Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)

Thể dục: Tiết 29

BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.

TRÒ CHƠI “ THỎ NHẢY”

I. Mục tiêu:

1. Về phẩm chất:

- Học sinh hiểu và nêu đ¬ược kỹ thuật bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”.

- Thực hiện đ¬ược t¬ương đối đúng kỹ thuật bài thể dục phát triển chung. Tham gia trò chơi “Thỏ nhảy”.

- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện.

2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau đây:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực thể chất.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Yêu cầu thuần thục động tác

- Yêu cầu chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng.

- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.

- Biết lắng nghe sự nhắc nhở của giáo viên, quan sát động tác làm mẫu để tập luyện, sửa sai động tác.

- Học sinh kiểm tra thực hiện được động tác cùng bạn tập mẫu.

- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện, đảm bảo an toàn trong khi tập luyện

II. Chuẩn bị:

1. Địa điểm. Sân học thể dục trường Tiểu học.

2. Phương tiện.

- Giáo viên. + Còi (1 cái), cờ, kẻ sân trò chơi.

- Học sinh. + Trang phục gọn gàng, vệ sinh sân tập.

 

doc 37 trang cuongth97 09/06/2022 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020
HĐTT: 
	CHÀO CỜ	
Thể dục: Tiết 29
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. 
TRÒ CHƠI “ THỎ NHẢY”
I. Mục tiêu:
1. Về phẩm chất: 
- Học sinh hiểu và nêu được kỹ thuật bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”.
- Thực hiện được tương đối đúng kỹ thuật bài thể dục phát triển chung. Tham gia trò chơi “Thỏ nhảy”.
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện.
2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau đây:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực thể chất.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Yêu cầu thuần thục động tác 
- Yêu cầu chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng.
- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết lắng nghe sự nhắc nhở của giáo viên, quan sát động tác làm mẫu để tập luyện, sửa sai động tác.
- Học sinh kiểm tra thực hiện được động tác cùng bạn tập mẫu.
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện, đảm bảo an toàn trong khi tập luyện
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm. Sân học thể dục trường Tiểu học.
2. Phương tiện.
- Giáo viên. + Còi (1 cái), cờ, kẻ sân trò chơi.
- Học sinh. + Trang phục gọn gàng, vệ sinh sân tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học .
Phương pháp - tổ chức
Nội dung
- Đội hình nhận lớp
o o o o o o o o
o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến ngắn gọn nội dung, yêu cầu của tiết học.
A. Phần mở đầu. 
1. ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, sức khỏe của HS.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu của bài học.
- Đội hình khởi động.
o o o o o o o o
 o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- Lớp tập dưới sự điều hành của cán sự, GV quan sát hướng dẫn HS tập.
2. Khởi động. 2L x 8N
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay.
- ép dây chằng ngang, dọc.
- Trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”.
- HS thực hiện -> GV nhận xét, đánh giá.
3. Kiểm tra bài cũ.
- Thực hiện động tác toàn thân, thăng bằng.
- GV phổ biến nội học ôn luyện và học mới, nhắc các yêu cầu cơ bản trong khi thực kỹ thuật, sau đó chia nhóm tổ chức cho các em tập luyện.
 o o o o o o o o N1 
 o o o o o o o o N2 
 o o o o o o o o N3
 r GV
- HS tập luyện tự giác theo nhóm (nhóm trưởng điều khiển).
- GV quan sát, sửa sai cho HS qua từng lần tập.
- GV gọi 2->3 HS lên thực hiện. HS dưới lớp nhận xét, GV nhận xét chuyển nội dung.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, chia đội, cử cán sự và tiến hành chơi.
o o o o|--|--------------O Å
o o o o|--|--------------O Å
o o o o|--|--------------O Å
B. Phần cơ bản. 
1. Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
* Củng cố:
- Thực hiện động tác động tác chân thăng bằng, nhảy.
2. Trò chơi “Thỏ nhảy”.
- Đội hình hồi tĩnh
o o o o o o o o
 o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- GV nhận xét, đánh giá đến từng hoạt động của HS trong tiết học.
- GV hướng dẫn học sinh tập luyện thêm ở nhà.
C. Phần kết thúc. 
