Giáo án Khối 5 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh

Giáo án Khối 5 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh

TẬP ĐỌC: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

 - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK).

- GD học sinh lòng dũng cảm, yêu quê hương.

- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sưu tầm tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển; bảng phụ viết sẵn đoạn luyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:

Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc một đoạn và trả lời câu hỏi bài Tiếng rao đêm.

Việc 2: HS tham gia trò chơi.

Việc 3: Nhận xét đánh giá.

*Đánh giá thường xuyên:

Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, tích hợp.

Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.

Tiêu chí: Đánh giá khả năng đọc, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài TĐ.

 Thể hiện đọc bài và trả lời tự tin.

2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

 - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?

 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu.

 

doc 24 trang cuongth97 06/06/2022 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai, ngày 22 tháng 02 năm 2021
BUỔI SÁNG:
TẬP ĐỌC: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK).
- GD học sinh lòng dũng cảm, yêu quê hương.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sưu tầm tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển; bảng phụ viết sẵn đoạn luyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc một đoạn và trả lời câu hỏi bài Tiếng rao đêm.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, tích hợp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: Đánh giá khả năng đọc, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài TĐ.
 Thể hiện đọc bài và trả lời tự tin.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: 
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (4 đoạn)
 Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm. 
 Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
 Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
 Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp, quan sát.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: 
+ Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc bài và trả lời các câu hỏi:
Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm
Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. 
* Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài, trả lời đúng các câu hỏi:
1.Bố và ông của Nhụ bàn nhau họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
2. Việc lập làng ngoài đảo có lợi: đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu nay của người dân chài.
3.Những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ: Ông bước ra võng, ngồi xuống võng,vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan.Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người co trai ông quan trọng nhường nào.
4.Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố Nhụ: Nhụ đi sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm cá sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
* Nội dung: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới để lập làng xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.
THBVMT; BĐ: việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta. 
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng 
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. 
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. 
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. 
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.- H nhăc lại nội dung bài.
*Đánh giá: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá:Biết đọc diễn cảm theo cách phân vai, đúng lời các nhân vật.
+ Lời bố Nhụ: điềm tĩnh, dứt khoát, sau hào hứng, sôi nổi khi nghĩ về một ngôi làng mới như mọi ngôi làng trên đất liền.
+ Lời ông ( nói với bố Nhụ):kiên quyết, gay gắt
+ Lời bố Nhụ ( nói với Nhụ): vui vẻ, thân mật, 
+ Lời đáp của Nhụ: nhẹ nhàng.
+ Đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ) đọc chậm lại, giọng mơ tưởng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
 Chia sẻ với người thân nội dung câu chuyện.
TOÁN : LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản. Làm bài 1, 2
- Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, sạch sẽ.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HHCN; Phiếu bài tập 3. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật có: 
Chiều dài 25 dm, chiều rộng 1,5 dm và chiều cao 18 dm;
Chiều dài , chiều rộng và chiều cao 
- Cá nhân làm bài.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
Chốt: Cách tính DTXQ, DTTP hình hộp chữ nhật.
 Giải toán:
- Đọc, phân tích bài toán.
- Chia sẻ cách hiểu, các bước giải.
- Cá nhân làm bài.
- 1 H làm bảng lớp, lớp cùng trao đổi.
* Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.	
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
Tiêu chí đánh giá: Nắm được cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. Giải đúng BT 1,2.
Tự giác làm bài, tự tin.
 Giải
Đổi 8 dm = 0,8 m
Diện tích xung quang của cái thùng: (1,5 + 0,6) x2 x 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích đáy hộp là: 1,5 x 0,6 =0,9 (m2)
Diện tích quét sơn là: 3,36 + 0,9 =4,26 (m2)
 Đáp số: 4,26 m2
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân cách tính DTXQ, DTTP hình hộp chữ nhật.
---------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU :
LỊCH SỬ : BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS: 
- Biết cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”).
Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
HS tự hào về ông cha ta đã có công dựng nước và giữ nước. 
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ hành chính Nam Bộ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng Khởi” Bến Tre. 
- Việc 1: Cặp đôi trao đổi, thảo luận với nhau theo nội dung: 
? Phong trào “Đồng khởi” Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
? Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống Mỹ - Diệm?
? Phong trào bùng nổ trong thời gian nào? Tiêu biểu nhất ở đâu?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- GV chốt, nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
HĐ2: Diễn biến.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, trao đổi theo nội dung sau:
? Nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng Khởi”?
? Tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre?
? Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”? 
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Việc 3: GV nhận xét và chốt: Phong trào “Đồng Khởi” đã mở ra thời kì mới: Nhân dân miền Nam cầm vũ kí chống quân thù, Mĩ - Diệm rơi vào thế bị động, lúng túng.
- GV chốt, nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí:
HĐ1: Nắm được hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi” Bến Tre: Tháng 5/1959, Mỹ - Diệm đã ra luật 10/59, thiết lập 3 tòa án quân sự đặc biệt, có quyền đưa thẳng bị can ra xét xử không cần mở cuộc thẩm cửu, cho phép công khai tàn sát nhân dân theo kiểu cực hình man rợ thời trung cổ. Chính tội ác đẫm máu của Mỹ - Diệm đã thúc đẩy nhân dân ta đứng lên “Đồng khởi”.
HĐ2: - Nắm được nguyên nhân bùng nổ phong trào.
 - Nắm được một số sự kiện chính của cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre 
 và ý nghĩa của phong trào.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Kể cho người thân của mình nghe về phong trào “Đồng khởi” Bến Tre.
ĐỊA LÝ:	CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS: 
- Mô tả sơ lược vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía Tây châu Á có 3 phía giáp biển và đại dương. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.
- Sử dụng quả đia cầu, bản đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu. Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên đồng bằng. 
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người châu Âu.
- GD HS lòng say mê, thích khám phá thế giới.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Lược đồ các nước châu Âu; lược đồ tự nhiên châu Âu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi “ chuyền bóng” về kiến thức đã học bài trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn.
- Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin SGK kết hợp quan sát bản đồ và trao đổi với nhau:
? Tìm và nêu vị trí địa lí của châu Âu?
? Các phía đông, bắc, tây, nam giáp với châu lục, đại dương nào?
? Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục, so sánh diện tích của châu Âu với các châu lục khác?
? Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc xuống gần đường chí tuyến Bắc, ba phía giáp biển và đại dương; châu Âu có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Đại dương, vị trí châu Âu gần châu Á tạo thành lục địa Á Âu, chiếm gần hết phần đông của bán cầu Bắc.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 1HS nắm được vị trí, giới hạn của châu Âu: Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc xuống gần đường chí tuyến Bắc, ba phía giáp biển và đại dương.
+ Diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Đại dương.
HĐ2: Đặc điểm tự nhiên.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thông tin SGK kết hợp quan sát tranh ảnh và thảo luận:
? Nêu đặc điểm về địa hình và thiên nhiên của từng khu vực?
? Phía Nam trung Âu là dãy núi hay đồng bằng? Có dãy núi lớn nào?
? Chỉ trên lược đồ tên một số dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu.
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Âu; vị trí các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu trên lược đồ. 
- GV nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
+ Tiêu chí: HS nắm được:
- Đặc điểm về địa hình: 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi. 
- Đặc điểm về khí hậu: Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các dãy núi và đồng bằng lớn trên lược đồ.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Kể cho người thân của mình nghe về đặc điểm địa hình, khí hậu của châu Âu.
 ĐẠO ĐỨC: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu UBND phường, xã là chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội. Học sinh cần biết địa điểm UBND nơi em ở. 
- Thực hiện các quy định của UBND xã; tham gia các hoạt động doUBND xã tổ chức.
- Học sinh có ý thức thực hiện các quy định của chính quyền cơ sở, tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do chính quyền cơ sở tổ chức. 
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - CTHĐTQ tổ chức trò chơi. 
