Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Minh Hương
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết mối quan hệ giữa 1 và ; và ; và ;
- Tìm 1 thành phần chưa hết của phép tính với phân số. Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng. HS cả lớp làm được bài1, 2, 3 .
- Yêu thích học toán
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: SGK, bảng phụ
- HS : SGK, bảng con, vở.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Minh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Thứ ngày tháng năm 20 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết mối quan hệ giữa 1 và ; và ; và ; - Tìm 1 thành phần chưa hết của phép tính với phân số. Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng. HS cả lớp làm được bài1, 2, 3 . - Yêu thích học toán - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK, bảng con, vở... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho 2 HS lên bảng thi làm bài ( mỗi bạn làm 1 phép tính) a) + - = .. b) : x = .. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe - HS viết vở 2. Hoạt động thực hành: (25 phút) Bài 1: HĐ cặp đôi - GV yêu cầu HS đọc các đề bài - Yêu cầu HS làm bài cặp đôi - GV nhận xét. Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, kết luận -Yêu cầu HS giải thích cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ chưa biết trong phép trừ, thừa số chưa biết trong phép nhân, số bị chia chưa biết trong phép chia - GV nhận xét HS. Bài 3: HĐ nhóm - GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4 - GV nhận xét - GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng. - HS đọc - HS làm bài miệng theo cặp sau đó làm bài vào vở rồi đổi vở để kiểm tra chéo, chẳng hạn: a) 1 gấp số lần: 1 : = 10 ( lần ) - Tìm x - HS cả lớp làm bài vào vở, báo cáo kết quả a. b. c. d. x = 2 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm bài, báo cáo kết quả. Bài giải Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là: () : 2 = (bể nước) Đáp số : bể nước - HS nghe - Trung bình cộng của các số bằng tổng các số đó chia cho số các số hạng. 3. Hoạt động ứng dụng: (3 phút) - GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau: Một đội sản xuât ngày thứ nhất làm đc công việc, ngày thứ hai làm được công việc đó. Hỏi trong hai ngày đầu, trung bình mỗi ngày đội sản xuất đã làm được bao nhiêu phần công việc? - HS làm bài: Giải: Số phần công việc hai ngày đầu làm được là: + = (công việc) Số phần công việc trung bình mỗi ngày đầu làm được là: : 2 = (công việc) Đáp số: công việc Tập đọc NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. - Yêu mến và bảo vệ loài vật có ích. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Tranh minh hoạ bài đọc. - HS: Đọc trước bài, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(3phút) - Cho HS tổ chức thi đọc nối tiếp đoạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét - Nêu chủ điểm sẽ học. - Giới thiệu bài: Những người bạn tốt. - HS thi đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi - HS nghe - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện đọc: (10phút) - 1 HS đọc toàn bài - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm - Nêu chú giải. - Yêu cầu HS đọc theo cặp . - 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. - HS đọc - HS chia đoạn: 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc: + 4HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó + 4 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó - HS đọc chú giải. - HS đọc theo cặp. - 1 HS đọc. - HS theo dõi. 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) - Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo kết quả trước lớp: - Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn? - Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? - Qua câu chuyện trên em thấy đàn cá heo đáng yêu và đáng quý ở chỗ nào? - Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn? - Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì? - Em có thể nêu nội dung chính của bài? - GV ghi nội dung lên bảng - Ngoài câu chuyện trên em còn biết những chuyện thú vị nào về cá heo? - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi trong SGK, sau đó báo cáo kết quả: + Ông đạt giải nhất ở đảo Xi- xin với nhiều tặng vật quý giá. Trên chiếc tàu chở ông về, bọn thuỷ thủ đòi giết ông. Ông xin được hát bài hát mình yêu thích nhất và nhảy xuống biển. + Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông về đất liền nhanh hơn tàu. + Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp người khi gặp nạn. + Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác, không biết chân trọng tài năng. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa .... + Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh. + Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người . - Vài HS nhắc lại + Cá heo biểu diễn xiếc, cá heo cứu các chú bộ đội, cá heo là tay bơi giỏi nhất... 4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) - Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp toàn bài - HS đọc diễn cảm đoạn 3 - GV treo bảng phụ có viết đoạn văn - GV đọc mẫu - Luyện đọc theo cặp - HS thi đọc - 4 HS đọc - HS đọc diễn cảm - HS nghe - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc, lớp theo dõi và nhận xét chọn ra nhóm đọc hay nhất 5. Hoạt động ứng dụng: (3phút) - Em thấy A-ri-ôn là người như thế nào ? - HS nêu 6. Hoạt động sáng tạo: (1phút) - Em có thể làm gì để bảo vệ các loài cá heo cũng như các loài sinh vật biển khác ? -HS nêu Chính tả NGHE - VIẾT: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức văn xuôi. - Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ (BT2) ; thực hiện 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3. HS(M3,4)làm được đầy đủ BT3. - Nghiêm túc, viết đúng quy tắc chính tả. GD BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh( kênh) quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Viết sẵn bài tập 2 trên bảng (2 bản). Phấn mầu. - HS: SGK, vở - Kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" viết các từ ngữ: lưa thưa, thửa ruộng, con mương, tưởng tượng, quả dứa... - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chia thành 2 đội, mỗi đội 5 HS thi tiếp nối. Đội nào viết đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng. - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút) *Tìm hiểu nội dung bài - Gọi HS đọc đoạn văn - Gọi HS đọc phần chú giải - Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả? *Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm từ khó khi viết. - Yêu cầu HS đọc và viết từ khó đó. - HS đọc đoạn viết. - HS đọc chú giải. + Trên dòng kinh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em nô đùa, giọng hát ru em ngủ. - HS tìm và nêu các từ khó: dòng kinh, quen thuộc, mái xuồng, giã bàng, giấc ngủ.. - HS đọc và viết từ khó. 3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) - GV đọc mẫu lần 1. - GV đọc lần 2 (đọc chậm) - GV đọc lần 3. - HS theo dõi. - HS viết theo lời đọc của GV. - HS soát lỗi chính tả. 4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút) - GV chấm 7-10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. - Thu bài chấm - HS nghe 5. HĐ làm bài tập: (8 phút) Bài 2: HĐ nhóm - Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập - Tổ chức HS thi tìm vần. Nhóm nào điền xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc. - GV nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét kết luận lời giải đúng - HS đọc yêu cầu bài tập - HS thi tìm vần nối tiếp. Mỗi HS chỉ điền 1 từ vào chỗ trống - HS đọc - Lớp làm vào vở, HS lên bảng làm. - HS nhận xét bài của bạn - HS nghe 6. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) - Hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng chứa ia và iê - HS nghe và thực hiện Thứ ngày tháng năm 20 Toán KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Đọc, viết số thập phân ở dạng đơn giản. HS cả lớp làm được bài 1,2 . - Biết đọc, viết số thập phân ở dạng đơn giản. -Thích làm toán - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: SGK, Bảng phụ - HS : SGK, bảng con... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "bắn tên" với nội dung chuyển các số đo độ dài sau thành đơn vị đo là mét: - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi 1dm 5dm 1mm 1cm 7cm 9mm - HS nghe- HS viết vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) * Ví dụ a: GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc. ? Đọc và cho cô biết có mấy mét, mấy đề-xi-mét - GV: có 0m 1dm tức là có 1dm. - 1dm bằng mấy phần mấy của mét ? - GV viết 1dm = m. -GV:1dm hay m ta viết thành 0,1m. - GV viết 0,1m lên bảng thẳng hàng với m để có : 1dm = m = 0,1. - GV hỏi: Có mấy mét, mấy đề-xi-mét, mấy xăng-ti-mét ? - Có 0 m 0dm1cm tức là có 1cm, 1cm bằng mấy phần trăm của mét ? GV viết: 1cm = m. - GV:1cm hay m ta viết thành 0,01m. - GV viết 0,01 mét lên bảng thẳng hàng với để có: 1cm = m = 0,01m. - GV tiến hành tương tự với dòng thứ ba để có : 1mm = m = 0,01m. - m được viết thành bao nhiêu mét ? - Vậy phân số thập phân được viết thành gì ? - m được viết thành bao nhiêu mét ? -Vậy phân số thập phân được viết thành gì ? - m được viết thành bao nhiêu mét? - Vậy phân số được viết thành gì ? - GV: Các phân số thập phân , , được viết thành 0,1; 0,01, 0,001. - GV viết số 0,1 lên bảng và nói : Số 0,1 đọc là không phẩy một. - Biết m = 0,1m, em hãy cho biết 0,1 bằng phân số thập phân nào ? - GV viết lên bảng 0,1 = và yêu cầu HS đọc. - GV hướng dẫn tương tự với các phân số 0,01 ; 0,001. - GV kết luận : Các số 0,1 ; 0,01 ; 0,001 được gọi là các số thập phân. * Ví dụ b: GV hướng dẫn HS phân tích các ví dụ b hoàn toàn như cách phân tích ví dụ a - HS đọc thầm. - Có 0 mét và 1 đề-xi-mét. - 1dm bằng một phần mười mét. - HS theo dõi thao tác của GV. - Có 0m 0dm 1cm. - 1cm bằng một phần trăm của mét. - HS theo dõi thao tác của GV. - m được viết thành 0,1m. - được viết thành 0,1. - m được viết thành 0.01m. - Phân số thập phân được viết thành 0,001. - m được viết thành 0,001m. - được viết thành 0,001. - HS đọc số 0,1 : không phẩy một. - 0,1 = . - HS đọc : không phẩy một bằng một phần mười. - HS đọc và nêu : - 0,01: đọc là không phẩy không một. 0,01 = . - HS làm việc các số 0,5 ; 0,07 gọi là các số thập phân. 3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ cặp đôi - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV gọi 1HS đọc trước lớp. Bài 2: HĐ cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV viết lên bảng : 7dm = ...m = ...m - 7dm bằng mấy phần mười của mét ? - m có thể viết thành số thập phân ntn ? - GV nêu : Vậy 7dm = m = 0,7m - GV hướng dẫn tương tự với 9cm = m = 0,09m. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài cho HS. - Yêu cầu HS nêu lại cách làm - 1HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm - HS quan sát và tự đọc, các số thập phân trên tia số, báo cáo giáo viên - HS đọc đề bài trong SGK. a) 7dm =m = 0,7m; b) 9cm =m = 0,09m 5dm = m = 0,5m; 3cm == 0,03m 4. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) - Chuyển thành phân số thập phân a) 0,5; 0,03; 7,5 b) 0,92; 0,006; 8,92 - HS nghe và thực hiện a) 0,5 = ; 0,03 = ; 7,5 = Luyện từ và câu TỪ NHIỀU NGHĨA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa ( ND ghi nhớ). - Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa( BT1, mục III); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2). HS(M3,4) làm được toàn bộ BT2 (mục III) - Biết sử dụng từ phù hợp với văn cảnh. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Tranh ảnh về các sự vật hiện tượng hoạt động .. có thể minh hoạ cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa. - HS : SGK, vở viết III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" về từ đồng nghĩa - GV nhận xét - Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS chơi trò chơi: quản trò nêu 1 từ, truyền cho HS khác nêu 1 từ đồng nghĩa với từ vừa nêu, sau đó lại truyền cho người khác, cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc. - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét kết luận bài làm đúng - Gọi HS nhắc lại nghĩa của từng từ - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở , báo cáo kết quả - Kết quả bài làm đúng: Răng - b; mũi - c; tai- a. - HS nhắc lại Bài 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 - Gọi HS phát biểu. + Thế nào là từ nhiều nghĩa? + Thế nào là nghĩa gốc? + Thế nào là nghĩa chuyển? - Gọi HS đọc ghi nhớ - HS lấy VD về từ nhiều nghĩa - HS đọc - HS thảo luận cặp đôi. - HS đại diện trình bày. + Là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển. + Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ. + Nghĩa chuyển là nghĩa của từ được suy ra từ nghĩa gốc. - HS đọc SGK - HS lấy ví dụ 2. Hoạt động thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, kết luận Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm - GV nhận xét chữa bài - Gọi HS giải thích một số từ. - HS đọc - HS làm vào vở, chia sẻ kết quả - Đôi mắt em bé mở to - Quả na mở mắt - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân - Bé đau chân - Khi viết em đừng ngoẹo đầu - Nước suối đầu nguồn rất trong - HS đọc đề. - Nhóm trưởng điều khiển HS làm theo nhóm, báo cáo kết quả - Gợi ý: - Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao,... - Miệng: miệng bát, miệng hũ, miệng hố,... - Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ tay,... - Tay: tay áo, tay nghề, tay tre,... 3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) - Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp: a) Tàu ăn hàng ở cảng. b) Cậu làm thế dễ ăn đòn lắm. c) Da bạn ăn phấn lắm. d) Hồ dán không ăn giấy. - HS làm bài và lần lượt trình bày: - Từ thích hợp: Bốc, xếp hàng. - Từ thích hợp: Bị đòn - Từ thích hợp: Bắt phấn - Từ thích hợp: Không dính Thứ ngày tháng năm 20 Toán KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (tiếp) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân . - Biết đọc, viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp). HS cả lớp làm được bài 1,2. - Yêu thích học toán - Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: SGK, Bảng phụ .... - HS : SGK, bảng con... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung đổi các đơn vị đo sau sang mét: 1cm, 1dm, 7cm, 5dm, 3cm, 5dm. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút) -Giáo viên cho học sinh tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng để nhận xét. - Tương tự với 8,56m và 0,195m - Giáo viên giới thiệu: Các số 2,7; 8,56; 0,195 cũng là số thập phân. - Giáo viên giới thiệu hoặc hướng dẫn học sinh tự nhận xét. - Giáo viên viết từng ví dụ lên bảng. - 2m 7dm hay 2m viết thành 2,7m. - 2,7m: đọc hai phẩy bảy mét. - Học sinh nhắc lại. - Mỗi số thập phân gồm 2 phần: phần nguyên và phần thập phân, những chữ số ở bên trái dấu phảy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phảy thuộc về phần thập phân. - Học sinh chỉ vào phần nguyên, phần thập phân của số thập phân rồi đọc số đó. 3.Hoạt động thực hành:(20 phút) Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS đọc theo cặp - Giáo viên quan sát, nhận xét Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Cho học sinh làm bài - GV nhận xét chữa bài - Đọc số thập phân - Học sinh đọc từng số thập phân. 9,4: Chín phẩy tư . 7,98: Bảy phẩy chín mươi tám. 25,477: Hai mươi lăm phẩy bốn trăm bảy mươi bảy . 206,075: Hai trăm linh sáu phẩy không trăm bảy mươi lăm . 0,307: Không phẩy ba trăm linh bảy . - HS đọc - HS làm bài, báo cáo kết quả 5= 5,9 82= 82,45 810= 810,225 4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài tập sau: Viết các hỗn số sau thành STP: ; ; ; - HS làm bài ; ; ; Kể chuyện CÂY CỎ NƯỚC NAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện . - Dựa vào tranh minh hoạ ( SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể toàn bộ câu chuyện. - Yêu thiên nhiên, bảo vệ, giữ gìn các loại thuốc thảo mộc. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: + Tranh minh hoạ truyện in sgk. + Ảnh hoặc vật thật: Những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam. - HS: SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS lên thi kể lại câu chuyện tuần trước - Nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi kể lại câu chuyện tuần trước - HS lắng nghe - HS ghi vở 2. HĐ nghe kể (10 phút) - Giáo viên kể lần 1: Chậm, từ tốn. + GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ chú giải. - Giáo viên kể lần 2: kết hợp tranh minh hoạ - HS lắng nghe - HS lắng nghe. 3. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút) - Cho3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3 của bài tập + Nội dung tranh 1: + Nội dung tranh 2: + Nội dung tranh 3: + Nội dung tranh 4: + Nội dung tranh 5: + Nội dung tranh 6: - Yêu cầu HS kể theo cặp - Thi kể theo tranh - Thi kể trước lớp - 3 học sinh đọc yêu cầu bài 1, 2, 3 SGK + Tuệ Tĩnh giản giải cho học trò về cây cỏ nước Nam. + Quân dân nhà Trần, tập luyện ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC chống quân Nguyên. + Nhà nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta. + Quân dân nhà Trần ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC thuốc men cho cuộc chiến đấu. + Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh. + Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam. - Học sinh kể theo cặp. - Thi kể chuyện trước lớp theo tranh. - Thi kể toàn bộ câu chuyện. 4. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút) - Cho HS tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện theo nhóm - GV nhận xét. - Nhóm trưởng điều khiển HS thảo luận nêu ý nghĩa câu chuyện: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây. - HS báo cáo, chia sẻ trước lớp 5. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) - Yêu cầu kể những cây thuốc nam và tác dụng của từng cây mà HS biết, ví dụ: cây bạc hà - chữa ho, làm tinh dầu, cây tía tô ăn chữa giải cảm, cây ngải cứu ăn đỡ đau đầu,.... - HS kể 6. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) - Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe. - HS nghe và thực hiện Lịch sử ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết Đảng CSVN được thành lập ngày 3-2- 1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: + Thống nhất ba tổ chức cộng sản. + Đề ra đường lối cho CM ViệtNam. - Nêu được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. - Thích tìm hiểu lịch sử nước nhà. - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: SGK, Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - HS: SGK, vở III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho học sinh tổ chức trò chơi "hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau: + Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài? + Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? + Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào ? + Anh đi trên con tàu nào ? + Trên tàu anh làm công việc gì ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút) *Hoạt động1: Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Học sinh thảo luận theo cặp + Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào tới cách mạng Việt Nam? + Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì? + Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành một tổ chức duy nhất? Vì sao? - Học sinh báo cáo kết quả thảo luận. - GV kết luận. *Hoạt động 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: + Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? + Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì? + Nêu kết quả của hội nghị? + Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật ? - KL: Nguyến Ái Quốc chủ trì hội nghi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ở Hồng Công *Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam - Sự thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng CSVN đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam? + Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển thế nào? - Kết luận: Ngày 3-2-1930 ĐCSVN ra đời. Từ đó cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang. - HS hoạt động cặp đôi - Lực lượng cách mạng Việt Nam phân tán và không đạt thắng lợi. - Hợp nhất các tổ chức cộng sản. - Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vì người có uy tín trong phong trào cách mạng. -3 học sinh lần lượt nêu ý kiến - Nhóm trưởng nhóm điều khiển nhóm TLCH, báo cáo kết quả - Đầu xuân 1930, tại Hồng Kông - Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh bí mật, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. - Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. - Đảm bảo an toàn. - Cách mạng Việt Nam có người lãnh đạo, tăng thêm sức mạnh, thống nhất lực lượng... - Giành được thắng lợi vẻ vang. 3. Hoạt động ứng dụng:(3phút) - Hãy kể tên một số bài hát ca ngợi về Đảng cộng sản VN. - HS nêu 4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) - Về nhà sưu tầm tư liệu nói về hội nghị thành lập Đản cộng sản Việt Nam. - HS nghe và thực hiện Khoa học PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm được nguyên nhân gây ra bệnh viêm não. - Biết cách phòng tránh bệnh viêm não. - GD HS có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ, bộ phận: Mối quan hệ giưa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Môi trường sạch sẽ không có muỗi và các côn trùng gây bệnh cho người. Từ đó phải có ý thức BVMT chính là BV con người. - Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Hình vẽ trong SGK/ 30 , 31 - HS: SGK III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức hỏi đáp: + Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì? - HS hỏi đáp + Do 1 loại vi rút gây ra + Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng + Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành. - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút) * Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?” + Bước 1: GV phổ biến luật chơi + Bước 2: Làm việc cả lớp - Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. - GV nhận xét chốt lại đáp án: 1 – c; 2 – d ; 3 – b ; 4 – a * Hoạt động 2: Tìm hiểu phòng tránh bệnh viêm não + Bước 1: - GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1 , 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời câu hỏi: + Chỉ và nói về nội dung của từng hình + Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não + Bước 2: - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi : +Chúng ta có thể làm gì để đề phòng bệnh viêm não ? * GV kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Hoạt động nhóm, lớp - HS đọc câu hỏi và trả lời Tr 30 SGK và nối vào ý đúng -HS trình bày kết quả : - Hoạt động cá nhân, lớp -HS trình bày -H1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt) -H2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não -H3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà -H4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước - Thảo luận và trả lời câu hỏi. - Lớp bổ sung - Đọc mục bạn cần biết 3. Hoạt động ứng dụng: (3 phút) - Gia đình em làm gì để phòng chống bệnh viêm não ? - HS nghe Thứ ngày tháng năm 20 Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết chuyển phân số thập phân thành hỗn số. Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân . - HS cả lớp vận dụng kiến thức làm được bài 1, bài 2 (3 phân số thứ 2,3,4), bài 3 . - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác - Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: SGK, Bảng phụ - HS : SGK, bảng con, vở... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên": Chuyển thành phân số thập phân: 0,8; 0,005; 47,5 0,72; 0,06; 8,72 - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm cách chuyển - GV viết lên bảng phân số và yêu cầu HS tìm cách chuyển phân số thành hỗn số. - GV cho HS trình bày các cách làm của mình, nếu có HS làm bài như mẫu SGK thì yêu cầu em đó nêu cụ thể từng bước làm. Bài 2:HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS dựa theo cách làm bài tập 1 để làm bài tập 2. - GV theo dõi, nhận xét HS. Bài 3: HĐ nhóm - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV viết lên bảng 2,1 m = ...dm - Yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào chỗ chấm. - GV gọi HS nêu kết quả và cách làm của mình trước lớp. - GV giảng lại cho HS cách làm như trên cho HS, sau đó yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại. - HS đọc thầm đề bài trong SGK - Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các phân số thập phân thành hỗn số sau đó chuyển hỗn số thành số thập phân. - HS trao đổi cặp đôi và tìm cách chuyển. HS có thể làm như sau : * - HS trình bày các cách chuyển từ phân số thập phân sang hỗn số của mình. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - HS cả lớp làm bài vào vở, báo cáo kết quả - Lưu ý chỉ cần viết kết quả chuyển đổi, không cần viết hỗn số. ; ; = 2,167. - 1 HS đọc đề bài toán trong SGK. - Nhóm trưởng điều khiển HS trao đổi với nhau để tìm số - Một số HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Cả lớp thống nhất cách làm như sau: 2,1m = m = 2m 1dm = 21dm - HS cả lớp làm bài vào vở. 5,27m = ...cm 5,27m = m = 5m27cm = 527 cm 8,3 m = 830 cm 3,15 m = 315 cm 3. Hoạt động ứng dụng: (2 phút) - Chuyển các số thập phân sau thành hỗn số: - HS làm bài Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận biết được nghĩa chung và nghĩa khác nhau của từ chạy (bài1, 2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở bài 3 . - Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ BT4; HS (M3,4) biết đặt câu để phân biệt cả 2 từ ở BT3 . - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập1. - HS : SGK, vở viết III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng": Từ đi trong các câu sau, câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển? a) Ca nô đi nhanh hơn thuyền. b) Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp. c) Bà cụ ốm nặng đã đi từ hôm qua. d) Thằng bé đã đến tuổi đi học. e) Nó chạy còn tôi đi. g) Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt. h) Ghế thấp quá, không đi với bàn được. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - Quản trò nêu cách chơi, sau đó đọc 1 câu rồi chỉ định 1 HS trả lời, cứ như vậy lại chuyển sang HS khác cho đến khi hết câu hỏi thì dừng lại. - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động thực hành:(30 phút) ( 1) Bé chạy lon ton trên sân 2) Tàu chạy băng băng trên đường ray. (4) Dân làng khẩn trương chạy lũ (3) Đồng hồ chạy đúng giờ b) Khẩn trương tránh những
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2021_2022_le_thi_minh_huong.doc