1. Hồi tĩnh. 2L x 8N
- Động tác hít thở sâu. 
- Thả lỏng chân, tay, thân người.
2. Nhận xét, đánh giá giờ học.
- ý thức của HS trong giờ học.
3. Hướng dẫn về nhà.
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung.
_________________________________
Toán: Tiết 71
LUYỆN TẬP (Trang 72)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố phép chia số thập phân cho số thập phân
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng chia số thập phân cho số thập phân. Vận dụng giải toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
3. Thái độ: HS tích cực học tập.
4.Phát triển năng lực: Tự chủ và tự học, tư duy và lập luận toán học , năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy -học: 
- GV: Sgk 
- HS: Bảng con (BT1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
- Gọi 1 hs nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân.
- Gọi 1 HS thực hiện tính phép chia: 75,15: 1,5 =...?
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài.
2.Luyện tập:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm. Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HD, gợi ý để cho HS tự tìm ra cách giải, cho HS làm bài.
- Thu vở, kiểm tra, nhận xét, đánh giá.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
3.Vận dụng:
- Cho HS vận dụng kiến thức làm các phép tính sau:
9,27 : 45 0,3068 : 0,26
Bài 1. Đặt tính rồi tính
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm vào bảng con. 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét.
Bài 2. Tìm x
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Nêu cách tìm thành phần chưa biết. Làm vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét.
 a) x 1,8 = 72 
 x = 72 : 1,8 
 x = 40	 	
 b) x 0,34 = 1,19 1,02
 x 0,34 = 1,2138
 x = 1,2138 : 0,34
 x = 3,57
 c) x 1,36 = 4,76 4,08
 x 1,36 = 19,4208
 x = 19,4208 : 1,36
 x = 14,28
Bài 3. 
- Đọc yêu cầu của bài. Tự tóm tắt.
- Nêu cách làm. Làm vào vở. 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét. 
 Bài giải
 Một lít dầu hoả cân nặng là:
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
 Số lít dầu hoả là: 5,32 : 0,76 = 7 (lít)
 Đáp số: 7 lít dầu
Bài 4. Tìm số dư
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm vào nháp. Nêu miệng kết quả. Cả lớp nhận xét.
2180
3,7
 330
58,91
 340
 070
 33
Ta có : 218 : 3,7 = 58,91( dư 0,033)
Vậy số dư của phép chia trên là 0,033 
 ( Lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương).
- HS làm bài
9,27 : 45 = 0,206 
0,3068 : 0,26 = 1,18
Tập đọc: Tiết 29
 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO (Trang 144)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc lưu loát toàn bài. Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn như: Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rok, lũ làng ,...Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung từng đoạn trong bài văn.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý cô giáo, ý thức về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sang tạo; văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy -học: 
- GV: Tranh minh hoạ (SGK)
- HS: Sgk...
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh
2.Khám phá luyện tập:
*Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài và chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp sửa sai từ khó. 
- Giải nghĩa từ cho HS
- Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm 4 và thi đọc. 
- HD đọc cả bài và đọc mẫu. 
*Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1+2 trả lời câu hỏi
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? 
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
+ Ý đoạn 1+2 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3+4 trả lời câu hỏi
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? 
+ Chi tiết chứng tỏ tình cảm của cô giáo đối với người dân?
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? 
+ Ý đoạn 3+4 nói gì?
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? 
*Luyện đọc diễn cảm
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3,4
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễm cảm.
- Nhận xét, đánh giá
3.Vận dụng:
- Em học tập được đức tính gì của người dân ở Tây Nguyên ?
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe
- Quan sát tranh SGK và nêu nội dung tranh: Vẽ một cô gái đang trao vật gì đó cho người già nhất của làng, mọi người trong làng đang vây quanh...
- Đọc toàn bài và chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu khách quý
+ Đoạn2: tiếp chém nhát dao
+ Đoạn 3: tiếp xem cái nào
+ Đoạn 4: Còn lại
- Đọc đọc nối tiếp đoạn lần 1
(Các từ: Buôn Chư Lênh, già Rok, Y Hoa...)
- Đọc đọc nối tiếp đoạn lần 2
( Nghi thức, nhà rông, gùi)
- Luyện đọc nhóm 4
- Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét bạn đọc.
- Đọc thầm đoạn 1+2 trả lời câu hỏi.
+ Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
+ Mọi người đến rất đông khiến cho căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường cho cô giáo đi bằng những tấm lông thú mịn và đón cô giáo bằng nghi lễ của buôn làng.
Ý1: Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo.
- Đọc thầm đoạn 3+4 trả lời câu hỏi.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Cô rất yêu quý mọi người, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.
+ Nói lên nguyện vọng tha thiết của người Tây Nguyên muốn cho con em mình được học hành, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ý2: Người Tây Nguyên rất ham học
* Nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
- Nêu giọng đọc của bài: đọc nhẹ nhàng, giọng vui, phấn khởi ở đoạn 3 và 4.
- Luyện đọc diễn cảm 
- Thi đọc diễn cảm. Bình chọn.
- Đức tính ham học, yêu quý con người,...
Chính tả: (Nghe – viết) Tiết 15
 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO (Trang 145)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Viết một đoạn của bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. Ôn lại cách viết những tiếng có âm đầu tr/ ch. 	
2. Kỹ năng: Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn. Làm đúng các bài tập chính tả.
3. Thái độ: HS có ý thức trong việc rèn chữ.
II. Đồ dùng dạy -học:
- GV: Bảng nhóm (BT2)
- HS: VBT 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- Cho HS thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
2.Khám phá, luyện tập:
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết chính tả, yêu cầu lớp đọc thầm
+ Đoạn văn cho em biết điều gì?
- Đọc cho HS viết một số từ dễ lẫn. 
- Đọc cho HS viết chính tả
- Đọc lại bài viết. 
- Thu vở, KT, nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Đưa ví dụ mẫu.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát bảng nhóm để Học sinh thi đua làm bài. 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT
- Gọi HS nêu từ (tiếng) có âm đầu tr hoặc ch
- Nhận xét,chốt lại bài làm đúng
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
+ Theo em người ông sẽ nói gì khi nghe lời bào chữa của cháu?
3.Vận dụng:
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.
- Đọc đoạn văn cần viết chính tả, lớp đọc thầm
+ Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
- Viết bảng con một số từ khó: hũ reo, trải, sàn nhà.
- Nghe - viết chính tả.
- Soát lỗi, tự sửa lỗi.
Bài 2.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài theo nhóm. Đại diện trình bày KQ. Cả lớp nhận xét.
a)+ tra (tra lúa, cha mẹ)
+ trà (uống trà), chà (chà sát)
+ trả (trả lời), chả (chả giò)
+ tráo (đánh tráo), cháo (bát cháo)
 + tro (tro bếp), cho (cho quà)
b) + bỏ : ( bỏ đi) bõ : ( bõ công)
 + bẻ : ( bẻ cành) bẽ : (bẽ mặt)
Bài 3. 
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Nêu từ (tiếng) có âm đầu tr hoặc ch.
* Lời giải đúng:
 Các từ lần lượt cần điền là: Cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.
+ Cậu bé dốt nhưng lại vụng chèo khéo chống.
+ Thằng bé này lém quá.
+Cháu đúng là vụng chèo khéo chống.
+ Sao các cháu vẫn được điểm cao.
Đạo đức: Tiết 15
 TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( Tiết 2 -Trang 22)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được vai trò phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
2. Kĩ năng: Biết tôn trọng, quan tâm không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ: Trẻ em biết đối xử bình đẳng không phân biệt trai hay gái. Thực hiện các hành vi quan tâm chăm sóc giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: 
- HS: VBT 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Tại sao người phụ nữ là những người đáng tông trọng?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2.Luyện tập:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận.
- GV theo dõi HD. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm.
- GV kết luận: 
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng.
- GV theo dõi, tuyên dương.
3.Vận dụng:
- Em làm gì để thể hiện sự tôn trọng đối với những người phụ nữ trong gia đình mình ?
Bài tập 3 :Xử lí tình huống 
- Thảo luận theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
a, Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn đó là con trai.
b, Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
Bài tập 4:
- Thảo luận
- Nêu kết quả
+ Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
+ Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là các tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
Bài tập 5: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam
- HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện
- HS nêu
NGLL:
Tiết 15
CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hình thành những tình cảm tốt đẹp, lòng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng của của các chiến sĩ đang canh giữ vùng biển đảo,biên giới của tổ quốc.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng viết, thể hiện cảm xúc ở các em.
3. Thái độ: Giáo dục h/s tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm
II. Đồ dùng daỵ học: 
GV: Tranh, ảnh về các chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc nơi biên giới, hải đảo
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- HS hát bài về chú bộ đội
- Giới thiệu bài
2. Khám phá –luyện tập:
*Hướng dẫn viết thư theo chủ đề hoạt động
- Thông báo chủ đề viết thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ đang đóng quân nơi biên giới hải đảo của Tổ quốc.
- Nhắc nhở HS về nội dung bức thư 
- Cho HS đọc bức thư của mình đã viết
- Nhận xét bài viết của HS
- Cho HS hát hoặc đọc thơ về anh bộ đội
- Nhận xét, khen ngợi.
3. Vận dụng
- Kể những việc đã làm giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ.
- Sưu tầm bài hát,bài thơ về quân đội nhân dân Việt Nam.
- Theo dõi
- Viết thư theo chủ đề 
- HS đọc bức thư mình đã viết
- Hát, đọc thơ về anh bộ đội.
________________________________________
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020
Toán Tiết 72
 LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 72)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các phép tính liên quan đến số thập phân.So sánh số thập phân.
2. Kỹ năng: Thực hiện các phép tính liên quan đến số thập phân.Vận dụng để làm các bài tập theo yêu cầu.
3. Thái độ: HS tích cực học tập.
4.Phát triển năng lực: Tự chủ và tự học, tư duy và lập luận toán học , năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy -học: 
- GV: Bảng phụ (BT2)
- HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
1HS : Nhắc lại cách chia số thập phân cho số thập phân?
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài.
2.Luyện tập:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài. ( Gợi ý c,d, giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển phân số thành số thập phân rồi tính)
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2
- Hướng dẫn cách làm. Cho HS làm bài vào nháp, 1 HS làm vào BP.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2
- Hướng dẫn cách làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm. Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
3.Vận dụng
- Gv lưu ý học sinh khi tìm số dư cần chú ý tới cách dóng dấu phẩy và tìm giá trị của số dư.
Bài 1. Tính
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm vào vở. 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét.
a) 400 + 50 + 0,07 = 450,07
b) 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54
c) 100 + 7 + = 100 + 7 + 0,08 
 = 107,08
d) 35 + + = 35 + 0,5 + 0,03 
 = 35,53
Bài 2. > < = ?
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm vào nháp. 1 HS lên bảng làm bài vào BP. Cả lớp nhận xét.
Bài 3. Tìm số dư của phép chia
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Đặt tính rồi tính vào bảng con và dừng lại khi đó có hai chữ số phần thập phân của thương sau đó tự kết luận. 
- Trả lời trước lớp, lớp nhận xét.
a) b) 
Bài 4. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Nêu cách tìm thành phần chưa biết. Làm vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét.
a) 0,8 x = 1,2 x 10 
 0,8 x = 12
 x = 12 : 0,8
 x = 15
 b) 210 : x = 14,92 – 6,52
 210 : x = 8,4
 x = 210 : 8,4
	 x = 25
 c, 25 : x = 16 : 10
 25 : x = 1,6
 x = 25 : 1,6
 x = 15,625
 d) 6,2 x = 43,18 + 18,82
 6,2 x = 62
	 x = 62 : 6,2
	 x = 10
Luyện từ và câu: Tiết 29
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC (Trang 146)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc. Tìm được từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc, xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.	
2. Kỹ năng: Trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về từ hạnh phúc
3. Thái độ: Trân trọng hạnh phúc của mình và của người khác.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sang tạo; văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng nhóm BT2,
- HS: VBT 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
- HS đọc đoạn văn tả Mẹ cấy lúa (BT3
 tiết luyện từ và câu giờ trước)
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài
2.Khám phá, luyện tập:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT1
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm 2, chọn ý đúng 
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Cho HS đặt câu, sửa lỗi.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT2 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2.
- Nhận xét, bổ sung
- Giúp học sinh giải nghĩa 1 số từ học sinh tìm đúng.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT4
- Yêu cầu học sinh trao đổi, tranh luận để tìm ra ý đúng nhất.
- Nhận xét, kết luận.
3.Vận dụng:
- Ghép các tiếng sau vào trước hoặc sau tiếng phúc để tạo nên các từ ghép: lợi, đức, vô, hạnh, hậu, làm, chúc, hồng
Bài 1.
- Nêu yêu cầu BT1
- Trao đổi nhóm 2, chọn ý đúng.
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
- Đặt câu với từ hạnh phúc.
+ Em rất hạnh phúc vì mình đạt học sinh giỏi.
+ Gia đình em sống rất hạnh phúc.
Bài 2.
- Nêu yêu cầu BT2 
- Làm bài vào bảng nhóm, trình bày kết quả. Nhận xét.
+ Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc: Sung sướng, may mắn, 
+ Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc: bất hạnh, cực khổ, cơ cực, khốn khổ 
Bài 4. 
- Nêu yêu cầu BT4 
- Phát biểu, giải thích, tranh luận cùng các bạn để bảo vệ ý kiến của mình.
c) Mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất để tạo nên 1 gia đình hạnh phúc.
- Tất cả các yếu tố trên đều có thể tạo ra một gia đình hạnh phúc. Nhưng mọi người sống hoà thuận là điều quan trọng nhất nếu: 
+ Một gia đình giàu có, nhà cao cửa rộng, nhưng không có trên dưới, bố mẹ con cái cãi lộn, con cái không chịu học hành... cuộc sống dù thế vẫn là địa ngục...
+ Một gia đình có quyền cao chức trọng, con cái đi du học nhưng mọi người trong nhà không yêu thương nhau, không tin tưởng nhau... gia đình như thế không thể có hạnh phúc.
- HS nêu: phúc lợi, phúc đức, vô phúc, hạnh phúc, phúc hậu, làm phúc, chúc phúc, hồng phúc.
Kể chuyện: Tiết 15
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC (Trang 147)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết kể một thông tin đã nghe hay đã đọc có nội dung nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. 
2. Kỹ năng: Lời kể phải rành mạch rõ ý, tự nhiên, sinh động, sáng tạo. Biết nhận xét, đánh giá nội dung chuyện và lời kể của bạn. Trao đổi cùng bạn về ý nghĩa câu chuyện 3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương con người.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sang tạo; văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- HS: 1 số truyện có nội dung nói về những con người tốt
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
- Cho HS thi kể lại một đoạn câu chuyện “Pa-xtơ và em bé”.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài:
2. Khám phá- luyện tập:
*Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK; xác định trọng tâm của đề bài, GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng
- Gọi 1 số học sinh giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
*Thực hành kể chuyện
- Tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm.
- Hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi gợi ý ở mục 2.b tập kể lại nội dung của câu chuyện được đã nghe hoặc đã đọc. 
+ Trong câu chuyện bạn đã kể những gì?
+ Qua lời kể của bạn em thấy sự việc nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
+ Bạn đã bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình như thế nào?
- Cho HS bình chọn.
- Nhận xét tuyên dương.
3.Vận dụng:
- Địa phương em đã làm những gì để chống lại đói nghèo, lạc hậu ?
- Đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài
- Đọc các gợi ý ở SGK
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đó góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân
VD:
+ Tôi xin kể chuyện “Lương Định Của”.
+ Tôi xin kể câu chuyện ‘‘Buôn Chư Lênh đón cô giáo’’
- Kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi kể chuyện trước lớp, đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp bình chọn HS kể chuyện hay nhất, HS chọn được truyện có nội dung hay nhất.
- HS nêu
Tiếng Việt:
ÔN TẬP TIẾT 1
___________________________________________
Khoa học: Tiết 29
THUỶ TINH (Trang 60) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết một số tớnh chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường, thuỷ tinh chất lượng cao.
2. Kỹ năng: Kể tên một số đồ dùng được làm từ thuỷ tinh. Kể tên các vật liệu dùng để sản xuất ra thuỷ tinh. 
3. Thái độ: Cú ý thức giữ gìn các vật dụng làm từ thuỷ tinh trong gia đình.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: 1 số đồ dùng bằng thuỷ tinh (HĐ3)
- HS: VBT 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
+ Xi măng có tính chất gì?(Xi măng có màu xám xanh hoặc nâu đất, trắng. Khi trộn với nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo và rất chóng khô, kết thành tảng.) 
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài
2.Khám phá- luyện tập:
- Yêu cầu học sinh quan sát H1-H4 (SGK) 
+ Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh.
+ Em thấy các đồ dùng bằng thuỷ tinh đều có tính chất gì?
+ Tay cầm một chiếc cốc thuỷ tinh nếu bị rơi xuống sàn thì sẽ ra sao?
- Giảng và kết luận. 
- Phát cho mỗi nhóm 1 lọ hoa đẹp, 1 bóng đèn, giấy bút dạ và giao việc.
- Giúp đỡ các nhóm.
+ Em hãy kể tên những đồ vật làm bằng thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao?
 - Giảng và kết luận.
+ Em có biết người ta chế tạo thuỷ tinh bằng cách nào không?
+ Nêu cách bảo quản và sử dụng thuỷ tinh?
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết ( SGK)
3.Vận dụng:
- Em đã bảo quản và sử dụng đồ bằng thủy tinh trong gia đình mình như thế nào ?
- 1HS trả lời
- Quan sát, suy nghĩ TLCH.
+ Nồi, bóng đèn, bát, lọ hoa,... con thú nhỏ, những vật kỉ niệm...
+ Các đồ dùng đều trong suốt hoặc có màu, dễ vỡ và không bị gỉ.
+ Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ.
* KL: Có rất nhiều đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh như đã kể ở trên thuỷ tinh trong suốt, dễ vỡ thành nhiều mảnh. 
- Quan sát vật thật sau đó xác định thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả.
Thuỷ tinh thường
Thuỷ tinh chất lượng cao
Bóng điện 
- Trong suốt không gỉ, cững, dễ vỡ.
- Không cháy không hút ẩm, không bị a- xít ăn mòn.
- Lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm.
- Rất trong chịu được nóng lạnh.
- Bền và khó vỡ.
+ Những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh thường: cốc, chén, mắt kính, chai lọ, nống đựng thuốc tiêm,...
+ Những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh chất lượng cao: lọ hoa, chai lọ trong phòng thí nghiệm, bát đĩa hấp thức ăn trong lò vi sóng, nồi để đun nấu...
*KL: Thuỷ tinh được làm từ cát trắng, đá vôi và một số chất khác, thuỷ tinh trong suốt, không gỉ, dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm không bị a- xít ăn mòn. Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong và chịu được nóng
+ Bằng cách đun nóng, chảy cát trắng, và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn.
+ Chúng ta cần cẩn thận nhẹ nhàng khi dùng các đồ thuỷ tinh, không va đập, rửa sạch và để ở nơi chắc chắn tránh rơi, vỡ.
- Đọc mục bạn cần biết ( SGK)
+ Thuỷ tinh được làm từ cát trắng kính của máy ảnh, ống nhòm.
- HS nghe và thực hiện
________________________________________
Kĩ thuật: Tiết 15
LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ (Trang 48)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nêu được lợi ích của việc nuôi gà. Biết liên hệ với lợi ích nuôi gà của gia đình, địa phương.
2. Kĩ năng: Kỹ năng hoạt động nhóm, chăm sóc vật nuôi. 
3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Tranh, ảnh các loại gà (màn chiếu)
- HS: 
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