 - Giới thiệu bài- Chia sẻ mục tiêu bài học trước lớp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Xử lí tình huống: (BT 2)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ.
- GV kết luận:
 Tiêu chí đánh giá:HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã tổ chức. 
Tình huống a) Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
Tình huống b) Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại nhà văn hóa của thôn (phường)
Tình huống c) Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, ủng hộ các em vùng lũ lụt.
HĐ 2: Bày tỏ ý kiến: (BT4)
- Các nhóm đóng vai góp ý cho UBND xã, phường về các vấn đề liên quan đến trẻ em như: xây dựng sân chơi ch trẻ em, tổ chức ngày 1/6; Tết trung thu cho trẻ em...
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV theo dõi, nhận xét, kết luận:
* Đánh giá:
Phương pháp: tích hợp, quan sát,Vấn đáp.
Kĩ thuật: Xử lí tình huống, Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
 Tiêu chí đánh giá:
HĐ 1: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã tổ chức. 
Tình huống a) Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
Tình huống b) Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại nhà văn hóa của thôn (phường)
Tình huống c) Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, ủng hộ các em vùng lũ lụt.
HĐ 2: HS biết quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
Tự tin trình bày ý kiến.
Biết góp ý là một việc làm tốt.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Tham gia các hoạt động do xã, thôn tổ chức.
 ------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 2021
BUỔI SÁNG :
CHÍNH TẢ: (Nghe- viết): HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU :	
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ 
 - Rèn luyện kĩ năng viết ; Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lý Việt Nam (BT2) - Viết được 3- 5 tên người tên địa lí theo yêu cầu BT3.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi. 
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
* Việc 1: Tìm hiểu về bài viết 
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
- Cá nhân luyện viết một số từ khó trong bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
Việc 2: Viết chính tả:
- Nghe viết.
- Dò bài, soát lỗi.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: 
Việc 1: Đặt câu hỏi nhận xét bằng lời.
Việc 2: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: 
Việc 1: + Hiểu nội dung bài viết.
 + Nắm được cách trình bày một văn bản thơ.
- Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.Viết đúng các từ khó: 
chong chóng, ngọn Tháp Bút, Phủ Tây Hồ.
Việc 2: Kĩ năng viết chính tả của HS 
+ Viết chính xác từ khó: chong chóng, ngọn Tháp Bút, Phủ Tây Hồ.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
Việc 3: Làm bài tập: 
Bài 2: Đọc đoạn văn:
	 a) Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn
	b) Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Bài 3: Viết tên người, tên địa lý mà em biết:
- Cùng bạn trao đổi và lam bài.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: 
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá: 
+ Phân biệt được tiếng chỉ khác nhau ở phụ âm đầu r/d/gi.
+ Nắm chắc quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam 
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Tập viết lại những chữ mình chưa hài lòng.
- Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo.
TOÁN: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
 CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. 
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.HS làm được BT1,2.
 - Giáo dục hs tính cẩn thận, tính toán chính xác, trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước, mô hình triển khai của hình lập phương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - Trưởng ban học tập cho các bạn nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. 
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hình thành công thức tính diện tích XQ và DTTP của hình lập phương:
- Cùng quan sát mô hình trực quan để rút ra kết luận: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt (có 3 kích thước bằng nhau).
 - Kết luận về công thức tính DTXQ và DTTP hình lập phương.
Ví dụ:
Vận dụng trực tiếp công thức tính DTXQ và DTTP hình lập phương 
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
- HS nêu được cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
- HS nắm được cách tính DT xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vận dụng quy tắc để làm tính đúng ví dụ 1. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính diện tích XQ và DTTP hình lập phương có cạnh 1,5 m:
- Làm BT.
- HĐTQ cho các bạn chia sẻ; phỏng vấn nhau:Chia sẻ kết quả, nêu các bước thực hiện
- Chia sẻ trong nhóm. Nhóm trưởng KT, thống nhất kq. Nhấn mạnh:
Sxq = S1 mặt x 4
 	Stp = S1 mặt x 6
Vận dụng quy tắc tính diện tích xq và diện tích toàn phần hình lập phương.
Bài 2: Giải toán:
- Đọc, trao đổi, thảo luận cách làm.
 - Cá nhân làm bài ở vở, 1 H làm bảng lớp.
 - Lớp nhận xét, thống nhất KQ
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.	
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
Tiêu chí đánh giá:
Bài 1:Vận dụng quy tắc tính diện tích xq và diện tích toàn phần hình lập phương.
Bài 2: Biết vận dụng quy tắc để tính diện tích bìa dùng để làm hộp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân cách tính Sxq, Stp hình lập phương.
LTVC: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
I. MỤC TIÊU:
 - Tìm được quan hệ từ thích hợp để tao câu ghép (BT2) ; biết thêm vế câu để tạo câu ghép (BT3).
 - Có ý thức dùng đúng câu ghép chỉ quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả. 
- GD HS biết cách sử dụng từ ngữ hợp lí.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
(Không dạy phần nhận xét, Không dạy phần ghi nhớ, chỉ làm Bt2,3 ở Luyện tập)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ viết bài tập 2,3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích. 
 - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 2: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết- kết quả:.
- Đọc và làm bài.
- Chia sẻ kết quả trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm trình bày kq. 
Đáp án:
a) Nếu (nếu mà, nếu như) chủ nhật này đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c) Nếu( giá) ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.
Chốt KT: Các cặp QHT thể hiện quan hệ: điều kiện- kết quả; 
 giả thiết - kết quả.
Bài 3: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện- kết quả hoặc giả thiết- kết quả
- Cùng trao đổi và làm bài.
- Một số H nêu kq trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. 
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá:
Bài 2: Thêm được quan hệ từ thích hợp chỉ điều kiện- kết quả.
Bài 3: Biết viết thêm được một vế để tạo thành câu ghép chỉ đk- kq.
Hễ em được điểm tốt thì bố mẹ em vui mừng.
Nếu chúng ta chủ quan thì công việc khó thành công.
Giá như bạn Hồng chịu khó học tập thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân về hai cách nối các vế trong câu ghép chỉ quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả..
 ------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 24 tháng 02 năm 2021
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
 - Biêt tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
 - HS vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài tập trong một số trường hợp đơn giản. làm các BT 1, 2, 3 SGK; 
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi ưa thích hoặc hát.
- Nghe GV giới thiệu bài, chia sẻ mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính diện tích xq và dttp của hình lập phương có cạnh 2m5cm.
- Cá nhân làm bài.
- Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kết quả. 
Bài 2: Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp được một hình lập phương?
- Phân tích hình vẽ chọn hình để có thể ghép thành hình lập phương. 
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Mảnh bìa thứ 3, 4 có thể gấp được hình lập phương.
- Tổ chức cho HS thực hành gấp mảnh bìa thành hình lập phương.
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Quan sát, phối hợp kĩ năng vận dụng công thức tính và ước lượng; liên hệ với CT tính Sxq và Stp của hình lập phương và dựa trên kết quả tính hoặc nhận xét về độ dài các cạnh để so sánh DT.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Trong 2 hình lập phương nếu cạnh gấp đôi thì diện tích xung quanh gấp 4 lần: câu a và c sai, b - d: Đ.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, thực hành.
Tiêu chí đánh giá:
 Bài 1: 
+ HS nắm chắc quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh; diện tích toàn phần của hình lập phương.
+ Vận dụng quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh; diện tích toàn phần của hình lập phương để giải đúng bài toán.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 2:
+ HS nắm chắc các đặc điểm của hình lập phương.
+ Thực hành xác định đúng mảnh bìa thứ 3, 4 có thể gấp được hình lập phương và gấp được hình lập phương.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác, tự tin.	
Bài 3:
+ HS nắm chắc quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh; diện tích toàn phần của hình lập phương.
+ Thực hành tính và xác định đúng các câu trả lời theo yêu cầu.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác, tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân cách tính Sxq và Stp của hình lập phương 
TẬP ĐỌC: CAO BẰNG
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung toàn bài thơ.
 - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. 
(TL được các CH 1, 2, 3; thuộc ít nhất 3 khổ thơ; HSKG TLCH 4, thuộc toàn bài thơ(câu hỏi 5)
- GD HS yêu thích các cảnh đẹp và con người trên khắp mọi miền đất nước.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: : 
- Bản đồ Việt Nam.
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ luyện đọc cho học sinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc một đoạn và trả lời câu hỏi bài « Lập làng giữ biển ».
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, tích hợp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: Đánh giá khả năng đọc, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài TĐ.
 Thể hiện tự tin.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: 
Việc 3: 1 H nêu cách chia đoạn. (6 khổ thơ)
 Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
 Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
 Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: 
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc bài và trả lời các câu hỏi:
Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm
Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. 
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng 
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. 
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. 
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. 
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhăc lại nội dung bài.
*Đánh giá: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: : 
HĐ1:+ Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
HĐ2: Hiểu được nội dung của bài, trả lời đúng các câu hỏi:
* Nội dung: : Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước.
HĐ3: + Đọc diễn cảm, giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện lòng yêu miền núi non, đất đai và con người Cao Bằng.
+ Đọc thuộc lòng ít nhất 3 khổ thơ còn HS có năng lực đọc thuộc lòng cả bài thơ.
	C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:	
Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về Cao Bằng.
 ------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU :
KỂ CHUYỆN: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện 
- Rèn kĩ năng nói và kĩ năng nghe.
- GD HS học tập tấm gương tài giỏi của vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được giọng nói của nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Các hình ảnh minh hoạ trong SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp trò chơi học tập
 	 - Nghe Gv nêu mục tiêu bài học:
Nghe GV kể chuyện:
- Quan sát tranh, nghe G kể chuyện. (2 lần).
+Lần 1 vừa kể kết hợp giải nghĩa thêm các từ khó: truông, sào huyệt, phục binh.
+Lần 2:giới thiệu từng tranh minh hoạ trong SGK.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 *Việc 1: HD tìm hiểu câu chuyện - Nghe GV kể chuyện: 
 - GV ghi bảng đề bài 
- Kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng những từ ngữ khó được chú giải, giải nghĩa từ cho HS hiểu.
- Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Kể lần 3: Kết hợp thể hiện cảm xúc
*Việc 2: Kể chuyện 
- Cá nhân quan sát tranh vẽ và trao đổi với bạn về nội dung của từng tranh.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: ND của từng tranh
- GV hướng dẫn: Không cần kể đúng nguyên văn như cô đã kể chỉ cần kể được cốt chuyện và tình tiết tiêu biểu trong câu chuyện. Chú ý giọng kể cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi. Theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các bạn thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương những HS kể hay, đúng nội dung câu chuyện.
*Đánh giá thường xuyên: 
 Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh.
chuyện.
Tiêu chí đánh giá: 
Việc 1: Nắm được giọng kể của câu chuyện.
Việc 2: + Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
+ Kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách lưu loát, đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của cô giáo.
+ Nêu được ý nghĩa câu chuyện.
* Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng tài trí, thông minh, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.
- Nghe GV nhận xét. Liên hệ.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 	- Đề xuất cùng bạn thi kể câu chuyện cho người thân nghe.
ÔN TOÁN: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA 
 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh ôn lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - Giáo dục hs tính cẩn thận, tính toán chính xác, trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - Trưởng ban học tập cho các bạn nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. 
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Câu 1:
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có:
a) Chiều dài 25 cm, chiều rộng 15 cm và chiều cao 12 cm.
b) Chiều dài 7,6 dm, chiều rộng 4,8 dm và chiều cao 2,5 dm.
c) Chiều dài 4/5 m, chiều rộng 2/5 m và chiều cao 3/5 cm.
Câu 2:
Một cái hộp bằng tôn (không có nắp) dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 30 cm, chiều rộng 20 cm, chiều cao 15 cm. Tính diện tích tôn dùng để làm cái hộp đó. (không tính mép hàn).
Câu 3:
Một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm, chiều rộng 15 cm và chiều cao 10cm. Bạn Bình dán giấy màu đỏ vào các mặt xung quanh và dán giấy màu vàng vào hai mặt đấy của hộp đó (chỉ dán mặt ngoài). Hỏi diện tích giấy màu nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu xăng - ti -mét vuông?
Câu 4:
Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 420 cm2 và có chiều cao là 7cm. Tính chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó.
Câu 5
Người ta làm một cái hộp bằng bìa hình hộp chữ nhật có chiều dài 25 cm, chiều rộng 16 cm và chiều cao 12 cm. Tính diện tích bài dùng để làm mọt cái hộp đó. (không tính mép dán)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân cách tính Sxq và Stp của hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
..................................................................................................
 Thứ năm ngày 25 tháng 02 năm 2021
TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I .MỤC TIÊU:
 - Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện 
- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện. 
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_tran_nu_cam_linh.doc