Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 161: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH - THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức về diện tích và thể tích của một số hình đã học như: hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến diện tích, thể tích một số hình.

3. Phẩm chất:

- GDHS có tính cẩn thận chính xác trong tính toán., yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)

* Mục tiêu: Ôn tập và củng cố kiến thức về diện tích và thể tích của một số hình đã học như: hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

* Cách tiến hành:

Gv treo bảng phụ có vẽ các hình ôn tập như SGK.

- Hs trao đổi nhóm đôi để ôn tập và ghi lại các công thức vào nháp.

- Hai Hs lên làm trên bảng phụ.

- Gv đặt câu hỏi giúp Hs hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến các hình ôn tập.

2. Hoạt động luyện tập thực hành:

Hoạt động 1: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến diện tích và thể tích của một số hình.

* Mục tiêu: Ôn tập và củng cố kiến thức về diện tích và thể tích của một số hình đã học như: hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- Hs đọc bài toán và nêu tóm tắt.

- Hs thảo luận nhóm đôi, tìm cách giải bài toán.

- Diện tích quét vôi được tính như thế nào?

- Các nhóm làm bài.

- Chọn 2 nhóm có cách làm khác nhau trình bày trên bảng lớp.

- Lớp + Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 2:

- Hs đọc bài toán và nêu yêu cầu của bài.

- 2 Hs làm bài trên bảng lớp, lớp làm bài vào vở.

- Lớp + Gv nhận xét, chữa bài.

- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm sao?

- Muốn tính thể tích của hình lập phương ta làm như thế nào?

 

doc 20 trang cuongth97 09/06/2022 2110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33: ĂN TRÔNG NỒI, NGỒI TRÔNG HƯỚNG
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 161: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH - THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức về diện tích và thể tích của một số hình đã học như: hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến diện tích, thể tích một số hình.
3. Phẩm chất: 
- GDHS có tính cẩn thận chính xác trong tính toán., yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Ôn tập và củng cố kiến thức về diện tích và thể tích của một số hình đã học như: hình hộp chữ nhật, hình lập phương.	
* Cách tiến hành:
Gv treo bảng phụ có vẽ các hình ôn tập như SGK.
- Hs trao đổi nhóm đôi để ôn tập và ghi lại các công thức vào nháp.
- Hai Hs lên làm trên bảng phụ.
- Gv đặt câu hỏi giúp Hs hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến các hình ôn tập.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
Hoạt động 1: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến diện tích và thể tích của một số hình.
* Mục tiêu: Ôn tập và củng cố kiến thức về diện tích và thể tích của một số hình đã học như: hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- Hs đọc bài toán và nêu tóm tắt.
- Hs thảo luận nhóm đôi, tìm cách giải bài toán.
- Diện tích quét vôi được tính như thế nào?
- Các nhóm làm bài. 
- Chọn 2 nhóm có cách làm khác nhau trình bày trên bảng lớp.
- Lớp + Gv nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Hs đọc bài toán và nêu yêu cầu của bài.
- 2 Hs làm bài trên bảng lớp, lớp làm bài vào vở.
- Lớp + Gv nhận xét, chữa bài.
- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm sao?
- Muốn tính thể tích của hình lập phương ta làm như thế nào?
Bài 3: điều chỉnh cho hs TB,Y
- Hs đọc yêu cầu, cả lớp làm bài vào vở. 
- 1 Hs lên bảng làm bài.
- Lớp + Gv nhận xét chữa bài.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 162: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố công thức tính thể tích và diện tích của một số hình đã học.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Vận dụng thành thạo các kiến thức để giải toán. 
3. Phẩm chất: 
- GDHS có tính cẩn thận chính xác trong tính toán., yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
HS nhắc lại công thức tính diện tích xq và diện tích tp, thể tích của HLP và HHCN
Hoạt động luyện tập thực hành:
 Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Vận dụng công thức tính thể tích và diện tích của một số hình đã học để giải toán có lời văn.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Hs nêu yêu cầu bài toán.
- Hs trao đổi nhóm 4 để điền vào chỗ trống, hai nhóm làm bảng phụ.
- Hs đọc bài và chữa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài tập 2:
- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- Gv hướng dẫn Hs làm bài.
- Lớp làm vào vở - 1 Hs làm vào bảng phụ.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài tập 3:
- Hs đọc yêu cầu và nêu tóm tắt bài toán.
- Hs trao đổi nhóm đôi để làm bài.
- 1 Hs thực hiện trên bảng lớp.
- Cả lớp làm vào vở.
- Lớp + Gv chữa bài.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 163: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Tiếp tục ôn tập và củng cố kiến thức về chu vi và diện tích của một số hình đã học.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS có tính cẩn thận chính xác trong tính toán., yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv: Bảng phụ
- Hs: Bảng con ,Sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
HS hát theo nhạc bài: Trường làng em
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Tiếp tục ôn tập và củng cố kiến thức về chu vi và diện tích của một số hình đã học.
* Cách tiến hành:
	Bài tập 1
- Hs đọc đề toán và nêu tóm tắt.
- Muốn tìm được số Kg rau thu hoạch được ta phải làm sao?
- Ta làm sao thì có thể tìm được chiều dài của thửa ruộng?
- Bài này có mấy cách làm?
- Hs làm bài vào vở.
- 1 Hs làm bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
Bài tập 2: 
- Hs đọc đề bài toán.
- Bài toán cho chúng ta biết điều gì?
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Muốn tìm chiều cao của hình hộp chữ nhật ta làm sao?
- Hs làm bài vào vở.
- 2 Hs lần lượt đọc chữa bài.
- Gv nhận xét và kết luận.
Bài tập 3:
- Hs đọc đề bài toán.
- Yêu cầu Hs vẽ hình.
- Gv hướng dẫn Hs làm bài.
- Hs làm bài vào vở.
- 2 Hs làm bài trên bảng phụ.
- Lớp + Gv chữa bài.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học. Hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
__________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 164: MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống một số dạng toán đặc biệt đã học và các phương pháp giải toán.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Thực hiện giải các bài toán có lời văn.
3. Phẩm chất: 
- GDHS có tính cẩn thận chính xác trong tính toán., yêu thích học toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, SGV, bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
Kể tên các dạng bài đã học trong bậc Tiểu học (8 dạng)
Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Ôn tập và hệ thống một số dạng toán và các phương pháp giải toán.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Dạng tìm số TBC
- Hs đọc yêu cầu BT.
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- Gv gợi ý cho Hs làm bài.
- Hs làm vào vở.
- Một vài Hs đọc kết quả bài toán.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
* Mục tiêu: Ôn tập và hệ thống một số dạng toán đặc biệt đã học và các phương pháp giải toán.
Bài tập 2: Dang bái Tìm 2 số khi biết Tổng-Hiệu, vận dụng tính dt HCN
- Hs đọc đề bài và nêu tóm tắt.
- Gv hướng dẫn Hs đưa về dạng toán“Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
- Muốn tìm số bé ta làm sao?
- Muốn tìm số lớn ta làm sao?
- 1 Hs làm bảng phụ.
- Gv nhận xét và kết luận.
Bài tập 3 Ôn tập dạng toán đặc biệt đã học
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs nêu tóm tắt bài toán.
- Hs thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải.
- Nhận xét và chữa bài. 
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu:nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà ôn lại các kiến thức vừa học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 165: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Tiếp tục ôn tập và củng cố các phương pháp giải một số dạng toán đặc biệt đã học.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Vận dung KT, kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 5.
3. Phẩm chất: 
- GDHS có tính cẩn thận chính xác trong tính toán, yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, thẻ từ.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động:
- HS nhăc lại các dạng toán đã ôn tập. 
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Tiếp tục ôn tập và củng cố các phương pháp giải một số dạng toán đặc biệt đã học.
* Cách tiến hành:
 Bài tập 1: Dang biết tổng-tỉ só của 2 số đó.
- Hs đọc yêu cầu của BT, Gv vẽ hình như SGK.
- Gv hướng dẫn, gợi ý cho Hs vẽ sơ đồ.
- Hs làm bài vào vở.
- 1 Hs làm bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
Bài tập 2: Dang biết tổng-tỉ só của 2 số đó.
- Hs làm bài vào vở.
- 2 Hs lần lượt đọc chữa bài.
- Gv nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu Hs nêu cách làm bài toán
Bài tập 3: Rút về đơn vị
- Hs trao đổi nhóm đôi trình bày.
- Đại diện một số nhóm nêu kết quả và giải thích cách làm.
- Khuyến khích Hs nêu các cách giải khác nhau.
Bài tập 4: Tỉ số %?
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Gv gợi ý để Hs đọc số liệu trên biểu đồ và nhận xét các bước làm bài.
- Cả lớp làm vào vở; 1Hs lên làm bảng phụ.
- Nhận xét và chữa bài. 
- Yêu cầu Hs nêu cách giải khác bạn trên bảng .
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- HS nhác lai cách giải các dạng bài vừa ôn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà ôn lại các kiến thức vừa học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 65: LUẬT BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới, hiểu nội dung từng điều luật. Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
- Biết liên hệ điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Phẩm chất: 
- GD pháp luật : HS có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và dẫn dắt bài mới.
* Cách tiến hành:
- Hát tập thể .
- Quan sát tranh.
- Gv hỏi học sinh về nội dung của bức tranh - HS trình bày theo suy nghĩ.
- GV kết luận, dẫn dắt vào bài mới. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Họat động 1: luyện đọc 
* Mục tiêu: luyện đọc cá nhân, chú ý hs hay phát âm sai 
* Cách tiến hành:
- Gv đọc mẫu (điều 15, 16, 17).
- 1 Hs khá, giỏi đọc tiếp nối (điều 21).
- Hs tiếp nối nhau đọc từng điều luật. 
- Gv kết hợp uốn nắn cách đọc cho các em; giúp Hs hiểu nghĩa các từ khó.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 Hs đọc lại toàn bộ bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
* Mục tiêu: giúp Hs hiểu nội dung của bài.
* Cách tiến hành: 
- Hs thảo luận theo nhóm, cùng đọc thầm và đọc lướt bài để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
- Các câu hỏi thảo luận nhóm:
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- Học sinh thảo luận nhóm:
- Hs đọc thầm từng đoạn trả lời lần lượt từng ý sau:
+ Nhóm 1: Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
+ Nhóm 2: Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
+ Nhóm 3: Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
+ Nhóm 4: Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật?
+ Nhóm 5: Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện?
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP
- Chia nhóm mới theo màu sắc. Câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm. GV nhận xét. 
3. Luyện tập thực hành: Đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Giúp Hs đọc bài tốt hơn thể hiện được tình cảm trong lời văn
* Cách tiến hành:
- Gv hướng dẫn 4 Hs tiếp nối nhau luyện đọc lại 4 điều luật - đọc đúng với giọng đọc một văn bản luật.
- Gv hướng dẫn Hs luyện đọc điều 21.
- Trình tự hướng dẫn:
+ Gv đọc mẫu .
+ Từng tốp 3 Hs luyện đọc.
+ Một vài Hs thi đọc trước lớp.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
 - Nhắc lại nội dung bài tập đọc.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc Hs thực hiện tốt những quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 33: TRONG LỜI MẸ HÁT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát..
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
GV đọc cho HS viết tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
HS nêu cách viết hoa các tên đó. 
GV nhận xét.
 2. Hoạt động luyện tập thực hành
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết chính tả.
* Mục tiêu: Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát.
* Cách tiến hành:
- Một Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. Hs theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
- Yêu cầu Hs nêu nội dung của bài chính tả.
- Hs đọc thầm bài chính tả. Gv nhắc Hs chú ý những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- Gv nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- Gv đọc từng cụm từ, Hs viết chính tả.
- Gv đọc lại bài chính tả, Hs soát lỗi.
- Gv chấm chữa 7 – 10 bài. Trong khi đó, từng cặp Hs đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Gv nêu nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập chính tả:
* Mục tiêu: Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
* Cách tiến hành:
- 1 Hs đọc nội dung của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs đọc phần lệnh và nội dung bài.
- Hs đọc chú giải từ khó sau bài.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn Công ước về quyền trẻ em, TLCH: Đoạn văn nói lên điều gì?
- 1 Hs đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.
- 1 Hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Gv treo bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ - Cả lớp đọc thầm lại.
- Hs làm bài vào vở - 1 Hs làm trên bảng phụ.
- Hs phát biểu ý kiến. Gv nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn “Công ước về quyền trẻ em”. Hs về nhà học thuộc lòng bài thơ “Sang năm con lên bảy” cho tiết chính tả tuần sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 33: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu câu chuyện; trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Rèn kỹ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách kể chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
Gọi 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện Nhà vô địch và nêu ý nghĩa câu chuyện.
Cả lớp và GV nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
 * Mục tiêu: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
 * Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
 - 1 Hs đọc 2đề bài.
- Gv yêu cầu Hs phân tích đề - gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trênn bảng lớp
- 4 Hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng 4 gợi ý. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc kĩ gợi ý cho đề các em đã chọn.
- Gv kiểm tra dàn ý mà các em đã chuẩn bị ở nhà.
- Một số Hs giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
- Mỗi Hs lập nhanh dần ý cho câu chuyện của mình.
3. hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu:Hiểu câu chuyện; trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
Hoạt đông 1: KC theo nhóm
Từng cặp Hs dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Gv tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn.
Hoạt động 2: Thi KC trước lớp
- Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện.
-Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp + Gv nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, bạn KC hấp dẫn nhất trong tiết học.
 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu:nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu Hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn Hs xem trước tiết kể chuyện tuần sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
	Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 65: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Hs biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
3. Phẩm chất: 
Yêu thích môn học
Điều chỉnh chương trình: Sửa câu hỏi Bt 1 .Không làm Bt 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv: Từ điển tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học.
- Hs: SGK, vở Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
3 HS lên bảng đặt câu tương ứng với một tác dụng dấu hai chấm.
Nêu tác dụng của dấu hai chấm.
GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Sửa câu hỏi BT1:Em hiểu nghĩ của từ trẻ em như thế nào?Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs chọn ý đúng nhất vào bảng con.
- Yêu cầu Hs giải thích.
- Gv nhận xét, kết luận.
Bài tập 2:
- 1 Hs đọc nội dung BT
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung BT.
- Gv gợi ý cho Hs cách làm bài.
- Hs trao đổi theo nhóm hoàn thành yêu cầu bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 3:
- Hs đọc yêu cầu BT – Làm bài vào vở.
- 3 Hs làm bài trên bảng phụ.
- Hs phát biểu ý kiến.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Hs đọc lại 4 thành ngữ, tục ngữ và nghĩa của chúng.
- Hs nhẩm học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 66: SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa bài. Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài, nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra lại kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành:
- Hs đọc lại bài Út Vịnh, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét, ghi điểm
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
* Mục tiêu: luyện đọc 
* Cách tiến hành:
- Hs khá, giỏi đọc toàn bài.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- Hs đọc phần chú giải từ ngữ sau bài.
- Hs tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ của bài.
- Gv kết hợp hướng dẫn Hs đọc các từ được chú giải trong bài, giúp các em sửa lỗi về phát âm, cách đọc, cách nghỉ, cách ngắt giọng cho Hs. 
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 Hs đọc lại toàn bộ bài.
- Gv đọc diễn cảm bài thơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Giúp Hs hiểu bài thông qua các câu hỏi
* Cách tiến hành:
- Hs thảo luận theo nhóm, cùng đọc thầm và đọc lướt bài để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- Gv chốt nhận xét, chốt câu trả lờiđúng
- Hs nêu nội dung chính
- Gv nhận xét, chốt nội dung chính
- Hs nhắc lại
3.Hoạt động luyện tập thực hành: Đọc diễn cảm và HTL 
* Mục tiêu: Giúp Hs thể hiện được cảm xúc khi đọc thơ 
* Cách tiến hành:
- Hs tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. Gv kết hợp hướng dẫn Hs tìm đúng giọng đọc của từng đoạn.
- Gv hướng dẫn Hs đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu “Sang năm con lên bảy Chỉ là chuyện ngày xưa”.
- Trình tự hướng dẫn:
+ Gv đọc mẫu.
+ Từng tốp Hs luyện đọc diễn cảm.
+ Một vài Hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Hs nhẩm HTL từng đoạn, cả bài thơ.
- Hs thi đọc thuộc lòng trước lớp.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Hs nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu Hs về nhà tiếp tục HTL.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
_________________________
Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 66: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu ngoặc kép) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
3 HS lên bảng đặt câu có từ đồng nghĩa với từ trẻ em
HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- 1 Hs đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 Hs khá nói lại 3 tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Gv treo bảng phụ ghi tác dụng của dấu ngoặc kép, 1 Hs đọc lại.
- Gv giúp Hs hiểu rõ yêu cầu của BT.
- Gv hướng dẫn Hs làm bài.
- Hs làm việc cá nhân vào vở - 3 Hs làm vào bảng phụ.
- Hs phát biểu ý kiến.
- Lớp + Gv nhận xét, kết luận.
Bài tập 2:
- 1 Hs đọc nội dung BT2.
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung BT2.
- Gv nhấn mạnh yêu cầu của BT.
- Gv hướng dẫn cho Hs cách làm bài.
- Cả lớp đọc thầm lại bài và làm bài vào vở – 2Hs làm vào bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 3:
- Hs đọc yêu cầu của BT.
- Gv gợi ý giúp Hs hiểu rõ yêu cầu của BT.
- 2 Hs làm bài trên bảng phụ - Lớp làm vào vở.
- Hs trình bày bài làm của mình trước lớp.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: Nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Một số Hs nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
__________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 65: ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người - một dàn ý đủ ba phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi Hs. 
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
HS đọc dàn ý bài văn tả người.
Nhận xét. Giới thiệu bài.
Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người - một dàn ý đủ ba phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi Hs.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: (Hs làm miệng, thực hiện nhanh)
- 1 Hs đọc nội dung BT1.
- Gv dán lên bảng lớp tờ phiếu đã viết 3 đề bài.
- Hs phân tích từng đề bài - gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của Hs.
- Một vài Hs nói về đề bài các em chọn.
- Một Hs đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. Lớp theo dõi.
- Gv nhắc Hs những điểm cần lưu ý.
- Hs viết nhanh dàn ý bài văn vào nháp. 
- Hs trình bày dàn bài của mình.
- Lớp + Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh dàn bài.
- Mỗi Hs tự sửa dàn bài của mình.
Bài tập 2:
- 2 Hs đọc nội dung BT2.
- Hs làm việc trong nhóm – trình bày miệng bài văn tả người theo dàn ý của mình.
- Đại diện từng nhóm thi trình bày dàn ý trước lớp.
- Lớp trao đổi, thảo luận cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt.
- Bình chọn bạn trình bày dàn ý hay nhất.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.- Xem bài và chuẩn bị bài của tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
_________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 66: TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hs viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Bài văn thể hiện được những quan sát riêng; dung từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc, đặc biệt phải thể hiện được tình cảm của mình với người đó.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy kiểm tra
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được cách làm, trình bày được bài văn hoàn chỉnh.
* Cách tiến hành: 
- Hs nhắc lại bố cục bài văn
- Hs tiếp nối nhau đọc lần lượt đề bài trong SGK.
- Hs phân tích đề
- Hs lần lượt nêu đề mình chọn 
- Gv gợi ý nhắc nhở Hs những điểm cần chú ý.
 2. Hoạt động luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Hs trình bày được bài văn
* Cách tiến hành:
- Hs dựa vào dàn ý có sẵn ở tiết trước viết thành bài văn hoàn chỉnh
- Hs viết bài, nộp bài
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà xem lại tất cả các bài ôn tập: Chuẩn bị kiểm tra cuối năm. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	.......
Ngày dạy: / / 
KĨ THUẬT
Tiết 33: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Lắp được mô hình đã chọn
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
3. Phẩm chất: 
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành lắp, Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu rô bốt đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Lắp Rô bốt
* Cách tiến hành: 	
- Nêu qui trình thực hiện lắp rô bốt?
- Nêu ghi nhớ
- GV chấm tiếp một số sản phẩm tiết trước
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Lắp mô hình tự chọn
* Cách tiến hành: 	
- GV giới thiệu HS sản phẩm: Lắp máy bừa – Lắp băng chuyền
- GV cho cá nhân chọn mô hình nào ở tiết này học
- Lắp máy bừa: 
- Chọn chi tiết như thế nào để lắp máy bừa?
- GV cho HS quan sát hình 1: Xe kéo
- Em hãy chọn chi tiết và lắp các bộ phận đó
- HS quan sát tiếp hình 2: Bộ phận bừa
- Ta cần chọn chi tiết nào để lắp bộ phận bừa?
- GV hướng dẫn HS cách lắp máy bừa

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc