Giáo án Toán Lớp 5 - Tiết 153: Ôn tập Phép nhân - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Hường

Giáo án Toán Lớp 5 - Tiết 153: Ôn tập Phép nhân - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Hường

I. Mục tiêu:

 - Giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.

 - Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên:

 + Sách giáo khoa, sách giáo viên.

 + Máy chiếu.

 + Thước, phấn màu, bảng nhóm.

 - Học sinh: Sách giáo khoa, dụng cụ học tập.

 

doc 7 trang cuongth97 4220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tiết 153: Ôn tập Phép nhân - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Keá hoaïch baøi daïy 
Môn: TOÁN- LỚP NĂM
BÀI: OÂn taäp: Pheùp nhaân (tieát 153)
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
	- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Giáo viên: 
	+ Sách giáo khoa, sách giáo viên.
	+ Máy chiếu. 
	+ Thước, phấn màu, bảng nhóm.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
 - Giới thiệu GV dự giờ. 
 - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Tiết toán trước các em học bài gỉ?
 - GV gắn bài tập lên bảng, gọi 1HS thực hành trên bảng lớp.
- HS ở dưới lớp làm vào vở nháp.
- GV hỏi HS ở dưới lớp.
+ Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
+ Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào?
- Lần lượt GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét – cho điểm
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Các em đã được củng cố về phép cộng, phép trừ. Tiết học hôm nay, cô cùng các em tiếp tục củng cố kiến thức về phép nhân, qua bài: 
Ôn tập: Phép nhân.
- Giáo viên ghi tên bài
 A) Ôn tập về phép nhân và tính chất của phép nhân.
- Giáo viên ghi biểu thức: a x b = c
- Trong biểu thức a x b = c; a tên gọi là gì? b tên gọi là gì? 
- c tên gọi là gì?
- Cho HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào vở nháp câu hỏi sau:
 Hãy nêu các tính chất của phép nhân mà các em đã được học.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét (bổ sung).
* GV: Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất như sau:
- GV lần lượt hệ thống hoá câu hỏi để hình thành nội dung như SGK (tr.161)
- GV kết hợp gọi một số HS nêu các tính chất của phép nhân
a) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
b) Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể lấy số thứ nhất nhân với tích của số thứ hai và số thứ ba.
c) Nhân một tổng với một số: Khi nhân một tổng với một số ta lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó, rồi cộng các kết quả với nhau.
d) Phép nhân có thừa số bằng 1: Một số bất kì nhân với 1 cũng bằng chính số nó.
e) Phép nhân có thừa số bằng 0: Một số bất kì nhân với 0 cũng bằng 0.
- GV cho HS đọc nối tiếp ( mỗi em đọc một tính chất ).
B) Luyện tập thực hành.
- GV cho HS mở SGK trang 161.
Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV gắn lên bảng bài tập.
a) GV chia lớp làm 2 dãy (A và B ), mỗi dãy làm 1 ý. GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con .
b) Cách tiến hành như câu a.
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện.
c) Cách tiến hành như câu b.
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện.
- Lần lượt GV cho HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề, GV ghi lên bảng.
- GV cho HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào SGK bằng viết chì.
- GV lần lượt gọi HS nêu kết quả và cách nhẩm, giáo viên ghi bảng lớp.
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 . ta làm như thế nào ?
+ Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, ta làm thế nào ?
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu đề bài.
- Cho học sinh thảo luận nhóm 4, ghi kết quả vào vở nháp, sau khi thảo luận xong đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét (bổ sung).
- GV nhận xét.
 Trong cách tính thuận tiện nhất. Khi làm bài, các em phải bám sát các tính chất của phép nhân và nên dùng các tính chất nào cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.
Bài 4: Giáo viên đưa đề bài lên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tìm hiểu đề.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ:
Xe máy
Ô tô
V= 48,5 km/giờ
V= 33,5 km/giờ
B
A
C
? km
1h 30
 t = 1giờ 30 phút
- Bài toán thuộc dạng nào ?
- Muốn tính quãng đường AB ta làm như thế nào?
- Cho học sinh làm vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Giáo viên chấm một số vở của HS.
- Giáo viên nhận xét bài làm trên bảng, ở dưới lớp.
- GV: Muốn tính quãng đường của hai chuyển động ngược chiều nhau khởi hành cùng một lúc thì ta lấy tổng vận tốc nhân với thời gian.
4. Củng cố:
 Trò chơi : “ Ô cửa bí mật”
 - GV chia lớp làm hai đội A và B , mỗi đội chọn 3 bạn để tham gia trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi: Trên bảng cô có 6 ô cửa bí mật, mỗi đội sẽ trả lời câu hỏi trong 3 ô cửa. Lần lượt mỗi đội sẽ chọn 1 ô cửa bí mật và trả lời câu hỏi đó trong 30 giây. Nếu trường hợp đội nào trả lời không được thì đội bạn sẽ trả lời hoặc trả lời thiếu thì độ bạn có quyền bổ sung . 
 Kết thúc cuộc chơi đội nào có đáp án đúng nhiều hơn thì đội đó sẽ thắng. Những bạn còn lại sẽ nhận xét câu trả lời của hai đội (GV chọn 1 HS làm thư ký).
- Ô cửa 1: Hãy nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
- Ô cửa 2: Hãy xác định biểu thức sau đúng hay sai?
 1 x a = a x 1 = 1
- Ô cửa 3: Hãy nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Ô cửa 4: Hãy nêu tính chất: Nhân một tổng với một số của phép nhân.
- Ô cửa 5: Hãy xác định biểu thức sau đúng hay sai? 
 0 x a = a x 0 = 0
- Ô cửa 6: Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có chung các tính chất nào?
- GV nhận xét ( tuyên dương ). 
5/. Dặn dò: Về nhà xem lại bài, học thuộc các tính chất của phép nhân. Làm lại các bài tập 1, 2 và 3 vào vở Khi làm phải thật cẩn thận, tính chính xác, không nên tẩy xoá. 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập (S/162)
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp hát
- HS thực hành trên bảng
1 3 2 3 5
2 4 4 4 4 
Tính:
a) + = + = 
b) 69,78 + 30,22+ 35,99
= 100 + 35,99
= 135,99
- HS làm bài vào vở nháp
- HS trả lờì.
- HS trả lờì.
- HS nhắc lại
- HS quan sát
- HS trả lời: a tên gọi là thừa số, b tên gọi là thừa số.
- HS trả lời: c tên gọi là tích của hai thừa số a và b.
- HS thảo luận nhóm đôi rồi lần lượt trình bày, nhóm khác nhận xét (bổ sung).
- HS đại diện nhóm trình bày:
- HS trả lời:
* Tính chất giao hoán: a x b = b x a
* Tính chất kết hợp:
 ( a x b) x c = a x ( b x c )
* Nhân một tổng với một số: 
 (a + b) x c = a x c + b x c
* Phép nhân có thừa số bằng 1:
 1 x a = a x 1 = a
 *Phép nhân có thừa số bằng 0:
 0 x a = a x 0 = 0
- HS trả lời
- HS đọc
- HS mở SGK
- HS đọc
- HS lần lượt thực hành trên bảng lớp
Bài 1: Tính:
- HS thực hiện.
a) 4802 x 324 = 1 555 848
 6120 x 205 = 1 254 600
b) 
 x = = = 
- HS trả lời
c) 35,4 x 6,8 = 240,72
 21,76 x 2,05 = 44,608
- HS trả lời
- 1HS đọc 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu
Bài 2: Tính nhẩm :
a) 3,25 x 10 = 32,5
 3,25 x 0,1 = 0,325
b)417,56 x 100 = 41756
 417,56 x 0.01 = 4,1756
c)28,5 x 100 = 2850
 28,5 x 0,01 = 0,285
- HS trả lời
* Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang phải một, hai. ba, chữ số.
- HS trả lời
* Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang trái một, hai. ba,.. chữ số.
- 1HS đọc.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày (nêu cách làm), nhóm khác nhận xét (bổ sung)
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 2,5 x 7.8 x 4 = (2,5 x 4) x 7,8
 = 10 x 7,8
 = 78
b) 0,5 x 9,6 x 2 = ( 0,5 x 2 ) x 9,6
 = 1 x 9,6
 = 9,6
c) 8,36 x 5 x 0,2 = 8,36 x (5 x 0,2)
 = 8,36 x 1 
 = 8,36
d) 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7 
 = (8,3 + 1,7) x 7,9
 = 10 x 7,9
 = 79
- HS đọc 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS theo dõi
- HS trả lời (chuyển động ngược chiều) 
- HS trả lời ( lấy tổng vận tốc của hai xe nhân với thời gian hai xe đi đến khi gặp nhau)
- HS trình bày trên bảng lớp . HS có thể giải 1 trong 2 cách sau: 
Cách 1:
 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Tổng vận tốc của xe ô tô và xe máy là:
 48,5 + 33,5 = 82(km/giờ)
 Quãng đường AB dài là:
 82 x 1,5 = 123( km)
 Đáp số: 123km
Cách 2:
 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường ô tô đi được từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau là:
 48,5 x 1,5 = 72,75(km)
 Quãng đường xe máy đi được từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau là:
 33.5 x 1,5 = 50,25(km) 
Quãng đường AB dài là:
 72,75 + 50,25 =123(km)
 Đáp số: 123 km.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi:
- Ô cửa 1: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
- Ô cửa 2: Sai.
- Ô cửa 3: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- Ô cửa 4: Khi nhân một tổng với một số ta lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
- Ô cửa 5: Đúng.
- Ô cửa 6: 
+ Tính chất giao hoán
+ Tính chất kết hợp
+ Nhân một tổng với một số
+ Phép nhân có thừa số bằng 1
+ Phép nhân có thừa số bằng 0.
XÁC NHẬN CỦA BAN LÃNH ĐẠO	GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
	 HIỆU TRƯỞNG	
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐT THÀNH PHỐ CÀ MAU 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG 
š›™&˜š›
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
MÔN:TOÁN– LỚP NĂM
BÀI DẠY: OÂn taäp: Pheùp nhaân
NGÀY THI: 13/ 4/ 2011 
GIÁO VIÊN: Traàn Thò Höôøng
Naêm hoïc: 2010 – 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_5_tiet_153_on_tap_phep_nhan_nam_hoc_2010_20.doc