Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Lưu Thị Lan

Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Lưu Thị Lan

TIẾT 1 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

TIẾT 2 TẬP ĐỌC:

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I- MỤC TIÊU:

 - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểu ND câu chuyện: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam. (Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3.)

TIẾT 3 TOÁN:

ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I- MỤC TIÊU:

 - Biết tên gọi kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các BT có liên quan đến đơn vị đo độ dài.

II- ĐỒ DÙNG:

 - Bảng phụ viết nội dung BT1.

TIẾT 1 TOÁN: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG

I- MỤC TIÊU:

 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lượng.

II- ĐỒ DÙNG:

 - Bảng phụ viết nội dung BT1.

 

doc 60 trang cuongth97 08/06/2022 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Lưu Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2020.
TIẾT 1 	CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
TIẾT 2 TẬP ĐỌC: 
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I- MỤC TIÊU: 
 - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. 
 - Hiểu ND câu chuyện: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam. (Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3.)
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5'
1'
10'
12'
10'
2'
A- Bài cũ: 
- GV nhận xét đánh giá cho hs.
B- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài. 
2- Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a) Luyện đọc.
- Gọi 1 em khá đọc, cả lớp dọc thầm.
- GV gọi hs đọc nối đoạn: 2 lần
Có thể chia thành 4 đoạn sau: 
Mỗi lần xuống dòng xem như là một đoạn 
- Đọc nhóm đôi. Đọc cho nhau nghe.
- Hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài. 
 Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
- Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu ?
- Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy phải chú ý ?
- Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra thế nào ?
- Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? Vì sao ?
Nêu ND của bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
c) Hướng dẫn hs đọc diễn cảm. 
- GV cho 4 em đọc nổi tiếp lại bài.
- Gv hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn 4
- Nhắc hs chú ý cách nghỉ hơi, nhấn giọng. Gv theo dõi , uốn nắn .
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm .
 C- Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà tìm các bài thơ, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Đọc thuộc lòng bài thơ "Bài ca về 
 trái đất". 
- Nêu ND bài.
- 1 em khá đọc cả lớp đọc thầm.
- Đọc nối đoạn, kết hợp đọc một số từ khó đọc.
- Luyện đọc trong nhóm đôi cho nhau nghe
- Theo dõi GV đọc bài.
Đọc lướt bài để trả lời câu hỏi.
 - Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng.
- Hs cần nêu được đặc điểm về vóc dáng, trang phục, mái tóc, khuôn mặt ...của nhân vật. Cụ thể: vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; .... khuôn mặt to, chất phác.
- Hs kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết giữa anh Thủy và A-lếch xây 
- Hs trả lời theo nhận thức của riêng mình. 
VD : Em nhớ nhất đoạn miêu tả ngoại hình A-lếch-xây. Em thấy đoạn này tả rất đúng về một người nước ngoài .
- HS nêu nội dung của bài.
- 4 em đọc lại bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- Hs luyện đọc diễn cảm đoạn 4 của bài.
- Nhắc lại những điều câu chuyện muốn nói .
TIẾT 3 TOÁN: 
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I- MỤC TIÊU: 
 - Biết tên gọi kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các BT có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
II- ĐỒ DÙNG: 
 - Bảng phụ viết nội dung BT1.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5'
7'
7'
7'
7’
2'
1- Bài cũ: 
- Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa học. 
- Học sinh chữa bài 3, 4 (SGK)
- Giáo viên nhận xét và đánh giá bài làm.
 2- Bài mới: 
- Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài. 
Bài 1: 
- Gv treo bảng phụ và nêu:
- 1m bằng bao nhiêu dm ?
- 1m bằng bao nhiêu dam ?
- Gv vừa nói vừa viết, đặt câu hỏi và viết kết quả vào bảng phụ như SGK.
-Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả. 
- Giáo viên chốt lại 
 Bài 2: 
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
Giáo viên chốt ý. 
Bài 3: Tương tự bài tập 2
 Giáo viên chốt lại 
4km 37km = 4037m
8m 12cm = 812 dm
354dm = 35m 4dm
3040m = 3km 040m
 Bài 4: (Dành cho hs KG)
- Cho học sinh biết tuyến đường bộ từ HN đến Tp.HCM dài 1726 km
HN - ĐN : ? km 
ĐN- TP HCM : ? km 
- GV nhận xét và chữa bài.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm các BT ở vở thực hành
- Chuẩn bị: “Ôn bảng đơn vị đo khối lượng” 
- 2 hs lên bảng làm bài tập 
- Cả lớp nhận xét, sửa bài .
- 1m = 10 dm
- 1m = dam
- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
- Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 
+ Học sinh đọc đề 
- Xác định dạng 
- Học sinh làm bài 
a) 135m = 1350 dm
342dm = 2420cm ; 15cm = 150mm 
b) 8300m = 830 dam
4000m = 40 hm ; 25000m = 25 km 
c) 1mm = cm; 1cm = m
1m = km
+ Học sinh đọc đề 
- Học sinh nêu dạng đổi 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
- Lớp nhận xét 
- Học sinh đọc đề và phân tích đề 
- Tóm tắt 
- Một số học sinh giải bài vào vở. 
Quảng đường từ ĐN đến TPHCM là
 791 + 144 = 935 ( Km)
QĐ từ Hà Nội đến TPHCM là
 791 + 935 = 1726 ( Km)
 Đáp số: 1726 km
- Học sinh sửa bài.
Thứ 3 ngày 6 tháng 10 năm 2020.
TIẾT 1 TOÁN: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG 
I- MỤC TIÊU: 
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
II- ĐỒ DÙNG: 
 - Bảng phụ viết nội dung BT1.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
4'
1'
7'
7'
7'
7'
2'
A- Bài cũ: 
 - GV nhận xét kết quả
B- Bài mới: 
1-Giới thiệu bài.
2-Hướng dẫn ôn tập. 
Bài 1:
- Gv treo bảng phụ BT1.
- 1kg bằng bao nhiêu hg ?
- 1 kg bằng bao nhiêu yến ?
- Hs làm tiếp vào các cột còn lại để hình thành bảng như SGK.
- Hai đơn vị đo khối lượng liên quan thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé ?
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn cho HS cách đổi.
- GV gọi hs nêu bài làm và cả lớp nhận xét.
Bài 3: - Hs đọc đề, làm bài. ( HS KG làm thêm)
Yêu cầu hs đổi về cùng đơn vị đo rồi sánh
Gọi hs chữa bài.
Bài 4:
- GV gọi hs đọc đề, phân tích đề bài.
- GV gọi 1 em lên bảng làm bài cả lớp làm ở vở.
- GV chữa bài cả lớp theo dõi.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV khắc sâu lại kiến thức
- Dặn hSs vè nhà làm bài ở VBT.
- 2 hs lên bảng làm bài tập 4 tr 23
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
+ HS làm vào vở, 1 em làm bài vào bảng phụ
- Bằng 10 hg 
- Bằng yến 
- Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
+ HS làm bài vào vở
a) 18 yến = 180 kg 
b) 430kg = 43 yến; 200 tạ = 20000 kg 
 2500kg = 25 tạ ; 25 tấn = 35000 kg 
16000kg = 16 tấn 
 c) 2 kg 326 g = 2326 g 
 d) 4008g = 4kg 8g; 6 kg 3 g = 6003 g 
9050kg = 9 tấn 50kg
+ Làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm
2 kg 50 g < 2500g
13kg 85g < 13 kg 805g
6090 kg > 6 tấn 8 kg 
tấn = 250 kg
+ HS Tìm hiểu đề và giải 
1 tấn = 1000kg 
Ngày 2 cửa hàng bán được :
 300 x 2 = 600 (kg)
Ngày thứ 3 cửa hàng bán đựơc :
 1000 – (300 + 600) = 100 (kg)
 Đáp số : 100 kg
- HS 1 em nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng.
TIẾT 2 CHÍNH TẢ: 
(Nghe - viết) MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I- MỤC TIÊU: 
 - Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
 - Tìm được các tiếng chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: Trong các tiếng có uô, ua (BT2); Tìm được tiếng thích hợp có chứa uô, ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
II- ĐỒ DÙNG: 
 - Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5'
1'
20'
12'
2'
A- Bài cũ. 
- Gọi 1 em lên bảng làm bài cả lớp theo dõi
- GV nhận xét đánh giá bài làm của học sinh.
B- Bài mới. 
1-Giới thiệu bài: 
- Gv nêu mục đích, y/cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn hs nghe - viết:
- Đọc đoạn cần viết.
- Nhắc các em chú ý những từ ngữ dễ viết sai: khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác... 
- Đọc bài cho HS viết, sau khi viết xong yêu cầu soát bài
- Chấm 7, 10 bài .
- Nêu nhận xét chung về bài viết.
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả. 
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
Lưu ý: ở lớp 1 hs đã biết tiếng quá gồm âm qu (quờ) + vần a. Do đó không phải là tiếng có chứa ua , uô.
- Cách đánh dấu thanh:
+Trong các tiếng có ua ( tiếng không có âm cuối ): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua - chữ u.
+Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô – chữ ô .
Bài tập 3: Yêu cầu HS điền vào chỗ chấm để tạo thành thành ngữ.
- Gv giúp HS (KG) tìm hiểu nghĩa các thành ngữ 
C- Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt.
- Nhớ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng chứa nguyên âm đôi ua / uô. 
- Hs chép vần các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần; sau đó nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
Sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng.
- 1 em đọc bài viết
- Hs viết một số từ khó vào nháp.
- Hs viết bài 
- Hết thời gian qui định , yêu cầu hs tự soát lại bài.
- Hs viết vào vở những tiếng chứa : ua , uô.
- Hai hs lên viết bảng , nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
+ Các tiếng chứa ua : của , múa.
+ Các tiếng chứa uô : cuốn , cuộc , buôn , muôn,...
- HS làm bài vào vở
- Muôn người như một : ý nói đoàn kết một lòng.
- Chậm như rùa : quá chậm chạp.
- Ngang như cua : tính tình gàn dở , khó nói chuyện , khó thống nhất ý kiến.
- Cày sâu cuốc bẫm : chăm chỉ làm việc trên ruộng đồng.
TIẾT 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Mở rộng vốn từ : HÒA BÌNH 
I- MỤC TIÊU: 
 - Hiểu nghĩa của từ hoà bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2)
 - Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3).
II- ĐỒ DÙNG: 
 - Từ điển học sinh.
 - Một số tờ phiếu viết nội dung của BT1, 2.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5'
1'
19'
8'
10'
2'
A- Bài cũ:
 - 2 em lên bảng làm bài tập
 - Gv nhận xét bài của hs.
B- Bài mới: 
1-Giới thiệu bài.
- Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
2-Hướng dẫn hs làm bài tập. 
Bài tập 1: Gọi hs nêu yêu cầu của bài
- Cho hs thảo luận tìm nghĩa của từ
 Lời giải: ý b ( trạng thái không có chiến tranh )
- Cho HS đặt câu với từ hoà bình.
-Vì sao ý a và ýc em không lựa chọn ?
Bài tập 2: Nêu yêu cầu của bài
- GV giúp hs hiểu nghĩa 1 số từ: thanh thản (tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ); thái bình ( yên ổn không có chiến tranh, loạn lạc), bình yên ( yên lành không gặp rủi ri tai hoạ), lặng yên (yên và không có tiếng động)
, hiền hoà ( hiền hoà, ôn hoà) bình thản ( phẳng lặng, yên ổn tâm trạng nhẹ nhàng)
Bài tập 3:
- GV cho hs nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở, 1 em viết vào bảng phụ
- Gọi HS đọc trước lớp cả lớp bổ sung nhận xét.
C-Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu những hs viết chưa đạt hoặc chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn viết .
- Hs tìm 3 cặp từ trái nghĩa , đặt câu có cặp từ trái nghĩa .
- 1 em nêu yêu cầu 
 - HS thảo luận cặp đôi để tìm nghĩa của từ hoà bình. Cho HS làm bài vào VBT lựa chọn đánh dấu vào ý đúng.
- 1 số em đặt câu
+Trạng thái bình thản: không biểu lộ xúc động. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người , không dùng để nói về tình hình đất nước hay thế giới.
+Trạng thái hiền hòa, yên ả: Yên ả là trạng thái của cảnh vật; hiền hoà là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người
- 1 em nêu yêu cầu
Thảo luận nhóm đôi để lựa chọn từ đồng nghĩa với từ hoà bình
- Các từ đồng nghĩa với hoà bình: yên bình, thanh bình , thái bình .
HS đặt câu với mỗi từ trên.
- Hs viết đoạn văn khoản 5 -7 dòng, không cần viết dài hơn.
- Hs có thể viết cảnh thanh bình ở địa phương các em hoặc của một làng quê , thành phố các em thấy trên ti vi.
- HS lằng nghe.
Tiết 4 THỂ DỤC: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
 Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức"
I- MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang. Thực hiện đúng điểm số đi đều vòng phải, vòng trái. Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu hs chơi đúng luật, nhanh nhẹn, khéo léo, tập trung chú ý, hào hứng trong khi chơi.
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, vẽ sân chơi trò chơi. 
 III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7'
20'
8'
1- Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
- Trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
GV yêu cầu học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát. 
2- Phần cơ bản:
a/ Đội hình đội ngũ: 
- GV ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển lớp tập 2 lần, GV chia tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng. GV quan sát và sửa sai cho hs các tổ. 
- GV tập hợp cả lớp củng cố lại kiến thức do gv điều khiển.
b/ Chơi trò chơi’’ Nhảy ô tiếp sức”:
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp hs theo đội hình trò chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi. Cho cả lớp thi đua chơi. GV quan sát nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân chơi nhiệt tình không phạm luật.
3- Phần kết thúc:
- GV cho hs đi thường theo chiều sân tập 2 vòng, về tập hợp thành 4 hàng ngang, tập động tác thả lỏng
- GV yêu cầu hs nhắc lại kiến thức bài. 
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài tập về nhà.
- HS chú ý nghe gv phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- HS tham gia trò chơi “Tìm người chỉ huy”
- HS đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- HS ôn lại tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- HS tập hợp lớp tập 2 lần dưới sự điều khiển của gv. 
- HS các tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- HS cả lớp tập ôn lại kiến thức dưới sự điều khiển của tổ trưởng. 
- HS tập hợp theo đội hình trò chơi chú ý nghe gv phổ biến cách chơi và quy định chơi, hs cả lớp thi đua chơi, cá nhân, tổ tham gia nhiệt tình chơi không vi phạm.
- HS đi thường theo theo chiều sân tập 2 vòng, về tập hợp thành 4 hàng ngang, tập động tác thả lỏng. 
- HS nhắc lại kiến thức bài. 
- HS chú ý nghe gv nhận xét đánh giá và giao bài chuẩn bị bài về nhà.
 CHIỀU
TIẾT 1 LỊCH SỬ: PHAN BỘI CHÂU 
VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU 
 I- MỤC TIÊU: 
Học xong bài này, học sinh biết :
 - Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX .
 - Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
II- ĐỒ DÙNG: 
 - Ảnh trong SGK phóng to .
 - Bản đồ thế giới để xác định vị trí Nhật bản .
 - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3'
35'
2'
A- Bài cũ: 
- GV gọi hs nêu nội dung của bài trước.
B- Bài mới:
*Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Giới thiệu bài: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhân dân ta từ Nam chí Bắc đã đứng lên kháng chiến chống Pháp, nhưng tất cả các phong trào đấu tranh đều bị thất bại.
- Đến thế kỉ XX xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hai ông đã đi theo xu hướng cứu nước mới .
GV giao nhiệm vụ học tập cho học sinh :
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì ?
+ Kể lại những nét chính về phong trào Đông du.
+ Ý nghĩa của phong trào Đông du.
*Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
Gợi ý :
+ Đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học, kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để hoạt động cưú nước.
+Sự hưởng ứng phong trào Đông du của nhân dân trong nước, nhất là những thanh niên yêu nước Việt Nam.
+Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
*Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
Bổ sung : 
Phan Bội Châu (1867-1940) quê ở làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. Ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật để đánh Pháp .
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp ?
*Hoạt động 4: ( làm việc cả lớp)
Tìm hiểu về phong trào Đông du : Hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là đưa thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật Bản (một nước ở phương Đông) nên gọi là phong trào Đông du. Phong trào bắt đầu từ năm 1905, chấm dứt vào đầu năm 1909; lúc đầu có 9 người; lúc cao nhất (1907) có hơn 200 người sang Nhật học tập.
- Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
- Tại sao chính phủ Nhật bản thỏa thuận vơi Pháp chống lại phong trào Đông du, trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
*Hoạt động 5: (làm việc cả lớp)
Giáo viên nhắc lại những nội dung chính.
Nêu thêm một số vấn đề :
+ Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách mạng nước ta đầu thế kỉ XX ?
+ Ở địa phương em có những di tích gì về Phan Bội Châu hoặc đường phố, trường học mang tên Phan Bội Châu không?
C- Củng cố, dặn dò:
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
- Chuẩn bị bài sau.
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
- Thảo luận các ý nêu trên
- Trình bày kết quả thảo luận 
- HS các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến
- Nhật Bản trước đây là là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước, Nhật Bản đả tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng : Nhật cũng là một nước châu Á “ đồng văn đồng chủng” (tức là cùng chung nền văn hoá Á Đông, cùng chủng tộc da vàng) nên hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.
- Lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đông du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào. Năm 1908, chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
- HS tìm hiểu và nêu như Trường THPT Phan Bội Châu ở TP Vinh
TIẾT 2 ĐỊA LÍ: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I- MỤC TIÊU: 
Học xong bài này, học sinh biết :
 - Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta .
 - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi tắm biển nổi tiếng.
 - Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất .
 - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
* GD AN-QP: Cần làm rõ tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh.
II- ĐỒ DÙNG: 
 - Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông nam Á hoặc hình 1 trong SGK phóng to. 
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển (nếu có)
 - Phiếu học tập:
Đặc điểm của vùng biển nước ta
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất
Nóng quanh năm, nước không bao giờ đóng băng .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Miền Bắc hay miền Trung hay có bão.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúa hạ xuống .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 3'
 35'
 2'
1- Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi một số HS lên bảng kiêm tra bài.
- GV nhận xét cho HS.
2- Bài mới: 
- GV giới thiệu bài cho HS.
- Dẫn dắt và ghi tên bài.
HĐ 1: Vùng biển nước ta.
- GV treo lược đồ khu vực biển Đông và yêu cầu HS nêu tên, nêu công dụng của lược đồ.
- GV chỉ vùng biển của VN trên biển Đông và nêu: nước ta có vùng biên rộng lớn 
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và hỏi: Biên Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền VN?
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của VN trên bản đồ.
- KL: Vùng biển nước ta là một bộ phận của BĐ.
HĐ 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc mục 2 trong SGK.
+ Tìm những đặc điểm của biển VN.
+ Mỗi đặc điểm trên có tác động thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
- GV gọi HS nêu các đặc điểm của vùng biển VN.
- GV yêu cầu HS trình bày tác động của mỗi đặc điềm trên đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả trên kẻ hoàn thành sơ đồ sau vào vở theo 2 bước.
+B1; Điền thông tin phù hợp vào ô trống.
+B2: Vẽ mũi tên cho thích hợp.
HĐ 3: Vai trò của biển
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và yêu cầu: Nêu vai trò của biển đối với khí hậu và đời sống sản xuất của nhân dân, sau đó ghi vai trò mà nhóm tìm được vào phiếu thảo luận.
- GV theo dõi và HS các nhóm gặp khó khăn, có thể nêu các câu hỏi sau để gợi ý cho HS.
- Biển tác động như thế nào đến khí hậu nước ta?
- Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài nguyên nào? Các loài tài nguyên này đóng góp gì vào đời sống và sản xuất của nhân dân?
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày ý kiến.
- GV sửa chữa, bổ sung câu trả lời cho hs.
KL: Biển điều hoà khí hậu .
* GD AN-QP: GV nêu rõ cho hs hiểu về tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh.
- GV tổ chức cho HS chơi theo: HD viên du lịch.
- Cách tổ chức: Chọn một số học sinh tham gia trò chơi, chia số học sinh thành 2 nhóm có số học sinh bằng nhau .
- Cách chơi : Một học sinh ở nhóm 1 nêu tên hoặc giơ ảnh về một địa điểm du lịch thì 1 học sinh ở nhóm 2 phải đọc tên và chỉ trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam tỉnh hoặc thành phố có địa điểm mà học sinh nhóm 1 vừa nêu. Sau đó làm ngược lại. Trò chơi tiếp tục cho đến khi cả 2 nhóm không tìm được địa điểm du lịch hoặc bãi tắm biển nữa.
*Cách đánh giá : 
- Nhóm nào trả lời đúng tên và chỉ trên bản đồ đúng nhiều là nhóm thắng . 
- Nếu 2 nhóm có số điểm bằng nhau thì nhóm nào có nhiều học sinh tham gia hơn là nhóm đó thắng.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dăn dò HS về nhà học bài thực hành các khu vực du lịch nổi tiếng của nước ta trên lược đồ.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- HS theo dõi.
- HS nêu: lược đồ khu vực biển Đông giúp ta nhận xét các đặc điểm của vùng biển này như: Giới hạn của biên Đông 
- Biển Đông bao bọc phía đông, phía nam và tây nam phần đất liền của nước ta.
- 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ vào lược đồ trong SGK cho nhau xem, khi HS này chỉ HS kia phải nhận xét được bạn chỉ đúng .
- HS làm việc theo cặp, đọc SGK trao đổi, sau đó ghi ra giấy các đặc điểm của vùng biển VN.
- 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
Các đặc điểm của biển VN.
- Nước không bao giờ đóng băng.
- Miền Bắc và M/Trung hay bão.
- 3 HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.
-Vì biển không bao giờ đóng băng nên thuận lợi cho giao thông đường biển, và đánh bắt thuỷ sản trên biển 
-HS thực hành vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hê giữa đặc điểm của biển nước ta và tác động của chúng đến đời sông và sản xuất của nhân dân.
- HS chia thành các nhóm 4- 6 HS nhận nhiệm vụ sau đó thảo luận để thực hiện.
- HS các nhóm có thể nêu câu hỏi nhờ GV giúp đỡ nếu gặp khó khăn. Có thể dựng theo câu hỏi gợi ý của GV đê nêu các vai trò của biền.
- Giúp cho khí hậu nước ta trở nên điều hoà hơn.
- Cung cấp, dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp, cung cấp muối, thuỷ sản cho đời sống và ngành sản xuất biển hải sản.
- 1 Nhóm trình bày ý kiến trước các nhóm khác theo dõi ý kiến để câu trả lời hoàn chỉnh.
- HS đọc mục ghi nhớ ở SGK.
TIẾT 3 KỂ CHUYỆN: 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I- MỤC TIÊU: 
- Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. - Biết trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II- ĐỒ DÙNG: 
 - Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm Hòa bình.
 III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5'
1'
6'
21'
2'
A- Bài cũ:
- GV nhận xét, động viên học sinh
B- Bài mới: 
1-Giới thiệu bài.
- Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học 
2-Hướng dẫn hs kể chuyện. 
 a) Hướng dẫn hs hiểu đúng yêu cầu của giờ học. 
Gv nhắc hs : SGK có một số câu chuyện các em đã học ( Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ ; Những con sếu bằng giấy ) về đề tài này. Em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK, em mới kể những chuyện đó .
b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thi kể chuyện theo nhóm.
- Nhận xét, đánh giá về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện.
C- Củng cố, dặn dò: 
- Chuẩn bị: Kể lại câu chuyện em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Nhận xét tiết học
- Hs kể lại tranh 2- 3 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai .
- Một số hs giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (VD:Tôi sẽ kể câu chuyện về ba nàng công chúa thông minh tài giỏi, đã giúp vua cha đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước . . . )
- Học sinh làm việc theo nhóm, kể theo cặp .
- Từng học sinh kể câu chuyện của mình.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Thi kể trước lớp . 
Đại diện nhóm kể chuyện (Động tác, điệu bộ, giọng kể)
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Cả lớp nhận xét 
- Chọn câu chuyên yêu thích, vì sao?
Thứ 4 ngày 07 tháng 10 năm 2020.
TIẾT 1 TẬP ĐỌC: 
Ê- MI- LI , CON ...
I- MỤC TIÊU: 
 - Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn , Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn); Biết đọc diễn cảm bài thơ.
 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 ở sgk)
 - Học thuộc 1 khổ thơ trong bài.
II- ĐỒ DÙNG: 
 - Tranh minh họa bài đọc SGK . 
 - Bảng phụ ghi đoạn thơ cần đọc thuộc.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
1’
9’
9’
9’
2’
A- Bài cũ: 
- GV nhận xét đánh giá.
B- Bài mới: 
1-Giới thiệu bài: 
 Giới thiệu tranh minh họa SGK
2-H/ dẫn hs luyện đọc, tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc: 
- GV gọi 1 em khá đọc bài
- Đọc nối khổ, 4 em đọc
- Gv ghi lên bảng các tên riêng phiên âm để hs cả lớp luyện đọc: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn
- Luyện đọc nhóm đôi. 
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài:
- Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li . Gv hướng dẫn hs đọc diễn cảm khổ thơ đầu .
- Vì sao chú Mo- ri- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ?
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ?
- Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con “Cha đi vui , xin mẹ đừng buồn” ?
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ?
GV: Quyết định tự thiêu, chú Mo-ri-xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người, làm mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam, làm mọi người sẽ cùng nhau hợp sức ngăn tội ác .
- Cho nêu nội dung của bài. GV bổ sung ghi bảng.
c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ. 
- Đọc nối lại đoạn.
- GV hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm để các em luyện đọc
- Cho Hs luyện đọc thuộc khổ 3, 4
- GV cho hs thi đọc.
C-Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung của bài.
- Nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt. Chuẩn bị bài sau .
- Hs đọc lại bài "Một chuyên gia máy xúc" và trả lời câu hỏi về bài đọc.
- Hs đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ .
- 1 em đọc cả lớp theo dõi
- 2 vòng, kết hợp phát âm tiếng khó và tìm hiểu nghĩa từ chú giải.
- Đọc nhóm đôi cho nhau nghe.
- Theo dõi gv đọc
- 1 em khá đọc diễn cảm 1 khổ thơ đầu.
- Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa – không “ nhân danh ai”– và vô nhân đạo– “đốt bệnh viện, trường học”, “giết trẻ em”,“giết những cánh đồng xanh”.
- Chú nói: Trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ “Cha đi vui , xin mẹ đừng buồn” .
- Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện .
+ Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu để đòi hòa bình cho nhân dân Việt Nam. Em rất cảm phục trước hành động cao cả đó.
+ Hành động của chú Mo-ri-xơn là hành động rất cao đẹp , đáng ca ngợi .
+ Chú Mo-ri-xơn là người dám xả thân vì việc nghĩa .
- HS nối tiếp nhau nêu nội dung bài thơ. Hs nhắc lại nội dung ở bảng.
- 4 hs đọc nối lại bài 
Theo dõi cách đọc diễn cảm.
- Luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc trong nhóm.
- Thi học thuộc lòng.
TIẾT 2 TOÁN: LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU: 
 - Biết tính diện tích của một hình quy về tính diện tích HCN, hình vuông.
 - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3'
1'
7'
7'
7'
7'
3'
A- Bài cũ:
- GV nhận xét, bổ sung.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài. 
- Giới thiệu trực tiếp.
2-Hướng dẫn luyện tập. 
Bài 1:
- Hs đọc, phân tích đề bài, làm vào vở.
Bài 2 : ( HS KG làm thêm)
Hướng dẫn HS giải
- Hs làm bài.
- Chữa bài trước lớp
Bài 3:
- Hs đọc đề, làm bài .
Chữa bài trước lớp.
Bài 4 : ( HS K làm thêm)
- Hs đọc đề gv hướng dẫn, hs làm bài.
C-Củng cố - dặn dò:
 - Gv tổng kết tiết học.
- Dặn hs về nhà làm VBT
- 2 hs lên bảng làm bài tập 
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
- 1 em đọc đề bài, loàn bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
 Giải
Cả hai trường thu đựơc :
 1tấn300kg + tấn700kg = 3tấn1000 kg
 3tấn1000 kg = 4 tấn 
4 tấn gấp 2 tấn số lần :
 4 : 2 = 2 (lần)
Số quyển vở sản xuất được là :
 50000 x 2 = 100000(quyển)
 Đáp số : 100000 quyển 
- 1 em đọc đề, cả lớp theo dõi phân tích đề bài và giải.
 Giải
 120 kg = 120000 g
Số lần đà điểu nặng hơn chim sâu :
 120000 : 60 = 2000 (lần)
 Đáp số : 2000 lần 
- HS tự làm bài vào vở, một em lên bảng làm.
Diện tích hình chữ nhật ABCD :
 14 x6 = 84 (m2)
Diện tích hình vuông CEMN :
 7 x 7 = 49 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
 84 + 49 = 133 (m2)
 Đáp số : 133 m2
- 1 em nêu yêu cầu của bài.
 Có thêm 2 cách vẽ :
+ CR 1cm và CD 12cm .
+ CR 2cm và CD 6 cm .
TIẾT 3 ĐỌC CHUYỆN: 
ĐỌC CHUYỆN TẠI THƯ VIỆN
TIẾT 4 THỂ DỤC: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Trò chơi "Nhảy đúng, nhảy nhanh"
I- MỤC TIÊU: 
 - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
 - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái.
 - Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 - Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
20’
7’
1- Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Chạy theo một hàng dọc quanh sân tập
- Cho hs chơi trò chơi’’ Diệt các con vật có hại”.
2- Phần cơ bản: 
a. Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Cán sự điều khiển lớp tập: 1lần. GV yêu cầu hs chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển tập 6 lần. 
- GV yêu cầu cả lớp tập hợp cho từng tổ thi đua trình diễn 2 lần. GV quan sát

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_luu_thi_lan.doc