Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)
Tập đọc
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung 4 điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
.2. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù:
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
b. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
3. Phẩm chất:
- Hiểu về luật pháp và thực hiện theo luật pháp.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: + Văn bản Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nư¬ớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Tranh ảnh gắn với chủ điểm : Nhà nư¬ớc, các địa ph¬ương, các tổ chức , đoàn thể hoạt động để thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
TUẦN 33 Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2021 Tập đọc LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu nội dung 4 điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). .2. Năng lực: a. Năng lực đặc thù: - Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật. - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). b. Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác 3. Phẩm chất: - Hiểu về luật pháp và thực hiện theo luật pháp. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: + Văn bản Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Tranh ảnh gắn với chủ điểm : Nhà nước, các địa phương, các tổ chức , đoàn thể hoạt động để thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - HS: SGK, vở 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS thi đọc đoạn bài Những cánh buồm – Trả lời câu hỏi SGK: - Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ? - Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc - Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở phía chân trời xa. / Con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời. / Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chưa biết trong cuộc sống. - Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình. - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt độnghình thành kiến thức mới a. HĐ luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài. - GV yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). + Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS. + Lượt 2: GV cho một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài: quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập, bản sắc, - Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ khó hiểu. - YC học sinh luyện đọc theo cặp. - Mời 2 học sinh đọc toàn bài. - Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn. - GV hướng dẫn cách đọc: giọng thông báo, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ ràng từng điều điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên của các điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng. - 1 học sinh đọc toàn bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài - Một số học sinh đọc từng điều luật nối tiếp nhau đến hết bài. - Luyện đọc từ khó: chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sáu tuổi - Học sinh đọc phần chú giải từ trong SGK. - HS luyện đọc. -2 học sinh đọc toàn bài. - Lắng nghe. b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu nội dung 4 điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: *GV tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK. - Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? - Tóm tắt mỗi điều nói trên bằng 1 câu? - Hãy nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. Tự liên hệ xem mình đã thực hiện được những bổn phận gì? - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ kết quả - Điều 10,11 + Điều 10: Trẻ em có quyền và bổn phận học tập. Điều 11: Trẻ em có quyền vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch. + Điều 21: bổn phận của trẻ em . VD : Tôi đã biết nhặt rau , nấu cơm giúp mẹ. Ra đường , tôi đã biết chào hỏi người lớn, giúp đỡ người già và em nhỏ. Riêng bổn phận thứ 2 , tôi thực hiện chưa tốt. Tôi chưa chăm học nên điểm môn toán chưa cao... 3. HĐ Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật. * Cách tiến hành: - Gọi 4 HS đọc lại 4 điều luật. YC cả lớp tìm đúng giọng đọc. - GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các bổn phận 1; 2; 3 của điều luật 21. - YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm. - GV đánh giá, bình chọn bạn đọc hay - Đọc với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục của điều luật, nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật. - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài. 4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút) - Tóm tắt những quyền và những bổn phận của trẻ em vừa học. - HS nêu - GV nhận xét tiết học; nhắc nhở HS chú ý thực hiện tốt những quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội; về nhà đọc trước bài “Sang năm con lên bảy”. - HS nghe và thực hiện -------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_ban_dep.doc