- Cho HS hát.
- Giới thiệu bài ( xem tranh) - Ghi bảng.
2 Khám phá- luyện tập:
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 3
+ Lợi ích của việc nuôi gà là gì ?
- Nhận xét, đánh giá. 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+ Em hãy nêu lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình em hoặc địa phương em.
- Nhận xét và kết luận.
3.Vận dụng:
+ Em thường xuyên chăm sóc gà như thế nào?
- Nhận xét
- Về nhà xem trước bài: Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
*Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà:
- Đọc SGK, quan sát tranh;Thảo luận nhóm ; phát biểu ý kiến. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
+ Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
+ Làm thức ăn cho vật nuôi.
+ Cung cấp phân bón cho cây trồng.
+ Xuất khẩu.
+ Cung cấp trứng, thịt, 
+ Phân bón cho nông nghiệp, 
+ Đem lại nguồn thu nhập.
* Kết luận: Gà dễ nuôi, chóng lớn, đẻ nhiều. Thịt gà, trứng gà là thực phẩm thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
Nuôi gà đem lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi.
+ Cho ăn, uống nước đầy đủ, cho uống thuốc phòng bệnh, 
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2020
Toán: Tiết 73
LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 73)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các phép tính liên quan đến số thập phân
2. Kỹ năng: Vận dụng tính giá trị biểu thức, giải toán có lời văn. Làm được các bài tập theo yêu cầu.
3. Thái độ: HS tích cực học tập.
4.Phát triển năng lực: Tự chủ và tự học, tư duy và lập luận toán học , năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng nhóm BT4
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
- Gọi 1 học sinh nêu quy tắc cộng, trừ số thập phân.
- Thực hành tính: 234,5 + 67,8 =...
- Gọi 1 học sinh nêu quy tắc nhân số thập phân với số thập phân và thực hiện tính: 4,56 ´ 3,06 =...
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài.
2.Luyện tập:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT2
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị trong 1 biểu thức.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HD, gợi ý để cho HS tự tìm ra cách giải, cho HS làm bài.
- Thu vở, kiểm tra, nhận xét, đánh giá.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm. Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
3.Vận dụng:
- Cho HS vận dụng kiến thức thực hiện phép tính sau:
Tính bằng hai cách:
 4,8 : 1,5 – 1,8 : 1,5
- HS nêu quy tắc.
- HS tính bảng con.
- HS nêu và thực hiện yêu cầu.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm vào bảng con. 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét.
Bài 2. Tính
- Nêu yêu cầu BT2
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức.
- Làm vào nháp, 2HS lên bảng, cả lớp nhận xét.
a)
b)
 (128, 4 – 73,2) : 2,4 – 18,32
= 55,2 : 2,4 – 18,32
= 23 – 18,32 = 4,68
 8,64 : (1,46 + 3,34) + 6,32
= 8,64 : 4,8 + 6,32
= 1,8 + 6,32 = 8,12
Bài 3: 
- Đọc yêu cầu của bài. Tự tóm tắt.
- Nêu cách làm. Làm vào vở. 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét. 
Tóm tắt: 0,5 lít : 1 giờ.
 120 lít : ... giờ ?
 Bài giải:
Số giờ mà động cơ đó chạy được là:
120 : 0,5 = 240 (giờ)
 Đáp số: 240 giờ
Bài 4. Tìm x
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Nêu cách tìm thành phần chưa biết. Làm vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét.
a)
x – 1,27 = 13,5 : 4,5
x – 1,27 = 3
 x = 3 + 1,27
 x = 4,27
b)
x + 18,7 = 50,5 : 2,5
x + 1,87 = 20,2
 x = 20,2 – 18,7
 x = 1,5
c)
x 12,5 = 6 2,5
x 12,5 = 15
 x = 15 : 12,5
 x = 1,2
- HS làm bài:
+ Cách 1: 
4,8 : 1,5 – 1,8 : 1,5 = 3,2 – 1,2
 = 2
+ Cách 2: 
4,8 : 1,5 – 1,8 : 1,5 = (4,8 – 1,8) : 1,5
 = 3 : 1,5 
 = 2
Tập đọc: TiÕt 30	
 VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY (Trang 148)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
2. Kỹ năng: Đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do. Học thuộc lòng bài thơ. 
3. Thái độ: Gi¸o dôc HS yêu quý bảo vệ ngôi nhà chung. 
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sang tạo; văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
II. §å dïng d¹y –häc: 
- GV: Tranh minh hoạ (SGK)
- HS: Sgk...
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của g

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2020_2021_ban_dep_2_cot.doc