mét?
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
Bài giải
41 km = 41000000 mm
Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây trên bản đồ dài là:
41000000 : 1000000 = 41 (mm)
Đáp số: 41 mm
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Vận dụng tỉ lệ bản đồ để tính được độ dài trên bản đồ dựa vào tỉ lệ và độ dài thật
* Cách tiến hành:
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
 Bài 1 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Nhận xét, chốt đáp án
- Chốt cách tính độ dài trên bản đồ
- Lưu ý HS các đơn vị đo phải đồng nhất
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 tìm được tỉ lệ bản đồ.
 Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài, có thể nêu miệng cách làm và đáp số, không cần trình bày bài giải
- GV nhận xét, chốt đáp án
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
+ Nếu số thứ nhất gấp lên 5 lần được số thứ hai thì tỉ số hai số là bao nhiêu?
- HS làm cá nhân - Nhóm 2 - Lớp
Đáp án:
Tỉ lệ bản đồ
1 : 
10 000
1 : 
5000
1:
20 000
Độ dài thật
5km
25m
2km
Độ dài trên bản đồ
50cm
5mm
1dm
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
Bài giải
12 km = 1200000 cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là:
1200000 : 100000 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài giải
15m = 1500 cm; 
10m = 1 000cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:
1 500 : 500 = (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là:
1 000 : 500 = 2 (cm)
 Đáp số: Chiều dài: 3cm
 Chiều rộng: 2cm
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
6. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
Tập đọc
DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I. Mục tiêu: 
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui dịu dàng
và dí dỏm, thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài:
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
- HSKT đọc đúng bài thơ.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
Hát
2. Bài cũ
Gọi HS lên đọc bài giờ trước
- 2 HS lên bảng đọc bài.
3.Bài mới
a. GT bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
HS: Nối nhau đọc 2 đoạn của bài.
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
? Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu
- Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc như con người thay đổi màu áo.
? Màu sắc của dòng sông thay đổi thế nào trong 1 ngày
- Lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa ứng với thời gian trong ngày: nắng lên – trưa về – chiều tối - đêm khuya – sáng ra lại mặc áo hoa.
? Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay
- Đây là hình ảnh nhân hóa làm cho con sông trở nên gần gũi với con người.
? Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
- Bài thơ có nội dung gì?
VD: Nắng lên thướt tha
Chiều trôi sao lên.
* ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: 2 em nối nhau đọc 2 đoạn bài thơ.
- GV hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Thi học thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ sau học.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
_______________________________
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật, ý nghĩa.
- Hiểu cốt truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- HSKT biết lắng nghe bạn kể.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học:
- Phiếu viết dàn ý.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
- Hát.
2. Bài cũ
Gọi HS kể lại truyện giờ trước.
- 2 HS lên kể và trả lời.
3.Bài mới
a. GT bài
b. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài:
- GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng.
HS: 1 em đọc đề bài.
HS: 2 em nối nhau đọc các gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi.
- Nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- GV dán dàn ý bài kể chuyện lên bảng.
HS: 1 em đọc lại.
c. HS thực hành kể chuyện và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện:
HS: Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- Thi kể trước lớp.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Nối tiếp nhau thi kể.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà học bài, tập kể cho người khác nghe.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
______________________________
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng sử dụng các từ ngữ thuộc chủ để Thám hiểm.
3. Thái độ
- Có ý thức tham gia tích cực các HĐ học tập
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
- HSKT biết chữa một vài bài theo hướng dẫn.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học:
- Phiếu viết nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động (2p)
+ Thế nào là du lịch?
+Thế nào là thám hiểm?
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Du lịch là đi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh
+ Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm
2. HĐ thực hành (35p)
* Mục tiêu: Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
* Cách tiến hành
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm làm bài.
+ Yêu cầu nêu công dụng của một số đồ dùng, giới thiệu sơ qua một số địa điểm tham quan
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Cách tiến hành tương tự như BT1.
+ Yêu cầu nêu công dụng của một số đồ dùng cần cho thám hiểm
Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, và khen những HS viết đoạn văn hay.
Nhóm 6 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, lều trại, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao 
b) Phương tiện giao thông và những vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, sân bay, vé tàu, vé xe 
c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch, khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ 
d) Địa điểm tham quan du lịch: phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước 
Đáp án: 
a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, đồ ăn, nước uống 
b) Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua: thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió 
c) Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ham hiểu biết 
Cá nhân – Lớp
- HS chia sẻ trước lớp và chỉ ra các từ ngữ mình đã sử dụng ở BT 1 hoặc 2
VD: Dịp Tết vừa rồi, trường em tổ chức cho các bạn học sinh đi tham quan trải nghiệm tại nông trại Era House tại Long Biên, Hà Nội. Đúng 7h sáng, chúng em tập trung tại trường, bạn nào cũng mang theo ba lô hoặc túi đựng các đồ dùng cần thiết. Anh hướng dẫn viên du lịch dẫn chúng em lên chiếc xe to, dài 50 chỗ ngồi. Trên xe, chúng em được tham gia rất nhiều trò chơi vui nhộn. Bạn nào cũng vui và không ai bị say xe. Đến nông trại, anh hướng dẫn viên đưa chúng em đi chơi trò pháo đất, gói bánh chưng, trượt cỏ, làm bác sĩ, trồng cây,... Trò chơi nào cũng vui và ý nghĩa. Phong cảnh ở nông trại cũng thật đẹp. Những bông hoa rực rỡ khoe săc, những vườn cây trĩu quả chín. Buổi trải nghiệm, tham quan của chúng em thật vui. Ra về bạn nào cũng luyến tiếc và mong muốn đươc quay lại nơi đây.
- Ghi nhớ từ ngữ thuộc chủ điểm
- Giới thiệu miệng một số địa điểm mà bản thân em đã được đi du lịch hoặc đọc trong sách báo, xem trên truyền hình, internet
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
__________________________________
Địa lí
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này HS biết:
	- Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
	- Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
 	- HSKT đọc đúng nội dung SGK.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học:
	Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Đà Nẵng.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
Hát
2. Bài cũ
Gọi HS nêu bài học.
- 2 HS nêu bài học.
3.Bài mới
a. GT bài
b. Đà Nẵng – Thành phố cảng:
* HĐ 1: Làm việc theo nhóm nhỏ hoặc từng cặp.
- GV yêu cầu HS:
- Quan sát lược đồ và nêu được:
+ Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
+ Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
- Gọi HS nhận xét. 
=> GV kết luận: (SGV).
- Tàu biển, tàu sông.
- Ô tô, tàu hỏa.
- Máy bay.
c. Đà Nẵng – Trung tâm công nghiệp:
* HĐ 2: Làm việc theo nhóm hoặc từng cặp.
- Dựa vào bảng kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng.
HS: ô tô, máy móc, thiết bị hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt.
- Vật liệu xây dựng.
- Đá mĩ nghệ, vải may quần áo.
- Hải sản đông lạnh.
- GV kết luận.
c. Đà Nẵng - Địa điểm du lịch:
* HĐ3: HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát và cho
- Bãi tắm, chùa, bảo tàng, 
 biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch? Những địa điểm đó thường nằm ở đâu
- Thường nằm ở ven biển.
=> Ghi nhớ (SGK).
HS: 3 – 5 em đọc ghi nhớ.
4. Củng cố - dặn dò
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 . . .. 
______________________________________________________________
Ngày soạn: 21/4/2021
Ngày dạy: Thứ ngày tháng 4 năm 2021
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
________________________________
Toán
ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Tiếp tuc tìm hiểu về một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
2. Kĩ năng
- HS vận dụng tìm được khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ và độ dài thật
3. Thái độ
- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả bài tập.
- HSKT đọc thuộc bảng nhân 6.
* ĐCND: Với các bài tập, chỉ cần nêu đáp số, không cần trình bày bài giải
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: Bản đồ SGK thu nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Khởi động:(3p)
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: Tìm hiểu về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
* Cách tiến hành:
*Hướng dẫn giải bài toán 1
- Yêu cầu HS đọc bài toán 1.
+ Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên sân trường dài bao nhiêu mét?
+ Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào?
+ Bài yêu cầu em tính gì?
+ Làm thế nào để tính được?
+ Khi thực hiện lấy độ dài thật giữa hai điểm A và B chia cho 500 cần chú ý điều gì? (GV có thể hỏi: Khoảng cách A và B trên bản đồ được 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_thu_mai.docx