Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương
TOÁN
Tiết 141: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tt)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức cơ bản của phân số: khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Đọc, viết phân số; tính chất bằng nhau của phân số; so sánh phân số
3. Phẩm chất:
- Tập trung và hứng thú với tiết học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, hệ thống câu hỏi để học sinh rung chuông vàng.
- HS: SGK, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
- HS cùng nhảy theo một điệu nhạc.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Củng cố khái niệm về phân số.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho cả lớp rung chuông vàng.
- GV chiếu nội dung câu hỏi, học sinh suy nghĩ và chọn đáp án, viết vào bảng con. Khi nghe hiệu lệnh hết giờ, HS giơ bảng.
- GV quan sát và chỉnh sửa kịp thời những đáp án sai.
TUẦN 29 Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bây nhiêu. Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 141: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố các kiến thức cơ bản của phân số: khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Đọc, viết phân số; tính chất bằng nhau của phân số; so sánh phân số 3. Phẩm chất: - Tập trung và hứng thú với tiết học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, hệ thống câu hỏi để học sinh rung chuông vàng. - HS: SGK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) - HS cùng nhảy theo một điệu nhạc. 2. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Củng cố khái niệm về phân số. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho cả lớp rung chuông vàng. - GV chiếu nội dung câu hỏi, học sinh suy nghĩ và chọn đáp án, viết vào bảng con. Khi nghe hiệu lệnh hết giờ, HS giơ bảng. - GV quan sát và chỉnh sửa kịp thời những đáp án sai. Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy là: B. C. D. Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy, số viên bi có màu: Nâu B. Đỏ C. Xanh D. Vàng Câu 3: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau: ; ; ; ; ; Câu 4: Viết các phân số ; ; theo thứ tự từ bé đến lớn. Câu 5: Viết các phân số ; ; theo thứ tự từ lớn đến bé. Câu 6: Tìm a biết: là số tự nhiên. - GV dựa vào thực tế của lớp để giảm bớt một số câu hỏi hoặc cho thêm câu hỏi phụ để tìm ra học sinh xuất sắc. 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập sau: Tìm a biết: là số tự nhiên. b) = - Học sinh trình bày kết quả và cách làm trước lớp. - GV nhận xét, kết luận và hướng dẫn kĩ cho cả lớp cách tìm a. - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs về nhà vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức về số thập phân. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 142: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố về khái niệm, cách đọc, viết, so sánh số thập phân. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ - Rèn kỹ năng tính đúng. Vận dụng thành thạo các kiến thức trên để giải toán. 3. Phẩm chất: - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Bảng phụ, sơ đồ tư duy mẫu. - Hs: Bảng con, sơ đồ tư duy III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: Củng cố khái niệm, cách đọc, viết và so sánh số thập phân. Vận dụng thành thạo các kiến thức trên để giải toán. * Cách tiến hành: - Học sinh trình bày sơ đồ tư duy của mình đã vẽ ở nhà trước lớp - Lớp nhận xét về hình thức trình bày và nội dung thể hiện trên sơ đồ. - GV kết luận. Sư đồ tư duy phải thể hiện đủ các kiến thức liên quan đến số thập phân. - Ví dụ minh họa: SỐ THẬP PHÂN 2. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để làm bài tập. * Cách tiến hành: Bài tập 1: Thảo luận cặp đôi - Hs nêu yêu cầu bài toán. - HS làm việc cặp đôi, độc các số thập phân và nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số: 63,42 ; 99,99 ; 81,325 ; 7,081. - Gv hỏi một vài em để kiểm tra. Bài tập 2: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. - GV chiếu yêu cầu của bài tập 2. - Học sinh thi làm vào bảng con. Viết số thập phân có: Tám đơn vị, sáu phần mười, năm phần trăm . 8, 65 Bảy mươi hai đơn vị, bốn phần mười, chín phần trăm, ba phần nghìn. 72,493 Không đơn vị, bốn phần trăm. 0,04 Bài tập 4: - Hs đọc đề bài. Hs trao đổi nhóm đôi để làm bài. - Hai nhóm làm bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở. - Một Hs đọc bài làm của mình. Gv nhận xét và chữa bài. - Gv khuyến khích để Hs nêu lại được cách viết phân số, hỗn số thành số thập phân. 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Hs nhắc lại cấu tạo của số thập phận, cách đọc, viết số thập phân - Nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà hoàn thành sơ đồ tư duy về số thập phân. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 143: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Ôn tập về: + Viết các số thập phân, các phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm. + Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. + Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ - Thực hành giải toán. 3. Phẩm chất: - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Bảng phụ - Hs: Bảng con ,Sgk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) Lớp hát theo nhạc Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Củng cố cách viết số thập phân, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân, so sánh số thập phân. * Cách tiến hành: Bài tập1. - Hs nêu yêu cầu bài tập1. - Hs làm bài - Hai Hs lên bảng làm bài. - Lớp + Gv nhận xét và chữa bài. - Hs nêu cách viết phân số hoặc số thập phân dưới dạng phân số thập phân. Bài tập 2: * Mục tiêu: Củng cố cách viết số thập phân duới dạng tỉ số phần trăm * Cách tiến hành: - HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài. - 1 Hs làm vào bảng phụ - Lớp làm vào tập. - Nhận xét và chữa bài. Bài tập 3: * Mục tiêu: Củng cố cách viết số thập phân, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ sốphần trăm; viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân, so sánh số thập phân. * Cách tiến hành: - HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài. - 1 Hs lên bảng làm bài – Lớp làm vào vở. - 1 – 2 Hs đọc miệng bài làm. - Yêu cầu Hs nêu cách đổi phân số ra số thập phân. - Nhận xét và so sánh cách làm, chữa bài. Bài tập 4: * Mục tiêu: Củng cố cách viết số thập phân, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân, so sánh số thập phân. * Cách tiến hành: - Hs đọc đề bài. - Hs trao đổi nhóm đôi để làm bài. - Hai nhóm làm bảng phụ. - Cả lớp làm bài vào vở. - Một Hs đọc bài làm của mình. - Gv nhận xét và chữa bài. Bài tập 5: - Hs đọc đề bài toán. - Hs làm bài vào vở. - Một số Hs nêu các câu trả lời và giải thích. - Gv gợi ý để Hs khái quát và nêu kết luận. 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Hs về nhà chuẩn bị giấy A4, bút màu để tiết sau vẽ sơ đồ tư duy về đại lượng. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 144: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Sau khi học cần nắm: Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng trong bảng. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Cách viết đo khối lượng, các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân. Vận dụng thành thạo các kiến thức trên để giải các bài toán có liên quan. 3. Phẩm chất:- Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, SGV, bảng phụ, bảng đơn vị đo khối lượng và độ dài, sơ đồ tư duy mẫu. - HS: SGK, bảng con, giấy A4, bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) - HS cùng nhảy theo một điệu nhạc. 2. Hoạt động hình thành KT * Mục tiêu: Nhớ lại những kiến thức liên quan đến đại lượng. * Cách tiến hành: - Học sinh tiến hành vẽ sơ đồ tư duy. - Một vài học sinh trình bày sản phẩm trước lớp. - Lớp nhận xét về hình thức trình bày và nội dung thể hiện trên sơ đồ. - GV kết luận. Sư đồ tư duy phải thể hiện đủ các kiến thức liên quan đến số thập phân. - Ví dụ minh họa: 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng, cách viết các số đo độ dài vào số đo khối lượng dưới dạng số thập phân, cách viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. * Cách tiến hành: Bài tập 1: - Hs làm bài vào vở. Hai Hs làm bảng phụ. - Lớp + Gv nhận xét, chốt lại bài giải đúng. - Yêu cầu Hs đọc các đơn vị đo độ dài hoặc đơn vị đo khối lượng trong bảng, trả lời các câu hỏi trong phần c). Bài tập 2: Trò chơi đố bạn - Hs làm cá nhân vào vở trong 2 phút. - GV tổ chức cho học sinh đố nhau. 1km = m 1kg = g 1 tấn = kg 1m = km 1 g = kg 1 kg = tấn - GV nhận xét và kết luận, giúp Hs khắc sâu những kiến thức về quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng thông dụng, thường gặp. Bài tập 3: - Hs nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp làm vào vở; Hai Hs lên bảng làm. - Nhận xét và chữa bài. a) 1827m = 1km827m = 1,827km. 702m = 0km702m = 0,720. b) 34dm = 3m4dm = 3,4m. 786cm = 7m86cm=7,86m. 408cm = 4m8cm = 4,08m c) 6258g = 6kg 258g = 6,258kg 2056g = 2kg65g = 2,065kg. 8047kg = 8 tấn 47kg = 8,047 tấn. 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs về nhà hoàn thành sư đồ tư duy và dán vào góc học tập. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 145: ÔN TẬP VỀ SỐ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố và ôn tập cách viết số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân; mối quan hệ giữa một số đơn vị đo dộ dài và đơn vị đo khối lượng thong dụng. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Giúp Hs rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến số đo độ dài và số đo khối lượng. 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, thẻ từ. - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) - HS cùng nhảy theo một điệu nhạc. 2. Hoạt động luyện tập thực hành: Hoạt động 1: Ôn tập và củng cố về cách viết số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân. * Mục tiêu: Ôn tập và củng cố về cách viết số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân. * Cách tiến hành: Bài tập 1: - Hs đọc yêu cầu của BT. - Hs thảo luận cặp đôi và làm bài vào vở. - Hai Hs lên bảng làm. - Lớp + Gv nhận xét, chốt lại bài giải đúng. a) 4km382m = 4,382km 2km 79m = 2,079km 700m = 0,7km 7m4dm = 7,4m 5m9cm = 5,09m 5m75mm = 5,075m Bài tập 2: - HS suy nghĩ và làm việc độc lập vào vở. - Yêu cầu Hs so sánh cách viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - 2 HS lên bảng làm, lớp nhận xét, đối chiếu kết quả. a) 2kg350g = 2,35kg 1kg65g = 1,065kg 8 tấn760kg = 8,76 tấn 2 tấn 77kg = 2,077 tấn Hoạt động 2: Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng. * Mục tiêu: Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng. * Cách tiến hành: - Hoạt động theo nhóm (6 hs /nhóm) - Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu bài toán và làm việc độc lập trong 2 phút, viết kết quả vào ô mang số của mình. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất kết quả của nhóm mình, sau đó trình bày vào giữa tấm khăn trải bàn. - Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét và đặt câu hỏi thắc mắc nếu có. - Gv đánh giá kết luận. 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: Vận dụng KT vừa ôn làm bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: Bài tập 3: (Nhóm 1,2,3) Bài tập 4: (Nhóm 4,5,6) - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs về nhà ôn lại các kiến thức vừa học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TẬP ĐỌC Tiết 57: MỘT VỤ ĐẮM TÀU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy từng bài, đọc đúng các từ phiên âm từ nước ngoài như: Li– vơ – pun, Ma – ri – ô, Giu – li – ét – ta. - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tình bạn trong sáng đẹp đẽ giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, đức hi sinh, tấm lòng cao thượng vô hạn của cậu bé Ma-ri-ô. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể cảm động, phù hợp với những tình tiết bất ngờ của chuyện. 3. Phẩm chất: - Biết quý trọng tình bạn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV:Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1.Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) - HS hát theo nhạc Hoạt động hình thành kiến thức mới: Họat động 1: Luyện đọc * Mục tiêu: luyện đọc cá nhân, chú ý hs hay phát âm sai * Cách tiến hành: - Hs khá, giỏi đọc toàn bài. - Hs quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Gv hướng dẫn Hs đọc các tên riêng nước ngoài. - Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn. + Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng. + Đoạn 2: Từ Đêm xuống băng cho bạn. + Đoạn 3: Từ Cơn bão dữ dội Quang cảnh thật hỗn loạn. + Đoạn 4: Từ Ma – ri – ô đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng. + Đoạn 5: Phần còn lại. - Gv kết hợp giúp Hs đọc đúng những từ ngữ khó hoặc dễ lẫn, hiểu nghĩa những từ ngữ được chú giải sau bài. - Hs luyện đọc theo cặp. - 1, 2 Hs đọc lại toàn bộ bài. - Gv đọc diễn cảm toàn bài Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. * Mục tiêu: giúp Hs hiểu nội dung của bài. * Cách tiến hành: - Hs thảo luận theo nhóm, cùng đọc thầm và đọc lướt bài để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng. - Các câu hỏi thảo luận nhóm: VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA - Học sinh thảo luận nhóm: Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma – ri – ô và Giu – li – ét – ta. Nhóm 2: Giu – li – ét – ta chăm sóc Ma – ri – ô như thế nào khi bạn bị thương? Nhóm 3: Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? Nhóm 4: Ma – ri – ô phản ứng như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu? Nhóm 5: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma – ri – ô nói lên điều gì về cậu? Nhóm 6: Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện? VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP - Chia nhóm mới theo màu sắc. Câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất. - HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm. GV nhận xét. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Hoạt động 1: Đọc diễn cảm * Mục tiêu: Giúp Hs đọc bài tốt hơn thể hiện được tình cảm trong lời văn * Cách tiến hành: - Gv mời 5 Hs tiếp nối nhau đọc lại 5 đoạn của bài. Gv hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung của từng đoạn.. - Gv hướng dẫn Hs đọc một đoạn tiêu biểu “Từ Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống “Vĩnh biệt Ma – ri – ô!””. - Trình tự hướng dẫn: + Gv đọc mẫu . + Từng tốp 3Hs luyện đọc. + Một vài Hs thi đọc diễn cảm trước lớp. - Hs thi đọc - Nhận xét 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Hãy nêu ý nghĩa bài văn. - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs về nhà luyện đọc diễn cảm bài văn. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / CHÍNH TẢ (Nhớ – viết) Tiết 29: ĐẤT NƯỚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nhớ – viết đúng ở khổ thơ cuối của bài thơ Đất nước, nhớ quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. 3. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. - HS: SGK, vở BT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) HS nhắc lai quy tắc viết hoa- GTB Hoạt động hình thành kiến thức * Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhớ nội dung bài viết, viết đúng bài theo yêu cầu * Cách tiến hành: - Một Hs đọc yêu cầu của bài. Một Hs xung phong đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước. Cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét. - Cả lớp đọc thầm lại 3 khổ thơ cuối trong SGK để ghi nhớ. - Gv nhắc các em chú ý cách trình bày các khổ thơ, những chữ dễ viết sai chính tả. - Hs gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ, tự viết bài. - Gv chấm chữa 7 – 10 bài. Trong khi đó, từng cặp Hs đổi vở soát lỗi cho nhau. - Gv nêu nhận xét chung. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa tên, các từ huân chương, danh hiệu, giải thưởng. * Cách tiến hành: Bài tập 2: - Một Hs đọc nội dung của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS thảo luận nhóm, gạch dưới các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng. Suy nghĩ kĩ về cách viết hoa các cụm từ đó. - Hs phát biểu ý kiến. Gv nhận xét chốt lại ý kiến đúng. Bài tập 3: KT: Khăn trải bàn: - Hoạt động theo nhóm (4 hs/nhóm). Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu bài tập và làm việc độc lập trong 2 phút, viết lại tên các danh hiệu có trong đoạn văn cho đúng. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất kết quả của nhóm mình, sau đó trình bày vào giữa tấm khăn trải bàn. - Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét và đặt câu hỏi thắc mắc nếu có. Gv đánh giá kết luận. + Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: Nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) Ngày dạy: / / KỂ CHUYỆN Tiết 29: LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh hoạ. Học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi vừa xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục. 3. Phẩm chất: - Không nên coi thường các bạn nữ. Nam nữ đều bình đẳng ví đều có khả năng như nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh trong chuyện trong SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) - Học sinh lên kể lại một câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam cho lớp nghe. - Lớp nhận xét. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: Nghe kể chuyện và tìm hiểu nội dung câu chuyện. * Cách tiến hành: - Gv kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi. (2 – 3 lần) - Gv kể lần 1, Hs nghe. Kể xong, giải nghĩa những từ khó và viết lên bảng tên của các nhân vật trong truyện. - Gv kể lần 2: Gv kết hợp vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ. - Hs vừa nghe Gv kể vừa quan sát tranh. - Hướng dẫn Hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Một Hs đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện, Gv hướng dẫn Hs thực hiện lần lượt từng yêu cầu. a) Yêu cầu 1: - 1 Hs đọc lại yêu cầu 1. 3. Hoạt đôngh luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Hs kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và kể lại được toàn chuyện theo lời một nhân vật * Cách tiến hành: - Hs quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ. - Hs tập kể chuyện theo cặp. Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Hs kể chuyện trước lớp (kể từng đoạn câu chuyện theo tranh) - Gv góp ý, bổ sung, những Hs kể tốt. b) Yêu cầu 2, 3. - 1 Hs đọc lại yêu cầu 2 và 3. - Gv giải thích để Hs năm được yêu cầu. - Gv mời 1 Hs khá, giỏi lên làm mẫu. - Từng Hs tập “nhập vai” từng nhân vật tập kể lại câu chuyện với bạn bên cạnh. - Hs trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, về bài học mình rút ra. - Hs thi kể chuyện trước lớp. - Lớp + Gv nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân KC hấp dẫn nhất, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói. 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs kể lại cho người thân. * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu Hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Dặn Hs xem trước tiết kể chuyện tuần sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ___________________________ Ngày dạy: / / LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 57: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức đã học về các dâu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu nói trên. 3. Phẩm chất: - Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong văn bản. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: nội dung 1 văn bản cùa các BT1– 2, nội dung mẫu chuyện Tỉ số chưa được mở (văn bản của BT3) được ghi vào bảng phụ. - Hs: SGK, vở Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, dấu hỏi, chấm than. Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên. - HS nhắc lại: tác dụng của dấu câu: đáu hỏi, dấu chấm, dấu phẩy,.. 2. Hoạt động luyện tập thực hành (25 phút) * Mục tiêu: Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên làm bài tập. * Cách tiến hành: Bài tập 1: - 1 Hs đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK. - Cả lớp đọc lại mẩu chuyện vui. - Hs thảo luận nhóm và làm vào vở. - Một học sinh lên bảng làm. Lớp + Gv nhận xét, kết luận bài làm đúng. - HS đối chiếu và sửa bài. - Gv hỏi Hs về tính khôi hài của mẩu chuyện vui. Bài tập 2: - 1 Hs đọc nội dung BT - Cả lớp đọc thầm lại nội dung BT. - Hs TLCH: Bài văn nói điều gì? - Gv gợi ý cho Hs cách làm bài. - Cả lớp đọc thầm lại bài Thiên đường của phụ nữ và làm bài theo nhóm. - Lớp + Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng của các nhóm. Bài tập 3: - Hs đọc nội dung BT. - Gv gợi ý Hs cách làm. - Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở - Làm bài. - Tổ chức cho 3 Hs lên bảng thi làm bài. - Lớp + Gv nhận xét - chốt lại bài làm đúng. - Hs trả lời về công dụng của các dấu câu. 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài học cho tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TẬP ĐỌC Tiết 58: CON GÁI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các từ ngữ khó. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. 3. Phẩm chất: - GDKNS: Kĩ năng tư duy phê phán trước những quan niệm sai lệch về tư tưởng “Trọng nam kinh nữ”. Kĩ năng giao tiếp khi đối xử với tất cả các bạn gái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của học sinh và giới thiệu sơ lược về bài học ngày hôm nay * Cách tiến hành: - Trò chơi: Chiếc hộp kì diệu: - 2 Hs lên khám phá chiếc hộp, bên trong chiếc hộp có 3 số từ 1,2,3. Trong đó có 2 số ghi câu hỏi và 1 số cứu trợ. Câu 1: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma – ri – ô và Giu – li – ét – ta. Câu 2: Giu – li – ét – ta chăm sóc Ma – ri – ô như thế nào khi bạn bị thương? - Lớp nhận xét. Giới thiệu bài Hoạt động hình thành kiến thức: Họat động 1; luyện đọc * Mục tiêu: Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng các từ ngữ khó. * Cách tiến hành: - Hs khá, giỏi đọc toàn bài văn. - Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK. - Hs đọc phần chú giải từ ngữ sau bài thơ. - Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài.. - Gv kết hợp hướng dẫn Hs đọc các từ được chú giải trong bài, giúp các em sửa lỗi về phát âm, cách đọc, cách nghỉ, cách ngắt giọng cho Hs. - Hs luyện đọc theo cặp. 1, 2 Hs đọc lại toàn bộ bài. - Gv đọc diễn cảm bài văn Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Mục tiêu: Giúp Hs hiểu được nội dung của bài thông qua các câu hỏi * Cách tiến hành: - Hs thảo luận theo nhóm, cùng đọc thầm và đọc lướt bài để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng. - Các câu hỏi thảo luận nhóm: + Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? + Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? + Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó? + Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì? - Hs nêu nội dung chính => Gv chốt, Hs nhắc lại 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Giúp Hs luyện đọc diễn cảm tốt bài văn * Cách tiến hành: - Hs tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. Gv kết hợp hướng dẫn Hs tìm đúng giọng đọc của từng đoạn. - Gv hướng dẫn Hs đọc diễn cảm đoạn “Tối đó, Con trai cùng không bằng”. Trình tự hướng dẫn: + Gv đọc mẫu . + Từng tốp Hs luyện đọc diễn cảm. + Một vài Hs thi đọc diễn cảm trước lớp. - Hs luyện đọc thầmà Thi đọc - Nhận xét 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: nhằm củng cô kiến thức và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Hs nhắc lại ý nghĩa của bài đọc. - Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết kế tiếp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) Ngày dạy: / / TẬP LÀM VĂN Tiết 57: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Trình bày lời đối thoại của nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện. 3. Phẩm chất: - GDHS lòng yêu quý mọi người xung quanh và tinh thần trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Một số tờ giấy khổ A4 để HS làm bài. Một số vật dụng để học sinh tập diễn kịch. - HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: nhằm giúp Hs nằm được sơ lược về bài sẽ học * Cách tiến hành: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện viết các đoạn đối thoại để chuyển trích đoạn truyện Một vụ đắm tàu thành 2 màn kịch. Sau đó các em sẽ để đọc hoặc để diễn thử màn kịch. - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Mục tiêu: Giúp Hs hoàn thành BT1, BT2 * Cách tiến hành: - Cho HS đọc yêu cầu BT1 + đọc phần 1, 2 của truyện Một vụ đắm tàu. - GV giao việc: + Các em chọn đọc phần 1 hoặc phần 2 của truyện Một vụ đắm tàu - Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc màn 1 + đọc màn 2. - GV giao việc: + Mỗi em đọc thầm lại màn 1. + Màn 1 và màn 2 còn một số chỗ trống, em cùng các bạn trong nhóm viết tiếp lới đối thoại để hoàn chỉnh. - Cho HS làm bài. GV cho 1/2 lớp viết tiếp lời đối thoại của màn 1, 1/2 lớp còn lại viết tiếp lời đối thoại của màn 2. Làm việc theo cặp đôi. - Cho HS trình bày kết quả. - HS chọn đọc phần 1 hoặc phần 2 - GV nhận xét và khen các nhóm viết đúng, viết hay.. 3. Hoạt động luyện tập thực hành * Mục tiêu: Giúp Hs diễn kịch tốt hơn * Cách tiến hành: - Cho HS đọc yêu cầu BT. - HS đọc, lớp lắng nghe. - GV nhắc lại yêu cầu: Các em có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. - Cho HS đọc ( hoặc diễn kịch ). - Mỗi nhóm cử các bạn trong nhóm vào vai các nhân vật. Sau đó, đọc hoặc thi diễn màn kịch đó trước lớp. - Lớp nhận xét. - Gv nhận xét và khen nhóm viết lời thoại hay nhất, đọc diễn cảm hay nhất hoặc diễn tả tốt nhất. 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: nhằm cũng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình; tiếp tục tập dựng hoạt cảnh kịch nếu có điều kiện. Chuẩn bị: Trả bài văn tả cây cối. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có) _________________________ Ngày dạy: / / LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 58: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực sử dụng 3 loại dấu câu nói trên. 3. Phẩm chất: - Học sinh có ý thức dùng dấu câu khi viết văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: HS biết sử dụng dấu chấm, chấm hỏi hoặc chấm than * Cách tiến hành. - Dựa vào ý nghĩa nêu, em hãy chọn dấu chấm, chấm hỏi hoặc chấm than để điền vào chỗ kết thúc mỗi câu cho phù hợp : Minh, đọc sách đi Hôm nào thì bố cho con đi thăm bà ngoại Ồ, bạn ném bóng tài quá HS giải thích vì sao phải điền dấu câu đó. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, dấu hỏi, chấm than. Củng cố kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên * Cách tiến hành: Bài tập 1: - 1 Hs đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK. - Gv hướng dẫn Hs làm bài. - Hs làm việc cá nhân vào vở - 1 Hs làm vào bảng phụ. - Lớp + Gv nhận xét, kết luận. - Một Hs đọc lại văn bản đã hoàn thành. Bài tập 2: - 1 Hs đọc nội dung BT2 - Cả lớp đọc thầm lại nội dung BT2. - Gv hướng dẫn cho Hs cách làm bài. - Cả lớp đọc thầm lại bài và làm bài vào vở – 1Hs làm vào bảng phụ. - Lớp + Gv nhận xét, chốt lại kế
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc