Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TOÁN (Tiết 103) DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN

 CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức: Biết:

- Hình lập phương là trường hợp đặc biệt của Hình hộp chữ nhật.

- Biết tính DT xung quanh, DT toàn phần của hình lập phương.

2. Kĩ năng

- Vận dụng được các quy tắc tính DT xung quanh, DT toàn phần của hình lập phương để giải 1 số bài toán đơn giản.

- HS làm bài 1, 2.

3. Năng lực

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

4. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK.

- HS: SGK, vở, bảng con.

 

docx 17 trang cuongth97 08/06/2022 2290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 103) DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
 CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức: Biết:
- Hình lập phương là trường hợp đặc biệt của Hình hộp chữ nhật.
- Biết tính DT xung quanh, DT toàn phần của hình lập phương.
2. Kĩ năng 
- Vận dụng được các quy tắc tính DT xung quanh, DT toàn phần của hình lập phương để giải 1 số bài toán đơn giản.
- HS làm bài 1, 2. 
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK.
- HS: SGK, vở, bảng con.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS:
+ Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của Hình hộp chữ nhật có: chiều dài 20cm, chiều rộng 15cm, chiều cao 12cm.
+ Nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: HS biết Hình lập phương là trường hợp đặc biệt của Hình hộp chữ nhật. Biết tính DT xung quanh, DT toàn phần của hình lập phương.
*PP: Quan sát, giảng giải, thảo luận.
a. Hình thành công thức tính
- GV cho HS xem mô hình.
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm đặc điểm giống với hình hộp chữ nhật.
- GV nhận xét, rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS dùng thước đo các cạnh của mô hình.
- GV cho HS nhận xét kích thước của hình lập phương.
- GV: Hình lập phương là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau.
- GV yêu cầu HS dựa vào công thức tính DT xung quanh và DT toàn phần hình hộp chữ nhật để nêu công thức tính DT xung quanh và DT toàn phần hình lập phương.
+ Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta làm thế nào?
+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm thế nào?
- GV nhận xét, kết luận:
S xq = S đáy x 4 (hay cạnh x cạnh x 4)
S tp = S đáy x 6 ( hay cạnh x cạnh x 6)
b. Ví dụ 
- GV gọi HS đọc ví dụ.
- GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu tính cái gì?
- GV yêu cầu HS dựa vào công thức tính Sxq và Stp của Hình lập phương có cạnh 5cm.
- GV nhận xét.
- GV cho HS nhắc lại công thức tính Sxq và Stp của Hình lập phương.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Vận dụng được các quy tắc tính DT xung quanh, DT toàn phần của hình lập phương để giải 1 số bài toán đơn giản.
*PP: Thực hành, thảo luận, giảng giải.
Bài 1 
*MT: HS biết tính S xq, Stp hình lập phương.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS làm bảng con.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS nhắc lại cách tính DT xung quanh và DT toàn phần hình lập phương.
Bài 2
*MT: HS biết tính S xq, Stp hình lập phương.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận theo cặp để tìm cách giải.
- GV nhận xét chốt cách giải đúng.
Diện tích tấm bìa = Sxq + diện tích đáy (vì hộp không có nắp)
- GV yêu cầu HS làm vào vở. 
- GV nhận xét.
- GV gọi 1 HS đọc lại bài giải.
4. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS vận dụng về nhà tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần một đồ vật hình lập phương của gia đình em.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS xem mô hình.
- Đều có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS dùng thước đo các cạnh của mô hình.
- Đều bằng nhau.
- HS lắng nghe.
- HS nêu:
+ Ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
+ Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ví dụ.
- HS trả lời.
- HS tính:
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là :
(5 x 5) x 4 = 100(cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
(5 x 5) x 6 = 150(cm2)
 Đáp số : 100cm2
 150cm2
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm bảng con.
Bài giải:
 Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
 (1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
 (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2)
 Đáp số: 9(m2)
 13,5 m2
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận theo cặp để tìm cách giải.
- HS lắng nghe.
- HS làm vào vở.
Bài giải:
Diện tích xung quanh của hộp đó là:
 (2,5 x 2,5) x 4 = 25 (dm2)
Hộp đó không có nắp nên diện tích bìa dùng để làm hộp là:
 (2,5 x 2,5) x 5 = 31,25(dm2)
 Đáp số: 31,25 dm2
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS làm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 104) LUYỆN TẬP 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Biết tính DT xung quanh, DT toàn phần của hình lập phương.
2. Kĩ năng 
- Vận dụng để tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương trong 1 số trường hợp đơn giản.
- HS làm bài 1, 2, 3. 
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK.
- HS: SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS 
+ Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của Hình lập phương: Cạnh 3,5cm, 12ạnh 14dm
+ Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của Hình lập phương em làm như thế nào?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Biết tính DT xung quanh, DT toàn phần của hình lập phương. Vận dụng để tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương trong 1 số trường hợp đơn giản.
* PP: Luyện tập, hỏi đáp, giảng giải.
Bài 1
*MT: Củng cố tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận để tìm cách giải.
- GV nhận xét chốt cách giải đúng.
Lưu ý: Cần đổi số đo của cạnh ra đơn vị đo là m hay cm.
- GV yêu cầu HS làm vào vở. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
- GV gọi HS nhắc lại công thức tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương.
Bài 2
*MT: Quan sát hình và nhận biết về hình lập phương, DT xung quanh và DT toàn phần . 
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. 
- GV nhận xét.
- GV cho HS lên gấp hình 3 và hình 4 thành hình lập phương.
- GV nhận xét.
Bài 3
*MT: Phối hợp kĩ năng vận dụng công thức và ước lượng.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. 
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV cho HS nêu cách làm khác.
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS vận dụng vào thực tế để tính diện tích các hình được cấu tạo từ các hình đã học.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận để tìm cách giải.
- HS lắng nghe.
- HS làm vào vở. 
Giải
Đổi 2 m 5 cm = 2,05 m
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
 (2,05 x 2,05) x 4 = 16,81 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
(2,05 x 2,05) x 6 = 25,215 (m2)
 Đáp số: 16,81 m2 
 25,215 m2
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài giải.
- HS nhắc lại.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS thảo luận.
- HS lắng nghe.
- HS làm.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm. 
- HS lắng nghe.
- HS giải thích cách làm.
- HS nêu cách làm khác.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 105) LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Biết tính DT xung quanh, DT toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Kĩ năng 
- Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải 1 số bài tập có yêu cầu tổng hợp và liên quan đến các hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- HS làm bài 1, 3. HSNK làm thêm bài 2.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, vở.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS nhắc lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải 1 số bài tập có yêu cầu tổng hợp và liên quan đến các hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
*PP: Thực hành, thảo luận, giảng giải.
Bài 1
*MT: Củng cố tính DT xung quanh và DT toàn phần hình hộp chữ nhật.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận để tìm cách giải.
- GV nhận xét chốt cách giải đúng.
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS làm vào vở. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
Bài 2 (HSNK làm thêm)
*MT: Củng cố tính Sxq và Stp, chiều rộng, chu vi đáy và kĩ năng tính với phân số, số thập phân. 
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính chu vi đáy của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS làm.
- GV nhận xét.
- GV hỏi: Hình hộp chữ nhật thứ 3 còn có thể gọi là hình gì? Vì sao?
- GV nhận xét, kết luận: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.
Bài 3
*MT: Phát huy kĩ năng phát hiện tính nhanh DT xung quanh và DT toàn phần hình lập phương.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- G hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận để làm.
- GV nhận xét chốt cách giải đúng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV cho HS nêu cách làm khác.
- GV nhận xét.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại.	
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận để tìm cách giải.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS làm:
Giải
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6(m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
 3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1(m2)
b) Diên tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
 (3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1(m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
 8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1(m2)
Đáp số: a) Sxq = 3,6m2
 Stp = 9,1m2
 b) Sxq = 8,1 m2
 Stp = 17,1 m2
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hình lập phương. Vì có 3 kích thước bằng nhau.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS giải thích cách làm.
- HS nêu cách làm khác.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 106) THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức: Biết:
- Có biểu tượng về thể tích của 1 hình.
2. Kĩ năng 
- Biết so sánh thể tích của 2 hình trong 1 số tình huống đơn giản.
- HS làm bài 1, 2. HSNK làm thêm bài 3.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ, đồ dùng.
- HS: SGK, vở.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi: Nêu cách tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: HS có biểu tượng về thể tích 1 hình.
*PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
- GV giảng: Thể tích là khoảng không gian vật đó chiếm.
a. Ví dụ 1
- GV cho HS quan sát mô hình.
- GV yêu cầu nêu tên 2 hình khối đó.
- GV yêu cầu HS so sánh 2 hình khối. 
- GV yêu cầu HS nêu vị trí 2 hình khối.
- GV kết luận: Thể tích của hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
b. Ví dụ 2
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
- GV yêu cầu HS nêu số hình lập phương của hình C và D.
- GV hỏi: Số hình lập phương của hình C như thế nào so với hình D?
- GV kết luận: Thể tích hình C bằng thể tích hình D.
c.Ví dụ 3 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
- GV yêu cầu HS nêu số hình lập phương hình P.
- GV yêu cầu HS nêu số hình lập phương trong mỗi hình M,N.
- GV hỏi: 
+ Số hình lập phương của hình P như thế nào so với hình M và N?
+ Thể tích hình P như thế nào so với hình M và N?
- GV kết luận: Thể tích hình P bằng tổng thể tích của các hình M và N.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Biết so sánh thể tích của 2 hình trong 1 số tình huống đơn giản.
*PP: Quan sát, hỏi đáp, thực hành.
Bài 1
*MT: HS biết so sánh thể tích của 2 hình.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS quan sát hình A và B.
- GV cho HS thảo luận để tìm kết quả.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
Bài 2
* MT: HS biết so sánh thể tích của 2 hình.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS quan sát hình A và B.
- GV cho HS thảo luận để tìm kết quả.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
Bài 3 (HSNK làm thêm)
*MT: HS biết xếp Hình lập phương thành Hình hộp chữ nhật.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm trên bộ đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS tìm cách so sánh thể tích của 2 đồ vật ở gia đình em.
 Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đua.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS quan sát mô hình.
- Hình lập phương nằm trong hình hộp chữ nhật.
- Hình lập phương nhỏ hơn hình hộp chữ nhật.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau xếp lại. Hình D gồm 4 hình như thế ghép lại.
- Bằng nhau.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Hình P gồm 6 hình ghép lại.
- Hình M gồm 4 hình ghép lại. Hình P gồm 2 hình ghép lại.
- HS trả lời:
+ Số hình lập phương tạo thành hình P bằng tổng số hình lập phương tạo thành hình M và N.
+ Thể tích hình P bằng tổng thể tích hình hình M và N.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS quan sát hình A và B.
- HS thảo luận để tìm kết quả.
+ Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ
+ Hình hộp chữ nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ
+ Hình hộp chữ nhật B có thể tích lớn hơn hình hộp chữ nhật A
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS quan sát hình A và B.
- HS thảo luận để tìm kết quả.
+ Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ
+ Hình B gồm 27 hình lập phương nhỏ
+ Hình A có thể tích lớn hơn hình B
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm theo nhóm trên bộ đồ dùng học tập.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 107) XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức: Biết:
- Có biểu tượng về cm3, dm3.
- Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn ” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa cm3, dm3.
2. Kĩ năng 
- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- HS làm bài 1, 2a. HSNK làm thêm bài 2b.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ, đồ dùng.
- HS: SGK, vở, bảng con.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS nêu:
+ Thể tích là gì?
+ So sánh thể tích của 2 hình khối GV đưa ra.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: HS có biểu tượng về cm3, dm3. Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn ” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. Nhận biết được mối quan hệ giữa cm3, dm3.
*PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải
a. Xăng-ti-mét khối
- GV cho HS quan sát hình lập phương có cạnh 1 cm.
- GV giới thiệu: Thể tích hình lập phương này là 1 cm3.
- GV hỏi: cm3 là gì?
- GV giới thiệu kí hiệu và cách đọc, cách viết của đơn vị xăng-ti-mét khối.(cm3)
- GV cho HS so sánh đơn vị cm3 và cm2 để tránh nhầm lẫn.
b. Đề-xi-mét khối
- GV cho HS quan sát hình lập phương có cạnh 1 dm.
- GV giới thiệu: Thể tích hình lập phương này là 1 dm3.
- GV hỏi: dm3 là gì?
- GV giới thiệu kí hiệu và cách đọc, cách viết của đơn vị đề-xi-mét khối.(dm3)
- GV cho HS so sánh đơn vị cm3 và cm2 để tránh nhầm lẫn.
c. Mối quan hệ giữa cm3 và dm3 
- GV cho HS quan sát hình lập phương có cạnh 1 dm.
- GV yêu cầu HS nêu thể tích hình lập phương đó?
- Chia cạnh hình lập phương thành cm.
- GV yêu cầu HS nêu thể tích hình lập phương cạnh 1 cm?
- GV hỏi vậy: 1dm3= ? cm3 
- GV kết luận: 1dm3 = 1000 cm3
- GV hỏi: 1cm3 = ? dm3
- GV kết luận: 1cm3 = 0,001 dm3
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS làm được các bài tập.
*PP: Thực hành, thảo luận.
Bài 1
*MT: HS biết đọc, viết các số đo thể tích.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn mẫu : 76 cm3
- GV cho HS làm bài.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
Bài 2 (HSNK làm thêm câu b)
*MT: Biết thực hiện chuyển đổi đơn vị đo thể tích. Củng cố mối quan hệ của dm3 và cm3
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
4. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS làm bài sau:
 1,23 dm3= ..... cm3 
 500cm3= .... dm3
 0,25 dm 3= .....cm3	
 12500 cm3= .... dm3
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS quan sát hình lập phương có cạnh 1 cm.
- HS lắng nghe.
- Xăng-ti-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài là 1cm.
- HS lắng nghe.
- HS so sánh.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- Đề- xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.
- HS lắng nghe.
- HS so sánh.
- HS quan sát.
- HS nêu.
- 1dm3 = 1000 cm3
- HS lắng nghe.
- 1cm3 = 0,001 dm3
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm bài:
a) 1dm3 = 1000cm3	
5,8dm3 = 5800cm3
375dm3 = 375000cm3
 dm3 = 800cm3
b) 2000cm3 = 2dm3
 154000cm3 = 154dm3
490000cm3 = 490dm3
5100cm3 = 5,1dm3
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS làm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ bảy ngày 13 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 108) MÉT KHỐI
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức: Biết:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo thể tích m3 .
- Biết được mối quan hệ giữa m3, cm3, dm3.
2. Kĩ năng: 
- Đọc viết đúng các số đo thể tích m3, thực hiện chuyển đổi đúng số đo từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ và ngược lại.
- Áp dụng giải các bài toán thực tiễn có liên quan.
- HS làm bài 1, 2b. HSNK làm thêm bài 3.
* Giảm tải: Bài 2a.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK.
- HS: SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS:
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
7dm3 = . . . cm3 9 cm3 = . . . dm3
8000cm3 = . . . dm3 2,9 dm3 = . . . cm3
+ cm3 là gì? dm3 là gì?
1dm3 = ? cm3 ; 1cm3 = ? dm3
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: HS có biểu tượng về cm3, dm3 và mối quan hệ giữa m3, cm3, dm3.
*PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
a. Mét khối.
- GV cho HS nhắc lại thể tích hình lập phương có cạnh 1 cm, 1 dm.
- Tương tự, GV yêu cầu HS nêu thể tích hình lập phương có cạnh 1 m. 
- GV hỏi: Mét khối là gì?
- GV giới thiệu kí hiệu và cách đọc, cách viết của đơn vị mét khối.(m3)
- GV nêu: Chia cạnh hình lập phương 1m ra dm.
- GV hỏi: Hình lập phương cạnh 1m gồm bao nhiêu khối lập phương có thể tích 1dm3.
- GV hỏi: Vậy 1m3 = ? dm3
- GV kết luận: 1m3 = 1000 dm3
- Từ đó, GV yêu cầu HS đổi : 1m3= ? cm3 
- GV nhận xét, kết luận: 1m3 = 1000 000 cm3 (100x100x100)
b. Nhận xét
- GV yêu cầu HS lên bảng lần lượt điền vào bảng đơn vị đo thể tích.
- GV yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo thể tích. 
- GV hỏi: 
+ Mỗi đơn vị đo thể tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn liền kề?
+ Mỗi đơn vị đo thể tích bằng bao nhiêu lần đơn vị lớn hơn tiếp liềp ?
- GV nêu: Hay mỗi đơn vị đo thể tích bằng 0,001 lần đơn vị lớn hơn tiếp liềp 
- GV hỏi: Vậy hai đơn vị đo thể tích liền kề nhau trong bảng gấp (kém) nhau bao nhiêu lần?
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS làm được các bài tập.
*PP: Thực hành, thảo luận.
Bài 1
*MT: HS biết đọc, viết các số đo thể tích.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS làm miệng câu a.
- GV cho HS làm bài vào bảng con câu b.
- GV nhận xét
Bài 2b (Dành cho HSNK, giảm tải câu a)
*MT: HS biết thực hiện chuyển đổi đúng số đo từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ và ngược lại.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS làm bài.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
Bài 3
*MT: Rèn giải toán liên quan đến đơn vị đo thể tích.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV cho HS thảo luận để tìm cách giải.
- GV nhận xét chốt cách giải đúng: Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dn3.Tính số hình lập phương của mỗi lớp. Sau đó tìm số hình lập phương có thể xếp đầy hộp
- GV yêu cầu HS làm vào vở. 
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài giải.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS nêu:
+ Một mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối?
+ Một mét khối bằng bao nhiêu xăng-ti-mét khối? 
+ Một xăng–ti-mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối ?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS nhắc lại.
- HS nêu.
- Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- 1m3 = 1000 dm3
- HS lắng nghe.
- 1m3 = 1000 000 dm3 
- HS lắng nghe.
- HS điền.
- HS đọc.
- HS trả lời:
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- HS lắng nghe.
- 1000 lần.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm:
a) Đọc các số đo:
15m3 (Mười lăm mét khối)	 205m3 (hai trăm linh năm mét khối.
m3 (hai mươi lăm phần một trăm mét khối) ;
0,911m3 (không phẩy chín trăm mười một mét khối)
b) Viết số đo thể tích:
- Bảy nghìn hai trăm mét khối: 7200m3; Bốn trăm mét khối: 400m3.
Một phần tám mét khối : m3 
 Không phẩy không năm mét khối: 0,05m3
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm:
1dm3 = 1000cm3 ;
1,969dm3 = 1 969cm3 ;
m3 = 250 000cm3; 
 19,54m3 = 19 540 000cm3
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS thảo luận để tìm cách giải.
- HS lắng nghe.
- HS làm:
0,03m3 = 30000cm3 
3,15m3 = 3150dm3
2m3dm3 = 2003dm3 
4090dm3 = 4,09m3
20,08dm3 =0,02008m3
0,211m3 = 211dm3
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_18_nam_hoc_2021_2022_truong_th_so_3.docx