Giáo án Khối 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021

Giáo án Khối 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021

Tiết 5 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường (tr 126)

I - Mục tiêu:

- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở bài tập 1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài 2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của bài 3.

- HS làm được các bài tập và hiểu được một số từ ngữ thuộc chủ điểm.

- HS có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc mở rộng vốn từ về môi trường.

II . Chuẩn bị: Bảng nhóm.

III - Các hoạt động dạy - học:

A - Kiểm tra bài cũ:

- Đặt câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu?

B - Dạy bài mới:

1 - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của tiết học, ghi bảng. HS ghi vào vở.

2 - Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1: Qua đoạn văn sau, em hiểu “khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì?

- GV cho HS đọc đoạn văn.

- Đoạn văn kể về điều gì? - 2 HS viết câu trên bảng, lớp làm miệng.

- Cả lớp cùng GV nhận xét câu của bạn.

- HS lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu của BT1, đọc cả phần chú thích trong SGK.

- Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên.

- 55 loài động vật có vú, 300 loài chim,

 

doc 46 trang cuongth97 06/06/2022 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020.
Tiết 1 CHÀO CỜ
_______________________________________
Tiết 2 TOÁN
Luyện tập chung (tr 61)
I - Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân số thập phân.
 - Bước đầu nắm được quy tắc nhân một số thập phân với tổng 2 số thập phân. HS hoàn thành bài tập1, 2, 4a. KKHS hoàn thành hết tất cả các bài tập.
II - Các hoạt động dạy học:
1 - Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại cách cộng, trừ stp và lấy VD.
- HS lớp cùng thực hiện. Nx, chốt kq.
2 - Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 
b, Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- GV theo dõi HS làm bài tập.
- Nêu các bước thực hiện phép cộng, trừ, nhân số thập phân? 
Bài 2: Tính nhẩm: 
- GV cho 3 học sinh lên bảng làm.
- GV theo dõi, nhận xét bài làm của HS.
- Nêu quy tắc nhân nhẩm số thập phân với 10, 100, 1000; 0,1; 0,01...?
 Bài 3: KKHS làm thêm.
- GV gọi HS đọc đề, tóm tắt bài toán.
5 kg đường: 125 000 đồng
3,5 kg đường:?đồng
- Bài toán thuộc dạng toán cơ bản nào?
- Yêu cầu học sinh chữa bài.
 Bài 4: a- Tính rồi so sánh giá trị của : 
(a + b) x c và a x c + b x c
- GV cho HS tính giá trị từng biểu thức.
- Cho HS làm, sau đó rút ra quy tắc nhân một số thập phân với tổng các STP.
b- KKHS làm:
- Cho HS chữa bài.
-Nhân stp với tổng nhiều số thập phân ta có mấy cách làm?
- 2 HS lên bảng. Cả lớp cùng thực hiện, nghe, nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Thực hiện làm việc cá nhân vào vở.
- HS trình bày kết quả, chữa bài.
-HS nêu quy tắc thực hiện phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
-HS lên bảng làm bài và chữa bài tập.
- Lớp nhận xét và chữa bài.
- HS nêu lại quy tắc nhân với 10, 100, 1000; 0,1; 0,01...
- HS đọc và nêu yêu cầu, tóm tắt bài.
- HS phân tích dữ kiện của bài toán theo nhóm đôi.
- Bài toán về quan hệ tỉ lệ.
- HS thực hiện giải bài toán. 
- HS chữa bài và nhận xét 
- HS đọc đề toán.
- Lớp làm việc vào bảng nhóm.
- Đại diện lên trình bày và nhận xét 
- HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với tổng các số thập phân.
- HS làm việc cá nhân.
- Đại diện chữa bài. Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại t/c nhân một tổng với một số, nhân một số với một tổng..
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu quy tắc nhân một số với một tổng?
- Nhận xét về thái độ học tập của HS. Nhắc chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Tiết 3 TẬP ĐỌC
 Người gác rừng tí hon (tr 124)
I - Mục tiêu:
 - Hiểu ý nghĩa: biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( trả lời các câu hỏi 1,2, 3).
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến của sự việc: nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng từ đó có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh..
- Có kĩ năng ứng phó linh hoạt thông minh trong các tình huống bất ngờ, có ý thức dám nhận trách nhiệm với cộng đồng.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh.
-GDQPAN: Nêu những tấm gương hs có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
II. Chuẩn bị: - BP viết 1 đoạn trong bài để học sinh luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ. 
- HSĐTL Hành trình của bầy ong, TLCH về nội dung bài, 
B - Dạy bài mới :
1 - Giới thiệu bài: 
2. HĐ1:HD học sinh luyện đọc:
- Cho 1 học sinh đọc bài 1 lượt.
- Cho học sinh quan sát tranh trong SGK, nêu nội dung tranh.
- Bài văn chia làm mấy phần?
- GV theo dõi HS đọc nối tiếp, nhận xét và sửa chữa cho học sinh, đặc biệt các từ dễ đọc sai.
- hs đọc phần chú giải trong SGK. 
- Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Gv đọc mẫu. (giọng chậm rãi, nhanh hồi hộp hơn ở đoạn kể về sự mưu trí và dũng cảm của cậu bé.)
b) Tìm hiểu bài:
- Cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
*Ý1:Phát hiện bọn trộm gỗ phá rừng
*Ý 2: Sự thông minh của cậu bé.
*Ý 3: Sự dũng cảm đáng ca ngợi.
- Em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- GDHS ý thức BVMT, bảo vệ tài sản chung; GDQPAN.
c) Luyện đọc diễn cảm.
- GV chọn phần 3: từ “Đêm ấy” cho đến hết. (treo bảng phụ)
- Giáo viên đọc mẫu.
- Gv cho Hs nhận xét giọng đọc.
- Giáo viên sửa chữa, uốn nắn.
- 2 HS đọc, TLCH. HS khác nghe, nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
-1 hs đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Chú công an đang nói chuyện với một cậu bé, đằng xa một chú công an khác đang áp tải bọn trộm.
3 phần: 2 đoạn đầu/....thu lại gỗ/ còn lại
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài (3 lượt), trả lời những điều cô yêu cầu.
- HS tự phát hiện những từ bạn đọc sai. Luyện đọc cho đúng,
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- Đại diện nhóm đọc bài. Nhận xét.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu để nắm được giọng đọc bài văn. 
- HS thảo luận để đưa ra các nội dung cho các câu hỏi.
-Tinh thần trách nhiệm BV tài sản chung.
- Câu chuyện biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
 - HS lắng nghe.
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- Học sinh thi đọc trước lớp
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
3 - Củng cố - dặn dò: - GV cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện; 
 - Nhắc nhở học sinh có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh, chuẩn bị bài sau: Trồng rừng ngập mặn.
Tiết 5 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường (tr 126)
I - Mục tiêu:
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở bài tập 1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài 2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của bài 3.
- HS làm được các bài tập và hiểu được một số từ ngữ thuộc chủ điểm.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc mở rộng vốn từ về môi trường.
II . Chuẩn bị: Bảng nhóm. 
III - Các hoạt động dạy - học:	
A - Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu?
B - Dạy bài mới:
1 - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của tiết học, ghi bảng. HS ghi vào vở.
2 - Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: Qua đoạn văn sau, em hiểu “khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì?
- GV cho HS đọc đoạn văn.
- Đoạn văn kể về điều gì?
- 2 HS viết câu trên bảng, lớp làm miệng.
- Cả lớp cùng GV nhận xét câu của bạn.
HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của BT1, đọc cả phần chú thích trong SGK.
- Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên.
- 55 loài động vật có vú, 300 loài chim, 
- Các loài động vật và thực vật ở đây phong phú như thế nào?
- Cho hs thảo luận nhóm giải nghĩa các từ: bảo tồn, đa dạng, sinh học.
+ Giải nghĩa cụm từ Khu bảo tồn đa dạng sinh học.
- Giáo viên gợi ý: nghĩa của cụm từ đó đã được thể hiện ngay trong đoạn văn.
- Giáo viên chốt lời giải đúng.
- Ngày nay để lưu giữ lại nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm người ta xây dựng những khu bảo tồn đa dạng sinh học.
Bài tập 2: Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào các nhóm thích hợp:
+ Hành động bảo vệ môi trường.
+ Hành động phá hoại môi trường.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu, thảo luận theo nhóm.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- Chốt lời giải đúng:
+ Hành động BVMT: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
+ Hành động phá hoại môi trường: phá rừng,...(các từ còn lại ).
- Liên hệ ý thức BVMT rừng bằng những việc làm thiết thực.
Bài tập 3:Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài. Em hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.
- Gv giải thích y/c, mỗi hs chọn 1 từ ở bài tập 2 để làm đề tài viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.
- Đề tài em chọn là đề tài gì?
- Trong đề tài em chọn có hđ gì? 
- Hoạt động đó có lợi hay có hại gì?
- Trách nhiệm của em và mọi người trong các hoạt động đó?
- Giáo viên giúp đỡ học sinh.
- Giáo viên thu một số bài và nhận xét.
40 loài bò sát, nhiều loài lưỡng cư,.....
- Học sinh trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét.
Bảo tồn: Giữ lại không cho mất đi.
Đa dạng: có nhiều dạng biểu hiện khác nhau.
Sinh học: các khoa học về thế giới hữu sinh và các quá trình sống.
+ Khu bảo tồn đa dạng sinh học: là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu.
- Làm việc theo nhóm, 
- HS giải nghĩa được một số từ ngữ: 
- Mìn: thuốc nổ dùng làm vũ khí có sức công phá, sát thương lớn.
- săn: đuổi bắt, giết muông thú.
- trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
- Đại diện các thành viên trong mỗi nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
 - Học sinh đọc yêu cầu của BT.
- Làm việc cá nhân: nêu tên đề tài mình chọn.
- HS nêu.
- Phủ xanh đất trống đồi trọc; săn bắn thú rừng,.... 
- Học sinh viết bài. HS trình bày BT trước lớp, học sinh khác nhận xét.
VD1: Tục ngữ có câu “Rừng vàng, biển bạc”... nhưng không có nghĩa rừng, biển là kho tài nguyên vô tận. Cây chặt mãi cũng phải hết; tôm cá nào sinh sản cho kịp với kiểu đánh bắt bằng thuốc nổ, bằng điện, bằng hóa chất của một số người vô ý thức như hiện nay. Nếu khai thác không đi đôi với gìn giữ, bảo vệ, phát triển thì hai nguồn tài nguyên lớn ấy sẽ dần cạn kiệt. Hai môi trường sống chính ấy bị suy thoái thì cuộc sống con người cũng không thể tốt lành, bình yên.
VD: Đánh cá bằng mìn.
 Vừa qua ở quê em, công an đã tạm giữ và xử phạt năm thanh niên đánh bắt cá bằng mìn. Năm thanh niên này đã ném mìn xuống hồ lớn của xã, làm cá, tôm, chết nổi lềnh bềnh. Cách đánh bắt này là hành động vi phạm pháp luật, phá hoại môi trường tàn bạo. Không chỉ giết hại cả cá to lẫn cá nhỏ, mìn còn hủy diệt mọi loài sinh vật sống dưới nước và gây nguy hiểm cho con người. Việc công an kịp thời xử lí năm thanh niên phạm pháp được người dân ở quê em rất ủng hộ. 
3- Củng cố - dặn dò:
- Nêu những hành động BVMT và những hành vi phá hoại MT?
-Hs liên hệ bản thân đã có những việc làm gì BVMT và những hành động nào chưa BVMT?
- Nhắc lại phần ghi nhớ của bài học.
Tiết 6	 TOÁN+
Luyên tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu về nhân 1 số thập phân với 1 số thận phân.
- Củng cố t/c của phép nhân để tính bằng cách thuận tiện. Giải bài toán có lời văn.
- Rèn tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ chép sẵn bài tập 3
II. Hoạt động dạy học:
1. Lí thuyết : Nêu cách nhân 1 STP với 10 ; 100 ; 1000 ; ...
	 Nêu cách nhân 2 STP.
2: Bài tập (32-33')
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 25, 62 54,8 b) 0,429 x 0,32	c) 8, 036 x 6,7 d) 40,07 x 0,08
- GV nhận xét chốt kết quả đúng, củng cố cách nhân 2 STP.
- HS làm bài vào vở - Chữa bài
- Nhận xét bài làm của bạn, nêu cách đặt tính, tính.
Bài 2. Tính nhẩm :
	a) 237,5 0,1	b) 21,9 0,01	c) 34,7 0,001	
	 168,4 0,1	 317,6 0,01	 0,31 0, 001
- GV theo dõi giúp đỡ HS lúng túng.
- Nhận xét, chốt cách nhân nhẩm.
- HS làm bài miệng theo nhóm
- 1 HS nêu KQ, giải thích cách làm.
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất.
	a) 214,7 0,4 25	b) 18,5 0,5 7,6 2
	c) 27,8 - 12,4 + 72,2 - 37,6 	d) 1,47 x 3,6 + 1,47 x 6,4
- GV theo dõi giúp đỡ HS lúng túng.
- Nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS tự hỏi nhau về cách làm
Bài 4. Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 7,2cm, chiều dài gấp 1,5 lần chiều rộng. Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó.
- GV theo dõi HS làm bài.
- GV nhận xét.
- HS đọc đề, phân tích đề.
- Nêu cách tính chu vi, diện tích HCN. HS làm bài - chữa bài
3: Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách nhân số thập phân với số thập phân.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS ôn lại các kiến thức về nhân số thập phân
Tiết 7 	 KHOA HỌC
Nhôm
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của nhôm
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
II. Chuẩn bị : Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn?
GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới 
* HĐ1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
- Yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đó sưu tầm
- GV chốt: Nhôm sử dụng rộng rãi để chế tạo các dụng cụ làm bếp, vỏ của nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của phương tiện giao thông (tàu hỏa, tàu thủy, ôtô, máy bay..)
* HĐ 2: Làm việc với vật thật.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát và mô tả đồ dùng bằng nhôm 
KL: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
v HĐ 3: Làm việc với SGK
Phương pháp: Thực hành, quan sát.
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn SGK trang 53 .
- GV nhận xét thống nhất các kết quả làm việc, chốt nhanh
• Nhôm là kim loại
• Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu, dễ bị a-xít ăn mòn.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS đính tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đó sưu tầm được lên bảng 
- 1 số HS giới thiệu sản phẩm 
- Các nhóm qs, giới thiệu các đồ dùng bằng nhôm khác được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- HS làm phiếu HT, trình bày bài làm
a) Nguồn gốc : Có ở quặng nhôm
b) Tính chất : 
+Màu trắng bạc, ánh kim, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
+Không bị gỉ, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm.
- HS nêu nội dung bài.
3. Củng cố - dặn dò : - Nêu tính chất của nhôm và cách bảo quản.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS ôn bìa và chuẩn bị bài sau : Đá vôi.
Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2020
Tiết 5 TOÁN 
Luyện tập chung (tr 62)
I - Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Bước đầu nắm được quy tắc nhân một số thập phân với tổng 2 số thập phân. Thông qua bài tập1, 2, 4a. KKHS hoàn thành hết tất cả các bài tập.
- Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo cho học sinh.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ; bảng nhóm.
III - Các hoạt động dạy học 
1 - Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại cách cộng và trừ số thập phân và lấy ví dụ? 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
2 - Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 
b, Luyện tập.
Bài 1: Tính:
- GV theo dõi HS làm bài tập.
-Cho hs nhắc lại quy tắc thực hiện phép cộng, trừ, nhân stp; cho học sinh nhắc lại cách đặt tính, cách tính...
- Nêu thứ tự thực hiện biểu thức?
Bài 2: Tính bằng hai cách:
- Cho học sinh làm việc cá nhân
- Cho 3 học sinh lên bảng làm.
-theo dõi,giúp đỡ HS làm theo 2 cách.
-nêu lại t/c nhân một tổng với một số.
Bài 3: a Tính bằng cách thuận tiện 
- Cho học sinh làm việc cá nhân.
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm.
* Nêu cách nhân một tổng với một số; nhân nhẩm với 10, 100, 1000,...?
b - Tính nhẩm kết quả tìm x:
-Cho thảo luận nhóm, nêu cách làm và tìm thành phần chưa biết.
Bài 4: 
-Bài toán thuộc dạng toán cơ bản nào?
- Có mấy cách làm?
- Gọi học sinh nêu cách giải.
- Gv nhận xét và đánh giá một số bài.
- KKHS làm nhiều cách:
C2: Tính số mét vải mua nhiều hơn. Tính số tiền mua nhiều hơn.
- 2 HS nêu lại , lấy VD. Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu.
- Thực hiện làm việc cá nhân vào vở.
- Trình bày kết quả, chữa bài.
- Nêu quy tắc thực hiện phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu.
- 3 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài và nhận xét.
- HS nêu cách tính
 Hs đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm vào vở.
 0,12 x 400 = (0,12 x 100) x 4
 = 12 x 4 = 48 
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu.
- Bài toán thuộc dạng toán về nhiều hơn, ít hơn và quan hệ tỉ lệ.
- 1 em lên bảng giải bài toán.
-Lớp làm vào vở, chữa bài và nhận xét. HS nhắc lại các bước giải của bài toán.
B1: Tìm giá tiền của 1 m vải.
B2: Tìm số tiền mua 6,8m
B3:Tìm số tiền phải trả thêm
3- Củng cố dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. 
- Về nhà xem lại bài và hoàn thành hết các bài tập vào vở. Chuẩn bị bài học tiết sau: Chia một STP cho một STN.
Tiết 6 	 TIẾNG VIỆT+
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về cách nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua bài mẫu.
- HS có kỹ năng khi quan sát, khi viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài chỉ những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. Từ đó, biết dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kq qs ngoại hình của một người thường gặp.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi bài 1.
III. Hoạt động dạy học
HĐ1. Giới thiệu bài (1')
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện tập (34-35')
Bài 1: GV treo bảng phụ bài Người thợ rèn. 
 Đọc đoạn văn sau.
 Bác thợ rèn cao lớn, cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa lò và bụi búa sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ to, xanh, trong ngời như thép. Quai hàm bạnh của bác rung lên với những tràng cười. Những tiếng thở rền vang như ngáy, giống như nhịp thở phì phò của ống bễ.
 Tôi được ngắm bác thợ rèn lần đầu vào buổi chiều thu. Bác đang rèn một lưỡi cày. áo sơ mi phanh ra để lộ bộ ngực lực lưỡng mà mỗi hơi thở làm hằn lên những chiếc sườn của cái lồng ngực như bằng sắt ấy. Bác ngửa người ra sau lấy đà rồi giáng búa xuống. Và cứ thế, luôn luôn như thế, không lúc nào dừng, thân hình bác lắc lư uyển chuyển dưới sức thúc đẩy mãnh liệt của các cơ bắp. Bác quay những vòng tròn đều đặn, mang theo vô số tia lửa và ánh chớp lại trên đe.
- GV yêu cầu 2 HS đọc đoạn văn, lớp đọc thầm đoạn văn.
Bài 2: Ghi lại những đặc điểm ngoại hình của của người thợ rèn.
- GV yêu cầu HS ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người thợ rèn trong đoạn văn (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt,..)
- GV theo dõi, giúp đỡ HS lúng túng.
- GV nhận xét chốt câu trả lời đúng.
- HS làm bài cá nhân theo yêu cầu của GV vào vở.
- Một số HS trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Quan sát và ghi lại những đặc điểm về ngoại hình của người em thường gặp
- GV nhận xét chung và tuyên dương những HS có những điều quan sát tốt.
- HS đọc đề - xác định yêu cầu
- HS ghi lại những đặc điểm đã quan sát được
- HS trình bày - nhận xét
HĐ 3: Củng cố, dặn dò (2-3') - Khi tả ngoại hình ta cần chọn tả những đặc điểm gì?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS tiếp tục hoàn thành bài.
Tiết 7 	 KĨ THUẬT
Thêu dấu nhân (tiết 3)
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II. Chuẩn bị: - GV : Mẫu thêu dấu nhân
 + 1 mảnh vải trắng hoặc mầu kích thước 35cm x 35cm 
 + Chỉ khâu, len hoặc sợi. Kim khâu len hoặc kim khâu thường .
 + Phấn vạch, thước ,khung thêu (đường kính 20cm-25cm)
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nêu cách thực hiện các mũi thêu dấu nhân?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Thực hành:
- GV hướng dẫn thêm 1 số thao tác trong những điểm cần lưu ý khi thêu dấu nhân (khi trang trí nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp).
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Gọi 1- 2 HS nêu các yc của sản phẩm ở mục 3- SGK.
- GV nhắc lại và nêu thời gian thực hành.
- GV quan sát uốn nắn HS còn lúng túng .
- Trưng bày sản phẩm : Hs trưng bày sản phẩm trước bàn. Cả lớp và gv đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu đã quy định.
- HS theo dõi.
- HS nêu.
- HS thực hành .
- Hs trưng bày sản phẩm của mình. Đánh giá nhận xét sản phẩm của bạn.
3. Củng cố dặn dò: - GV tuyên dương sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS và kết quả thực hành của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2020
Tiết 1 TẬP ĐỌC
Trồng rừng ngập mặn (tr 128)
I. Mục tiêu:
- Biết đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, giọng đọc thông báo rõ ràng, rành mạch, phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
- Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục, trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A - Kiểm tra bài cũ:
 - Học sinh đọc đoạn văn của bài Người gác rừng tí hon, trả lời các câu hỏi SGK.
B - Dạy bài mới:
1 - Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu, y/c bài.
2 - Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc bài 1 lượt.
- Cho hsqs tranh minh hoạ trong SGK, giáo viên giới thiệu thêm về tranh ảnh rừng ngập mặn.
- 2 HS đọc, TLCH.
- Cả lớp cùng nghe, nhận xét giọng đọc, cách đọc và câu TL của bạn.
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm theo bạn.
- Bài văn chia làm mấy đoạn?
-Gv nhận xét và sửa chữa cho hs, đặc biệt các từ dễ đọc sai.
- Cho học sinh đọc phần chú giải trong SGK. 
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Gọi 1 em đọc cả bài.
- Gv đọc mẫu bài tập đọc giọng thông báo rõ ràng rành mạch, chú ý nhấn giọng một số từ (rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi...)
b) Tìm hiểu bài:
- Cho hs thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
* ý 1: Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
*ý 2:thành tích khôi phục rừng ngập mặn 
* Ý 3: Tác dụng của rừng ngập mặn được phục hồi.
* Nội dung chính của bài?
c) Luyện đọc lại
- Giáo viên chọn đoạn 3
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên sửa chữa, uốn nắn cho học sinh. Cho học sinh nêu lại ý nghĩa của bài đọc.
- Liên hệ: Chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng như thế nào? 
- 3 đoạn: từ đầu...sóng lớn/... Cồn Lu./ còn lại.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài (3 lượt)
- Luyện đọc nhóm đôi (mỗi em đọc 1 lượt)
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu để nắm được giọng đọc bài văn. 
- Học sinh thảo luận để đưa ra 
các nội dung cho các câu hỏi.
- Đại diện trình bày, các học 
sinh khác nhận xét và bổ sung.
- Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục.
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- Học sinh thi đọc trước lớp
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Trồng rừng, khai thác hợp lí. - Ngăn chặn nạn phá rừng....
3 - Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại ý nghĩa của bài?
-Nhắc nhở học sinh có ý thức BVMT và bảo vệ cây trồng xung quanh ta. 
- Chuẩn bị bài: Chuỗi ngọc lam.
Tiết 2 TOÁN
Chia một số thập phân cho một số tự nhiên (tr 63)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Nắm được quy tắc về chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải toán. Làm BT1, BT2. KK làm BT3.
- Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo cho học sinh.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ; bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1 - Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách nhân nhẩm số thập phân với 0,1; 0,01; 0,0001?
2 - Bài mới
a, Giới thiệu bài: 
b. Hình thành quy tắc chia stp cho một stn:
- Gv nêu VD1; tóm tắt đề toán
-Cho thảo luận nhóm để tìm kết quả 
-HDHS thực hiện đặt tính và tính như SGK.
- Cho học sinh nêu cách thực hiện phép tính 8,4: 4
- Nêu thứ tự thực hiện phép chia?
- So sánh các bước thực hiện chia của phép chia stp cho stn và chia hai số tự nhiên?
* Ví dụ 2 72,58: 19=?
- Giáo viên ghi VD 2 lên bảng, GV theo dõi HS làm và hỗ trợ HS chưa thực hành được.
-Gọi 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vở nháp.
- Treo bảng phụ có ghi quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
c. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Cho học sinh làm việc cá nhân.
GV theo dõi HS làm bài tập.
- Nêu cách chia stp cho một số tự nhiên?
- Trong trường hợp phần nguyên của số thập phân không đủ một lần chia ta làm thế nào?
Bài 2: Tìm x:
- GV theo dõi HS làm bài tập.
- Thu một số bài và nhận xét, đánh giá đưa ra biện pháp hỗ trợ học sinh.
- Nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 3: (KK HS làm bài) 
- Gọi HS phân tích đề bài, xđ dạng toán.
- Muốn tìm 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta làm thế nào?
- Nêu cách giải toán về trung bình cộng?
- Vài HS trả lời, lấy VD, Lớp nhận xét, cho ý kiến bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc đề toán trong VD1.
HS theo dõi GV thực hiện.
Muốn tìm độ dài của mỗi đoạn dây ta lấy: 8,4: 4 = 
-Hs nêu các bước thực hiện phép tính.
Đổi: 8,4 m = 84dm
84: 4= 21 (dm) = 2,1 m
- HS theo dõi và nhắc lại cách chia.
- Khác nhau ở bước đánh dấu phẩy ở thương.
- Học sinh đọc ví dụ. 
-1 em lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
- Chữa và nhận xét kết quả.
- Vài em đọc và nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Học sinh đọc và phân tích đề.
- Làm vào vở.
- 2 em lên bảng trình bày kq trên bảng
- HS nhắc lại các bước chia 
- Viết 0 vào thương và thực hiện chia bình thường theo quy tắc.
- Hs đọc đề bài và làm việc cá nhân. Hai HS làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- nhắc lại cách tìm tp chưa biết.
- HS chữa bài, nhận xét.
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu.
- Tóm tắt bài toán.
- 1 em lên bảng trình bày bài giải.
- Lấy tổng chia cho số các số hạng.
3 - Củng cố - dặn dò: Nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: Luyện tập
 _______________________________________
Tiết 3 	 LỊCH SỬ
“Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”
I. Mục tiêu:
- HS biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp: + Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. 
+ Rạng sáng ngày 19/12/1945 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
+ Cuộc kc diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc. 
- Tự hào về truyền thống đấu tranh quật cường của dân tộc và thêm yêu tổ quốc.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động:
A. KTBC: - Nêu những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám ?
- ý nghĩa của việc vượt qua tình thế : nghìn cân treo sợi tóc ?
- HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá/
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : GV nêu nhiệm vụ bài học.
2. Các hoạt động:
Hđ1:( làm việc cả lớp) (9-10’)Nguyên nhân nhân dân ta phải tiến hành cuộc k/c.
- Gv dùng bảng thống kê các sự kiện cho HS tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc.
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng thống kê và nhận xét thái độ của thực dân Pháp.
 - GV rút ra kết luận: Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con 
đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên. 
? Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta ?
- HS đọc SGK phần chữ nhỏ và đoạn 1.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
+ Ngày 23-11-1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
+ Ngày 17-12-1946, quân Pháp bắn phá vào một số khu phố Hà Nội....
+ Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hoạt động 2( làm việc theo nhóm) (9-10’) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của nhân dân Hà Nội 
- Gv yêu cầu HS thảo luận câu hỏi .
? Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân thủ đô Hà Nội ?
? Đồng bào cả nước thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao ?
? Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy ?
- GV kết luận chốt ý đúng.
 Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì ?
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
+ Đồng bào đã khuân bàn, ghế, giường, tủ, ...ra đường để làm chướng ngại vật....
+ HS nêu ở Huế, Đà Nẵng, liên hệ với địa phương.
+ HS nêu ý kiến. 
Hoạt động 3: (làm vịêc cả lớp) (9-10’)"Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh "
- GV cho HS quan sát ảnh tư liệu SGK để HS nhận xét về tinh thần quyết tử của quân và dân Hà Nội.
- GV kết luận về nội dung bài học.
+ HS nhận xét và nêu ý kiến.
- HS đọc kết luận SGK.
3. Củng cố, dặn dò (1-2') 
- Ngày nào được chọn là ngày kỉ niệm toàn quốc kháng chiến?
- Nhắc HS chuẩn bị trước bài Thu - động 1947, Việt Bắc "mồ chôn giặc Pháp". 
Tiết 4 	 	 TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu
- Học sinh nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tính cánh nhân vật trong bài văn, đoạn văn. (BT1)
- Biết cách lập dàn ý cho bài văn tả người thường gặp (BT2)
- Học sinh có ý thức quan sát để vận dụng vào viết văn tả người.
II. Chuẩn bị: - BP ghi dàn ý khái quát bài văn tả người thường gặp.( BT 2 )
III: Các hoạt động dạy - học.
A - Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B - Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Cho HS đọc toàn bộ nội dung BT1
- Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm một phần.
- Giáo viên nhận xét và chốt nội dung
Bài 2 :
- Cho HS đọc yêu cầu BT2
- Yêu cầu HS xem lại phần đã chuẩn bị.
- Gọi 1 em trình bày kết quả đã ghi chép được sau khi quan sát ở nhà. 
- Treo bảng phụ có phần dàn ý khái quát bài văn tả người - HS đọc.
- GV nhận xét và đánh giá những dàn ý thể hiện được những ý riêng trong quan sát và trong lời văn.
- HS đọc nội dung BT1
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày miệng ý kiến của mình trước lớp.
- Lần lượt từ phần a đến b. Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS trình bày kết quả đã ghi chép được sau khi quan sát ở nhà.
- Đọc thầm dàn ý khái quát bài văn tả người.
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: - Khi miêu tả ngoại hình nhân vật em cần chú ý điều gì ?
-Dặn chuẩn bị cho tiết viết một đoạn văn tả ngoại hình dựa theo dàn ý đã lập.
Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2020
Tiết 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về quan hệ từ (tr 131)
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu bài 1.
- Biết sử dụng các cặp quan hệ từ theo yêu cầu bài 2.
- Bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn ( bài 3), KKHS nêu được tác dụng của quan hệ từ ( bài 3).
- HS có ý thức sử dụng quan hệ từ trong văn cảnh cho đúng.
II. Chuẩn bị:- Bảng nhóm cho BT2.
III - Các hoạt động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:
 -Thế nào là quan hệ từ? Lấy ví dụ?
B - Dạy bài mới: 
1 - Giới thiệu bài: 
2 - Luyện tập:
* HĐ1 - Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tìm các cặp quan hệ từ 
-HDHS tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu văn.
- Nhận xét kết quả trình bày của HS.
- Nêu tác dụng của mỗi cặp quan hệ từ trong VD a, b?
- Trong VD a, đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_13_nam_hoc_2020_2021.doc