Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Viết Hùng
Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2.
- Đọc trôi chảy, l¬ưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- GD học sinh tình yêu quê hư¬ơng, đất nước. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm.
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Viết Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2022 Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2. - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - GD học sinh tình yêu quê hương, đất nước. Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ, bảng nhóm. - HS: SGK, vở 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành * Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2. * Cách tiến hành: Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS đọc bài văn - GV đọc mẫu bài văn. - Yêu cầu HS đọc chú giải SGK - Yêu cầu HS làm bài - Trình bày kết quả + Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương? + Điều gì gắn bó tác giả với quê hương? + Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài? + Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn? - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút) - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi - Một HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo. - HS nghe - 1 HS đọc phần chú giải sau bài. - HS đọc thầm lại bài văn và làm bài, 1 HS làm bài bảng nhóm, chia sẻ kết quả + Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt. + Vì quê hương gắn liền với nhiều kỉ niệm của tuổi thơ. + Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép. + Các từ ngữ được lặp lại: tôi, mảnh đất. Các từ ngữ được thay thế: * Cụm từ mảnh đất cọc cằn thay cho làng quê tôi. * Cụm từ mảnh đất quê hương thay cho mảnh đất cọc cằn. * Cụm từ mảnh đất ấy thay cho mảnh đất quê hương. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài nhẩm lại BT2; chuẩn bị ôn tập tiết 4. - HS nghe - Vận dụng cách lặp từ, thay thế từ ngữ khi nói và viết. - HS nghe và thực hiện. ------------------------------------------------------------------------------ Tiếng Việt ÔN TẬP (Tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II (BT2). - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Yêu thích môn học. - GD học sinh tình yêu quê hương, đất nước. Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bảng nhóm. - HS: SGK, vở 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành * Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II (BT2). * Cách tiến hành: Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi Học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Giáo viên nhận xét, kết luận Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi Học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài. Chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả mà em thích. - Trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét , kết luận - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút) - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - HS tra mục lục và tìm nhanh các bài đọc là văn miêu tả sau đó chia sẻ : - Có 3 bài văn miêu tả. Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Học sinh làm bài, 3 HS viết dàn ý vào bảng nhóm , mỗi HS 1 bài khác nhau. 1) Phong cảnh đền Hùng: + Dàn ý: (Bài tập đọc chỉ có thân bài) - Đoạn 1: Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh. - Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh khu đền. - Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền. + Chi tiết hoặc câu văn em thích; Thích chi tiết “Người đi từ đền Thượng toả hương thơm.” 2) Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân. * Dàn ý: - Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - Thân bài: + Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm. + Hoạt động nấu cơm. - Kết bài: Niềm tự hào của người đạt giả. * Chi tiết hoặc câu văn em thích: Em thích chi tiết thanh niên của đội thi lấy lửa. 3) Tranh làng Hồ. * Dàn ý: (Bài tập đọc là một trích đoạn chỉ có thân bài) - Đoạn 1: Cảm nghĩ của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian. - Đoạn 2: Sự độc đáo nội dung tranh làng Hồ. - Đoạn 3: Sự độc đáo kĩ thuật tranh làng Hồ. * Chi tiết hoặc câu văn em thích. Em thích những câu văn viết về màu trắng điệp. Đó là sự sáng tạo trong kĩ thuật pha màu của tranh làng Hồ. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Trong các bài tập đọc là văn miêu tả kể trên, em thích nhất bài nào ? vì sao? - HS nêu - Về nhà luyện tập viết văn miêu tả - HS nghe và thực hiện --------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2022 Tiếng Việt ÔN TẬP (Tiết 5) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nghe- viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ /15 phút. - Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả. - Yêu thích môn học. Cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Một số tranh ảnh về các cụ già - HS: SGK, vở 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành * Mục tiêu: - Nghe- viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ /15 phút. - Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nghe viết - Gọi HS đọc bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”. - Giáo viên đọc lại bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”, giọng thong thả, rõ ràng. - Cho HS nêu tóm tắt nội dung bài. - Yêu cầu HS tìm từ dễ viết sai chính tả. - Luyện viết từ khó - Giáo viên đọc cho HS viết bài. - Chấm, chữa bài. + Giáo viên đọc cho HS soát lại bài - GV chấm bài và nhận xét bài viết Hoạt động 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu, chia sẻ theo câu hỏi: + Đoạn văn vừa viết miêu tả đặc điểm về ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè? + Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình? + Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào? - Yêu cầu HS làm bài - Trình bày kết quả - GV nhận xét - HS đọc. - Cả lớp theo dõi. - Tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng. + Tuổi già, tuồng chèo - HS luyện viết từ khó vào bảng con - Học sinh nghe và viết bài. - Học sinh theo dõi soát bài và chữa lỗi. - HS đọc yêu cầu + Tả ngoại hình. + Tả tuổi của bà. + Bằng cách so sánh với cây bàng già, đặc tả mái tóc bạc trắng. - Học sinh viết đoạn văn vào vở, 1 HS làm bài vào bảng nhóm, chia sẻ kết quả - Học sinh nối tiếp đọc đoạn văn của mình. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Khi viết văn miêu tả ngoại hình của một cụ già, em cần chú ý đến đặc điểm gì ? - HS nêu - Viết một đoạn văn tả ngoại hình bà của em. - HS nghe và thực hiện ------------------------------------------------------------------------------ Khoa học SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch - Viết được sơ đồ chu trình sinh sản của ếch - Giáo dục HS ý thức ham tìm hiểu khoa học. - Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Tranh ảnh về ếch, hình trang 116, 117 SGK - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là: + Kể tên một số côn trùng ? + Nêu cách diệt gián, ruồi ? - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Mục tiêu: Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch - Ếch thường sống ở đâu? - Ếch đẻ trứng hay đẻ con? - Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào? - Ếch đẻ trứng ở đâu? - Bạn thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào? - Tại sao chỉ những gia đình sống gần hồ, ao mới có thể nghe tiếng ếch kêu? Hoạt động 2: Chu trình sinh sản của ếch. - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm - Gọi HS trình bày chu trình sinh sản của ếch. - GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực hoạt động - Nòng nọc sống ở đâu? - Khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước, chân nào sau? Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch. - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ chu trình của ếch vào vở - Trình bày kết quả - GV nhận xét, bổ sung. - HS hoạt động cặp đôi + Ếch sống được cả trên cạn và dưới nước. Ếch thường sống ở ao, hồ, đầm lầy. + Ếch đẻ trứng. + Ếch thường đẻ trứng vào mùa hè. + Ếch đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước. + Ếch thường kêu vào ban đêm nhất là sau những trận mưa mùa hè. + Vì ếch thường sống ở bờ ao, hồ. Khi nghe tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái đến để cùng sinh sản. ếch cái đẻ trứng ngay xuống ao, hồ. - Các nhóm quan sát hình minh họa trang 116, 117 SGK để nêu nội dung từng hình. - HS đại diện của 4 nhóm trình bày ếch Trứng Nòng nọc + Nòng nọc sống ở dưới nước. + Khi lớn, nòng nọc mọc chân sau trước, chân trước mọc sau. - HS làm việc cá nhân, từng HS vẽ sơ đồ chu trình của ếch vào vở. - HS vừa chỉ vào sơ đồ mới vẽ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Ếch là loài vật có lợi hay có hại ? - HS nêu: Éch là loài vật có lợi vì chúng thường ăn các loài sâu bọ, côn trùng,... - Em cần làm gì để bảo vệ loài động vật này ? - HS nêu: Khuyên mọi người hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đánh bắt bừa bãi,... ------------------------------------------------------------------------------- Lịch sử TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây, đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất: + Ngày 26-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố. + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. - Thuật lại được cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập - Tự hào về khí thế tiến công quyết thắng của bộ đội tăng thiết giáp, của dân tộc ta nói chung. + HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động + Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước + HS yêu thích môn học lịch sử II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam ; các hình minh họa trong SGK - HS: SGK, vở 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp: thảo luận, quan sát, vấn đáp, giảng giải - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS thi thuật lại khung cảnh kí hiệp định Pa- ri về Việt Nam. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi thuật lại - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Mục tiêu: Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây, đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 - Cho HS đọc nội dung bài, thảo luận cặp đôi: + Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa- ri ? Hoạt động 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tổng tiến công vào dinh độc lập - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: + Quân ta chia làm mấy cánh quân tiến vào Sài Gòn? + Mũi tiến công từ phía đông có gì đặc biệt? + Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập ? + Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ? + Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện ? + Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta đã thống nhất là lúc nào ? Hoạt động 3: Ý nghĩa của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - GV cho HS thảo luận nhóm + Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ? - HS đọc nội dung bài, trả lời câu hỏi + Mĩ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hổ trợ của Mĩ như trước, trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh. - HS thảo luận nhóm sau đó chia sẻ: + Chia làm 5 cánh quân. + Tại mũi tiến công từ phía đông, dẫn đầu đội hình là lữ đoàn xe tăng 203. Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho nữ đoàn phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng lên dinh độc lập. + Lần lượt từng HS thuật lại + Chứng tỏ quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công. + Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn rệu rã đã bị quân đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam. + Là 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975, lá cờ cách mạng kêu hãnh tung bay trên Dinh Độc Lập. - Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi + Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa, một Điện Biên Phủ... 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV chốt lại nội dung bài dạy. - Hãy sưu tầm các hình ảnh, hoặc các bài báo về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập. - HS nghe - HS nghe và thực hiện - Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của em về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập. - HS nghe và thực hiện --------------------------------------------------------------------------- Toán ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4a, bài 5. - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK, bảng con... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung như sau: Một bạn nêu một số thập phân bất kì, gọi bạn khác bạn đó phải nêu được một số thập phân khác lớn hơn số thập phân đó. - GV nhận xét trò chơi - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành * Mục tiêu: - Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4a, bài 5. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm - Trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm - GV nhận xét chữa bài Bài 4a: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài.Yêu cầu HS nêu cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân. - Nêu nhận xét về số chữ số 0 trong mẫu số của phân số thập phân và số chữ số của phần thập phân viết được. Bài 5: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu của bài + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả - GV nhận xét Bài tập chờ Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả - GV kết luận - HS đọc yêu cầu bài - HS làm miệng. Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó. - HS tiếp nối nhau trình bày - Viết số thập phân có: - Cả lớp làm vào vở - 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả a. 8,65 b. 72,493 c. 0,04 - Viết các số sau dưới dạng số thập phân - Cả lớp làm vào vở. - Cho 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả, cách làm a. = 0,3 = 4,25 = 2,002 - HS đọc, chia sẻ yêu cầu + Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số thập phân. - Cả lớp làm vào vở - GV gọi HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả: 78,6 > 78,59 28,300 = 28,3 9,478 0,906 - HS làm bài rồi báo cáo kết quả - Kết quả như sau: 74,60 ; 284,43 ;401,25 ; 104,00 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Nêu giá trị của các hàng của những số thập phân sau: 28,024; 145,36; 56,73 - HS nêu - Về nhà tự viết các số thập phân và phân tích cấu tạo của các số đó. - HS nghe và thực hiện ------------------------------------------------------------------------------ Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2022 Toán ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(cột 2,3), bài 3(cột 3,4), bài 4. - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chơi trò chơi "Phản xạ nhanh": Một bạn nêu một phân số thập phân, một bạn viết số thập phân tương ứng . - GV nhận xét - Giới thiệu bài - ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành * Mục tiêu: - Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(cột 2,3), bài 3(cột 3,4), bài 4. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Giáo viên nhận xét , kết luận Bài 2(cột 2,3): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 3(cột 3,4): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét , kết luận Bài 5: HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả - GV kết luận - Viết các số đo sau dưới dạng phân số thập phân. - Học sinh tự làm vào vở sau đó chia sẻ kết quả a) 0,3 = ; 0,72 = 1,5 = ; 0,347 = b) = ; = ; = ; = - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài, chia sẻ kết quả a) 0,5 = 50% 8,75 = 875 % b) 5% = 0,05 625 % = 6,25 - Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân. - Học sinh làm vở - 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm: a) giờ = 0,75 giờ. phút = 0,25 phút. b) km = 0,3 km ; kg = 0,4 kg - Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn - HS cả lớp làm vở - 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm: a) 4,203 ; 4,23 ; 4,5 ; 4,505 b) 69,78 ; 69,8 ; 71,2 ; 72,1 - HS tự làm bài rồi báo cáo kết quả - Cách làm: Viết 0,1 <.....< 0,2 thành 0,10 <....< 0,20. Số vừa lớn hơn 0,10 vừa bé hơn 0,20 có thể là 0,11 ; 0,12 ;...; 0,19....Theo yêu cầu của bài chỉ cần chọn một trong các số trên để điền vào chỗn chấm, ví dụ: 0,1 < 0,15 < 0,2. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Viết các số thập phân sau dưới dạng tỉ số phần trăm(theo mẫu): 0,018 = 1,8% 15,8 =..... 0,2 =..... 11,1 =...... - HS nêu: 0,018 = 1,8% 15,8 = 1580% 0,2 = 20% 1,1 = 110% - Về nhà tìm thêm các bài toán về tỉ số phần trăm để làm. - HS nghe và thực hiện ----------------------------------------------------------------------- Thể dục MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI: "LÒ CÒ TIẾP SỨC" I. MỤC TIÊU - Thực hiện được động tác tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân - Bước đầu biết cách thực hiện đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai (chủ yếu thực hiện đứng tư thế đứng chuẩn bị ném) - Chơi trò chơi"Lò cò tiếp sức". - Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật. - Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực. - Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ - Sân tập sạch sẽ, an toàn. - GV chuẩn bị 1 còi, bóng ném, cầu. III. TIẾN TRÌNH THỰC NỘI DUNG Định lượng PH/pháp và hình thức tổ chức I.Mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc quanh sân trường. - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu. - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông vai, cổ tay. - Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 1-2p 200m 10 lần 1-2p 2lx8nh X X X X X X X X X X X X X X X X r II.Cơ bản: - Đá cầu. + Ôn phát cầu bằng mu bàn chân. Tập theo đội hình 2 hàng phat cầu cho nhau. + Thi phát cầu bằng mu bàn chân. Mỗi tổ chon 1 cặp nam, 1 cặp nữ thi với nhau. - Ném bóng. + Học cách cầm bóng bằng một tay. GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích, cho HS tập đồng loạt, GV quan sát và sửa sai cho HS. + Học ném bóng vào rổ bằng một tay(Trên vai). GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích, cho HS tập đồng loạt, GV quan sát và sửa sai cho HS. - Trò chơi"Lò cò tiếp sức". Gv nêu tên động tác, hướng dẫn lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi theo tổ. 14-16p 10-12p 3-4p 14-16p 2-3p 3-4p 5-6p X X X X X X X X X X X X X X X X r X X X X X O O X X X X X r X X ----------> § X X ----------> § X X - --------->§ p III.Kết thúc: - Đứng vỗ tay hát. - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học, về nhà tập đá cầu, ném bóng. 1-2p 1-2p 1p 1-2p X X X X X X X X X X X X X X X X r -------------------------------------------------------------------------- Địa lí CHÂU PHI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi: + Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu: + Địa hình chủ yếu là cao nguyên. +Khí hậu nóng và khô. + Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van. - Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi. - Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa- ha-ra trên bản đồ( lược đồ). - HS năng khiếu: + Giả thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền. +Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi. - GD HS ý thức ham tìm hiểu địa lí. - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Lược đồ, bản đồ; quả địa cầu - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chơi trò chơi"Hộp quà bí mật" nội dung câu hỏi về các nét chính của châu Á và châu Âu. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu châu Phi. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi. - GV treo bản đồ tự nhiên thế giới - Yêu cầu HS làm việc cá nhân , trả lòi câu hỏi, rồi chia sẻ trước lớp: + Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất? + Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào? + Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi? - Yêu cầu xem SGK trang 103 + Tìm số đo diện tích của châu Phi. + So sánh diện tích của châu phi với các châu lục khác? - GVKL: Hoạt động 2: Địa hình châu Phi - HS thảo luận theo cặp - Yêu cầu quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, thảo luận theo câu hỏi: + Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ? + Kể tên và nêu vị trí của bồn địa ở châu Phi? + Kể tên và nêu các cao nguyên của châu phi ? + Kể tên và chỉ vị trí các con sông lớn của châu Phi ? + Kể tên các hồ lớn ở châu Phi? - GV tổng kết Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. - GV cùng HS theo dõi, nhận xét. + Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật rất nghèo nàn? + Vì sao các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ? - GV tiểu kết - HS quan sát - HS đọc SGK - Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam - Châu Phi giáp với các châu lục và đại dương sau: Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải ; Phía đông bắc, đông và đông nam giáp với Ấn Độ Dương. Phía tây và tây nam giáp Đại Tây Dương - Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi - HS đọc SGK - Diện tích châu Phi là 30 triệu km2 - Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ, diện tích nước này gấp 3 lần diện tích châu Âu. - HS thảo luận - HS quan sát , chia sẻ kết quả - Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi là cao nguyên khổng lồ trên các bồn địa lớn. - Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, Nin Thượng, Côn Gô, Ca-la-ha-ri. - Các cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi.. - Các con sông lớn : Sông Nin, Ni-giê, Côn- gô, Dăm- be-di - Hồ Sát, hồ Vic-to-ri-a - HS đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Hoang mạc có khí hậu nóng nhất thế giới; sông ngòi không có nước; cây cối, động thực vật không phát triển được. - Xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển , làm thức ăn cho động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ phát triển. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Khi học về châu Phi, điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi. Hãy sưu tầm thông tin về vấn đề em quan tâm. - HS nghe và thực hiện - Vẽ một bức tranh treo trí tưởng tượng của em về thiên nhiên châu Phi. - HS nghe và thực hiện ------------------------------------------------------------------------------ Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2022 Toán ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng. - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng). - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK, vở , bảng con 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh" lên bảng viết các số sau dưới dạng phân số thập phân: 23,23; 10,01; 24,001; 12,3; 24,123 - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội 5 bạn. HS dưới lớp cổ vũ cho các bạn chơi. - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Biết: - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng. - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng). * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu -Yêu cầu HS làm bài tập - GV nhận xét chữa bài - Củng cố lại cách đọc đổi các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng. * GV cho học sinh chốt lại kiến thức - Trong bảng đơn vị đo độ dài hoặc bảng đơn vị đo khối lượng hai đơn vị liền nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần . Bài 2a: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng. Bài 3(a,b,c; mỗi câu một dòng). - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét chốt lại kiến thức - 2 HS đọc - HS làm bài vào vở, -1 HS làm bảng lớp, sau đó chia sẻ Lớn hơn mét Mét Bé hơn mét Kí hiệu km hm dam m dm cm mm Quan hệ giữa các đơn vị đo - Viết theo mẫu - HS làm bài. 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm a. 1m = 10dm = 100cm = 1000mm 1km = 1000m 1kg = 1000g 1 tấn = 1000kg - Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) - HS làm bài vào vở.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_21_nam_hoc_2021_2022_nguyen_viet_hung.docx