Giáo án Khối 5 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020

Giáo án Khối 5 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020

Tiết 7 TIẾNG VIỆT

Ôn tập cuối học kì I (tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, l¬ưu loát tốc độ 110 tiếng/ phút. Biết đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ, hiểu nội dung (Kiểm tra 1/2 số học sinh còn lại của lớp).

- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người (bài 2).

KKHS đọc diễn cảm và nhận biết nghệ thuật của từng bài tập đọc.

+ Có kĩ năng xử lý thông tin (lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể), kĩ năng làm việc nhóm hoàn thành bảng thống kê.

+ Nêu được nhận xét về nhân vật trong bài đọc và lấy dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét ấy.

*KKHS đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

- GD cho HS có ý thức học tập tốt.

 II- Đồ dùng dạy học:

- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL từ tuần 11 đến tuần 17.

 

doc 26 trang cuongth97 06/06/2022 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18: Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2019
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 6 TIẾNG VIỆT 
Ôn tập cuối học kì I (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát tốc độ 110 tiếng/ phút, ngắt nghỉ hơi hợp lí. Biết đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ, hiểu nội dung bài đọc. Kiểm tra và lấy điểm1/2 số học sinh của lớp
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh( bài 2).KKHS đọc diễn cảm và nhận biết nghệ thuật của từng bài tập đọc. Có kĩ năng xử lý thông tin (lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể); kĩ năng làm việc nhóm hoàn thành bảng thống kê. 
- GD cho HS có ý thức học tập tốt: Nêu được nhận xét về nhân vật trong bài đọc và lấy dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét ấy. KKHS đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL từ tuần 11 đến tuần 17.
III- Các hoạt động dạy học:
a. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung yêu cầu tiết học.
b. Nội dung:
* HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- Yêu cầu các em lần lượt lên bốc thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài khoảng 1 đến 2 phút.
- Yêu cầu HS lên đọc bài và trả lời 1 đến 2 câu hỏi theo yêu cầu của GV. 
- GV nhận xét.
*HĐ2: Lập bảng thống kê.
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung thế nào?
- Bảng thống kê cần lập theo mấy cột dọc và mấy hàng ngang?
- Yêu cầu một số em đọc bài làm của mình trước lớp.
- HS lắng nghe, ghi vở tên bài.
- HS bốc thăm. (Kiểm tra 1/2 số học sinh của lớp)
- HS đọc bài.
- HS trả lời câu hỏi.
(HS trả lời rõ ràng, có sự hiểu biết về các nhân vật trong bài)
- HS tự lập bảng thống kê
- HS kiểm tra lẫn nhau cách lập bảng để giúp bạn cùng hoàn thiện. 
Ví dụ:
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Chuyện một khu vườn nhỏ
Văn Long
Văn
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn
- HS đọc bảng thống kê mình đã lập.
- Các bạn nhận xét và bổ sung
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét ý thức học tập của học sinh.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị ôn tập tiết 2.
______________________________________
Tiết 7 TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát tốc độ 110 tiếng/ phút. Biết đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ, hiểu nội dung (Kiểm tra 1/2 số học sinh còn lại của lớp).
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người (bài 2). 
KKHS đọc diễn cảm và nhận biết nghệ thuật của từng bài tập đọc.
+ Có kĩ năng xử lý thông tin (lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể), kĩ năng làm việc nhóm hoàn thành bảng thống kê. 
+ Nêu được nhận xét về nhân vật trong bài đọc và lấy dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét ấy.
*KKHS đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- GD cho HS có ý thức học tập tốt.
 II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL từ tuần 11 đến tuần 17.
III- Các hoạt động dạy học: 
*HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
-Yêu cầu các em lần lượt lên bốc thăm bài đọc.
- Cho HS chuẩn bị bài khoảng 1 đến 2 phút.
- Gọi HS lên đọc bài và trả lời 1 đến 2 câu hỏi theo yêu cầu của GV. (KKHS trả lời rõ ràng, có sự hiểu biết về các nhân vật trong bài)
- Nêu các biện pháp nghệ thuật trong bài?
- Trong bài em thích hình ảnh nào nhất?
HĐ2: Lập bảng thống kê.
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung thế nào?
- Bảng thống kê cần lập theo mấy cột dọc và mấy hàng ngang?
* Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê.
Phương pháp trao đổi nhóm nhỏ
 - Yêu cầu một số em đọc bài làm của mình trước lớp.
- Chọn những câu thơ trong hai bài em thích?
 - Trình bày những cái hay của những câu thơ em đã chọn?
- Tại sao lại nói những bài vừa đọc thuộc chủ đề “ Vì hạnh phúc con người”?
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS bốc thăm chuẩn bị bài cho mình.( Kiểm tra 1/2 số học sinh còn lại)
- HS đọc bài.
- HS tự trả lời câu hỏi cô đặt ra.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu: tên bài, tên tác giả, thể loại.
- HS nêu: 3 cột,...
- HS tự lập bảng thống kê
- HS kiểm tra lẫn nhau cách lập bảng để giúp bạn cùng hoàn thiện nội dung các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Vì hạnh phúc con người. 
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Chuỗi ngọc lam
Phun-tôn Uôc-Slê
Văn 
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Thơ 
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
Văn
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
Thơ
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
Văn
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lăng
Văn
- HS đọc bảng thống kê mình đã lập.
- Các bạn nhận xét và bổ sung.
- HS chọn câu thơ và nêu lí do em thích.
HĐ3. Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét ý thức học tập của học sinh.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị ôn tập tiết 3.
________________________________________________________________
Thứ tư ngày 3 tháng 01 năm 2018
Tiết 1 TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. 
+ Đọc bài thơ Chiều biên giới và trả lời được các câu hỏi liên quan trong SGK trang 176. KKHS viết được câu hay và sử dụng biện pháp nghệ thuật để viết.
- Rèn cho HS kĩ năng xác định các thành phần câu và các kiểu câu kể trong đoạn văn.
- HS tích cực làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ hoàn thành thống kê BT1. 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Ôn tập:
Bài 1: (Bài 2- tr 174) Điền những từ em biết vào bảng sau: Tổng kết vốn từ về môi trường
- Gọi HS đọc đề, XĐ yêu cầu đề bài 
- Giải thích 1 số từ khó: sinh quyển, thuỷ thủ, khí quyển,... dưới nhiều hình thức như: giải nghĩa từ; đặt câu với từ đó.
- Gọi HS trình bày.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề, xác định yêu cầu.
+ Sinh quyển: môi trường động, thực vật.
 Thủy quyển: môi trường nước.
 Khí quyến: môi trường không khí.
- HS hoạt động theo nhóm làm vào phiếu học tập.
Cả lớp theo dõi, NX và bổ sung cho đầy đủ.
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thủy quyển
(môi trường nước)
Khí quyến
(môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
rừng, con người, thú: hổ, báo,..., chim: cò, vạc,..., cây lâu năm: lim, sến,..., cây ăn quả: cam, quýt,..., cây rau: rau muống, rau ngót,..., cỏ,...
Sông, suối, ao, hồ, đại dương, thác,...
bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, ánh sáng, âm thanh, khí hậu,...
Những hành động bảo vệ môi trường
trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đánh cá bằng mìn, chống săn bắn thú rừng, chống buôn bán động vật hoang dã,...
giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy lọc nước, lọc nước thải công nghiệp,...
lọc khói công nghiệp, xử lí rác thái, chống ô nhiễm bầu không khí,...
Bài 2 ( tr 176)
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài.
Giải nghĩa từ khó: sở, bậc thang,..
- Gọi HS lần lượt trả lời 4 câu hỏi trong SGK.
- KKHS đặt câu ở câu hỏi 4 giàu hình ảnh, có sử dụng biện pháp tu từ.
Bài 3: Đọc đoạn trích sau:
+ VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
 Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài (làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây bây giờ) (1). Ông vốn thông minh từ nhỏ (2). Tài năng của ông phát lộ từ rất sớm(3). Trước khi mất, bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm(4).
a) Tìm trong đoạn trích trên:
- Một câu kể kiểu Ai làm gì?
- Một câu kể kiểu Ai là gì?
- Một câu kể kiểu Ai thế nào?
b) Xác định thành phần của từng câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).
- GV gọi HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS nhắc lại các kiểu câu kể, đặc điểm của từng loại câu kể.
- GV cho HS làm bài vào vở, chữa bài.
- GV chốt đáp án đúng:
+ Câu kể Ai làm gì?: Trước khi mất, bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm(4).
+ Câu kể Ai là gì?: Phùng Khắc Khoan/ là người con của xứ Đoài (1).
+ Câu kể Ai thế nào?: Ông/ vốn thông minh từ nhỏ(2).
3. Củng cố, dặn dò:
- Các kiểu câu đã học?
- Dặn HS về nhà chuẩn bị ôn tập tiết 4.
 _______________________________________
Tiết 2 TOÁN
Diện tích tam giác (tr 87)
I. Mục tiêu:
- Nắm vững quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán, biết tính diện tích hình tam giác khi độ dài đáy và chiều cao không cùng đơn vị đo. HS làm bài 1, KKHS hoàn thiên bài 2.
- HS tích cực học tập, vận dụng vào trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau.
- HS chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a. GTB: GV nêu mục tiêu, y/c giờ học.
b. Nội dung:
HĐ1: Cắt ghép hình tam giác.
- Chốt: Có thể có các cách cắt ghép như sau:
+ C1: Ghép hai hình tam giác thành hình bình hành.
+ C2: Cắt một hình tam giác theo đường cao rồi ghép với hình tam giác còn lại để tạo thành hình chữ nhật.
- HS để đồ dùng lên mặt bàn. Trưởng nhóm kiểm tra, báo cáo.
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HĐ nhóm đôi:
+ Các nhóm dùng 2 hình tam giác đã chuẩn bị để ghép (có thể cắt rồi mới ghép) để tạo thành các hình đã học cách tính diện tích.
+ Trình bày.
HĐ2: So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép
- So sánh các kích thước của hình chữ nhật và hình tam giác?
- HĐ cả lớp: 
+ Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
+ Diện tích hình bình hành EGCD bằng diện tích hình tam giác EDC nhân 2.
HĐ3: Hình thành quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
- Từ việc nêu cách tính diện tích hình chữ nhật (hoặc hình bình hành), thiết lập cách tính diện tích hình tam giác.
- Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác?
Chốt: Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- HĐ cả lớp:
 - Quy tắc: SGK.
- CT: 
 hoặc S = a x h: 2
- S hcn là DC x AD
 = DC x EH
- S hình tam giác là: 
HĐ4: Thực hành:
Bài 1: Tính diện tích hình tam giác:
a. Độ dài đáy là 8 cm và chiều cao là 6 cm.
b. Độ dài đáy là 2,3 dm và chiều cao là 1,2 dm.
- Nhắc lại cách tính diện tích tam giác?
- Yêu cầu HS tính diện tích các hình tam giác khi biết các yếu tố.
- Chữa bài cho HS.
- Chốt: Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Bài 2: KKHS làm thêm
 Tính diện tích tam giác có:
a. Độ dài đáy là 5 m và chiều cao là 24 dm?...
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Em có nhận xét gì về đơn vị đo độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác?
- Khi tính diện tích của hình tam giác mà độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác đó không cùng đơn vị đo ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. Chữa bài.
- Nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác?
Chốt: Khi độ dài đáy và chiều cao không cùng đơn vị đo thì phải đổi về cùng đơn vị đo rồi mới tính diện tích.
- Nêu yêu cầu, cách làm.
- HS nêu.
- HS làm bài.
- Diện tích của hình tam giác là:
a) 8 x 6: 2 = 24 (cm2)
b) 2,3 x 1,2: 2 = 1,38 (cm2)
 Đáp số: a) 24 cm2
 b) 1,38 cm2
- HĐ cả lớp:
+ Không cùng đơn vị đo.
+ Đổi về cùng đơn vị đo.
- HĐ cá nhân: Làm bài.
- HS nêu.
3. Củng cố, dặn dò:
* Nhắc lại quy tắc tính diện tích tam giác?
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
_______________________________________
Tiết 3 TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 4)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; từ loại: danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ và về đại từ, đại từ xưng hô.
- HS hoàn thành các bài tập. 
- HS có ý thức tự ôn luyện; vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để trau dồi ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học 
1 - Ôn tập lí thuyết:
- Xét về nghĩa từ được chia thành những loại nào? (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa...).
+ Nêu khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa?
- Xét theo từ loại chúng ta đã được học những từ loại nào? Lấy ví dụ minh họa? 
+ HS nêu: danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ.
- Nhắc lại khái niệm đại từ? Lấy ví dụ về một số đại từ xưng hô?
2 - Luyện tập.
Bài 1. Trong những câu nào dưới đây từ sườn, tai mang nghĩa gốc, và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển:
a) Sườn: - Nó hích vào sườn (1) tôi.
- Con đèo chạy ngang sườn (2) núi.
- Tôi đi qua phía sườn (3) nhà.
- Dựa vào sườn (4) của bản báo cáo...
B) Tai: 
- Đó là điều tôi mắt thấy tai (1) nghe.
- Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai (2) rất điệu.
- Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai (3).
- GV chốt đáp án đúng: sườn (1) mang nghĩa gốc, còn lại là nghĩa chuyển.
+ tai (1) mang nghĩa gốc, còn lại là nghĩa chuyển.
*Thế nào là nghĩa gốc? Thế nào là nghĩa chuyển?
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a,... cho roi cho vọt,.... cho ngọt cho bùi.
b, Thức... dậy....
c, Chết... còn hơn sống....
d,... nhà... chợ.
e, Chân.... đá......
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nêu nhận xét về các từ vừa điền?
- Thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa?
- KKHS giải thích một số câu tục ngữ, thành ngữ. 
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn tả người mà em yêu quý. Nêu một số danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ, đại từ có trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS làm bài. KKHS viết đoạn văn hay, giàu hình ảnh.
- Gọi HS trình bày, nhận xét. Chữa bài trên bảng.
- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
- Làm việc cá nhân. 
- Trình bày kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu khái niệm
- HS làm bài vào vở. 
- Đọc bài trước lớp.
- Các từ đó có nghĩa trái ngược nhau.
- HS nêu.
- Một số em giải thích ý nghĩa câu tục ngữ, thành ngữ.
- Lớp làm vào vở, 1 HS viết bảng phụ.
- Đọc bài trước lớp. 
- HS khác nhận xét
3-Củng cố - dặn dò:
- GV cùng HS tổng kết nội dung bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị ôn tập tiết 5.
_______________________________________
Tiết 4 KHOA HỌC
Sự chuyển thể của chất (tr.72)
I. Mục tiêu:
- Phân biệt ba thể của chất.
- Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Nêu được một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- HS thích tìm tòi, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 77- SGK
- GV chuẩn bị một số phiếu và ghi tên một số chất: cồn, nhôm, dầu ăn, xăng, đường
- HS chuẩn bị bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học:
1) Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của bài.
2) Nội dung 
HĐ1: Phân biệt 3 thể của chất 
- GV hướng dẫn trò chơi: Tiếp sức 
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 4-5 em, HS đứng theo hàng và rút phiếu ghi tên các chất gắn vào bảng lớp. Đội nào tìm được nhiều tên các chất chính xác và nhanh là đội thắng cuộc.
- GV, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Chốt 3 thể của chất.
- HS lắng nghe.
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí 
Muối
..............
Xăng
...........
Ô-xi
.............
Đường
...............
Dầu ăn
...........
Hơi nước
......
- HS nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:Ai nhanh - Ai đúng
- GV đọc câu hỏi, HS thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*Chốt đặc điểm của chất ở 3 thể.
- HS các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS dùng tín hiệu để trả lời trước. Nếu trả lời đúng là thắng cuộc.
Đáp án: 1- b ; 2- c ; 3- a 
HĐ3: Sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
*Chốt sự chuyển thể của chất.
- HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn rồi trình bày về sự chuyển thể của nước
+Hình 1: Nước ở thể lỏng
+Hình 2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện bình thường.
HĐ4: Trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng 
- GV yêu cầu HS các nhóm lên bảng viết tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*Bài học (SGK- trang 73).
- HS các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Ví dụ: Nước đá, nhôm,... 
- HS nêu lại các chất trên bảng lớp.
- Vài HS nêu lại bài học.
3) Củng cố, dặn dò 
- Nêu đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí?
- GV nhận xét giờ học. 
- HS ôn bài cũ và chuẩn bị bài sau: Hỗn hợp.
 ________________________________________________________________
Thứ năm ngày 4 tháng 01 năm 2018
Tiết 2 TOÁN
Luyện tập (tr 88)
I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích của hình tam giác. Biết tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài 2 cạnh góc vuông của nó.
- HS thực hành làm bài tập 1, 2, 3. KKHS làm bài 4.
- Vận dụng trong thực tế.
II. Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra: - Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác?
HĐ2: Bài mới:
a. GTB: GV nêu mục tiêu, y/c bài.
b. Nội dung:
Bài 1:
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nêu cách tính S hình tam giác?
 Chốt:
+ Diện tích hình tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)
+ Khi độ dài đáy và chiều cao không cùng đơn vị đo thì phải đổi về cùng đơn vị đo rồi mới tính diện tích.
Bài 2:
- GV vẽ hình tam giác ABC:
+ Coi AC là đáy, hãy tìm đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC. 
+ Tìm đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC.
- GV vẽ hình tam giác DEG, yc HS tìm đường cao tương ứng với đáy ED và đáy GD.
- Hai hình tam giác ABC và DEG là hình tam giác gì?
- Trong tam giác vuông 2 đường cao và 2 cạnh đáy có gì đặc biệt?
Chốt: Chiều cao và cạnh đáy của hình tam giác vuông chính là hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông đó.
Bài 3:
- Nêu yêu cầu?
- Xác định đáy, chiều cao của mỗi hình tam giác.
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác vuông?
Chốt: Diện tích hình tam giác vuông bằng tích số đo hai cạnh góc vuông chia cho 2.
Bài 4:
- Đọc đề câu a.
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4 tìm số đo các cạnh HCN ABCD.
- Nêu kết quả tìm được?
- Tính diện tích hình tam giác ABC?
- Tương tự cho HS làm câu b.
- Vài HS nhắc lại, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HĐ cả lớp: Nêu yêu cầu, cách làm.
- HĐ cá nhân: Làm bài. Chữa bài:
a) Diện tích hình tam giác đó là:
 30,5 x 12: 2 = 183 (dm2)
b) 16 dm = 1,6 m
 Diện tích hình tam giác đó là:
 1,6 x 5,3: 2 = 4,24 (m2)
 Đáp số: a) 183 dm2
 b) 4,24 m2
- HĐ cả lớp:
+ Đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC chính là BA vì đi qua B và vuông góc với AC.
+ Đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC là CA.
+ Đường cao tương ứng với đáy ED là GD.
+ Đường cao tương ứng với đáy GD là ED.
+ Là các hình tam giác vuông.
+ Đường cao và cạnh đáy là 2 cạnh góc vuông.
+ Tính diện tích của các hình tam giác vuông ABC và DEG.
- HĐ cá nhân: Làm bài
- Đáy AB, chiều cao BC (hoặc đáy BC, chiều cao AB ).
a) DT hình tam giác vuông ABC là:
 3 x 4: 2 = 6 (cm2)
b) DT hình tam giác vuông DEG là:
 5 x 3: 2 = 7,5 (cm2)
 Đáp số: a) 6 cm2 b) 7,5 cm2
- HS nêu.
- HS đọc đề.
- HS thảo luận.
+ AB = 4cm ; BC =3cm
 Diện tích hình tam giác là:
1 x 3: 2 = 6(cm2)
 ĐS: 6cm2
- HS làm câu b)
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác vuông?
- Dặn HS về nhà chuẩn bị: Luyện tập chung
_______________________________________
Tiết 3 TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 5)
I. Mục tiêu:
 - Củng cố kĩ năng viết thư: biết viết lá thư cho người thân ở xa kể về kết quả rèn luyện của em trong học kì I vừa qua và hướng phấn đấu của em trong học kí tới.
- HS biết vận dụng cách viết thư đã học để thể hiện tình cảm gắn bó giữa người viết thư và người nhận thư.
- HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày khi viết thư cho người thân hoặc bạn bè...
* GD các KNS: KN thể hiện sự cảm thông, KN đặt mục tiêu
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ chép dàn ý một bức thư. Phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập và củng cố kiến thức.
- Nêu cấu tạo của một bức thư?
- Nêu nội dung từng phần?
- Cách xưng hô trong khi viết thư?
- HS làm việc cá nhân
- Một bức thư gồm ba phần: Phần đầu thư, phần chính thư, phần cuối thư.
- Thân mật thể hiện tình cảm giữa người nhận và người viết thư.
Dàn bài chung:
*Đầu thư:
- Nơi viết, ngày...tháng...năm...
- Lời chào, xưng hô với người nhận thư (tuỳ theo người nhận thư là ai, quan hệ với mình như thế nào mà có lời chào, lời xưng hô cho phù hợp).
*Phần chính bức thư:
- Lí do, mục đích viết thư (tại sao viết thư, viết thư nhân dịp nào?...)
- Nội dung thăm hỏi, thuật chuyện:
+ Nếu là thư thăm hỏi: hỏi thăm sức khoẻ, công việc làm ăn, đời sống, sinh hoạt hàng ngày đồng thời cũng thông báo các tình hình trên của mình cho người nhận thư biết. Ngoài ra, cần chú ý viết rõ về nội dung thăm hỏi mà đề bài yêu cầu.
+ Nếu là thư thuật chuyện: Thuật lại toàn bộ diễn biến câu chuyện nhưng cũng cần làm nổi bật trọng tâm của chuyện, xen lẫn thái độ, tình cảm của mình hoặc của người liên quan để thư thêm sinh động.
*Cuối thư: 
- Lời chúc (hoặc cảm ơn, hứa hẹn), lời tạm biệt.
- Kí tên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài
Đề bài: Em hãy viết thư cho người thân ở xa kể về kết quả rèn luyện của em trong học kì I vừa qua và hướng phấn đấu của em trong học kì tới.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài
- GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài từng phần của bức thư.
- Trong phần chính thư chúng ta cần chú ý điều gì?
- GV cho HS đọc từng phần và giúp HS sửa cách viết câu, dùng từ, diễn đạt.
- Thu chữa một số bài.
- HS xác định yêu cầu của đề: thể loại, nội dung( thông báo kết quả học tập của em trong học kì I và hướng phấn đấu của bản thân trong học kì 2), cách xưng hô......)
- Bất kì bức thư nào cũng cần có nội dung thăm hỏi ( Sức khoẻ, tình hình học tập, công tác của người nhận thư), thông báo qua về tình hình gia đình em rồi mới thông báo tình hình học tập của em và hướng phấn đấu trong thời gian tới.
- HS thực hành viết thư.
- HS đọc từng đoạn cần viết, sau đó cả lớp cùng nhận xét, sửa bài
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học, tóm tắt nội dung bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị ôn tập tiết 6.
 _______________________________________
Tiết 4 TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 6)
 I. Mục tiêu:
 - HS ôn tập kiến thức về văn tả người.
 - HS viết được bài văn tả người có đầy đủ bố cục 3 phần. KKHS viết bài văn hay, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
 - Có ý thức tích cực học tập.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Ôn tập:
Đề bài: Hằng ngày đến lớp em được thầy cô giáo tận tình dạy dỗ. Hãy tả lại thầy (cô) giáo trong một tiết học mà em nhớ nhất.
- Gv gọi HS nhắc lại bố cục bài văn tả người. Lưu ý học sinh với đề bài này cần tập trung làm nổi bật hình dáng, hoạt động của thầy cô giáo trong tiết dạy đó.
- Chấm bài một số em. Nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- Làm việc cá nhân viết văn.
- Trình bày trước lớp bài văn của mình.
- Cả lớp cùng nhận xét và bình chọn bài viết hay( tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng).
VD: Dàn ý bài văn tả cô (thầy) giáo đang giảng bài:
1. Mở bài: Giới thiệu cô giáo (thầy giáo) trong tiết học mà em thích nhất.
- Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, ở đó em được học nhiều điều hay, lẽ phải. Có được điều đó em thầm cảm ơn cô Hoa, cô đã ân cần dạy bảo chúng em, cô đã cho chúng em những bài học bổ ích. Em rất thích được nghe cô giảng bài, trong tiết Toán, cô giáo em thật tuyệt vời!
- Năm nay em lên lớp 5 không còn được cô Hoa chủ nhiệm nữa nhưng em không thể quên hình ảnh của cô trong suốt năm học lớp 4 vừa qua.
2. Thân bài: 
a) Tả ngoại hình: 
- Dáng người: - dong dỏng cao.
 - Đậm người
 - Thư sinh,...
- Tuổi tác: - khoảng bốn mươi tuổi
 - gần bốn mươi tuổi,...
- Khuôn mặt: - trái xoan
 - tròn,...
- Mái tóc: - đen mượt, cắt ngang vai
 - dài ngang lưng,...
- Nước da: - khỏe khoắn
 - trắng hồng
 - hơi ngăm đen,...
- Cách ăn mặc: - giản dị, thanh lịch.
 - luôn có những bộ quần áo hợp thời trang,...
b) Tả hoạt động kết hợp tả tính tình:
- Bàn tay búp măng của cô viết lên bảng những dòng chữ mềm mại.
- Tiết học toán cô giảng rõ ràng dễ hiểu, có bài tập khó cô phân tích giảng giải để các bạn trong lớp đều hiểu bài.
- Các bạn chăm chú nghe cô giảng, bạn nào cũng hiểu bài và làm bài tốt.
- Khi ấy cô nở nụ cười thật duyên, khuôn mặt cô rạng rỡ xinh tươi.
- Cô chấm bài tỉ mỉ, chữa từng lỗi nhỏ cho chúng em, cô hướng dẫn từng cách trình bày khoa học, cách vẽ hình,...
- Cô quan tâm đến học sinh yếu: Đến tận nơi hướng dẫn các bạn, động viên giúp đỡ kịp thời giúp các bạn vươn lên trong học tập.
- Không khí lớp học sôi nổi, bạn nào cũng muốn dành điểm tốt.
- Hình ảnh Cô trong tiết học này em sẽ nhớ mãi,...
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em với cô giáo
- Cô Hoa trong tiết học Toán mãi đọng lại trong tâm trí em. Mai ngày dù có đi đâu xa, em luôn nhớ về cô, người mẹ hiền thứ hai đã dạy dỗ em nên người. 
- Mặc dù không nói ra nhưng em thầm cảm ơn cô rất nhiều - người mẹ hiền thứ hai của em, người đã cho em tri thức làm hành trang để bước vào đời,...
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà ôn bài và viết bài vào vở tiếp nếu chưa hoàn thành.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị ôn tập tiết 8
_______________________________________
Tiết 5 ĐẠO ĐỨC
Thực hành cuối học kì I.
I. Mục tiêu:
- Hệ thống và củng cố các chuẩn mực hành vi đã học từ bài 1 đến bài 8.
- Củng cố và phát triển các kĩ năng chủ yếu của môn học.
- HS học tập tích cực.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Ôn tập lí thuyết:
- Kể tên các bài đạo đức từ tuần 1 đến tuần 17?
- Tại sao phải thực hiện những hành vi đó?
- Nêu những việc đã làm của mình và của bạn thực hiện hành vi đó?
- HĐ cả lớp:
Em là học sinh lớp 5
Có trách nhiệm về việc làm của mình
Có chí thì nên; Nhớ ơn tổ tiên; Tình bạn; Kính già yêu trẻ; Tôn trọng phụ nữ; Hợp tác với những người xung quanh.
- HS trả lời.
HĐ2: Phân tích, đánh giá các hiện tượng thực tiễn gần gũi với cuộc sống học sinh
- Kể các hiện tượng diễn ra xung quanh? Các hiện tượng đó có phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo?
- GV cùng HS nhận xét những hành vi mà HS nêu ra.
- HĐ cả lớp:
Ví dụ: Em thấy nhiều người và các bạn trong lớp đã biết hợp tác với người xung quanh để hoàn thành tốt công việc, như: 
+ Khi quét dọn đường làng ngõ xóm vào những dịp cuối năm mọi người đã biết phân công nhiệm vụ cho từng người và mọi người đều cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
+ Khi lao động dọn vệ sinh trường lớp, chúng em đã biết phân công nhiệm vụ cho nhau và thực hiện tốt công việc của mình.
HĐ3: Phân tích, thảo luận, đóng vai xử lí các tình huống cụ thể:
Bài 1: Trong những hành động sau, hành động nào phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức đã học?
a) Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn tuổi.
b) Nhường chỗ trên xe buýt cho người già, em nhỏ.
c) Giành giật đồ chơi với em nhỏ.
d) Bắt nạt em nhỏ.
KL: Luôn kính già, yêu trẻ. Đó là truyền thống, đạo lí của dân tộc ta.
- HĐ nhóm đôi.
- Đáp án: a, b
Bài 2: Nếu thấy bạn làm việc sai trái, em lựa chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
a) Mặc bạn, không quan tâm.
b) Tán thưởng.
c) Bao che.
d) Khuyên bạn không nên làm.
e) Báo cáo thầy giáo, cô giáo
KL: Cần thẳng thắn chỉ rõ những việc làm sai trái của bạn để giúp bạn tiến bộ.
- HĐ nhóm đôi.
- Đáp án: d
Bài 3: Hãy thảo luận và đóng vai thể hiện cách ứng xử trong các tình huống sau: 
a) Trên đường đi học về, em thấy một em bé bị lạc đường đang khóc tìm mẹ.
b) Em đang chơi với các bạn, thì có một cụ già đến hỏi đường.	
c) Trong giờ ra chơi em thấy hai bạn cùng lớp đang cãi nhau.
- GV kết luận chung về cách xử lí và đóng vai của từng nhóm.
- HĐ nhóm: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi tình huống yêu cầu hai nhóm thảo luận và đóng vai.
- HĐ cả lớp: Trình bày
KL: Cần biết phân biệt những việc nên làm và không nên làm để lựa chọn những việc làm phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức. Hãy bắt đầu làm tốt từ những công việc nhỏ nhất.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- HS thực hiện tốt những chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị: Em yêu quê hương.
 _______________________________________
Tiết 2 TOÁN
Hình tam giác (tr 85)
I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết: 
- Đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc). Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. Làm được bài tập1,2. KKHS làm hết tất cả các bài tập.
- Biết vận dụng vào nhận biết và vẽ hình theo các yếu tố cho trước.
- Giáo dục ý thức học tập và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Ê ke, các dạng hình tam giác như SGK. Bảng phụ cho BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
1 - Giới thiệu bài: 
2 - Nội dung:
HĐ1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS nêu:
+ Số cạnh và tên cạnh.
+ Số đỉnh và tên đỉnh.
+ Số góc và tên góc.
- HS lắng nghe, ghi tên bài.
- HĐ cả lớp:
- 3 Cạnh: AB, BC, CA.
- 3 Đỉnh: A, B, C
- 3Góc:+ Góc đỉnh A cạnh AB, AC.
 + Góc đỉnh B cạnh BA, BC.
 + Góc đỉnh C cạnh CA, CB.
Chốt: Hình tam giác có ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
HĐ2: Giới thiệu 3 dạng hình tam giác (theo góc)
- GV vẽ bảng 3 hình tam giác như sgk
- Hãy nêu tên góc, dạng góc của từng hình tam giác.
- HĐ cả lớp:
+ Hình tam giác thứ nhất có 3 góc nhọn.
+ Hình tam giác có 1 góc tù và2 góc nhọn.
+Tam giác có 1 góc vuông và2 góc nhọn.
Chốt: Có ba dạng hình tam giác:
HĐ3: Giới thiệu đáy và đường cao ( tương ứng) của hình tam giác
 (1) (2) (3)
- Nêu tên các đỉnh của hình tam giác ABC?
- Trong hình tam giác ABC (1), đỉnh A, có BC là cạnh đáy. Đoạn thẳng đi từ từ đỉnh A và vuông góc với đáy BC gọi là đường cao của hình tam giác ABC. Hãy nêu tên đường cao của hình tam giác ABC được hạ từ đỉnh A.
- Độ dài của đường cao gọi là chiều cao.
- HĐ cả lớp:
+ Đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
+ Đường cao AH.
- HĐ nhóm đôi: 
+ Xác định đường cao của tam giác ABC (1) hạ từ đỉnh B, đỉnh C.
+ Xác định đường cao của tam giác ABC (2) hạ từ đỉnh A.
+ Xác định đường cao của tam giác ABC (3) hạ từ đỉnh A.
Chốt: Mỗi hình tam giác có 3 đường cao được hạ từ đỉnh xuống cạnh đáy đối diện. Độ dài của đường cao gọi là chiều cao.
HĐ4: Thực hành
Bài 1: Viết tên 3 góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác.
- Cho học sinh nêu cách làm.
- Nêu đặc điểm của hình tam giác?
Chốt: Hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_18_nam_hoc_2019_2020.doc