Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.

- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

- Một số kiến thức chuẩn bị cho cho hình thành vận tốc.

- Biết đổi đơn vị độ dài về số thập phân.

2. Năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- GDHS yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, SGK

- SGK, vở nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động Mở đầu

Ôn tập chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.

* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.

* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ

* Cách tiến hành

Bài 1:

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS nêu cách làm bài

- HS làm bài vào vở + bảng phụ.

- Nhận xét sửa bài.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành

So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác.

* Mục tiêu: Biết cách so sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác.

* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ

 

doc 25 trang cuongth97 09/06/2022 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 CHỦ ĐỀ: TRỌNG THẦY MỚI ĐƯỢC LÀM THẦY	
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Một số kiến thức chuẩn bị cho cho hình thành vận tốc.
- Biết đổi đơn vị độ dài về số thập phân.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, SGK
- SGK, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Ôn tập chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm bài 
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- Nhận xét sửa bài.	
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác.
* Mục tiêu: Biết cách so sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài 
- HS làm bài bảng con – nhận xét sửa bài
- HS giải thích cách làm bài.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài 
- HS làm bài bảng con + bảng lớp.
- Nhận xét sửa bài.
Ôn giải toán tỉ lệ.
* Mục tiêu: Ôn tập lại dạng toán tỉ lệ
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào? Có mấy đại lượng? Nêu quan hệ tỉ lệ?
- Có thể giải bằng mấy cách là những cách nào?
- HS làm bài vào vở – Một HS lên bảng làm bài bảng phụ 
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs 
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò Hs về nhà ôn tập chuẩn bị tiết sau 
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
__________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 47:	CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Biết giải toán với phép cộng các số thập phân
- Biết cách cộng số thập phân.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: GDHS tính cẩn thận, trình bày khoa học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SGK , bảng phụ vẽ đường gấp khúc ABC như SGK.
- SGK, bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân
* Mục tiêu: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: giảng giải – minh họa, động não, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
- GV nêu ví dụ: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?
- HS nêu phép tính: 1,84m + 2,45m
- Hướng dẫn HS thực hiện phép tính bằng cách đổi các đơn vị đo ra cm.
- HS nhận xét sự giống và khác nhau của hai phép cộng:
 184 	1,84 	
	 + 245 	 + 2,45 
 	429(cm) 4,92 Vậy: 429cm = 4,29m
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?
- HS thực hiện ví dụ 2 vào bảng con + bảng lớp: 15,9 + 8,75 =?
- Nhận xét bài làm của h.s.
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?
- HS đọc quy tắc SGK trang 50.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng cộng hai số thập phân.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?
- HS làm bảng con + bảng lớp 
- Nhận xét sửa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm 
- HS làm vở + bảng phụ 
- Nhận xét sửa bài.
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu ta tính gì? Muốn bíêt tiến cân nặng bao nhiêu kg ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở – Một HS làm bài bảng phụ 
- Nhận xét sửa bài.
Bài giải
Tiến cân nặng là :
32,6 + 4,8 = 37,4 (kg)
Đáp số : 37,4 kg.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học,
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
__________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 48: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân, bước đầu vận dụng.
- Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng.
- Củng cố kĩ năng cộng các số thập phân.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS tính chính xác, trình bày khoa học, cẩn thận, yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK , phiếu học tập. Hình trong SGK. GV kẻ sẵn bảng phụ như bài tập 1 SGK trang 50 ghi đủ cột đầu và hai dòng đầu tiên.
- SGK, bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào? Thực hiện phép tính: 
	3,46 + 12,57
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng hai số tự nhiên.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân.
* Mục tiêu: HS củng cố kĩ năng cộng các số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân, bước đầu vận dụng.
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1: GV chỉ bảng (đã vẽ sẵn bảng như SGK), giới thiệu từng cột, nêu giá trị của a và của b ở từng cột rồi cho HS tính giá trị của a + b ; của b + a 
- HS tính giá trị của a + b ; của b + a 
- So sánh các giá trị để thấy, 
5,7 + 6,24 bằng 6,24 + 5,7 vì đều bằng 11,94.
- HS làm tương tự với các cột còn lại
- HS nhận xét để tự nêu được:
“Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán : Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi”
- Vài HS nhắc lại .
- HS tự viết a + b = của b + a 
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu lại tính chất giao hoán.
- HS làm bài bảng con + bảng lớp – nhận xét sửa bài.
Ôn tập giải toán hình học và tìm số trung bình cộng.
* Mục tiêu: HS nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân, bước đầu vận dụng.
* Phương pháp, kĩ thuật: gợi mở, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành : 
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
	Bài toán cho biết gì? 
	Bài toán yêu cầu ta tìm gì? 
	Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta cần biết gì?
	Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở – Một HS làm bài bảng phụ 
- Nhận xét chữa bài.
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là :
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi của hình chữ nhật là :
(24,66 + 16,34) 2 = 82 (m)
Đáp số : 82 m
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu ta tìm gì? Muốn tìm trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở – Một h.s làm bài bảng phụ 
- Nhận xét chữa bài.
Bài giải
Số mét vải cửa hàng đã bán trong hai tuần lễ là :
314,78 + 525,22 = 840 (m)
Chu vi của hình chữ nhật là: Tổng số ngày trong hai tuần lễ là :
7 2 = 82 (m)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là :
840 : 14 = 60 (m)
Đáp số : 60 m
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
	* Mục tiêu: giúp hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật:đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
	* Cách tiến hành
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Muốn tìm trung bình cộng của hai hay nhiều số ta làm như thế nào?
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
Dặn dò: HS về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
Chuẩn bị: Xem trước bài tổng nhiều số thập phân.Nhận xét tiết học 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 49: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Biết tính tổng của nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân). Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng và biết vận dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất .
- Rèn HS tính nhanh, chính xác, nắm vững vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhanh.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- Giúp HS yêu thích môn học.
II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ
- SGK, vở bài tập toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Kiểm tra bài cũ.
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nêu cách cộng hai số thập phân và thực hành tính: 316,7 + 23,75
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng để nêu ngay kết quả của 23,75 + 316,7 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
Tổng nhiều số thập phân. 
* Mục tiêu: Hs Biết cách tính tổng nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân)
* Phương pháp, kĩ thuật: Giảng giải – minh họa, đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành
- HS đọc ví dụ 1 SGK: 
- Để biết cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào?
- Hướng dẫn HS đặt tính tương tự như cộng nhiều số tự nhiên
- HS làm bảng con, một HS lên bảng làm bài. 27,5 + 36,75 + 14,5	
	 27,5 	 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l)
 + 36,75
 14,5
 78,75
• Giáo viên chốt lại.
 + Cách xếp các số hạng.
 + Cách cộng. 
 + 2, 3 HS nêu cách tính.
 + Dự kiến: Cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên. Viết dấu phẩy của tổng thẳng cột dấu phẩy của các số hạng.
- Nhận xét bài làm của HS . Quy tắc cộng nhiều số thập phân
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, bút đàm, động não
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Nêu lại quy tắc cộng nhiều số thập phân.
- HS làm bài vào vở + bảng phụ 
- Nhận xét sửa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài 
- HS làm bài vở + bảng phụ.
- Nhận xét so sánh kết quả của hai cột. Tính chất kết hợp của phép của phép cộng số thập phân.
- Nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và ghi bảng :
(a + b) + c = a + (b + c )
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài. 
- HS thảo luận nhóm làm bài và giải thích cách vận dụng các tính chất giao hoán và kết hợp để tính được kết quả nhanh nhất.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Lớp nhận xét bổ sung.
• Muốn cộng tổng hai số thập phân với một số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
5. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
Tính nhanh.
	1,78 + 15 + 8,22 + 5
- Muốn cộng nhiều số thập phân ta làm như thế nào?
- Nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Học thuộc tính chất của phép cộng.
Chuẩn bị: Luyện tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 50: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức : 
- Giúp HS củng cố về kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất : 
- Rèn luyện tính cẩn thận, giáo dục lòng ham học toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, SGK
- SGK, vở nháp, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: giúp hs nhớ lại kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Phép cộng các số thập phân có những tính chất nào em đã biết? 
- Viết công thức tổng quát.
- Nhận xét
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Ôn lại cách tình tổng các số thập phân
* Mục tiêu: Củng cố cho HS tính tổng các số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, bút đàm
* Cách tiến hành: 
- Ôn tính tổng nhiều số thập phân.
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Muốn tính tổng nhiều số thập phân ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- Nhận xét chữa bài.
Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh nhất
* Mục tiêu: Giúp HS tính bằng cách thuận tiện.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành
- Sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài bài.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện.
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- HS giải thích cách làm bài 
- Nhận xét sửa bài.
Ôn lại cách so sánh số thập phân, giải toán với các số thập phân.
* Mục tiêu: Giúp HS so sánh số thập phân, biết vận dụng các phép tính vào giải toán
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não
* Cách tiến hành: 
 Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV lưu ý HS tính tổng trước rồi so sánh sau.
- HS làm bảng con.
Bài 4
- HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tính gì?
- Muốn tìm được cả ba ngày người đó dệt được bao nhiêu mét vải ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở + Bảng phụ.
- Nhận xét sửa bài.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu : Giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách Cách tiến hành :
- Nêu lại các tính chất của phép cộng 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
 .
	___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trao dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học.
- Đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh được miêu tả trong bài.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
- GDKNS: 
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
+ Kĩ năng hợp tác
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin
II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng.
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu 
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
* Mục tiêu : Hs luyện đọc . 
* Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
* Cách tiến hành:
- HS bốc thăm chọn bài 
- HS đọc bài tập đọc hoặc bài học thuộc lòng theo chỉ định. 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
Lập bảng thống kê các bài thơ đã học
* Mục tiêu : HS củng cố lại kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm
* Cách tiến hành
GV phát phiếu học tập cho HS 
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS tiếp tục ôn những bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ ( Nghe– viết)
Tiết 10: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra việc đọc thuộc của học sinh, đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ, đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Nghe –viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Phiếu viết tên bài tập đọc về học thuộc lòng
- SGK, bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu 
Kiểm tra tập đọc về học thuộc lòng.
* Mục tiêu : HS luyện đọc . 
* Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
* Cách tiến hành
- HS bốc thăm chọn bài 
- HS đọc bài tập đọc hoặc bài học thuộc lòng theo chỉ định 
- Nhận xét, .
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn viết chính tả
* Mục tiêu : Luyện viết đúng, đẹp đoạn chính tả
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, bút đàm	
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết 
- HS đọc đoạn chính tả sẽ viết Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
+ Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
+ Vì sao người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước giữ rừng?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
- Nhận xét, GV chốt ý chính. 
Bước 2: Hướng dẫn viết từ khó 
-Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. Ví dụ: bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ, canh cánh
- Yêu cầu HS đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con, bảng lớp . 
Bước 3: Viết chính tả: 
- GV đọc chậm rãi cho HS viết vào vở. 
- HS soát lỗi.(HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết ).
- Thu bài chấm . GV nhận xét bài viết của HS.. 
3. Hoạt dộng Vận dụng, trải nghiệm
	* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
	* Cách tiến hành
	- GV nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị bài sau. 
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
	...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________
Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trao dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học. Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”; thể hiện đúng tính cách nhânvật 
- Đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh được miêu tả trong bài.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
- Ôn lại các bài tập đọc đã học trong 3 chủ điểm Việt Nam –Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng.
- SGK, vở bài tập Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
* Mục tiêu : HS luyện đọc . 
* Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
* Cách tiến hành
- HS bốc thăm chọn bài 
- HS đọc bài tập đọc hoặc bài học thuộc lòng theo chỉ định 
- Nhận xét, .	
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Cảm thụ văn học
* Mục tiêu : luyện đọc diễn cảm 
* Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
* Cách tiến hành:
- GV ghi bảng 4 bài văn:
 + Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 + Một chuyên gia máy xúc
 + Kì diệu rừng xanh
 + Đất Cà Mau
- Mỗi HS chọn 1 bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất, giải thích lí do tại sao mình thích nhất chi tiết đó.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 10: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thiên nhiên,con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ 
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Ôn tập về từ đồng nghĩa 
* Mục tiêu : Ôn tập về từ đồng nghĩa 
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc đề bài SGK/ 97. 
+ Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? 
- HS thảo luận theo nhóm đôi và điền vào phiếu học tập.
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm 
- Các nhóm khác nhận xét, GV chốt lại ý đúng. 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Ôn tập về từ trái nghĩa
* Mục tiêu : Ôn tập về từ trái nghĩa 
* Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
* Cách tiến hành
- HS đọc bài tập 2 SGK trang 97.
- HS làm miệng và trình bày ý kiến của mình 
- Nhận xét.
Ôn tập về từ đồng âm
* Mục tiêu : Ôn tập về từ đồng âm 
	* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự đặt câu vào vở 
- HS trình bày bài làm, nhận xét, sửa sai cho HS
Ôn tập về từ nhiều nghĩa
* Mục tiêu: Ôn tập về từ nhiều nghĩa 
* Phương pháp, kĩ thuật:giao nhiệm vụ 
* Cách tiến hành
- HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở
- 1 HS làm bảng phụ 
- Nhận xét.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
	* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
	* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
	* Cách tiến hành:
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 20: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Hs luyện đọc to rõ và trả lời đúng các câu hỏi SGK, nắm được nội dung chính của bài thơ Mầm non. Hiểu nghĩa các từ: Hối hả, im ắng, thưa thớt.
- Nắm lại kiến thức của các từ loại, từ láy.
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài
- Biết sử dụng các từ láy, từ loại để đặt câu, viết văn.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS tính cẩn thận, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ.
- SGK, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động Mở đầu
Luyện đọc
* Mục tiêu : HS luyện đọc .
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành : 
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .
- HS đọc nối tiếp từng đoạn .
 Lần 1: Sửa phát âm, ngắt nghỉ và giọng đọc.
 Lần 2: Giải thích từ khó: 
 Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS. 
- HS đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc theo mẫu toàn bài. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Cảm thụ bài và trả lời câu hỏi
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, trò chơi “Rung chuông vàng”
* Cách tiến hành
- HS đọc thầm lại bài
- Trò chơi : “Rung chuông vàng”
 HS trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng vào bảng con
- Nhận xét, chốt ý chính . 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
Luyện đọc diễn cảm: 
* Mục tiêu : HS luyện đọc diễn cảm . 
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua
* Cách tiến hành 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. 
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Hs nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét giờ học. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch Lòng dân ; phân vai diễn lại sinh động 1 trong 2 đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân vật. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng.
- SGK, vở nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
* Mục tiêu : luyện đọc và học thuộc lòng 
* Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân 
* Cách tiến hành
- HS bốc thăm chọn bàì 
- HS đọc bài tập đọc hoặc bài học thuộc lòng theo chỉ định 
- Nhận xét, 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Phân vai thể hiện vở kịch Lòng dân
* Mục tiêu : phân vai diễn kịch 
* Phương pháp, kĩ thuật: đóng vai
* Cách tiến hành:
- HS diễn lại vở kịch Lòng dân. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm nào diễn hay nhất.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
__________________________
Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 20: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 5)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm..
- Hệ thống hoá vốn từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích học môn tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi bài tập 1 và 2. Phiếu học tập.
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Hệ thống hoá vốn từ ngữ 
* Mục tiêu :Hệ thống hoá vốn từ ngữ 
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm
* Cách tiến hành
GV phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. HS thảo luận điền vào phiếu bài tập:
Việt Nam-Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
M: đất nước
M: hoà bình
M: bầu trời
Động từ- Tính từ
M: tươi đẹp
M: hợp tác
M: chinh phục
Thành ngữ-Tục ngữ
M: Yêu nước thương nòi’
M: Bốn biển một nhà
M: Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
- HS trình bày kết quả thảo luận, nhận xét
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, trái nghĩa 
* Mục tiêu : Ôn tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. HS thảo luận điền vào phiếu bài tập
Bảo vệ 
Bình yên 
Đoàn kết 
Bạn bè 
Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành
-Trò chơi “Tìm bạn” HS tìm những cặp từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
- GV nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
__________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
___________________________
Ngày dạy: / / 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 10: TÌNH BẠN (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết thân ái, đoàn kết với bạn bè.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi: Năng lực phát triển bản thân Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. 
KNS:
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với bạn bè.
3. Phẩm chất:
- Biết thương yêu và giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ, mẩu chuyện về chủ đề tình bạn.
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: Học sinh nhớ lại kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:	
Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
Qua câu chuyện em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè?
- Bạn bè cần phải như thế nào ? 
- HS làm BT trắc nghiệm 
- Nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai trái, tự liên hệ, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về tình bạn
* Phương pháp, kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, sắm vai, thảo luận nhóm 
*Cách tiến hành:	
 Sắm vai ( Bài tập 1/SGK)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và sắm vai các tình huống của bài tập 1.
Lưu ý HS: Việc sai trái mà bạn làm trong tình huống có thể là: vứt rác không đúng nơi quy định, quay cóp trong giờ kiểm tra, làm việc riêng trong giờ học, ).
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị sắm vai. 
- Đại diện các nhóm lên đóng vai. - GV hỏi thêm các nhóm:
-Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận em khi em khuyên ngăn bạn không? 
- Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? 
- Em có giận, có trách bạn không?
- Cả lớp nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? 
- Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
- Trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống chúng ta cần nắm kĩ năng gì?
- GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người tốt.
* Tự liên hệ về cách đối xử với bạn. 
- HS làm việc cá nhân - Trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
- GV gọi 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc