Giáo án Lớp 5 (Công văn 405) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 (Công văn 405) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Toán

Bài 59: DIỆN TÍCH HÌNH THANG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- Em biết tính diện tích hình thang

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tài liệu SHDH Toán –T2.

- HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

- Thực hiện các hoạt động thực hành 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng 2.

*) Lưu ý:

1. HĐTH 2: Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở.

Áp dụng công thức :

a) S = (18 + 12) x 9 : 2 = 135 (cm2)

b) S = ( + ) x : 2 = (m2)

c) S= ( 3,4 + 5,8 ) x 0,5 : 2 = 23 ( dm2)

+ Muốn tính diện tích hình thang em làm thế nào?

2.HĐTH 3: Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở.

 Giải

Chiều cao hình thang là:

(12 + 8,4) : 2 = 10,2 ( m)

Diện tích mảnh vườn là:

 (12 + 8,4 ) x 10,2 : 2 = 104,04 (m2)

 ĐS: 104,04 m2

+ Muốn tính diện tích hình thang em phải biết gì?

 (Tìm trung bình cộng của hai số; tính diện tích hình thang)

+ Muốn tính chiều cao hình thang em làm tn?

3. HĐTH 4: Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở THT tâp2.

- GV hỗ trợ HS cách điền Đ,S

 (HS học tốt: giải thích vì sao đúng, sai?)

 a) Đ b) S

* Sauk hi HS thực hiện HĐTH 2, 3, 4. GV tổ chức cho HS chia sẻ HĐTH 2, 3, 4.

* GV chốt:

- HĐTH 2 :+ Cách tính diện tích hình thang

- HĐTH 3 : + Cách tìm trung bình cộng của hai đáy

 

