Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 151: PHÉP TRỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Giúp Hs củng cố có kĩ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành.

- Hình thức: cá nhân, nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)

* Mục tíêu: Củng cố về phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân và phân số; tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.

* Cách tiến hành:

- Hãy nêu các thành phần của phép trừ?

- Hãy nêu các tính chất của phép trừ.

- Gv treo bảng phụ tóm tắt các nội dung về phép trừ.

- 1 Hs trình bày lại.

2. Hoạt động luyên tập thực hành:

 *Mục tíêu: Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân để giải toán.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- Hs đọc yêu cầu và thực hiện vào vở.

- 3 Hs làm bài trên bảng phụ.

- Gv nhận xét và chữa bài.

Bài 2:

- Hs đọc yêu cầu.

- 2 Hs làm bài trên bảng lớp, lớp làm bài vào vở.

- Lớp + Gv nhận xét, chữa bài.

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?

- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm sao?

* Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến phép trừ các số.

 

doc 23 trang cuongth97 3190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG 
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 151: PHÉP TRỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp Hs củng cố có kĩ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tíêu: Củng cố về phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân và phân số; tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
* Cách tiến hành:
- Hãy nêu các thành phần của phép trừ?
- Hãy nêu các tính chất của phép trừ.
- Gv treo bảng phụ tóm tắt các nội dung về phép trừ.
- 1 Hs trình bày lại.
2. Hoạt động luyên tập thực hành:
 *Mục tíêu: Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân để giải toán.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- Hs đọc yêu cầu và thực hiện vào vở.
- 3 Hs làm bài trên bảng phụ.
- Gv nhận xét và chữa bài.
Bài 2:
- Hs đọc yêu cầu.
- 2 Hs làm bài trên bảng lớp, lớp làm bài vào vở.
- Lớp + Gv nhận xét, chữa bài.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm sao?
* Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến phép trừ các số.
Bài 3:
- Hs đọc yêu cầu, cả lớp làm bài vào vở. 
- 1 Hs lên bảng làm bài.
- lớp + Gv nhận xét chữa bài.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành
Trò chơi: “Tìm số bí mật”
Điền số còn thiếu vào ô trống:
-?
 + 0, 724	 + 1 / 2 - 0,5
1, 276	 2
- Nhận xét tiết học.
- Hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 152: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp Hs Củng cố về phép cộng và phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân và phân số.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Vận dụng thành thạo các kĩ năng thực hành tính để giải toán.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv: Bảng phụ. 
- Hs: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Củng cố thực hiện phép cộng và phép trừ
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Hs nêu yêu cầu bài toán.
- Hs làm bài.
- 2 Hs làm trên bảng phụ.
- Hs đọc bài và chữa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
2. Hoạt động Luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng vận dụng tính chất của phé cộng và phép trừ để tính bằng cách thuận lợi.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2:
- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- 4 Hs làm vào bảng phụ - Lớp làm vào tập.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài tập 3: Giảm bài tập này cho hs trung bình, yếu
- Hs đọc yêu cầu và nêu tóm tắt bài toán.
- Hs trao đổi nhóm đôi để làm bài.
- 1 Hs thực hiện trên bảng lớp.
- Cả lớp làm vào vở.
- Lớp + Gv chữa bài.
Thay bài 3 cho hs trung bình, yếu
A 26,12+ 23,2 x 4,5
B 456,15 - 12,3 + 15,6
C 7,8 x 12,3 + 2,2 x 12,3
Câu dành cho học sinh giỏi: Cho A = 90,82: ( x-5,4) + 9,18
Tính giá trị của A khi x= 7,4
b) Tìm x để A là số bé nhất có 3 chữ số.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: 
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 153: PHÉP NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp Hs củng cố về phép nhân các số tự nhiên, các số thập phân và phân số; các tính chất của phép nhân.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Vận dụng thành thạo các kĩ năng thực hành phép nhân các số để giải toán.
3. Phẩm chất:
- Yệu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv: Bảng phụ
- Hs: Bảng con ,Sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Giúp hs nắm lại các kiến thức về phép nhân các số.
* Cách tiến hành:
- Hãy nêu các thành phần của phép nhân.
- Phép nhân có những tính chất gì?
- Gv treo bảng phụ ghi săn các tính chất của phép chia.
- Một Hs hệ thống lại.
2. Luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng vận dụng tính chất của phép cộng và phép trừ để tính bằng cách thuận lợi.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Hs đọc yêu cầu của BT.
- Hs làm bài vào vở.
- 3 Hs làm bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
- Hs nêu cách thực hiên phép nhân số tự nhiên, phân số hoặc số thập phân. 
- Hs so sánh các phép nhân.
Bài tập 2: 
- Hs suy nghĩ và trả lời lần lượt theo dãy kết quả các phép tính.
- 2 Hs lần lượt đọc chữa bài.
- Gv nhận xét và kết luận.
- Muốn nhân nhẩm một số với 10, 100, 1000, ta làm như thế nào?
Bài tập 3:
- Hs làm bài vào vở.
- 2 Hs làm bài trên bảng phụ.
- Lớp + Gv chữa bài.
- Hs nêu các tính chất đã sử dụng trong bài toán.
Bài tập 4:Giảm bài 4 cho hs trung bình, yếu
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs nêu tóm tắt bài toán.
- Cả lớp làm vào vở; 1Hs lên làm bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét chữa bài.
Thay bài 4 cho hs trung bình, yếu
- Quãng đường AB dài 50 km, một người đi trong 2 giờ 30 phút. Tính vận tốc của người đó.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- Hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 154: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố về phép nhân và ý nghĩa phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân; cách tính giá trị biểu thức.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tính toán nhanh và vận dụng thành thạo kĩ năng thực hành phép nhân các số để giải toán.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, SGV, bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được ý nghĩa phép nhân và tính giá trị biểu thức
* Cách tiến hành:
- HS nhắc lại cách tính giá trị của thức
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
Bài tập 1:
- Hs đọc yêu cầu BT.
- Hs làm vào vở.
- Một vài Hs đọc kết quả bài toán.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
Bài tập 2: 
- Hs làm bài vào vở.- 2 Hs làm bảng phụ.
- Gv nhận xét và kết luận.
- Muốn tính giá trị biểu thức ta làm sao?
- So sánh sự giống và khác nhau của hai biểu thức trên.
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được kĩ năng giải toán
* Cách tiến hành:
Bài tập 3:Giảm bài 3 cho hs trung bình, yếu
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs nêu tóm tắt bài toán.
- 1 Hs làm bảng phụ, Lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét và chữa bài. 
- Muốn tìm phần trăm của một số ta làm như thế nào?
Thay bài 3 cho hs trung bình ,yếu
6 giờ 20 phút + 45phút x 3
9 giờ 2 phút - 3 giờ 12 phút x 2
10 giờ 5 phút : 5 + 2 giờ 8 phút
Bài toán 4:
- Hs đọc bài toán.
- GV giúp Hs hiểu được yêu cầu của bài toán.
- Hs trao đổi nhóm đôi để tìm đáp số.
- Hs làm bài vào vở, 1 Hs làm bài trên bảng phụ.
- Nhận xét, kết luận.
3. Vận dụng trải ghiệm:
- Học sinh nhắc lại các dạng toán vừa ôn
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà ôn lại các kiến thức vừa học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 155: PHÉP CHIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp Hs củng cố về phép chia các số tự nhiên, các số thập phân và phân số; phép chia hết và phép chia có dư.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Vận dụng thành thạo các kĩ năng thực hành phép chia các số để giải toán.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, thẻ từ.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được các kiến thức về phép chia các số.
* Cách tiến hành:
- Hãy nêu các thành phần của phép chia hết và phép chia có dư.
- Phép chia có những tính chất gì?
- Gv treo bảng phụ ghi sẵn các tính chất của phép chia.
- Một Hs hệ thống lại.
2. Hoạt động luyện tập thực hành: 
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được các kiến thức về phép chia các số.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Hs đọc yêu cầu của BT và phân tích mẫu.
- Hs làm bài vào vở.
- 4 Hs làm bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
- Muốn tìm số bị chia trong phép chia hết và phép chia ta làm như thế nào?
Bài tập 2: 
- Hs làm bài vào vở.
- 2 Hs lần lượt đọc chữa bài.
- Gv nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu Hs nêu cách chia hai phân số.
Bài tập 3:
- Hs trao đổi nhóm đôi trình bày.
- Đại diện một số nhóm nêu kết quả và giải thích cách làm.
- Muốn chia một số cho 0,1; 0,01; ta làm sao?
- Muốn chia một số cho 0,25 hoặc chia cho 0,5 ta làm sao?
Bài tập 4:
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào vở; 1Hs lên làm bảng phụ.
- Nhận xét và chữa bài. 
Câu hỏi dành cho hs giỏi: 
Tìm x: ( 21x 12-x-0,75):0,25=100 : 0,25
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà ôn lại các kiến thức vừa học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 61: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện. Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
3. Phẩm chất:
- Cảm phục một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
-Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu cần đạt
Hoạt động hình thành kiến thức:
 Hoạt động 1: luyện đọc 
* Mục tiêu: rèn đọc cho hs lưu loát hơn 
* Cách tiến hành :
- Hs khá, giỏi đọc toàn bài.
- Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn. 
 + Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách sung chạy rầm rầm.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gv kết hợp giúp Hs đọc đúng những từ ngữ khó hoặc dễ lẫn, hiểu nghĩa những từ ngữ được chú giải sau bài.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 Hs đọc lại toàn bộ bài.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài
 Hoạt động 2: Tìm Hiểu bài. 
* Mục tiêu: Giúp Hs trả lời tốt các câu hỏi của bài nhằm hiểu nội dung bài
* Cách tiến hành:
- Hs đọc thầm từng đoạn trả lời lần lượt từng ý sau:
 + Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
 + Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
 + Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
 + Vì sao Út muốn được thoát li?
 + Câu hỏi dành HSG: Qua hình ảnh chị út ,em thấy người phụ nữ Việt Nam như thế nào trong thời kì chiến tranh?
- Nhận xét từng câu trả lời nhận xét, chốt đáp án.
- Rút nội dung chính bài đọc
- Hs đọc lại, chép vào vở
3. Luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Giúp các em thể hiện cảm xúc của từng nhân vật trong bài
* Cách tiến hành:
- Gv mời 3 Hs tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn của bài. Gv hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung của từng đoạn..
- Gv hướng dẫn Hs đọc một đoạn tiêu biểu “Anh lấy từ mái nhà xuống Không biết giấy gì.”.
- Trình tự hướng dẫn:
+ Gv đọc mẫu .
+ Từng tốp 3 Hs luyện đọc.
+ Một vài Hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hd
* Cách tiến hành:
- Hãy nêu ý nghĩa bài văn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà luyện đọc diễn cảm bài văn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 62: BẦM ƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đọc diễn cảm, lưu toàn bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện tình cảm yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
3. Phẩm chất:
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS:SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
 *Mục tiêu :Rèn kĩ năng đọc hiểu
 * Cách tiến hành:
HS đọc một đoạn tự chọn trong bài Công việc đầu tiên + trả lời câu hỏi về nội dung bài.
1HS đọc cả bài + nêu nội dung bài.
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: luyện đọc
* Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
* Cách tiến hành:	
- Hs khá, giỏi đọc toàn bài.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- Hs đọc phần chú giải từ ngữ sau bài.
- Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Gv kết hợp hướng dẫn Hs đọc các từ được chú giải trong bài, giúp các em sửa lỗi về phát âm, cách đọc, cách nghỉ, cách ngắt giọng cho Hs. 
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 Hs đọc lại toàn bộ bài.
- Gv đọc diễn cảm bài thơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Giúp Hs hiểu được nội dung bài qua các câu hỏi
* Cách tiến hành:
- Hs thảo luận theo nhóm, cùng đọc thầm và đọc lướt bài để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
- Các câu hỏi thảo luận nhóm:
Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên long mẹ?
Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
- Nhận xét
- Hs rút nội dung chính, Gv chốt, Hs nhắc lại
3. Luyện tập thực hành:
* Mục tiêu:Giúp hs đọc bài hay và lưu loát hơn
* Cách tiến hành:
- Hs tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. Gv kết hợp hướng dẫn Hs tìm đúng giọng đọc của từng đoạn.
- Gv hướng dẫn Hs đọc diễn cảm 2 đoạn đầu “Ai về thăm mẹ quê ta Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”.
Trình tự hướng dẫn:
+ Gv đọc mẫu .
+ Từng tốp Hs luyện đọc diễn cảm.
+ Một vài Hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Hs nhẩm HTL từng đoạn, cả bài thơ.
- Hs thi đọc thuộc lòng trước lớp.
 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Hs nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu Hs về nhà tiếp tục HTL.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 31: TÀ ÁO ĐÀI VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng chính tả 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; và kỉ niệm chương
3. Phẩm chất:
- Rèn tính cẩn thận và yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài viết và nắm quy tắc chính tả 
* Cách tiến hành:
- Một Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv đọc bài chính tả Tà áo dài Việt Nam. Hs theo dõi trong SGK.
- Yêu cầu Hs nêu nội dung của bài chính tả.
- Hs đọc thầm bài chính tả. Gv nhắc Hs chú ý những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- Gv nhắc nhở tư thế ngồi viết.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
Hoạt động1: Nghe-Viết chính tả
* Mục tiêu: Nghe - viết đúng chính tả 
* Cách tiến hành:
- Gv đọc từng cụm từ, Hs viết chính tả.
- Gv đọc lại bài chính tả, Hs soát lỗi.
- Gv chấm chữa 7 – 10 bài. Trong khi đó, từng cặp Hs đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Gv nêu nhận xét chung.
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả:
* Mục tiêu: Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; và kỉ niệm chương.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: 
- Một Hs đọc nội dung của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs làm bài vào vở - 1 Hs làm trên bảng phụ.
- Hs phát biểu ý kiến. Gv nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
Bài tập 3: 
- 1 Hs đọc nội dung BT.
- Gv giúp Hs hiểu yêu cầu BT.
- 1 Hs đọc lại tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương được in nghiêng trong bài.
- Hs làm bài vào vở - 3 – 4 Hs làm bài vào bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 31: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hs kể câu chuyện phải có ý nghĩa giáo dục
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phát triển kĩ năng nói: Hs kể lại được rõ ràng, tự nhiên một câu chuyện có ý nghĩa nói về việc làm tốt của một bạn. Biết trao đổi với các bạn về nhân vật trong truyện, trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm của nhân vật.
- Rèn kỹ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Phẩm chất:
Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách kể chuyện
- HS: Nội dung các câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Hs kể lại được rõ ràng, tự nhiên một câu chuyện có ý nghĩa nói về việc làm tốt của một bạn.
* Cách tiến hành:
- 1 Hs đọc 2đề bài. Gv yêu cầu Hs phân tích đề - gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp
- 4 Hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng 4 gợi ý.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc kĩ gợi ý cho đề các em đã chọn.
- Gv kiểm tra dàn ý mà các em đã chuẩn bị ở nhà.
- Một số Hs giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
- Mỗi Hs lập nhanh dần ý cho câu chuyện của mình.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Hs kể lại được rõ ràng, tự nhiên một câu chuyện có ý nghĩa nói về việc làm tốt của một bạn. Biết trao đổi với các bạn về nhân vật trong truyện, trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm của nhân vật.
* Cách tiến hành:
HĐ1: KC theo nhóm
Từng cặp Hs dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Gv tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn.
HĐ2:Thi KC trước lớp
- Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện.
- Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp + Gv nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, bạn KC hấp dẫn nhất trong tiết học.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu Hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn Hs xem trước tiết kể chuyện tuần sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 61: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Mở rộng, làm giàu vốn từ thuộc chủ điểm Nam và nữ. Cụ thể: Biết những từ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của Nam, những từ chỉ những phẩm chất quan trọng của nữ. Giải thích được nghĩa cùa các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một ngưới Nam, một người Nữ cần có.
- Điều chỉnh: Không làm bt 3.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. 
3. Phẩm chất:
- Xác định được thái độ đứng đắn: không coi thường phụ nữ.
- Tôn trọng giới tính của bạn, không phân biệt giới tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv: Từ điển tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học.
- Hs: SGK, vở Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
 * Mục tiêu:Ôn tập về dấu phẩy
 * Cách tiến hành:.
 - 2 HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy theo bảng tổng kết ở bài tập 1
 (Tiết ôn tập về dấu phẩy).
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu:Mở rộng vốn từ: Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- 1 Hs đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs làm vào vở, 1 Hs làm bảng phụ.
- Hs phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi.
- Lớp + Gv nhận xét, kết luận.
Bài tập 2:
- 1 Hs đọc nội dung BT
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung BT.
- Gv gợi ý cho Hs cách làm bài.
- Hs phát biểu ý kiến.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- Hs nhẩm học thuộc long các câu tục ngữ.
- Hs thi đọc thuộc lòng.
3. Hoạt động vận dụng trải ngiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
___________________________
Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 62: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu phẩy) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dung dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy.
- Điều chỉnh: Bỏ bài 1, thay bằng bài: Viết đoạn văn khoảng 4- 5 câu về một quyển sách hoặc bộ phim, trong đó có sử dụng dấu phẩy
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trọng khi sử dụng dấu phẩy.
3. Phẩm chất:
- Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ
- Hs: SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
*Mục tiêu: HS nắm được tác dụng của dấu phẩy.
* Cách tiến hành:
Nêu tác dụng của dấu phẩy.
Tìm ví dụ nói về tác dụng của dấu phẩy :
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách các vế trong câu ghép.
 2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dung dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2:
- 1 Hs đọc nội dung BT2 - Cả lớp đọc thầm lại nội dung BT2.
- Gv nhấn mạnh yêu cầu của BT - Gv hướng dẫn cho Hs cách làm bài.
- Cả lớp đọc thầm lại bài và làm bài vào vở – 2Hs làm vào bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- 1 – 2 Hs đọc lại mẩu chuyện.
- Hs nói nội dung của mẩu chuyện.
Bài tập 3:
- Hs đọc yêu cầu của BT.
- Gv gợi ý giúp Hs hiểu rõ yêu cầu của BT.
- 2 Hs làm bài trên bảng phụ - Lớp làm vào vở.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 – 2 Hs đọc lại đoạn văn đúng.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành
- Một số Hs nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy. Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
_________________________
Ngày dạy: / / 
Môn : Tập làm văn
Tiết 61 : ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.
 2. Năng lực:Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó.
Phẩm chất: Biết nêu những việc làm để bảo vệ môi trường xung quanh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: :
Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 1. Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
- HS nhắc lại cấu tạo ủa bài văn tae cảnh
 2. Hoạt động luyện tập thực hành:
Mục tiêu : Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó. Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.
Bài 1 : Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong học kì I. Trình bày dàn ý của một trong những bài văn đó.
1HS đọc yêu cầu bài tập.
HS nêu yêu cầu của bài tập.
HS trao đổi cặp (GV chia lớp thành hai dãy).
Dãy A : Liệt kê những bài văn (đoạn văn) tả cảnh đã học từ tuần 1 – 5.
Dãy B : Liệt kê những bài văn (đoạn văn) tả cảnh đã học từ tuần 6 – 11.
HS làm vở – 2 HS làm bảng phụ.
2 HS làm bảng phụ tiếp nối nhau trình bày.
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung – GV chốt lời giải đúng. 
Dựa vào bảng liệt kê, mỗi HS tự chọn, viết lại thật nhanh dàn ý của một trong các bài văn đã học hoặc đề văn đã chọn.
HS tiếp nối nhau trình bày dàn ý một bài văn. 
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2 : Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
1HS đọc yêu cầu bài tập.
Cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi :
Bài văn tả cảnh buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?
Tìm những chi tiết cho ta thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá đi!” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả?
HS phát biểu ý kiến – Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
GDBVMT: Để thành phố mình thêm đẹp, mỗi chúng ta cần làm gì?
3.Hoạt đông vận dụng trải nghiệm:
Nhận xét tiết học.
Dặn dò : Đọc trước nội dung tiết Ôn tập tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 62: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong HK I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ
- HS: Một số bài văn tả cảnh ở học kì 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
 *Mục tiêu :Nắm được cách lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh.
- HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I 
(BT 1 – tiết Tập làm văn trước)
2. Hoạn động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong KH I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó.
* Cách tiến hành:
Bài 1 : Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau.
Chọn đề bài :
1HS đọc yêu cầu bài tập.
GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học theo lời dặn của GV (chọn cảnh để quan sát, lập dàn ý).
Một số HS nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý :
1 HS đọc gợi ý 1, 2/SGK.
Dựa vào gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn vào vở– 4 HS làm 4 đề khác nhau vào bảng phụ.
4 HS làm bảng phụ tiếp nối nhau trình bày.
Cả lớp và GV nhận xét, hoàn chỉnh các dàn ý.
Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
Bài 2 : Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý.
1HS đọc yêu cầu bài tập.
HS trao đổi nhóm 4: Từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm. GV nhắc HS trình bày sát theo dàn ý, ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
Đại diện các nhóm thi trình bày bài văn trước lớp.
Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt.
Cả lớp và GV bình chọn người trình bày hay nhất.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: Nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành: 
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài và chuẩn bị bài của tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
_________________________
Ngày dạy: / / 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 31: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tt)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
1. Kiến thức:
- Có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục BVMTTP: Tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. 
- Tham gia giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh ảnh minh họa
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về mỏ than, dầu mỏ, rừng cây 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.
* Cách tiến hành: 	
- Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người?
- Chúng ta cần phải làm gì đẻ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- Nêu ghi nhớ
- Nhận xét - GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
HĐ1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên.
- HS đọc BT2 - HS giới thiệi tranh ảnh đã sưu tầm về tài nguyên thiên nhiên mà mình biết – Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiện, hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
HĐ2: HS làm BT4/SGK.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm ( 6 nhóm – mỗi nhóm/1 câu ).
- Từng nhóm thảo luận – Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung - GV nhận xét, kết luận:
+ Các việc ở câu a, d, e là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Các việc ở câu b, c, d không phải là việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- GV giáo dục: Cần sử dụng hợp lý tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến môi t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc