Giáo án môn Toán Lớp 5 - Thể tích hình hộp chữ nhật
I.MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về thể tích hình hộp CN
- Tự tìm ra được công thức tính và cách tính thể tích hình hộp CN
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải các bài toán có liên quan
II. CHUẨN BỊ
- GV: Mô hình thể tích hình hộp CN có kích thước 20cm x 16cm x 10cm như trong SGK.
Các hình minh họa trong sgk
- HS: SGK, vở.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 5 - Thể tích hình hộp chữ nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Môn: TOÁN Tên bài dạy: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I.MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Có biểu tượng về thể tích hình hộp CN - Tự tìm ra được công thức tính và cách tính thể tích hình hộp CN - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải các bài toán có liên quan II. CHUẨN BỊ GV: Mô hình thể tích hình hộp CN có kích thước 20cm x 16cm x 10cm như trong SGK. Các hình minh họa trong sgk HS: SGK, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3 phút 1 phút 13 phút 15 phút 3 phút 1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC - GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập của tiết trước. - GV nhận xét và đánh giá. 2. BÀI MỚI - Giới thiệu bài mới. * Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật - Gọi 1 HS đọc ví dụ SGK trang 120. -GV đưa ra mô hình thể tích của hình hộp. CN trong bài toán yêu cầu học sinh quan sát và giới thiệu: +Để tính thể tích hình hộp CN trên bằng xăng-ti-mét khối, ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp. + Yêu cầu quan sát hình đã thể hiện xếp được 1 lớp + Lớp đầu tiên xếp được bao nhiêu hình lập phương 1cm3? + Xếp được tất cả bao nhiêu lớp như thế? + 10 lớp có bao nhiêu hình vuông 1cm3? - GV nêu : Vậy thể tích hình hộp CN có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10 cm là 3200 hình lập phương 1cm3 + Ta có thể tính thể tích hình hộp CN này như sau: 20 x 16 x 10 = 3200 ( cm3) - GV hướng dẫn học sinh nhận xét để rút ra công thức tính thể tích hình hộp CN + 20cm là gì của hình hộp CN? + 16cm là gì của hình hộp chữ nhật? + 10 cm là gì của hình hộp CN? GV viết lên bảng sơ đồ : 20 x 16 x 10 = 3200 ( cm3) CD x CR x CC = Thể tích - Như vậy trong bài toán trên muốn tính thể tích hình hộp CN ta phải làm như thế nào? - GV: đó cũng chính là quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật, gọi 2 HS đọc quy tắc SGK. * Hoạt động 2 : Luyện tập – thực hành - Bài 1: + GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK. + GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + GV yêu cầu học sinh làm bài. + GV tổ chức nhận xét và đánh giá. - Bài 2: + GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và quan sát hình minh họa. + GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi để làm bài tập. + GV gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả. + GV cho HS nhận xét bài làm của nhóm bạn. + GV nhận xét và đánh giá. - Bài 3: + GV cho HS đọc đề và quan sát hình minh họa trong SGK. + GV hướng dẫn học sinh làm bài : Khi thả hòn đá vào trong bể nước thì chuyện gì sảy ra? Vì sao nước lại dân lên? Biết phần dâng lên của nước trong bể là thể tích của hòn đá, vậy các em hãy tìm cách tính thể tích của hòn đá. + GV gọi 2 hs lên bảng làm bài + Cho HS nhận xét bài làm của bạn. + Giáo viên nhận xét và đánh giá bài làm của HS. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học - GV nhắc học sinh về học thuộc quy tắc và làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm. - 2 HS lên bảng làm bài tập. - 1 HS đọc ví dụ. - HS quan sát và lắng nghe. + Lớp đầu tiên xếp được 20 x 16 =320 ( Hình lập phương 1cm3) + Xếp được tất cả 10 lớp như thế ( vì 10 : 1 = 10) + 10 lớp có 320 x 10 =3200( hình lập phương 1cm3) - HS nghe và làm lại lời giải phép tính như sau: Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là: 20 x 16 x 10 = 3200 ( cm3) + 20cm là chiều dài của hình hộp CN. + 16cm là chiều rộng của hình hộp CN. + 10cm là chiều cao của hình hộp CN. - HS trả lời : muốn tính thể tích hình hộp CN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng ngân với chiều cao cùng một đơn vị đo. - HS đọc quy tắc SGK. + HS đọc đề bài trong SGK. + Bài tập yêu cầu tính thể tích hình hộp CN có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c và cho các giá trị tương ứng của a,b,c . Chúng ta thay các giá trị này vào rồi tính. + 1 Học sinh lên bảng. làm bài, hs còn lại làm bài vào vở. + Học sinh đọc đề bài và quan sát. + HS làm việc theo nhóm đôi để giải bài tập. + Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả, HS khác làm bài vào vở. + HS nhận xét bài làm của nhóm bạn trên bảng. + HS đọc đề bài. Khi thả hòn đá vào trong bể nước thì nước dâng lên. Nước dâng lên vì trong nước có hòn đá. + 2 HS lên bảng làm bài, các bạn ở dưới làm bài vào vở. + HS nhận xét bài làm của bạn.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_5_the_tich_hinh_hop_chu_nhat.docx