doc 30 trang cuongth97 09/06/2022 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Công văn 405) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Buổi 1:	Thứ hai, ngày tháng 1 năm 2021
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
Toán
Bài 59: DIỆN TÍCH HÌNH THANG (Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU:
- Em biết tính diện tích hình thang
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Toán –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng 2.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 2: Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở. 
Áp dụng công thức : 
a) S = (18 + 12) x 9 : 2 = 135 (cm2)
b) S = ( + ) x : 2 = (m2)
c) S= ( 3,4 + 5,8 ) x 0,5 : 2 = 23 ( dm2)
+ Muốn tính diện tích hình thang em làm thế nào? 
2.HĐTH 3: Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở.
 Giải 
Chiều cao hình thang là:
(12 + 8,4) : 2 = 10,2 ( m)
Diện tích mảnh vườn là:
 (12 + 8,4 ) x 10,2 : 2 = 104,04 (m2)
 ĐS: 104,04 m2
+ Muốn tính diện tích hình thang em phải biết gì?
 (Tìm trung bình cộng của hai số; tính diện tích hình thang)
+ Muốn tính chiều cao hình thang em làm tn? 
3. HĐTH 4: Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở THT tâp2.
- GV hỗ trợ HS cách điền Đ,S 
 (HS học tốt: giải thích vì sao đúng, sai?) 
 a) Đ b) S
* Sauk hi HS thực hiện HĐTH 2, 3, 4. GV tổ chức cho HS chia sẻ HĐTH 2, 3, 4. 
* GV chốt: 
- HĐTH 2 :+ Cách tính diện tích hình thang
- HĐTH 3 : + Cách tìm trung bình cộng của hai đáy 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 19A: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc - hiểu trích đoạn kịch Người công dân số Một
- Nội dung: Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- GDANQP: Giáo dục lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH TV-T2. Phiếu ghi tên các bài đọc.
- HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện hoạt động cơ bản 1; 2; 3; 4; 5; 6. 
*) Lưu ý:
1. HĐCB 1: Em đọc thầm yêu cầu bài và quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.
a) Để thể hiện quyền của người đội viên, các bạn thiếu nhi bỏ phiếu tín nhiệm, bầu chọn Ban chỉ huy Đội, Liên đội. 
b) Trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân tương lai là: Người công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, chọn người tài đức lãnh đạo đất nước.
2. HĐCB 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và phát hiện từ khó: Phú Lãng Sa, Anh Lê, Sa-xơ- lu Lô-ba,.... 
3. HĐCB 4: -Theo dõi các nhóm đọc, giúp Hs đọc chậm,đọc chưa tốt đọc đúng.
- GV nhận xét và chốt cách đọc ở các nhóm:
- Toàn bài đọc với giọng kể chuyện, đọc rõ lời từng nhân vật.
4. HĐCB 5: - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi và chốt câu hỏi khi kiểm soát nhóm:
Câu 1: Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn. 
Câu 2: Những câu nói cho thấy anh Thành luôn nghĩ tới dân, tới nước là:
“Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng ... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”.
“Vì anh với tôi ... chúng ta là công dân nước Việt...”.
Câu 3: Cặp thoại b và d không ăn nhập với nhau. Vì Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm cho bạn, còn anh Thành nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước. 
5. HĐ CB 6: Nội dung bài: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
* Sau khi học sinh thưc hiện HĐCB 1,2, 3, 4, 5.GV tổ chức cho học sinh chia sẻ.
+ Cách đọc đoạn , bài và kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài tập đọc.	
* GV chốt: - Nội dung bài :
*Liên hệ: Qua câu chuyện em có suy nghĩ gì?
- GDANQP: Giáo dục lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 19A: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn; xác định được các vế trong câu ghép; đạt được câu ghép.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH TV-T2. Phiếu ghi tên các bài đọc.
- HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện hoạt động cơ bản 7 và các hoạt động thực hành 1, 2.
*) Lưu ý:
1. HĐCB 7: Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào VTHTV tập 2.
+ Em hãy xếp các câu trong đoạn văn vào nhóm thích hợp. Tại sao em xếp như vậy?
+Có thể tách hai cụm chủ ngữ- vị ngữ ở các câu nhóm b thành hai câu không? Vì sao?
+ GV những câu do nhiều vế câu ghép lại mà mỗi vế câu có đủ chủ ngữ và vị ngữ gọi là câu ghép.
+ Vậy thế nào là câu ghép? Lấy ví dụ minh họa.
2a) Câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành: Câu (1) 
(1) Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to
 CN VN
2b) Câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành: Câu (2), (3), (4).
(2) Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật.
 CN VN CN VN
(3) Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa.
 CN VN CN VN
(4) Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
 CN VN CN VN
3)Không tách mỗi cụm C- V trong các câu ở nhóm b thành hai câu được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc không gắn kết với nhau về ý nghĩa
2. HĐTH 1: Em đọc thầm yêu cầu bài và viết vào bảng nhóm theo mẫu.
1b) 
Câu ghép
Vế câu thứ nhất
Vế câu thứ hai
M: Câu 2
Trời /xanh thẳm
biển/ cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
Câu 3
Trời/ rải mây trắng nhạt
biển/ mơ màng dịu hơi sương.
Câu 4
Trời /âm u mây mưa
biển/ xám xịt, nặng nề.
Câu 5
Trời/ ầm ầm dông gió
biển/ đục ngầu, giận dữ.
Câu 6
Biển/ nhiều khi rất đẹp
ai /cũng thấy như thế. 
1c) Không thể tách mỗi vế trong câu ghép vừa tìm được thành một câu đơn. 
 Vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của vế khác. 
3. HĐTH 2: Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở TV1.
VD1)
a) Mùa xuân đã về, trăm hoa đua nở. 
b) Mặt trời mọc, đoàn thuyền ra khơi. 
c) Trong truyện cố tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh tham lam, ích kỉ. 
d) Vì trời mưa to nên đường sá lầy lội. 
VD2) 
a/ Mùa xuân đã về,hoa mai vàng nở rộ.
b/ Mặt trời mọc, sương tan dần.
c/ Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, lười biếng.
d/Vì trời mưa to nên đường ngập nước.
*Sau khi học sinh thực hiện HĐTH1, 2.GV tổ chức cho học sinh chia sẻ HĐ 2, 3 .
* GV chốt: Câu ghép có từ hai vế câu trở lên, mỗi vế câu có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên không thể tách vế câu thành câu đơn, vì như thế sẽ tạo thành những câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.
- HĐTH1 : +Không tách mỗi vế câu ghép thành câu đơn vì như vậy sẽ không có quan hệ chặt chẽ về ý.
- HĐTH2 : + Khi chọn viết thêm một vế câu cần có quan hệ chặt chẽ với ý của vế câu đã cho. 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________________________
Buổi 2:
Khoa học
Bài 20: HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH (Tiết 3)
I.MỤC TIÊU : 
 Sau bài học, em:
- Biết tách được các chất ra khỏi hỗn hợp.
- Biết cách tách các chất ra khỏi dung dịch bằng cách đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Khoa –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Khoa –T2. Vở TH Khoa - T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 1: Em đọc thầm yêu cầu bài và thực hành tách chất ra khỏi hỗn hợp:
+ Em thực hành tách cát, sỏi ra khỏi hỗn hợp cát sỏi.
+ Em thực hành tách cát, nước ra khỏi hỗn hợp nước cát 
a/ Lấy một trong các hỗn hợp sau và dụng cụ phù hợp ở góc học tập để tách các chất ra khỏi hỗn hợp:
 cát + sỏi nước + cát nước + trấu
b/Tách các chất ra khỏi hỗn hợp
+ Ta dùng cái sàng có lỗ nhỏ để sàng cát và sỏi.
Thực hiện: Ta đổ hỗn hợp cát và sỏi vào sàng xong dùng tay sàng qua sàng lại cho đến khi cát rơi xuống hết còn lại trong sàng toàn là sỏi thì ta hoàn thành.
+ Ta dùng cái rây để lấy cát và nước.
Thực hiện: Để cái rây trên một cái tô, sau đó đổ hỗn hợp nước và cát lên trên rây. Khi đó nước sẽ từ từ rơi xuống bát, cát sẽ được giữ lại ở trên rây, khi nào nước rơi xuống hết thì khi đó hoàn thành.
+ Ta dùng cái rổ có lỗ nhỏ để tách nước và trấu
Thực hiện: Để cái rổ trên một cái tô, sau đó đổ hỗn hợp nước và trấu lên trên rổ. Khi đó nước sẽ từ từ rơi xuống bát, trấu sẽ được giữ lại ở trên rây, khi nào nước rơi xuống hết thì khi đó hoàn thành.
c. Kết quả tách các chất từ hỗn hợp:
· Cát + sỏi: thu được cát và sỏi.
· Nước + cát: thu được nước và cát
· Nước + trấu: thu được nước và trấu.
2.HĐTH 2: Em đọc thầm yêu cầu bài và thực hành tách chất ra khỏi dung dịch:
+ Em thực hành tách nước ra khỏi dung dịch nước đường bằng dụng cụ chưng cất.
a/ Lấy một ít dung dịch nước đường đã đun tới sôi từ bình đựng "dung dịch nước đường" và dụng cụ phù hợp để tách được nước ra khỏi dung dịch đó.
b/ Tiến hành tách nước ra khỏi dung dịch:
· Đổ dung dịch nước đường từ bình đựng vào cốc, úp đĩa thủy tinh lên cốc và chờ 2-3 phút.
· Gạt nước đọng trên đĩa bằng thìa sang một cái bát.
· Tiếp tục úp đĩa lên miệng cốc nước đường và tiếp tục lấy đi nước đọng trên đĩa.
c/ Nhận xét: nước được tách ra từ dung dịch nước đường là nước tinh khiết.
3.HĐTH 3: : Em đọc thầm yêu cầu bài và trả lời câu hỏi:
+ Trong thực tế em thường gặp những hỗn hợp, dung dịch nào? Nêu ví dụ.
+Ứng dụng tách các chất ra khỏi hỗn hợp trong đời sống thực tế có ích lợi gì? Nêu ví dụ.
- Trong thực tế, em thường gặp:
+ Các hỗn hợp: muối tiêu, vữa bê tông, muối mè, dưa muối....
+ Các dung dịch: Chanh muối, canh đường, nước cam, nước muối, nước đường,...
+ Ứng dụng tách các chất ra khỏi hỗn hợp trong đời sống thực tế giúp con người sử dụng các nguồn thực phẩm có chất lượng, tốt cho sức khoẻ. Ví dụ: Pha nước chanh muối sẽ rất có lợi trong việc giúp con người giải nhiệt trong mùa hè nắng nóng. Còn nếu chỉ ăn chanh và uống nước muối thì nó lại rất có hại có cơ thể.
*Sau HĐTH 1, 2 cho học sinh chia sẻ: 
- Cách tách các chất ra khỏi dung dịch và tách các chất ra khỏi hỗn hợp .
 ..............
 ......
Kĩ thuật
Bài 13: NUÔI DƯỠNG GÀ
I. MỤC TIÊU:
- Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà
- Biết cách cho gà ăn uống. Biết cách liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình và địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK, SGV
- Tranh ảnh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động: Ban văn nghệ 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- HS Đọc và trả lời câu hỏi:
+ Gà ăn những thức ăn gì?
+ Cho gà ăn vào thời điểm nào?
+ Lượng thức ăn cho gà ra sao ?
- TN tổ chức chia sẻ trong nhóm các câu hỏi trên
- GV cho HS đọc nội dung SGK sau đó nêu câu hỏi để HS tìm hiểu và biết về mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- GV tóm tắt nội dung chính của việc nuôi dưỡng gà
- GV giới thiệu về khái niệm nuôi dưỡng gà: Công việc cho gà ăn uống được gọi chung là nuôi dưỡng
 B. Hoạt động thực hành
1. Tìm hiểu cách cho gà ăn uống
- HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi sau:
a) Cách cho gà ăn :
 + Nêu cách cho gà ăn qua từng thời kì?
 + Hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn thức ăn có nhiều chất bột đường và chất đạm?
 + Cần cho gà đẻ ăn những thức ăn gì để cung cấp chất đạm, chất khoáng và vitamin?
 + Hãy nêu cách cho gà ăn ở gia đình mình?
b) Cách cho gà uống:
 + Nêu vì sao phải cung cấp đủ nước sạch cho cơ thể gà?
 + Em hãy nêu cách cho gà uống nước ở gia đình mình?
- TN tổ chức chia sẻ
- TBHT chia sẻ
- GV chia sẻ: chốt cách nuôi dưỡng gà
2. Nhận xét, đánh giá
- Cá nhân đánh giá kết quả học tập của mình trước nhóm
- NT tổ chức đánh giá kết quả học tập trong nhóm
- TBHT tổ chức đánh giá kết quả của lớp, báo cáo với GV
- Sử dụng câu hỏi cuối bài kết hợp với các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS, khen ngợi những học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài
 C. Hoạt động ứng dụng
- Tìm hiểu về các loại thức ăn mà gia đình mình sử dụng nuôi gà.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________
Thể dục
Bài 37: TRÒ CHƠI: ĐUA NGỰA VÀ LÒ CÒ TIẾP SỨC
I. MỤC TIÊU:
- Ôn đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực được động tác tương đối chính xác.
- Biết cách chơi hai trò chơi" Đua ngựa"," Lò cò tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, kẻ sân, bóng
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Tập hợp theo đội hình hàng ngang thực hiện khởi động:
 + Chạy chậm quanh sân tập theo 1 vòng tròn.
 + Xoay các khớp.
 + Trò chơi : Kết bạn 
2.Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp
- TN tổ chức các bạn các động tác đi đều vòng phải, vòng trái
- TBHT tổ chức tập đồng loạt cả lớp 
- GV nhận xét, đánh giá 
- Chia tổ tập luyện.
- TBHTTập hợp lớp, tổ chức các tổ tập thi đua.
3. Trò chơi : Đua ngựa"," Lò cò tiếp sức". 
- GVnêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. Hướng dẫn cách chơi
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
4. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- HS cùng nhau chơi trò chơi trong các HĐ tập thể của nhà trường.
 ..............
 ......
________________________________________________
Kĩ năng sống
Bài 37: Xử lí khi gặp người bị sặc, hóc
( Có giáo án đính kèm)
____________________________________________________________________
Thứ ba, ngày tháng 1 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 19A: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc o/ô.
- GDANQP: Nêu những tấm gương hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH TV-T2. Phiếu ghi tên các bài đọc.
- HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 3, 4, 5 và hoạt động ứng dụng.
*) Lưu ý:
1.HĐTH 3: GV đọc đoạn viết.
Hỏi: Bài chính tả cho em biết điều gì?
-Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình nghèo .Năm 23 tuổi ,ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Phủ Tây An và lập nhiều chiến công .Ông bị giặc bắt và bị hành hình
Hỏi:Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nào lưu danh muôn đời?
-Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.
Hỏi:Trong đoạn văn em cần viết hoa những chữ nào?
+Những chữ đầu câu và tên riêng: Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây Nam
+ chài lưới, nổi dậy, khảng khái,....
2. HĐTH 4: : Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở THTV tâp2.
+ Chọn chữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Thứ tự điền: giấc - trốn - dim - gom - rơi - giêng - ngọt.
3. HĐTH 5a): Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở THTV tâp2.
+ Tìm tiếng bắt đầu bằng d, r, gi thích hợp điền vào chỗ trống: ra - giảng giải - già - dành dụm - phụng dưỡng. 
- GV cho học sinh nêu những tấm gương anh hùng chống giặc ngoại xâm và giáo dục lòng yêu nước sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
* Sau khi HS thực hiện HĐTH 3, 4, 5. GV tổ chức cho HS chia sẻ HĐTH 4, 5. 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
_________________________________________________
Toán
Bài 60: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về:
- Tính diện tích hình tam giác; diện tích hình thang.
- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Toán –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng.
*) GV lưu ý:
1.HĐTH 1: Chơi trò chơi “Đố bạn”
VD: + Hình tam giác : S =17,5 cm2
 + Hình thang : S = 30 cm2
2.HĐTH 2:Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở. 
- GV theo dõi, giúp đỡ các em học chậm thực hiện .
 a) 15 cm2 b) 4 m2 c) m2 
+ Muốn tính diện tích hình tam giác vuông em làm thế nào? 
3.HĐTH 3: Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở THT tâp2.
- GV hỗ trợ học sinh : Tìm chiều cao tam giác BEC, tìm diện tích tam giác BEC và diện tích hình thang ABED:
DT hình thang ABED là:
( 2,4+1,5) x 1,2 : 2 = 2,34 (dm2)
DT hình tam giác BEC là:
1,8 x 1,2 : 2 = 1,08 ( dm2)
DT hình thang ABED lớn hơn DT hình tam giác BEC là:
2,34 - 1.08 = 1,26 (dm2)
 ĐS: 1,26 dm2
 + Muốn tính diện tích hình thang em làm tn?
 + Muốn tính diện tích hình tam giác em làm tn?
 + Muốn biết diện tích hình thang lờn hơn bao nhiêu em làm tn?
4.HĐTH 4: Giải toán Em đọc thầm yêu cầu bài và làm vào vở.
- GV hỗ trợ học sinh cách tìm diện tích trồng rau cải và diện tích trồng su hào.
 Diện tích mảnh vườn là:
( 70 + 40) x 30 : 2 = 1650 (m2)
 a)Diện tích trồng rau cải là:
1650 :100 x 30 = 495 (m2)
 b) DT trồng su hào là :
1650 : 100 x 25 = 412,5 (m2)
 Đáp số: a) 495 m2
 b) 412,5 m2
+ Muốn tính diện tích trồng rau cải em làm tn?
+ Muốn tính diện tích trồng su hào em làm tn?
* Sau khi HS thực hiện HĐTH 2, 3, 4. GV tổ chức cho HS chia sẻ HĐTH 2, 3, 4. 
* GV chốt: Cách tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông khi số đo dưới dạng số thập phân, số tự nhiên hoặc phân số; diện tích hình thang
-HĐTH2: Cách tính diện tích tam giác vuông 
- HĐTH 3: Cách tính diện tích hình thang và lưu ý chiều cao của hình thang cũng là chiều cao của hình tam giác BEC 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
 Lịch sử
Bài 7: TỪ SAU CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI ĐẾN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954) - (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, em cần:
- Trình bày được một số sự kiện quan trọng và ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
- Nêu cảm tưởng về một vài tấm gương tiêu biểu hay hình ảnh bộ đội, dân công trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Lịch sử & Địa lí –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Lịch sử & Địa lí –T2. Vở TH Lịch sử & Địa lí - T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 3,4, 5 .
*) Lưu ý:
1.HĐCB 3: Em đọc thầm yêu cầu bài và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy xác định vị trí của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trên lược đồ.
àTập đoạn cứ điểm Điện Biên Phủ nằm ở vùng rừng núi Tây Bắc, dưới tỉnh Lai Châu và giáp với biên giới nước Lào.
2.HĐCB 4: Em đọc thầm yêu cầu bài và trả lời câu hỏi:
+Em hãy cho biết quyết tâm của Trung ương Đảng và Bác Hồ trong việc mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Em có nhận xét gì về tinh thần của nhân dân ta trong việc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ?
b) Trung ương Đảng và Bác Hồ mở chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm dành thắng lợi trong trận chiến này. Điều này được thể hiện ở chỗ:
+ Các chiến sĩ từ mọi mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ
+ Hàng tấn vũ khí được chuyển lên trận địa
+ Gần ba vạn hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men lên Điện Biên Phủ.
· Thông qua hai hình: Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và Bộ đội ta kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ, em thấy nhân dân ta đã không ngại khó khăn, hiểm trở, vẫn luôn nhiệt huyết và lao động hăng say không biết mệt mỏi. Điều này cho thấy, nhân dân ta đã sẵn sàng chiến đấu với tinh thần cao nhất, với một niềm tin chiến thắng.
5.HĐCB 5. Em đọc thầm yêu cầu bài và trả lời câu hỏi:
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt? Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc của chiến dịch
+Đại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò ntn trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
Hành động của anh Phan Đình Giót thể hiện điều gì?
b) Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt.
+ Ngày 13/3/1954 chiến dịch bắt đầu
+ Ngày 7/5/1954 chiến dịch kết thúc.
· Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng tư lệnh chiến 
dịch có vai trò nghiên cứu tình hình và đưa ra phương án tác chiến phù hợp nhằm đem lại thắng lợi cho quân và dân ta.
· Hành động lấy thân mình lấp lỗ châu mai của anh Phan Đình Giót đế đồng đội xông lên tiêu diệt địch trong trận đánh ở Him Lam thể hiện tinh thần quả cảm, quyết tâm tiêu diệt giặc của anh. Sự hi sinh cao cả ấy đã góp phần vào thắng lợi cua chiến dịch.
* Sau khi học sinh thực hiện HĐCB 3, 4, 5. GV tổ chức cho học sinh chia sẻ HĐ 4, 5.
* GV chốt: 
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm ba đợt tấn công.Ngày 13- 3- 1954, quân ta nổ sung mở màn chiến dịch. Ngày 30- 3-1954 ta đồng loạt công kích địch lần thứ hai. Đến ngày 1- 5- 1954, ta mở đợt tấn công thứ ba đánh chiếm các cứ điểm còn lại.
+Đến ngày 7- 5- 1954 quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1) / 28
I. MỤC TIÊU:
- Bieát laøm nhöõng vieäc phuø hôïp vôùi khaû naêng ñeå goùp phaàn tham gia xaây döïng queâ höông.
- Yeâu meán, töï haøo veà queâ höông mình, mong muoán ñöôïc goùp phaàn xaây döïng queâ höông.
- Bieát ñöôïc vì sao phaûi yeâu queâ höông vaø tham gia goùp phaàn xaây döïng queâ höông.
- GDBVMT : Møc ®é tÝch hîp liªn hÖ : TÝch cùc tham gia c¸c ho¹t ®éng BVMT lµ thÓ hiÖn t×nh yªu quª h­¬ng.
II. CHUẨN BỊ:
- GV : Các bài thơ, bài hát ... nói về tình yêu quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động:
- TBHT: Nghe hát bài Việt Nam quê hương tôi?
- GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động cơ bản 
1. Tìm hiểu truyện Cây đa làng em 
- Đọc truyện Cây đa làng em và trả lời câu hỏi :
 + Bức tranh vẽ gì ? 
 + Vì sao dân làng gắn bó với cây đa quê hương ? 
 + Hà gắn bó với cây đa như thế nào? 
 + Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì ?
 + Vì sao Hà làm như vậy ?
- TN cho nhóm chia sẻ
- GV cho chia sẻ và hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ và học thuộc ghi nhớ.
2. Làm BT 1 SGK 
- Làm việc cá nhân 
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm
- TN thống nhất kết quả
- TBHT gọi 1 số nhóm trình bày
3. Liên hệ thực tế 
- Làm việc cá nhân: Hãy nghĩ về nơi mình sinh ra, viết điều khiến em luôn nhớ về nơi đó? 
- Nhóm trưởng cho chia sẻ theo gợi ý sau: Quê bạn ở đâu ? Bạn biết gì về quê hương mình ?
- TBHT gọi 1 số nhóm lên trình bày
+ GV cho chốt nội dung HĐ 2, 3
+ GDBVMT: TÝch cùc tham gia c¸c ho¹t ®éng BVMT lµ thÓ hiÖn t×nh yªu quª h­¬ng.
Hoạt động ứng dụng 
- Sưu tầm một số bài hát nói về tình yêu quê hương 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________________________
Buổi 1:
Thứ tư, ngày tháng 1 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 19B: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc- hiểu phần 2 trích đoạn Người công dân số Một.
- Nội dung: Qua việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của Nguyễn Tất Thành
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH TV-T2. Phiếu ghi tên các bài đọc.
- HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3 ,4 ,5,6
1. HĐCB 1: HS quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.
- Dưới ngọn đèn dầu lù mù trong một căn phòng đơn sơ nhưng ngăn nắp, anh Thành đang ngồi nói chuyện cùng anh Lê thì anh Mai gõ cửa rồi bước vào.
2.HĐCB 2: GV đọc mẫu.
- Giới thiệu tranh minh họa.
3. HĐCB 3: a - 3; b - 1; c - 4; d - 2; e - 5.
4. HĐCB 4: -Theo dõi các nhóm đọc,giúp Hs đọc yếu đọc đúng.
-GV nhận xét và chốt cách đọc ở các nhóm
-Chú ý đọc phân biệt rõ lời các nhân vật: anh Thành, anh Lê, anh Mai.
5.HĐCB 5: - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi và chốt câu hỏi khi kiểm soát nhóm:
5.1) Anh Lê có tâm lí ngại khổ, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình quá lạc hậu, yếu đuối và nhỏ bé trước sức mạnh vũ khí của kẻ thù. Anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn: muốn ra nước ngoài học cái hay, cái mới để về cứu dân, cứu nước. 
5.2) 
Lời nói
Cử chỉ
- Tôi muốn đi sang nước họ ... về cứu dân mình. 
- Tiền đây chứ đâu? 
- Tôi nghĩ kĩ rồi. Làm thân nô lệ ... được không, anh? - Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.
- Xòe hai bàn tay ra.
- Nhanh chóng thu xếp đồ đạc.
5.3) “Người công dân số Một” trong đoạn kịch là anh Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi như vậy vì ý thức là công dân của một nước độc lập đã sớm hình thành trong tư tưởng và anh đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, đưa toàn dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ. 
?/Sau câu chuyện này,anh Thành đã làm gì?
GV nêu :Nguyễn Tất Thành ( Bác Hồ ) rất yêu quê hương đất nước, các có tầm nhìn xa -quyết chí ra nước ngoài để đi tìm đường cứu nước thoát khỏi nô lệ.
*) GD HS kính yêu Bác Hồ và những người có công với đất nước.
6.HĐCB 6: - HS đọc phân vai trong nhóm.GV theo dõi,giúp đỡ.
- HS thi. Bình chọn.
* Sau khi học sinh thưc hiện HĐCB 1,2, 3, 4, 5.GV tổ chức cho học sinh chia sẻ.
+ Cách đọc đoạn , bài và kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài tập đọc.	
* GV chốt: Nội dung bài : Qua việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của Nguyễn Tất Thành
*Liên hệ: Noi gương Bác, em cần phải làm gì ?
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Bài 61: HÌNH TRÒN. ĐƯỜNG TRÒN
I. MỤC TIÊU:
- Em nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn
- Em biết sử dụng com-pa để vẽ hình tròn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Toán –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động: + Cơ bản: 1, 2, 3
 + Thực hành: 1, 2; hoạt động ứng dụng
*)GV lưu ý:
1.HĐCB1: - GV theo dõi, giúp đỡ hs vẽ
- GV HD HS cách dùng compa để vẽ
a) Vẽ hình tròn tâm O , bán kính 2cm
b) Vẽ hình tròn tâm I, bán kính 4 cm
- GV nhận xét,kết luận.
2.HĐCB 2:
- GV hướng dẫn hs: Dùng compa vẽ hình tròn, cách vẽ bán kính, đường kính, (đường kính dài gấp 2 lần bán kính)
- GV chốt học sinh biết hình tròn và đường tròn, bán kính, đường kính.
3.HĐCB 3:
- Quan sát hs , giúp đỡ hs có khó khăn.
- GV kết luận:Theo thứ tự : Đ , S, Đ, Đ, S 
4.HĐTH 1:
- HS dùng compa thựa hành vẽ hình tròn có:
 a) Bán kính 3 cm b) Đường kính 5 cm
5.HĐTH 2:
- Hs tự vẽ hai hình tròn có tâm A và tâm B, đoạn AB = 4 cm.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_cong_van_405_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc