Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

BÀI: Út Vịnh

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng và hiểu các từ ngữ khó: chềnh ềnh, thả diều, buổi, giục giả, chuyền thẻ.

Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

 - Cả 3 nhóm HS trả lời được các câu hỏi trong SGK.

2. Kĩ năng:

 - HS đọc trôi chảy, diễn cảm bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS tinh thần trách nhiệm biết bảo vệ công trình công cộng và có hành động dũng cảm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Giáo viên: Bảng phụ.

 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.

 

doc 38 trang cuongth97 06/06/2022 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32.
Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2019
CHÀO CỜ
---------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết : 63
BÀI: Út Vịnh
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 	 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng và hiểu các từ ngữ khó: chềnh ềnh, thả diều, buổi, giục giả, chuyền thẻ. 
Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
 	 - Cả 3 nhóm HS trả lời được các câu hỏi trong SGK.
2. Kĩ năng: 
 	- HS đọc trôi chảy, diễn cảm bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
3. Thái độ: 
 	- Giáo dục HS tinh thần trách nhiệm biết bảo vệ công trình công cộng và có hành động dũng cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS học thuộc lòng bài thơ Bầm ơi trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Tên chủ điểm tuần này là gì?
+ Theo em, những ai là chủ nhân tương lai?
- GV:Chủ điểm của tuần này là những chủ nhân tương lai. Đó chính là các em, những người sẽ kế tục cha anh làm chủ đất nước. Hôm nay các em sẽ được gặp bạn Út Vịnh để thấy bạn đã có ý thức của một chủ nhân tương lai như thế nào?
Hát
- HS đọc và trả lời câu hỏi của GV
- Chủ điểm Những chủ nhân của tương lai.
- Những chủ nhân tương lai chính là chúng ta.
- HS nghe và nhắc lại 
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc toàn bài.
- GV cho HS xem tranh trong SGK/136.
- GV chia bài thành bốn đoạn:
Hướng dẫn luyện đọc: Đọc ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ và nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn 2 lượt, kết hợp sửa phát âm và ngắt nghỉ hơi cho HS.
- Gọi HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
- HS lắng nghe
+ Đoạn 1: Từ đầu . . . còn ném đá lên tàu.
+ Đoạn 2: Tiếp theo . . . hứa không chơi dại như vậy nữa.
+ Đoạn 3: Tiếp theo . . . tàu hoả đến.
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- HS luyện đọc nối tiếp
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn. 
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+ Em hiểu thế nào là sự cố, chềnh ềnh, thanh ray?
+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào ấy là gì?
+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
+ Em hiểu thế nào là thuyết phục?
Chốt ý đoạn 1,2: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai
+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và thấy điều gì?
+ Theo em thế nào là chuyền thẻ?
+ Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
Chốt ý đoạn 3,4: thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
+ Câu chuyện nói lên điều gì? 
- GV chốt ý, rút ra nội dung của bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung câu chuyện.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
+ Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
+ Sự cố: hiện tượng bất thường và không hay xảy ra trong một hóa trình hoạt động nào đó.
+ Chềnh ềnh: gợi tả vẻ nằm, đứng, ngồi lù lù trước mắt mọi người.
+Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua.
+ Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu.
+ Thuyết phục: làm cho người khác thấy đúng, hay mà tin theo làm theo.
- HS nghe và nhắc lại
+ Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Chuyền thẻ là một trò chơi dân gian mà các bé gái hay chơi: vừa đếm que vừa tung bóng, bộ que chuyền có 10 que.
+Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
+ VD: Em học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ.
Nội dung: Ca ngợi Ut Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ
- HS nhắc lại nội dung.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo đúng nội dung từng đoạn.
- Cho cả lớp đọc diễn cảm đoạn: Thấy lạ, . . . trước cái chết trong gang tấc.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
- HS theo dõi.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét và giáo dục HS.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài nhiều lần. Chuẩn bị bài: Những cánh buồm.
- GV nhận xét tiết học.
- 1 HS nhắc lại
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: 156
BÀI: Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 	 - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 	- Cả 3 nhóm HS làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4 (dành cho học sinh năng khiếu) sgk trang 164& 165
2. Kĩ năng: 
 - HS thực hiện tính đúng, nhanh các phép tính của bài.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Phép chia
 - GV gọi HS lên bảng làm tính, lớp theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Tiết học toán hôm nay các em cùng tiếp tục làm các bài tập về phép nhân.
Hát
- HS làm bài.
 12,3 : 3
- HS lắng nghe và nhắc lại
Hoạt động 1: HS làm tất cả 4 bài tập. 
Bài 1: sgk trang 164
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS thực hiện bài tập vào vở.
- GV nhận xét.
HD HS sửa chữa, chốt kết quả đúng.
Bài 2: sgk trang 164
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài nhanh vào vở bài tập
- GV nhận xét .
Bài 1 Tính
- 1 HS nêu.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 6:
 9: 
72 : 45 =1,6
 15 : 50 =0,3
 281,6 : 8 = 35,2
 912,8 : 28 = 32,6
 300,72 : 53,7 = 5,6
 0,162 : 0,36 = 0,45 
Bài 2 Tính nhẩm
- 1 HS nêu.
- 6HS nêu kết quả các phép tính, mỗi HS nêu hai phép tính.
a) 3,5: 0,1 =35 8,4 : 0,01 = 840
 7,2 : 0,01 =720	6,2 : 0,1 =62
 9,4 : 0,1 = 94 
 5,5 : 0,01 = 550
b) 12: 0,5 =24 20 : 0,25 = 80
 11: 0,25 =44 24 : 0,5 = 48
 15 : 0,25 = 60
Bài 3: sgk trang 164
- Gọi HS đọc đề toán..
- GV hướng dẫn mẫu.
+ Có thể viết kết quả của phép chia dưới dạng phân số như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày bài.
- GV nhận xét.
Bài 4: sgk trang 165
( Dành cho học sinh năng khiếu)
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài, nhắc HS đây là bài tập trắc nghiệm nên không cần trình bày lời giải, các em thực hiện tính toán ra giấy nháp rồi khoanh vào đáp án mình chọn.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
Bài 3
- 1HS đọc 
+ Ta có thể viết kết quả phép chia dưới dạng phân số có tử số là số bị chia và mẫu là số chia.
- HS làm bài vào vở, 2HS làm vào phiếu khổ to.
a) 3 : 4 ; b) 7 : 5 ; c) 1 : 2 ; d) 7 : 4
Mẫu : a) 3 : 4 = =0,75
b) 7 : 5 == 1,4 ; c) 1 : 2 = = 0,5
d) 7 : 4 = = 1,75
Bài 4
- 1HS đọc.
- HS tự làm bài, sau đó một HS báo cáo kết quả.
Khoanh vào D.
 12 x 100 : 30 = 40
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS nghe và thực hiện
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày tháng năm 2019
PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết :63
BÀI: Ôn tập Tả con vật
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 	- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo các đề bài đã cho: Bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Kĩ năng: 
 	- HS ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
3. Thái độ: 
 	 - HS có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
40’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Một, hai HS đọc dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Tiết học hôm nay cô sẽ trả bài làm của các em về văn tả con vật.
Hát
- HS đọc bài văn đã làm ở nhà
- HS nghe và nhắc lại
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS
- GV viết lên bảng đề bài. Hướng dẫn HS phân tích đề: kiểu bài tả con vật.
- GV nhận xét chung kết quả bài viết của cả lớp: những ưu điểm chính, những thiếu sót, hạn chế.
Ưu điểm:
- HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề bài như thế nào?
- Bố cục của bài văn.
- Diễn đạt câu, ý.
- Dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa để làm nổi bật lên hình dáng, hoạt động của con vật được tả.
- Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, hoạt động, nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của con vật.
- Hình thức trình bày.
Hạn chế:
- GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ, về đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả.
- Gv đính bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi.
- Trả bài văn cho HS.
- 1 HS đọc đề.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài cho từng HS.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc các nhiệm vụ 2, 3, 4 của tiết Trả bài văn tả con vật.
- Hướng dẫn HS chữa lỗi chung, cả lớp trao đổi về bài chữa.
- Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài.
- GV đọc bài văn hay, có ý riêng, sáng tạo của HS.
- Yêu cầu viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn cho vừa viết.
- GV nhận xét những đoạn văn viết hay.
- 2 HS đọc
- HS chữa lỗi.
- HS viết lại đoạn văn.
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết.
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại kiến thức vừa học
- Dặn chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS nghe và thực hiện
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: 157
BÀI: Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 	 - Giúp HS ôn tập, củng cố về: Tìm tỉ số phần trăm của hai số; 
Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm. Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - Cả 3 nhóm HS lại làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4 (Dành cho HS năng khiếu), sgk trang 165.
2. Kĩ năng: 
 	- HS tính và giải toán đúng, nhanh cách tìm tỉ số và giải toán.
	 Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
3. Thái độ: 
 	 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- GV gọi HS nhẩm kết quả, lớp theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Tiết học toán hôm nay các em cùng làm các bài tập luyện tập thêm ở nhà.
Hát
- HS nêu kết quả.
 6,5 : 0,01; 3,4 : 0,1
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: - HS làm tất cả 4 bài tập.
Bài 1: sgk trang 165
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nêu chú ý và gọi HS nhắc lại.
Bài 2: sgk trang 165
- Gọi HS đọc đề bài và trả lời câu hỏi: 
+ Muốn thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm ta làm thế nào?
- GV nhận xét, câu trả lời của HS cho sau đó yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 1
- 1HS đọc 
a) 2 : 5 = 0,4 = 40%
b) 2 : 3 = 0,6666 = 66,66%
c) 3,2 : 4 = 0,8 = 80%
d) 7,2 : 3,2 = 2,25 = 225%
Bài 2
- HS nêu
+ Muốn thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm ta thực hiện phép tính như đối với số tự nhiên, sau đó viết kí hiệu phần trăm vào kết quả.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 2,5% + 10,34 % = 12,84 %
b) 56,9% - 34,25 % = 22,65 %
c) 100% - 23% - 47,5% =29,5%
Bài 3: sgk trang 164& 165
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
+ Muốn biết diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
GV hướng dẫn HS nhận xét.
Chốt kết quả, khen ngợi.
Bài 4: sgk trang 165
( Dành cho học sinh năng khiếu)
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét .
Bài 3
- 1HS đọc.
+ Tính tỉ số phần trăm của diện tích phần trồng cây cao su và diện tích trồng cây cà phê.
- HS cả lớp làm vào vở bài tập.
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
 480 : 320 = 1,5
 1,5 = 150 %
b) a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
 320 : 480 = 0,6666 
 0,6666 = 66,66 %
Đáp số: a)150 %
 b)66,66 %
Bài 4
- 1HS đọc.
- HS làm bài vào vở.
 Bài giải
Số cây lớp 5A trồng được là:
 180 x 45 : 100 = 81 (cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo quy định là:
 180 - 81 = 99 (cây)
 Đáp số : 99 cây
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại kiến thức của bài.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS nghe và thực hiện
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
MÔN: KHOA HỌC
Tiết : 63
BÀI: Tài nguyên thiên nhiên
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 	- Sau giờ học, HS biết: Khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
	 Những hành động thiết thực để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2. Kĩ năng: 
 	 - Nêu được một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
	3. Thái độ: 
 	 - Có thái độ tự hào và ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 	 - NL: Giáo dục bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
 	- BĐ: Giáo dục học sinh biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vùng biển đảo nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
20’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gọi HS trả lời câu hỏi ở tiết 62.
 - GV nhận xét. 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Em hãy kể tên những tài nguyên mà em biết.
- Trong môi trường tự nhiên của chúng ta có rất nhiều loại tài nguyên thiên nhiên. Vậy tài nguyên thiên nhiên là gì? Nó có ích lợi gì cho cuộc sống chúng ta? Các em cùng tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.
Hát
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên rừng
- Tài nguyên nước
- Tài nguyên gió
- Lắng nghe.
Hoạt động 1 : Các loại tài nguyên thiên nhiên và tác hại của chúng.
-GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng.
+Chia mỗi nhóm 2HS.
+Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết, quan sát các hình minh họa trang 130, 131 SGK trả lời câu hỏi :
+ Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
+ Loại tài nguyên nào thể hiện trong từng hình minh họa?
+ Nêu ích lợi của từng loại tài nguyên đó.
- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột.
Ví dụ:
Tài nguyên gió
Công dụng
Năng lượng gió làm quay cánh quạt, chạy máy phát điện.
- Gv nhận xét, khen ngợi nhóm HS tích cực hoạt động.
- Hoạt động trong nhóm theo yêu cầu GV
+ HS các nhóm đọc thông tin, quan sát hình minh họa, trả lời câu hỏi. Nhóm trưởng ghi câu trả lời vào giấy.
- HS nối tiếp nhau trình bày, mỗi HS nói về một hình minh họa.
+ Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên.
Hình 1:
+ Tài nguyên gió: Năng lượng gió làm quay cánh quạt, chạy máy phát điện, chạy thuyền buồm.
+ Tài nguyên nước: cung cấp hoạt động sống của người, thực vật, động vật. Năng lượng nước chảy làm chạy máy phát điện, quay bánh xe nước 
+ Tài nguyên dầu mỏ: chế tạo xăng, dầu hỏa, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, các chất làm tơ sợi tổng hợp, 
Hình 2:
+ Tài nguyên năng lượng Mặt Trời:Mặt Trời cung cấp ánh sáng và nhiệt độ cho sự sống trên Trái Đất. Năng lượng Mặt Trời còn có thể tạo ra điện nhờ các nhà máy.
Hình 3: 
+ Tài nguyên dầu mỏ: Dùng để chế tạo ra xăng, dầu hỏa, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, các chất làm ra tơ sợi tổng hợp, 
Hình 4: 
+ Tài nguyên vàng: làm nguồn dự trữ cho ngân sách của Nhà nước, làm đồ trang sức, 
Hình 5: 
+ Tài nguyên đất: là môi trường sống của thực vật, động vật, con người.
Hình 6:
+ Tài nguyên than đá: cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất điện trong các nhà máy nhiệt điện, chế tạo các than cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, 
Hình 7: 
+ Tài nguyên nước: Nước là môi trường sống của thực vật, động vật. Nước phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của con người. Năng lượng nước chảy dùng cho nhà máy thủy điện 
Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên. Con người khai thác sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tự nhiên không phải là vô tận. Do vậy con người phải biết cách khai thác hợp lí để chúng phục vụ cho lợi ích của con người một cách có hiệu quả.
-Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Ích lợi của tài nguyên thiên nhiên .
- GV tổ chức cho HS củng cố được các ích lợi của một số tài nguyên thiên nhiên dưới dạng trò chơi.
- Cách tiến hành:
+ GV viết vào các mảnh giấy nhỏ tên các loại tài nguyên thiên nhiên.
+ Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4HS.
+ Nhóm trưởng lên bốc thăm tên một loại tài nguyên thiên nhiên.
+ Cả lớp trao đổi để vẽ tranh thể hiện lợi ích của tài nguyên thiên nhiên đó.
+ GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ Tổ chức cho HS triển lãm tranh.
+HS chấm chéo nhau theo nội dung: Tranh vẽ và lời thuyết minh.
- GV nhận xét cuộc thi.
Kết luận:
GV khen ngợi những em nắm bài tốt.
NL: Giáo dục bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
BĐ: Giáo dục học sinh biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vùng biển đảo nước ta.
- HS tham gia trò chơi, mỗi nhóm gồm 4 em.
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học trong SGK.
- Về nhà đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị Bài 64
- GV nhận xét tiết học.
 1 HS đọc.
- HS nghe và thực hiện
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 63
BÀI: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 	 - Tiếp tục ôn luyện sử dụng dấu phẩy trong văn viết.
	 Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn ở BT1.
2. Kĩ năng: 
 	- Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được tác dụng của dấu phẩy.
	 Viết được đoạn văn khoảng câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy ở BT2.
3. Thái độ: 
 	 - Giáo dục HS ý thức trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
35’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV viết hai câu văn có dùng các dấu phẩy, gọi HS nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng câu.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Bài học hôm nay các em cùng luyện tập sử dụng dấu phẩy trong câu.
Hát
- HS làm bài trên bảng.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: HS làm bài tập 1,2.
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 1.
- Gọi 1 HS đọc bức thư đầu : Bức thư này là của ai?
- Gọi 1 HS đọc bức thư thứ hai : Bức thư này là của ai?
- Gọi HS đọc thầm lại mẩu chuyện vui Dấu chấm và dấu phẩy, điền dấu chấm và dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong hai bức thư còn thiếu dấu, sau đó viết hoa những chữ đầu câu. GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tập.
- Gọi 1 HS đọc lại mẩu chuyện vui sau đó trả lời về khiếu hài hước của Bớc-na Sô.
+ Chi tiết nào chứng tỏ nhà văn Bớc-na Sô là một người hài hước.
Bài 1
- 1 HS đọc.
- Của anh chàng đang tập viết văn.
- Của nhà văn Bớc-na Sô.
- HS làm bài tập.
- 3HS làm bài 
+ Anh chàng nọ muốn trở thành nhà văn nhưng không biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hoặc lười biếng đến nỗi không đánh dấu câu, nhờ nhà văn nổi tiếng làm hộ và đã nhận được từ Bớc-na Sô một bức thư trả lời có tính giáo dục và lại mang tính hài hước.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi
- Gọi đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn. 
- GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm HS làm bài tốt.
Bài 2
- 1 HS đọc 
- HS làm bài theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả bài làm.
Câu văn
Tác dụng của dấu phẩy
- Tất cả các trò chơi: nhảy dây, kéo co, đuổi bắt đều thể hiện.
- Dưới gốc cây bàng, cười.
- Ở góc sân, mấy bạn nam đang đá cầu.
- Trái cầu xinh xinh, bay qua bay lại.
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi HS nêu tác dụng của dấu phẩy.
- Nhận xét HS.
- Về nhà xem lại kiến thức về dấu hai chấm, chuẩn bị cho bài ôn tập về dấu hai chấm.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN: LỊCH SỬ 
Tiết 32
BÀI: Các làng nghề truyền thống tỉnh Bạc Liêu
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 	- Học Sinh biết được các làng nghề của tỉnh Bạc Liêu. 
2. Kĩ năng: 
 	 - Biết được một số sản phẩm của các làng nghề Bạc Liêu. 
3. Thái độ: 
 	 - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về văn hóa và biết tôn trọng giữ gìn truyền thống văn hóa của tỉnh nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
5’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Kể lại một số di tích lịc sử - văn hóa tỉnh Bạc Liêu.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu các làng nghề của tỉnh chúng ta.
Hoạt động 1.
HS đọc nội dung SGK trả lời câu hỏi.
Nêu tên các làng nghề của tỉnh Bạc Liêu.
Hoạt động 2.
HS đọc nội dung SGK trả lời câu hỏi.
Tìm hiểu sản phẩm các làng nghề của tỉnh Bạc Liêu.
- Làng nghề rèn Ngan Dừa huyện Hồng Dân.
- Làng nghề đan đát truyền thống ấp Mỹ I, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long.
- Làng nghề mộc gia dụng ấp Ninh Thạnh II, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân.
- Làng nghề muối ở huyện Đông Hải.
Kết luận: 
 Làng nghề ở Bạc Liêu mang một nét đặc trưng độc đáo, được hình thành gắn với văn hóa của từng dân tộc. 
4. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại bài học SGK.
- Giáo dục hs biết quý trọng và giữ gìn nét văn hóa truyền thống của ông cha ta. 
 Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập cuối năm.
- Nhận xét tiết học.
HS hát 
 3 HS nhắc lại.
Các làng nghề truyền thống: 
- Làng nghề rèn ở Ngan Dừ , huyện Hồng Dân. Sản phẩm chủ yếu cuốc, cào, dao, búa liềm, hái, cày, bừa, 
- Làng nghề đan đát truyền thống ở ấp Mỹ I, xã Vĩnh Phũ Đông, huyện Phước Long. Sản phẩm là các mặt hàng gia dụng như: Cần xé, mê bồ, nia, xịa, rổ, 
- làng nghề mộc gia dụng ấp Ninh Thạnh II – xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân. 
- Làng nghề muối huyện Đông hải.
Các sản phẩm: 
- Cuốc, cào, dao, búa, liềm, hái, cày, bừa, Mỗi sản phẩm tạo ra đều đạt giá trị về độ sắc, độ bền, và độ dẻo dai rất thích hợp với công việc lao động và tâm lí người tiêu dùng.
- Các mặt hàng gia dụng: Cần xé, mê bồ, thúng, nia, xịa, rổ, Đây là làng nghề đầu tiên được tỉnh công nhận theo Nghị định 66/2006 của chính phủ.
 - Nghề mộc được hình thành lâu đời, chủ yếu cha truyền con nối, từ đời này sang đời khác. Hiện nay được chính quyền địa phương quan tâm đào tạo nghề và đầu tư nguồn vốn, mua sắm thiết bị dụng cụ máy móc.
- Có truyền thống lâu đời. muối Bạc Liêu có độ mặn cao, có màu trắng, ánh xám, không mùi, không vị đắng, khô ráo, chắc xốp, tạo nên sự khác biệt của muối Bạc Liêu so với muối các tỉnh khác.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày tháng năm 2019
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 64
BÀI: Những cánh buồm
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó: rực rỡ, sẽ có, đi mãi, khẽ, trỏ, xa thẳm,...
Hiểu ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
Cả 3 nhóm học sinh trả lời được các câu hỏi trong sgk.
2. Kĩ năng: 
 	 - Đọc trôi chảy, diễn cảm bài, đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha đối với con; 
Ngắt giọng đúng nhịp thơ. Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: 
 	 - Giáo dục HS biết mơ ước về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
3 ’
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS đọc bài Út Vịnh, trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Cho HS quan sát tranh minh họa và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Bài thơ Những cánh buồm thể hiện cảm xúc của một người cha trước những câu hỏi, những lời nói ngây thơ, đáng yêu của con cùng mình đi ra biển.
Hát
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ hai cha con đi dạo bên bờ biển, vừa đi vừa nói chuyện, ngắm nhìn những cánh buồm.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài trong SGK.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp năm khổ thơ, kết hợp luyện đọc các từ ngữ khó:lênh khênh, chắc nịch, chảy đầy vai, trầm ngâm, . . .
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ: rả rích, ánh nắng chảy đầy vai, . . .
- Gọi HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài: giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với tình cảm của người cha với người con.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Những câu thơ nào tả cảnh biển đẹp?
+ Những câu thơ nào tả hình dáng, hoạt động của hai cha con trên bãi biển?
+ Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ.
Giáo viên nhắc học sinh dựa vào những hình ảnh của thơ và những điều đã học về văn tả cảnh để tưởng tượng và miêu tả.
+ Những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của cha và của con trong bài.
+ Nhiều học sinh tiếp nối nhau chuyển những lời nói trực tiếp.
+ Những câu hỏi ngây thơ của con cho thấy con có ước mơ gì?
- Giáo viên: Để nói được ý nghĩ của người cha về tuổi trẻ của mình, về ước mơ của con mình, các em phải nhập vai người cha, đoán ý nghĩ của nhân vật người cha trong bài thơ.
- GV chốt ý, rút ra nội dung của bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
+ Ánh mặt trời rực rỡ biển cát càng mịn, biển càng trong.
+ Bóng cha dài lênh khênh.
Bóng con tròn chắc nịch.
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi 
Cha lại dắt con đi trên cát mịn.
Ánh nắng chảy đầy vai.
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ 
+ Học sinh phát biểu ý kiến.
Sau trận mưa đêm, bầu trời và bãi biển như được gột rửa sạch bóng. Mặt trời nhuộm hồng cả không gian bằng những tia nắng rực rỡ, cát như càng mịn, biển như càng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc