Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TOÁN (Tiết 109) THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.

- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.

 2. Kĩ năng

- Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải 1 số bài tập liên quan.

- HS làm bài 1. HSNK làm thêm bài 2, 3.

3. Năng lực

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

4. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Hình hộp chữ nhật rỗng, không có nắp. Khối lập phương gỗ có thể tích 1 cm3.

- HS: Vở, bảng con.

 

docx 16 trang cuongth97 08/06/2022 1880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 109) THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật. 
 2. Kĩ năng 
- Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải 1 số bài tập liên quan.
- HS làm bài 1. HSNK làm thêm bài 2, 3.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Hình hộp chữ nhật rỗng, không có nắp. Khối lập phương gỗ có thể tích 1 cm3.
- HS: Vở, bảng con.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS:
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1m3 = . . . cm3 1 m3 = . . . dm3
2m3 = . . . dm3 1,5 m3 = . . . cm3
+ m3 là gì? 
+ Hai đơn vị đo thể tích liền kề nhau trong bảng gấp (kém) nhau bao nhiêu lần?
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật. 
*PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
a.Ví dụ 1 
- GV gọi HS đọc ví dụ 1.
- GV nêu vấn đề để tính Thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính Thể tích hình hộp chữ nhật. 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng, trình bày cách làm như SGK.
b. Hình thành công thức tính Thể tích hình hộp chữ nhật 
- GV yêu cầu HS từ cách tính rút ra cách tính Thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu qui tắc và công thức tính V hình hộp chữ nhật.
- GV nhận xét, rút ta qui tắc và công thức tính Thể tích hình hộp chữ nhật (như SGK) : 
V = a x b x c.
- GV cho HS áp dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật với a = 3cm, b = 2cm, c = 1cm.
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS làm được các bài tập.
*PP: Thực hành, thảo luận, quan sát.
Bài 1
*MT: HS biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- GV cho HS làm bài.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài làm.
Bài 2 (dành cho HSNK)
*MT: Rèn kĩ năng tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận theo cặp để tìm cách giải.
- GV nhận xét chốt cách giải đúng: Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật. Tính thể tích từng hình. Tính tổng thể tích của hai hình hộp chữ nhật
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
Bài 3 (dành cho HSNK)
*MT: Rèn kĩ năng tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS quan sát hình: quan sát sự thay đổi của mực nước của bể trước và sau khi bỏ hòn đá vào.
- GV cho HS thảo luận để tìm cách giải.
- GV nhận xét chốt cách giải đúng: Lượng nước dâng cao hơn (so với trước khi bỏ hòn đá vào bể) là thể tích của hòn đá.
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
- GV hỏi HS có cách giải nào khác không?
- GV hướng dẫn cách khác: 
Tính thể tích nước trong bể lúc đầu.
Tổng thể tích nước trong bể và thể tích hòn đá.
Thể tích hòn đá.
4. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS vận dụng về nhà tính thể tích một đồ vật hình hộp chữ nhật của gia đình em.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc ví dụ 1.
- HS lắng nghe.
- Tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp vào đầy hộp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo ).
- HS lắng nghe.
- HS tính.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài.	
- HS làm bài:
a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
5 x 4 x 9 = 180 (cm3)
b) a = 1,5m; b = 1,1m ; c = 0,5m
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (m3)
c) a =dm ; b = dm; c =dm
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
2
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài làm.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận, trình bày.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài giải.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS quan sát.
- HS thảo luận, trình bày.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài giải.
- HS trả lời và lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 110) THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Biết công thức tính thể tích hình hộp lập phương. 
 2. Kĩ năng 
- Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải 1 số bài tập liên quan.
- HS làm bài 1, 3. HSNK làm thêm bài 2.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Hình lập phương rỗng, không có nắp. Khối lập phương gỗ có thể tích 1 cm3.
- HS: Vở, bảng con
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS 
+ Tính thể tích hình hộp chữ nhật với
 a = 5cm, b = 4cm, c = 3cm
 a = 7,5dm, b = 5dm, c = 3,5dm
+ Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật em làm như thế nào?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: Biết công thức tính thể tích hình hộp lập phương. 
*PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
a.Ví dụ 1 
- GV nêu vấn đề để tính Thể tích hình lập phương.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính Thể tích hình lập phương.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng, trình bày cách làm như SGK.
b. Hình thành công thức tính Thể tích hình lập phương.
- GV yêu cầu HS từ cách tính rút ra cách tính Thể tích hình lập phương.
- GV yêu cầu HS nêu qui tắc và công thức tính V hình lập phương.
- GV nhận xét, rút ta qui tắc và công thức tính Thể tích lập phương.(như SGK) : 
V = a x a x a.
- GV cho HS áp dụng công thức tính thể tích hình lập phương với a = 3cm.
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS làm được các bài tập.
*PP: Thực hành, thảo luận.
Bài 1
*MT: HS biết tính thể tích hình lập phương. Củng cố cách tính diện tích hình vuông.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS làm bài.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài làm.
- GV hỏi: 
+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương, em làm như thế nào?
+ Muốn tính thể tích của hình lập phương, em làm như thế nào?
Bài 2 (dành cho HSNK)
*MT: Rèn giải toán liên quan đến tính thể tích hình lập phương.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận để tìm cách giải.
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
Bài 3
*MT: Rèn kĩ năng tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận để tìm cách giải.
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
- GV hỏi HS có cách giải nào khác không?
- GV hỏi: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật em làm như thế nào?
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS về nhà tính thể tích của một đồ vật hình lập phương của gia đình em.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS lắng nghe.
- Tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp vào đầy hộp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS rút ra cách tính.
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tính.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm bài.
Hình LP
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài cạnh
1,5 m
6 cm
10 dm
Diện tích một mặt
2,25 m2
 dm2
36 cm2
100 
dm2
Diện tích toàn phần
13,5
m2
dm2
216
cm2
600dm2
Thể tích
3,375
 m3
dm3
216
cm2
1000
dm3
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài làm.
- HS trả lời.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận để tìm cách giải.
- HS làm bài. 
 Bài giải
 Đổi 0,75m = 7,5 dm
Thể tích của khối kim loại đó là:
 7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875(dm3)
Khối kim loại đó nặng là: 
 15 x 421,875 = 6328,125(kg)
 Đáp số: 6328,125 kg
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài làm.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận để tìm cách giải.
- HS làm bài.
Giải:
Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
8 x 7 x 9 = 504 ( cm3)
Độ dài cạnh của hình lập phương là:
(8 + 7 + 9) : 3 = 8(cm)
Thể tích của hình lập phương là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
 Đáp số: a) 504 cm3
 b) 512 cm3
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài làm.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 111) LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Hệ thống hoá, củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương
 2. Kĩ năng 
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập liên quan có yêu cầu tổng hợp.
- HS làm bài 1, 2 (cột 1). HSNK làm thêm bài 2 (cột 2, 3) và bài 3.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, vở.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS:
+ Tính thể tích hình lập phương với
a = 5cm. a = 4,5 m
+ Muốn tính thể tích hình lập phương em làm như thế nào?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập liên quan có yêu cầu tổng hợp.
*PP: Thực hành, thảo luận, quan sát, giảng giải 
Bài 1
*MT: Củng cố kĩ năng tính diện tích, thể tích hình lập phương.
- GV gọi HS đọc đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận để tìm cách giải.
- GV nhận xét, hỏi:
+ Muốn tính diện tích 1 mặt của hình lập phương em làm như thế nào?
+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương em làm như thế nào?
+ Muốn tính thể tích hình lập phương em làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm vào vở. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
 Bài 2 (HSNK làm thêm cột 2, 3)
*MT: Củng cố cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV gọi HS đọc đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hỏi:
+ Muốn tính diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật em làm như thế nào?
+ Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật em làm như thế nào?
+ Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật em làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
Bài 3 (dành cho HSNK)
*MT: Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải toán.
- GV gọi HS đọc đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS quan sát hình vẽ, phân tích hình.
- GV cho HS thảo luận để tìm cách giải.
- GV nhận xét chốt cách giải đúng: Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu trừ đi thể tích của khối gỗ hình lập hương đã cắt.
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại.	
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận để tìm cách giải.
Nhận xét.
- HS lắng nghe, trả lời.
- HS làm:
Bài giải:
Diện tích một mặt hình lập phương là:
 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là:
 6,25 x 6 = 37,5(cm2)
Thể tích hình lập phương là:
 6,25 x 2,5 = 15,625(cm2)
 Đáp số: S 1 mặt: 6,25 cm2
 Stp: 37,5 cm2
 V : 15,625 cm3 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS trả lời.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS quan sát.
- HS thảo luận.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm.
Bài giải
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
 9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
 4 x 4 x 4 = 64(cm3)
Thể tích gỗ còn lại là :
 270 - 64 = 206 (cm3)
 Đáp số: 206 cm3
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 112) LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Biết tính tính tỉ số phần trăm của 1 số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. 
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
 2. Kĩ năng 
- Biết vận dụng các công thức tính thể tích hình lập phương, tìm tỉ số phần trăm để giải các bài tập.
- HS bài 1, 2. HSNK làm thêm bài 3.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ, đồ dùng.
- HS: SGK, vở.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS 
+ Tính thể tích hình lập phương với a = 7,5m.
+ Tính thể tích hình hộp chữ nhật với a = 5 m, b = 7m, h = 2,7m
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Biết vận dụng các công thức tính thể tích hình lập phương, tìm tỉ số phần trăm để giải các bài tập .
*PP: Thực hành, thảo luận, quan sát, giảng giải 
Bài 1
*MT: Củng cố tính tỉ số phần trăm, tính nhẩm.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS tính 10% của 120; 5% của 120; 15% của 120.
- GV hỏi: Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm như thế nào?
- Câu a: 
+ Câu a yêu cầu gì?
+ Hướng dẫn: Dựa vào cách tính của bạn Dung để tính và điền số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Cho HS thảo luận theo nhóm đôi và làm bài vào phiếu bài tập.
+ Cho nhóm làm phiếu lớn trình bày.
+ GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Gọi HS đọc lại bài.
- Câu b:
+ Câu b yêu cầu gì?
+ Hướng dẫn: Phân tích 35% = 30% + 5%, tìm như câu a
+ Cho HS làm bài vào phiếu bài tập.
+ Cho HS làm phiếu lớn trình bày.
+ GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Gọi HS đọc lại bài.
Bài 2
*MT: Củng cố cách tính tỉ số % và giải toán.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận để tìm cách giải.
- GV nhận xét.
- GV hỏi: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số em làm như thế nào?
- GV cho HS làm bài.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài.
Bài 3 (dành cho HSNK)
*MT: Củng cố cách tính thể tích, diện tích toàn phần của 1 hình.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận để tìm cách giải.
- GV nhận xét chốt cách giải đúng:
+ Đưa về dạng hình đã học
+ Tính thể tích, diện tích toàn phần của 1 hình.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính thể tích, diện tích toàn phần của hình lập phương.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm và làm bài vào bảng nhóm.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài.
3. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu:
+ HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
+ HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
 Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS làm bài:
a) 10% của 240 là 24
 5 % của 240 là 12
 2,5% của 240 là 6
 17,5% của 240 là : 
 24 + 12 +6 = 42
 b) 10% của 520 là 52
 5 % của 520 là 26
 20% của 520 là 104
 35% của 520 là : 
 52 + 26 +104 = 182
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận để tìm cách giải.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS làm bài:
Giải
- Tỉ số thể tích hình lập phương lớn so với hình bé là Như vậy tỉ số phần trăm của thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là 
 3 : 2 = 1,5 = 150 % (thể tích hình lập phương bé)
b)Thể tích hình lập phương lớn là:
 64 x 150% = 96 ( m3 )
hoặc: 64 : 100 x 150 = 96 ( m3 )
 Đáp số: 150%; 96 m3
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận để tìm cách giải.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận, làm bài.
Bài giải
a) Hình vẽ trong SGK có tất cả:
8 × 3 = 24 (hình lập phương nhỏ)
b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ)có diện tích toàn phần là:
2 × 2 × 6 = 24(cm2)
Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có :
1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.
Diện tích toàn phần của 3 hình A, B, C là:
24 × 3 = 72(cm2).
 Diện tích không cần sơn của hình đã cho là:
2 × 2 × 4 = 16 (cm2).
 Diện tích cần sơn của hình đã cho là:
72 – 16 = 56 (cm2).
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 113) GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ. HÌNH CẦU
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Nhận dạng được hình trụ, hình cầu.
2. Kĩ năng 
- Biết xác định những vật có dạng hình trụ, hình cầu.
- HS làm bài 1, 2, 3.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ, đồ dùng.
- HS: SGK, vở, bảng con.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS nêu: Cách nhận biết hìnhh ộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: HS nhận biết được hình trụ, hình cầu.
*PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải
a. Hình trụ
- GV đưa ra đồ vật có dạng hình trụ như hộp sữa, hộp chè,.. và giới thiệu hình trụ.
- GV vẽ một hình trụ lên bảng.
- GV yêu cầu HS quan sát hộp sữa, hộp chè,... và hình vẽ trên bảng rồi tìm điểm chung.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 126 và làm bài 1.
- GV nhận xét.
b. Hình cầu
- GV cho HS quan sát quả bóng, quả địa cầu,... và giới thiệu hình cầu.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 126 và làm bài 2.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS vẽ các vật dụng có dạng hình trụ, hình câu.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS nêu:
+ Hình trụ có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau.
+ Hình trụ có một mặt xung quanh.
- HS làm: 
+ Các hình A, E là hình trụ.
+ Các hình B, C, D, G không phải là hình trụ.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS làm bài :
+ Quả bóng bàn, viên bi, có dạng hình cầu.
+ Hộp chè, quả trứng gà, bánh xe đạp không phải là hình cầu.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS vẽ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ bảy ngày 13 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 114) LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2. Kĩ năng: 
- HS làm được các bài tập.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK.
- HS: SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS nêu các công thức tính hình học của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: HS làm được các bài tập.
*PP: Thực hành, thảo luận.
Bài 1
*MT: HS tính được thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tìm hiểu đề.
- GV yêu cầu HS thảo luận tìm cách giải.
- GV cho HS làm bài.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài.
Bài 2
*MT: HS tính được DT xung quanh, DT toàn phần, thể tích của hình lập phương.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS làm bài.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
Bài 3
*MT: HS tính được DT toàn phần, thể tích của hình lập phương.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV yêu cầu HS làm vào vở. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tìm hiểu đề.
- HS thảo luận tìm cách giải.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tìm hiểu đề.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2021_2022_truong_th_so_3.docx