Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hải Âu

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hải Âu

Toán

TIẾT 146: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH

I. Mục tiêu: Giúp HS biết:

- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

- Chuyển đổi giữa các số đo diện tích thông dụng.

- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

* Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

* Phẩm chất : Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: Vở, SGK

 

docx 52 trang cuongth97 07/06/2022 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hải Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2021
Toán
TIẾT 146: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Chuyển đổi giữa các số đo diện tích thông dụng.
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
* Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
* Phẩm chất : Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ
- Học sinh: Vở, SGK 
III. Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu:Biết:
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
 - Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
* Cách tiến hành:
a) Hệ thống kiến thức: 
- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Chuyển đổi giữa các số đo diện tích thông dụng.
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
b) Luyện tập: SGK/154
* Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
? Bài yêu cầu gì.
- GV treo bảng phụ có nội dung phần a của bài tập và yêu cầu HS hoàn thành bảng.
- Gọi HS đọc bài làm và nhận xét.
? Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
? Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
- GV nhận xét và đánh giá.
* Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
? Giải thích cách làm?
* Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
? Bài tập yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
? Giải thích cách làm của em.
- GV nhận xét, đánh giá.
*Kết luận: GV chốt kiến thức.
3.Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề.
* Cách tiến hành:
? Mỗi đơn vị đo diện tích liền kề nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần?
*Kết luận: GV hệ thống nội dung bài
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
* Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS đọc bài làm, nhận xét.
- Chữa bài bảng phụ.
+ Gấp 100 lần
+ Bằng 
* Hoạt động cá nhân
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm và nhận xét.
- Theo dõi GV chữa bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Đáp án:
a)1m2 = 100dm2 = 10000cm2 = 1000000 mm2
1ha = 10000 m2
1km2 = 100ha = 1000000 m2
b) 1m2 = dam2
1m2 = hm2 = ha
1m2 = km2
* Hoạt động cá nhân
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS đọc bài làm, nhận xét.
- Chữa bài bảng phụ.
Đáp án:
65 000 m2 = 6,5 ha
6 km2 = 600 ha
- 2 HS nêu cách làm.
- HS nhận xét. 
- Gấp kém nhau 100 lần.
Tâp đọc
TIẾT 59: ÔN LUYỆN BÀI: CON GÁI
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK)."
 * Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài : Kĩ năng tự nhận thức; giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính; Ra quyết định.
*Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*Phẩm chất: Yêu thích môn học, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ
II. Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ trang 113 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
- Học sinh: Sgk.
III. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30'
3’
1. Hoạt động khởi động
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Một vụ đắm tàu và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
? Nêu nội dung chính của bài Một vụ đắm tàu.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài –ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá:
* Luyện đọc+ Tìm hiểu nội dung.
* Mục tiêu: 
-Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng phù hợp
- Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
* Cách tiến hành:
* Luyện đọc
- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- GV tiếp tục sửa phát âm.
- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi. 1 HS năng khiếu lên điều khiển
? Theo em bé Mơ là người như thế nào. 
? Em học tập được điều gì ở cô bé Mơ.
* KNS: ? Qua câu chuyện của bạn Mơ em sẽ nói gì khi trong gia đình em có người nói không thích con gái.
- Giảng: Không những ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng thích con trai mà ngay cả làng quê của chúng ta vẫn có tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Chúng ta cần khuyên mọi người xóa bỏ quan niệm sai lầm, lạc hậu. Con trai hay gái đều đáng quý. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo, làm vui lòng cha mẹ. Nam và nữ đều bình đẳng trong tất cả mọi việc.
3. Hoạt động luyện tập.
* Đọc diễn cảm
*Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm, thuộc lòng bài thơ đất nước.
*Cách tiến hành:
- Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ Đất nước.
- GV nhận xét
4. Hoạt động ứng dụng: 
*Mục tiêu: HS kể được câu chuyện về tấm gương một người phụ nữ dũng cảm.
*Cách tiến hành:
? Nêu lại nội dung câu chuyện?
? Kể về tấm gương của một người phụ nữ dũng cảm mà em biết ?
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh.
- Về nhà luyện đọc thêm các bài tập đọc khác.
- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời lần lượt các câu hỏi theo SGK.
- Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp giữa Ma - ri - ô và Giu - li - ét - ta, đức hi sinh cao thượng của Ma - ri - ô.
- Nhận xét.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc nối tiếp đoạn.
- Hs luyện đọc cho đúng, nhất là các em còn ngọng.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc nối tiếp đoạn.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 1 HS đọc.
- Theo dõi
- Đọc thầm toàn bài, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong nhóm. 1 HS năng khiếu điều khiển cả lớp trao đổi, trả lời từng câu hỏi:
+ Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi, bạn chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với cha mẹ và dũng cảm như con trai.
- Hs trả lời
+ Qua câu chuyện của bạn Mơ em thấy tư tưởng xem thường con gái là vô lí, cần phải loại bỏ.
-HS nối tiếp kể.
 Kể chuyện
Tiết 30: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I- Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
* Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Phẩm chất: Yêu thích môn học 
II- Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ, một số sách, truyện, bài báo viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
 - HS : SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
12’
18’
4’
1. Hoạt động Khởi động:
- GV cho HS thi tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nêu ý nghĩa câu chuyện và bài học em tự rút rút ra.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 2. Hoạt động khám phá:
* Mục tiêu: Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
* Cách tiến hành:
* Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
? Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV phân tích đề, dùng phấn màu, gạch chân các từ: đã nghe, đã đọc, một nữ anh hùng, một phụ nữ có tài.
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
- Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về một nữ anh hùng hay một phụ nữ có tài. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK.
3. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: HS kể được câu chuyện theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
a) Kể chuyện trong nhóm:
- Cho HS thực hành kể theo cặp.
- GV đi hướng dẫn những cặp HS gặp khó khăn. Gợi ý cho HS cách kể chuyện.
+ Giới thiệu tên truyện.
+ Giới thiệu xuất xứ: Nghe khi nào? Đọc ở đâu?
+ Nhân vật chính trong chuyện là ai? Có đặc điểm gì nổi bật?
+ Nội dung chính của chuyện là gì?
+ Lí do em chọn câu chuyện đó.
+ Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b. Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn về những tình tiết, nội dung chuyện, ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Hoạt động vận dụng:
? Những câu chuyện mà các bạn kể đều có chung nội dung là gì?
? Em có cảm nghĩ gì về những người phụ nữ này?
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe, và chuẩn bị bài sau.
- HS thi kể chuyện
- HS nghe
- HS ghi vở 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- HS trả lời
- Lắng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện hành động của nhân vật.
- 5 đến 7 HS thi kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Đều nói về những phụ nữ anh hùng, hoặc phụ nữ có tài.
- HS trả lời
- Hs trả lời.
 Lịch sử
Tiết 30: XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
I- Mục tiêu: HS biết:
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ.
*) Năng lực: Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
*) Phẩm chất: Giáo dục tinh thần hữu nghị, hợp tác giữa nước ta và bạn bè quốc tế.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Gv: Bản đồ hành chính Việt Nam. Phiếu học của học sinh.
- Hs:Sưu tầm tranh ảnh, thông tin tư liệu về nhà máy điện Hoà Bình
III- Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
18’
8’
5’
1- Hoạt động khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu: 
? Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976 ở nước ta?
? Quốc hội khoá VI đã có những quyết định trọng đại gì?
- Nhận xét, đánh giá.
- Gv giới thiệu bài – Ghi bảng.
2- Hoạt động khám phá:
a) Hoạt động 1: Tình thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
+ Mục tiêu: Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
+ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc Sgk và tả lại không khí lao động trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- GV gọi HS trình bày ý kiến trước lớp:
? Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì? 
? Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Trong thời gian bao lâu?
? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này?
? Hãy cho biết trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
- Chỉ vị trí nhà máy trên bản đồ.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1: 
? Em có nhận xét gì về hình 1?
- GV nhận xét.
=>Kết luận: Ngày 6/11/1979, Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình chính thức được khởi công xây dựng....
b) Hoạt động 2: Đóng góp lớn lao của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và sự nghiệp xây dựng đất nước.
+ Mục tiêu: Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ, 
+ Cách tiến hành:
? Việc làm hồ đắp đập ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tác dụng thế nào cho việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta?
? Điện của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào?
? Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành công nhà máy thủy điện Hòa Bình 
=>Kết luận: Nhờ công trình đập ngăn nước sông Đà, mực nước sông Hồng sẽ giam xuống 1,5m vào mùa mưa lũ, làm giảm nguy cơ đe doạ vỡ đê, bên cạnh đó vào mùa hạn hán, Hồ Hoà Bình còn có thề cung cấp nước chống hạn hán cho một số tỉnh phía Bắc với chiều dài 210km, sâu 100m hồ Hoà Bình còn là con đường thuỷ mà tàu bè hàng nghìn tấn có thể chạy từ Hoà Bình lên Sơn La. Hiện nay nhà máy thuỷ điện Hoà Bình chiếm 1/5 sản lượng điện của toàn quốc.
- Cho hs đọc phần ghi nhớ SGK/62.
3- Hoạt động luyện tập:
+ Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học vào làm bài tập.
+ Cách tiến hành:
- Gọi hs đọc yêu cầu bài.
? Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu hs làm bài theo cặp đôi.
- Gọi đại diện các cặp đọc bài làm, nhận xét.
=>Kết luận: Gv nhận xét, tuyên dương hs.
2) Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp:
4- Hoạt động vận dụng:
+ Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho hs.
+ Cách tiến hành:
? Kể tên các nhà máy thuỷ điện hiện nay ở nước ta?
- GV: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một công trình vĩ đại trong 20 năm đầu xây dựng đất nước của nhân dân ta...
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học, chuẩn bị bài sau.
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe.
- HS ghi vở. 
*) Hoạt động nhóm 4
- 4 HS/nhóm cùng đọc Sgk, sau đó từng em tả trước nhóm và bổ sung ý kiến cho nhau.
- Cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình chính thức khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979 tại tỉnh Hòa Bình và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy được hoàn thành.
- Chính phủ Liên Xô là người cộng tác, giúp đỡ chúng ta. Xây dựng nhà máy này.
- Họ làm việc cần mẫn, kể cả làm việc ban đêm. Hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả. Cả nước hướng về Hoà Bình và sẵn sàng chi viện người và của cho công trình. Từ nước cộng hoà của Liên Xô, gần 1000 kĩ sư, công nhân bậc cao đã tình nguyện sang Việt Nam...
- Học sinh lên chỉ.
- Ví dụ: Ảnh ghi lại niềm vui của những công nhân xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình khi vượt mức kế hoạch 
*) Hoạt động cả lớp
+ Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi xuống đồng bằng, nông dân đến thành phố phục vụ cho đời sống và sảm xuất của nhân dân ta.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH
- 2hs đọc.
- hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài theo cặp đôi.
- Đại diện các cặp báo cáo, nhận xét
- HS nối tiếp nhau kể tên
1) Công trình Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình được ra đời trong bối cảnh nào? (Đánh dấu x vào ô ☐ trước ý đúng nhất)
☒ Sau ngày thống nhất, cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
☐ Đất nước bước vào công cuộc đổi mới.
☐ Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc.
- hs kể.
 Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 30: CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI
I- Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai, tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
- Luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức.
* Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy - học:
- GV: + Bảng phụ viết ghi nhớ cách viết hoa 
 + Ảnh minh hoạ 3 loại huân chương trong SGK
 - HS: SGK, vở ô li
III- Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
8’
22’
3’
1. Hoạt động khởi động:
- Cho 2 nhóm HS lên bảng thi viết từ khó (tên một số danh hiệu học ở tiết trước)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Hoạt động khám phá:
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
a. Tìm hiều nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
? Đoạn văn giới thiệu về ai?
? Tại sao Lan Anh được gọi là mẫu người của tương lai?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Kết luận: GV cho HS nhận xét, sửa lỗi cho HS
3. Hoạt động luyện tập:
*Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai.
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức.
*Cách tiến hành:
a. Viết chính tả:
- GV nhắc nhở HS trước khi viết.
- GV đọc chính tả cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả
- GV thu bài chấm.
*Kết luận: GV nhận xét chung
b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
? Bài yêu cầu gì?
? Em hãy đọc các cụm từ in nghiêng có trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS viết lại các cụm từ in nghiêng đó cho đúng chính tả.
- Gọi HS đọc bài làm và nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
? Vì sao em lại viết hoa những chữ đó?
? Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết như thế nào?
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc quy tắc chính tả.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
? Bài yêu cầu gì.
- Cho HS quan sát ảnh minh hoạ các huân chương.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm và nhận xét.
*Kết luận: Nhận xét, kết luận lời giải đúng
4. Hoạt động ứng dụng:
? Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS.
- HS thi, dưới lớp cổ vũ cho các bạn
- HS nghe
- HS mở vở 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
+ Đoạn văn giới thiệu về cô bé Lan Anh 15 tuổi.
+ Lan Anh là một bạn gái giỏi giang thông minh. Bạn được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000.
- HS tìm các từ khó và nêu.
- 2 HS lên bảng viết các từ khó, lớp viết ra nháp.
- HS nghe viết bài
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.
- 3 - 4 HS nộp bài.
 * Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS đọc các cụm từ.
- 2 HS làm bảng phụ, HS cả lớp viết vào vở.
- 2-3 HS đọc bài làm. Nhận xét.
Đáp án:
Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang,...
+ Vì đây là tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
+ Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
 * Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Quan sát.
- HS cả lớp tự làm bài.1 HS làm trên bảng phụ.
- 1 HS đọc bài làm. Nhận xét.
- 2 HS nêu.
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2021
Toán
TIẾT 147: ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I. Mục tiêu: 
Giúp HS biết:
- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích: mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- Chuyển đổi số đo thể tích thông dụng.
- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
* Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
* Phẩm chất : Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ
- Học sinh: Vở, SGK 
III. Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1. Hoạt động khởi động:
? Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị lớp gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
? Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
Biết:
 - Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. 
 -Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
 - Chuyển đổi số đo thể tích.
* Cách tiến hành:
* Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ có nội dung phần a của bài tập và yêu cầu HS hoàn thành bảng.
- Cho HS đọc bài làm và nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
? Trong bảng đơn vị đo thể tích, đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
? Trong bảng đơn vị đo thể tích, đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
* Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
? Bài yêu cầu gì.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Cho HS đọc bài làm và nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
? Nêu cách làm của em?
- GV nhận xét, đánh giá.
*Kết luận: GV chốt kiến thức.
3.Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích liền kề.
* Cách tiến hành:
? Mỗi đơn vị đo thể tích liền kề nhau gấp, kém nhau bao nhiêu lần?
*Kết luận: GV hệ thống nội dung bài
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
* Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS đọc bài làm, nhận xét.
+ Gấp 1000 lần
+ Bằng 
* Hoạt động cá nhân
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- 2 HS đọc bài làm, nhận xét.
- Chữa bài bảng phụ.
Đáp án:
1m3 = 1000dm3
7,268 m3 = 7268dm3
0,5m3 = 500dm3
3m3 2dm3 = 3002dm3
* Hoạt động cá nhân
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Đáp án:
a) 6m3272 dm3 = 6,272 m3
b) 8 dm3439cm3 = 8,439 dm3
- 2 HS nêu.
Tập đọc
TIẾT 60: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
*Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*Phẩm chất: Giáo dục niềm tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ trang 122 SGK. Bảng phụ.
- Học sinh: Sgk.
III. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
20'
10’
5’
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Con gái và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
? Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái ” như thế nào? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
? Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Giới thiệu bài.
- Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK và giới thiệu: Đây là bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Nổi bật trong tranh hình dáng một thiếu nữ mặc áo dài trắng ngồi bên hình hoa huệ. Chiếc áo dài mà người thiếu nữ trong tranh có nguồn gốc từ đâu? Các em cùng học bài Tà áo dài Việt Nam để biết nhé.
2. Hoạt động khám phá:
* Luyện đọc
* Mục tiêu:Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 hs đọc cả bài
- GV hướng dẫn chia đoạn:4 đoạn Đ1/ Phụ nữ ..hồ Thuỷ
Đ2/ Từ đầu thế ..vạt phải
Đ3/ Từ những .trẻ trung
Đ4/ Áo dài ..thoát hơn
- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn
- GVsửa phát âm: Kín đáo, mỡ gà, buộc thắt vào nhau
- GV kết hợp giải nghĩa từ khó.
* Yêu cầu hs luyện đọc théo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
*Kết luận: Gv nêu giọng đọc. GV đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài
*Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam 
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng đọc thầm, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK:
? Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người Việt Nam xưa?
? Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
? Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho ý phục truyền thống của Việt Nam?
? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
- Giảng: Chiếc áo dài có từ xa xưa được phụ nữ Việt Nam rất yêu thích vì hợp tầm vóc, dáng vẻ của học. Chiếc áo dài ngày nay luôn được cải tiến cho phù hợp, vừa tế nhị, vừa kín đáo. Mặc chiếc áo dài, phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, duyên dáng hơn.
? Em hãy nêu nội dung chính của bài?
*Kết luận: Gv chốt nội dung bài.
3. Hoạt động luyện tập:
* Đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- GV gọi hs đọc nối tiếp đoạn 
-Treo bảng phụ có đoạn văn. Đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
*Kết luận: Nhận xét, tuyên dương từng HS.
4. Hoạt động ứng dụng:
*Mục tiêu: Học sinh nêu được vẻ đẹp của chiếc áo dài Việt Nam.
*Cách tiến hành:
? Bài văn cho em biết điều gì?
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Công việc đầu tiên.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về con gái. Bố ôm Mơ đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt, dì Hạnh nới “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”.
+ Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi, bạn chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với cha mẹ và dũng cảm như con trai.
- Nhận xét.
- Quan sát, lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 4 HS đọc nối tiếp lần1.
- HS luyện đọc từ khó
- Hs đọc chú giải
- 4 HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK.
+ Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy làm cho người phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
+ Áo dài truyền thống có hai loại áo: áo từ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, . áo dài tân thời chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.
- Quan sát và lắng nghe.
+ Vì áo dài thể hiện phong cách vừa tế nhị, vừa kín đáo và lại làm cho người mặc thêm mềm mại, thanh thoát hơn.
+ Phụ nữ mặc áo dài trông thướt tha, duyên dáng hơn.
- Lắng nghe.
* Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, 
- Theo dõi và nêu cách nhấn, ngắt giọng.
- Vài HS đọc diễn cảm.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- 3 đến 5 thi đọc diễn cảm.
- Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam
Luyện từ và câu
TIẾT 59: MỞ RỘNG VỐN TỪ NAM VÀ NỮ
I. Mục tiêu:
- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ .
* Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*Phẩm chất: Yêu quý bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập kiểm tra bài cũ.
- Từ điển HS. Bảng nhóm, bút dạ.
- Học sinh: SGK, vbt.
III. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30'
5’
1. Hoạt động khởi động:
- Treo bảng phụ có viết sẵn bài tập đề kiểm tra.
- Yêu cầu HS điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau.
- Gọi HS nối tiếp nhau điền dấu câu vào từng chỗ trống.
- Nhận xét, dánh giá.
*Giới thiệu bài
Tiết học hôm nay giúp các em mở rộng vốn từ về chủ điểm Nam và nữ. Chúng ta biết những từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam và nữ. 2.Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2). 
* Cách tiến hành:
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm đôi.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao em lại đồng ý như vậy.
- Nếu HS giải thích chưa rõ, GV có thể giải thích nghĩa của từ để các em hiểu rõ.
Dũng cảm: Gan dạ, không sợ nguy hiểm, gian khổ.
Cao thượng: Cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen.
Năng nổ: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung.
Dịu dàng: Êm ái, nhẹ nhàng, gây cảm giác dễ chịu.
Khoan dung:Rộng lượng tha thứ.
Cần mẫn: Siêng năng và lanh lợi.
- GV cho HS đặt câu để hiểu rõ thêm về nghĩa của các từ ngữ đó.
*Kết luận: Gv chốt lại những phẩm chất quan trọng nam, nữ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp.
- Gọi nhóm làm trên bảng nhóm. đọc phiếu, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Chốt lại phẩm chất tốt đẹp của Ma-ri-ô, Giu-li-et-ta.
3. Hoạt động ứng dụng:
*Mục tiêu: Qua bài học, học sinh nắm được một số những từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam và nữ.
*Cách tiến hành:
? Qua bài học, em thấy nam, nữ cần có những phẩm chất gì?
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
- Nối tiếp nhau điền dấu câu. Mỗi HS chỉ làm 1 ô trống.
- Chữa bài.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
*Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời từng câu hỏi của bài.
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- Nối tiếp nhau đặt câu.
- Vd: cô Lan rất dịu dàng với hs.
*Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu, trao đổi và trả lời câu hỏi 1 nhóm HS viết vào bảng nhóm.
- 1 nhóm HS báo cáo kết quả làm việc HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
+ Giu - li - ét - ta và Ma - ri - ô đều là những đứa trẻ giàu tình cảm, quan tâm đến người khác: Ma - ri - ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống; Giu - li - ét - ta lo lắng cho Ma - ri - ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương trong giờ phút vĩnh biệt.
+ Mỗi nhân vật có những phẩm chất riêng cho giới của mình;
- Ma - ri - ô có phẩm chất của một người đàn ông kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình không kể cho bạn biết), quyết đoán mạnh mẽ, cao thượng (ôm ngang lưng bạn ném xuống nước, nhường sự sống của mình cho bạn, mặc dù cậu ít tuổi và thấp bé hơn.
- Giu-li- ét-ta dịu dàng, đầy nữ tính, k

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_hai_au.docx