Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (2 cột)

Tiết 2: TẬP ĐỌC

 Bài 55(55): TRANH LÀNG HỒ

I.Mục đích yêu cầu

1. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi tự hào.

+ Hiểu ý nghĩa:Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.

2. Rèn kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm văn bản.

3. GD ý thức tìm hiểu văn hoá dân tộc.

II.Đồ dùng -Tranh minh hoạ bài học.

 -Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

III.Các hoạt động:

 

docx 30 trang cuongth97 06/06/2022 5630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Bài 1
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I/Yêu cầu
-HS biết được ý nghĩa các biển báo giao thông đường bộ đơn giản 
-Thực hiện đúng nội dung các biển báo giao thông và nhắc nhở mọi người xung quanh thực hiện theo.
-Có ý thức bảo vệ các công trình giao thông của nhà nước.
II/Chuẩn bị
-Một số biển báo giao thông đuờng bộ đơn giản
III/Lên lớp
HĐ
GIÁO VIÊN
Hoạt động của học sinh
 1
 2
 3
1/Giới thiệu bài 
-Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người em cần hiểu biết về luật giao thông đường bộ
2/Nội dung
a/Ôn tập các biển báo giao thông đã học gồm 4 nhóm
*GV đưa cho HS quan sát 5 biển báo cấm.
+Cấm đi ngược chiều
+Cấm người đi xe đạp
+Cấm người đi bộ
+Đường cấm
+Cấm các loại phương tiện kể cả xe ưu tiên.
*GV đưa cho HS quan sát 5 biển báo nguy hiểm.
+Giao nhau với đường 2 chiều
+Giao nhau với đường ưu tiên
+Giao nhau có tín hiệu đèn
+Giao nhau với đường sắt có rào chắn
+Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
*Biển hiệu lệnh
+GV cho HS quan sát 7 biển báo hiệu lệnh-HD thảo luận nội dung trong bảng
*Biển chỉ dẫn
+Trạm điện thoại
+Trạm xe buýt
+Trạm cảnh sát giao thông
Củng cố – Dặn dò
-Nêu lại nội dung bài học,các em phải thực hiện đúng luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
-Lắng nghe
-HS thảo luận ý nghĩa của các biển báo giao thông.
-HS hỏi nhau về ý nghĩa của các biển báo giao thông.
-4 HS nêu ý nghĩa các biển
-Nhận xét sửa sai
-HS hỏi nhau về ý nghĩa của các biển báo giao thông.
-4 HS nêu ý nghĩa các biển
-Nhận xét sửa sai
-HS hỏi nhau về ý nghĩa của các biển báo giao thông.
-Nhận xét sửa sai
-4 HS nêu ý nghĩa các biển
-6 HS nêu 
 	Tuần 27 
	 	 Thứ hai, Ngày soạn:10 tháng 3 năm 2012
 	 Ngày dạy:12 tháng 3năm 2012
Tiết 2: TẬP ĐỌC
 Bài 55(55): TRANH LÀNG HỒ
I.Mục đích yêu cầu
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi tự hào.
+ Hiểu ý nghĩa:Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
Rèn kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm văn bản.
GD ý thức tìm hiểu văn hoá dân tộc.
II.Đồ dùng -Tranh minh hoạ bài học.
 -Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III.Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn..
+Nhận xét,ghi điểm.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ
 2.2.Luyện đọc:
-Gọi HS khá đọc bài.NX.
-Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
Lưu ý HS đọc đúng các tiếng dễ lẫn ( tranh,thuần phác,khoáy ,đen lĩnh, )
-GV đọc mẫu toàn bài giọng đọc rõ ràng,rành mạch,thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
 2.3.Tìm hiểu bài:
 Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1,2,3,trong sgk
Hỗ trợ câu 4: Yêu mến cuộc đời và quê hương,những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung sinh động,vui tươi.Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đã đạt đến mức tinh tế.Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc
 2.4.Luyện đọc diễn cảm:
-Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.Treo bảng phụ chép đoạn 1 hướng dẫn HS đọc.Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm,thi đọc trước lớp.NX bạn đọc.GV NX đánh giá.
 3.Củng cố-Dặn dò:
Hệ thống bài.Chốt ý nghĩa bài.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài:Đất nước.
-HS đọc và trả lời câu hỏi sgk.
HS quan sát tranh,NX.
-1HS khá đọc toàn bài.
-HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
Luyện phát âm tiếng ,từ dễ lẫn
Đọc chú giải trong sgk.
-HS nghe,cảm nhận.
-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk.
-HS phát biểu
-HS luyện đọc trong nhóm;thi đọc trước lớp;nhận xét bạn đọc.
-Nêu ý nghĩa bài.
Tiết 3: TOÁN
 Bài 131(131) LUYỆN TẬP 
I.Mục đích yêu cầu:
1.Củng cố về cách tính vận tốc của chuyển động đều.
2.Vận dụng tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
3.GD:Tính cẩn thận,trình bày sạch đẹp,khoa học.
II.Đồ dùng:
 -Bảng phụ,bảng nhóm.
III.Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.
+Kiểm tra vở ,nhận xét,nhận xét chữa bài trên bảng.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:Gới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
 Tổ chức cho HS làm các bài luyện tập:
 Bài 1:Tổ chức cho HS làm vào vở.Một HS lên bảng làm.nhận xét,chữa bài.
Bài giải:
Vận tốc chạy của đà điểu là:5250: 5 = 1050 m/phút
Đáp số: 1050m/phút.
Đối với HS khá giỏi yêu cầu HS tình bằng đon vị đo m/giây:Đổi 5 phút =300 giây
Vận tốc chạy của đà điểu: 5250 :300 =17,5m/giây. Bài 2: Tổ chức cho HS Làm bài 2 vào sgk;một HS làm trên bảng phụ.Nhận xét,chữa bài.
Lời giải: Các số lần lượt cần điền là:49km/giờ; 35m/giây;78m/phút
Bài 3: Tổ chức cho Hs làm vào vở,một HS làm bảng nhóm.Chấm chữa bài,thống nhất kết quả.
 Bài giải:
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là: 25 – 5 = 20 km
Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ
Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40km/giờ
Đáp số:40 km /giờ
 2.5.Củng cố dăn dò
Hệ thống bài.
Yêu cầu HS về nhà làm bài 4 sgk
Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.Nhận xét,chữa bài.
-HS làm bài.Nhận xét,chữa bài.
-HS điền vào sgk.Đọc bài.Nhận xét chữa bài trên bảng phụ.
-HS làm vở và bảng nhóm.nhận xét,chữa bài thống nhất kết quả.
Tiết 4: LỊCH SỬ	
 Bài 27(27) 	 LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS :
Biết ngày 27/1/1973 Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt nam
Nắm được những điểm cơ bản của Hiệp đinh Pa-ri,ý nghĩa của hiệp định Pa-ri.
GD lòng tự hào dân tộc.
II.Đồ dùng :
 -Tranh ảnh tư liệu về lẽ kí hiệp định Pa-ri
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: +Nêu ya nghĩa của chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không”?
-Nhận xét ghi điểm.
2Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài ,Nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Tìm hiểu tình hình dẫn đến việc kí hiệp đinh Pa-ri bằng hoạt động cả lớp 
+Yêu cầu HS đọc sgk trả lời câu hỏi.Gọi một số HS trả lời.Nhận xét bổ sung.
Kết luận:(sgk)
Hoạt động3: Tìm hiểu về lí do buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri và nội dung chủ yếu của hiệp định Pa-ri bằng thảo luận nhóm.
+Yêu cầu HS đọc sgk thảo luận ,phát biểu.
+Giới thiệu thêm qua tranh ảnh ,tư liệu sưu tầm.
Hoạt động4: Tìm hiểu về ý nghĩa của hiệp định Pa-ri về Việt Nam bằng thảo luận nhóm đôi.Gọi Một số HS trả lời,nhận xét,bổ sung.
Kết luận: Hiệp định Pa-ri đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược: đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam.
Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài,liên hệ giáo dục HS .
Dặn HS học theo câu hỏi trong sgk
Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng trả lời,lớp nhận xét bổ sung.
-HS thảođọc sgk trả lời
-HS thảo luận nhóm.Đại diện nhóm trả lời,nhận xét,bổ sung,thống nhất ý kiến.
-HS thảo luận trả lời.
Đọc kết luận sgk.
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC
Bài 13(T27) EM YÊU HOÀ BÌNH(TIẾT 2)
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:Củng cố các kiến thức giá trrị của hoà bình,những việc làm để bảo vệ hoà bình.
2. Kĩ năng:Biết các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
Thái độ: Yêu hoà bình,có ý thức bảo vệ hoà bình.
II.Đồ dùng: Tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ hoà bình.
 -Giấy vẽ,màu vẽ.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ: -Nêu ghi nhớ tiết trước.
Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hiện yêu cầu bài tập 4 trong sgk bằng hoạt động nhóm:
+Tổ chức cho HS giới thiệu các tranh ảnh,tư liệu sưu tầm về các hoạt động bảo vệ hoà bình của Việt Nam và nhân dân thế giới.
+GV nhận xét.
Kết luận:Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình,chống chiến tranh.Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình,chống chiến tranh do nhà trường ,địa phương tổ chức.
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS vẽ Cây hoà bình bằng hoạt động nhóm.
-Yêu cầu các nhóm vẽ ra giấy khổ to
Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-GV nhận xét khen ngợi những nhóm giới thiệu tốt.
Kết luận:Hoà bình mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người nhưng để bảo vệ hoà bình,mỗi người chúng ta cần thể hiện tinh thần hoà bìnhtrong cách sống và cách ứng xử hằng ngày,đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình,chống chiến tranh.
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài.
Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học.
Một số HS trả lời,nhận xét,bổ sung.
-HS giưói thiệu tranh ảnh sưu tầm.
-HS vẽ tranh ,trình bày giới thiệu tranh.
HS nhắc lại ghi nhớ trong sgk.
	Thứ ba, Ngày soạn:11tháng 3 năm 2012
 	 Ngày dạy:13 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: TOÁN
Bài132(132) QUÃNG ĐƯỜNG 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều
2. Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế
3.GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng
 -GV:Bảng phụ.
 -HS:bảng con,bảng nhóm
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ : -Gọi HS làm bài tập 4 tiết trước.
 +GV nhận xét,chữa bài. 
 2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động2: Hình thành cách tính quãng đường
+Hướng dẫn HS làm các bài toán mẫu trong sgk.
+Cho HS nhắc lại cách tính quãng đường.Nêu công thức tính.
Nhận xét: Muốn tính quãng đường của ô tô,ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Công thức: S= v x t(S là quãng đường;v là vận tốc;t là thời gian)
Hoạt động3:Tổ chức cho HS làm bài tập thực hành:
Bài 1: Tổ chức cho HS làm bài vào vở.Gọi HS lên bảng chữa bài.Nhận xét,thống nhất kết quả.
Bài giải:
Quãng đường mà ca nô đó đi được là:15,2 x 3 = 45,6 km
Đáp số : 45,6 km
Bài 2: Hướng dẫn HS làm,Một HS làm bảng nhóm.Lớp làm vở.Chấm chưũa bài:
Bài giải: Đổi 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường mà người đi xe đạp đi được là:
12,6 x 0,25 = 3,15km
Đáp số : 3,15 km
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài
Dặn HS về nhà làm bài 2sgk vào vở.
Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng làm bài.Lớp nhận xét.
-HS theo dõi thực hiện các bài toán trong sgk
-Nêu nhận xét,Nhắc lại cách tính.Nêu công thức tính.
-HS làm bài vào vở .chữa bài trên bảng .
-HS làm vở,một HS làm bảng nhóm.Chữa bài ,thống nhất kết quả.
- HS nhắc lại công thức và quy tắc tính.
Tiết 2: CHÍNH TẢ
Bài 27(27 (Nhớ-Viết ) CỬA SÔNG
 I. Mục đích yêu cầu:
HS nhớ- viết đúng bài chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
 -Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích(BT2)
 2.Củng cố kĩ năng viết hoa tên người,tên địa lý nước ngoài.
 3. GD tính cẩn thận,trình vở sạch đẹp.
II.Đồ dùng:
1.Bảng phụ,
2.Vở bài tập Tiếng Việt.Bảng con.
 III..Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:-HS viết bảng con 2 từ: Chi-ca-go;Pít-sbơ-nơ.
 -GV nhận xét.
Hoạt động 2:Giới thiệu bài,nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS Nhớ –viết bài chính tả:
-GV đọc bài viết với giọng rõ ràng,phát âm chính xác.
-Nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết:
+Tìm hình ảnh nhân hoá nói về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn?
Hướng dẫn HS viết đúng những từ nhữ dễ lẫn( nước lợ,tôm rảo,lưỡi sóng,lấp loá,..)
-Yêu cầu HS Nhớ -Viết bài vào vở.Soát ,sửa lỗi.
-Chấm,NX, chữa lỗi HS sai nhiều.
Hoạt động 4:Tổ chức cho HS làm bài tập chính tả.
Bài2 ( tr 58sgk):+Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập .yêu cầu HS làm vào vở BT,Một HS gạch những tên riêng tìm trong bài trên bảng phụ.Nhận xét,Thống nhất lời gải đúng.Gọi HS giải thích miệng cách viết hoa các tên riêng tìm được.
Lời giải:+Tên ngưòi: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô,A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi,Ét-mân Hin-la-ri,Ten-sin No-rơ-gay
+Tên đại lý:I-ta-li-a,Lo-ren,A-mê-ni-ca,E-vơ-ret,Hi-ma-lay-a,Niu Di-lân
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài.
Dăn HS luyện viết ở nhà.
Nhận xét tiết học.
-HS viết bảng con.
-HS theo dõi bài viết trong sgk.
Thảo luận nội dung đoạn viết.
-HS luyện viết từ tiếng khó vào bảng con
-HS nhớ-viết bài vào vở,
Đổi vở soát sửa lỗi.
HS bài tập:
-HS làm vở chữa bài trên bảng phụ.
-Nhắc lại cách viết hoa tên người,tên địa lí nước ngoài.
Tiết 3: KHOA HỌC
Bài 53(53) CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
 I.Mục đích yêu cầu:
1. Nhận biết cấu tạo của hạt qua hình vẽ.
 2. Chỉ và nói tên cấu tạo của hạt:vỏ,phôi,chất dinh dưỡng dự trữ.
3. GD ý thức tìm hiểu thiên nhiên.
Đồ dùng: -Hình 108,109 SGK
 - Một số loại hạt
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Kể tên một số cây có hoa thụ phấn nhờ gió?Cây có hoa thụ phấn nhờ côn trùng?
GV nhận xét,ghi điểm.
 2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Tổ chức cho HS quan sát nêu cấu tạo của hạt,Đọc thông tin trong sgk,quan sát hình làm các bài tập:
+Gọi đại diện từng nhóm lên chỉ tranh trên bảng nêu từng phần của hạt: vỏ,phôi,chất dinh dưỡng dự trữ, 
+Nhận xét bổ sung. 
Kết luận: Hạt gồm vỏ,phôi,chất dinh dưỡng dự trữ.
Hoạt động3: Tìm hiểu về điều kiện nảy mầm của hạt bằng hoạt đông cả lớp với thông tin trong sgk.Gọi HS trả lời,nhận xét,bổ sung.
 Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
Hoạt động4:Tìm hiểu về quá trình phát triển thành cây của hạt bằng hoạt động nhóm đôi.Gọi một số HS trình bày,Nhận xét,bổ sung.
+HS làm việc nhóm đôi với hình trang 109 sgk.Một số HS lên chỉ tranh trên bảng.Nhận xét,bổ sung.
Hoạt động cuối:
 Hệ thống bài.
Dăn HS làm theo mục thực hành trang 109 sgk.
 Nhận xét tiết học.
Một số HS trả lời.Lớp nhận xét.
- HS thảo luận nhóm thảo luận theo nhóm.Đại diện nhóm trình bày.
-HS chỉ tranh và trả lời miệng.
- HS thảo luận nhóm đôi
Nhăc lại mục Bạn cần biết trong sgk. 
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 53(53) MỞ RỘNG VỐN TỪ :TRUYỀN THỐNG.
I. Mục đích yêu cầu: 
 1. Mở rộng,hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu ca dao tục ngữ quen thuộc.
 2. Điền đúng tiếng vào ô trống từ những gợi ý của những câu ca dao,tục ngữ.
 3. GD Uống nước nhớ nguồn.
II Đồ dùng: -GV:Bảng phụ, bảng nhóm
 -HS: vở bài tập Tiếng Việt.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ : Gọi một số HS làm lại bài tập 2 tiết trước.
+GV nhận xét,ghi điểm.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động2: Tổ chức cho HS làm bài luyện tập:
Bài1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập1.Tổ chức thảo luận nhóm thi viết các câu ca dao,tục ngữ theo yêu cầu vào bảng nhóm.
+Các nhóm trình bày .Nhận xét,tuyên dương nhóm tìm được nhiều câu đúng và hay.
Lời giải:
a)Yêu nước: Giặc đến nhà,đàn bà cũng đánh
b)Đoàn kết: “ Khôn ngoan đối đáp chớ hoài đá nhau”
c)Lao động: Tay làm hànm nhai,tay quai miệng trễ
d) Nhân ái: Thương người như thể thương thân
Bài 2: GV lần lượt đọc các câu ca dao,tục ngữ.HS ghi từ cần điền vào bảng con: 
Lời giải: 
 1)cầu kiều; 2) khác giống; 3)núi ngồi;4) xe nghiêng; 5) thương nhau; 6)cá ươn; 7)nhớ kẻ cho;8)nước còn;9)lạch nào;10) vững như cây;11)nhớ thương;12)thì nên;13) ăn gạo; 14)uốn cây; 15) cơ đồ;16)nhà có nóc.
+ Gọi HS nêu lời giải ô chữ.
-Lời giải ô chữ: Uống nước nhớ nguồn
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài.
Dặn HS học thuộc các câu ở bài 2.
Nhận xét tiết học.
-1HS làm bài.Lớp nhận xét,bổ sung.
-HS thi làm nhanh vào bảng nhóm
-HS ghi lời giải vào bảng con.
-HS đọc các câu đà điền.
Tiết 5: KĨ THUẬT
Bài 27(27): LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG(Tiết 1)
I.Mục đích yêu cầu:
1. Nắm được quy trình ,kĩ thuật lắp máy bay trực thăng
2 Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng
3. GD tính cẩn thận,làm việc khoa học.
I.Đồ dùng: Bộ đồ dùng lắp ghép ;tranh quy trình lắp máy bay trực thăng
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
 +Nêu quy trình lắp xe ben?
 GV nhận xét.
 2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động2: Tổ chức cho HS quan sát,nhận xét mẫu:
+Cho HS quan sát máy bay trực thăng đã lắp sẵn
+Hướng dẫn HS quan sát nêu tên các bộ phận của máy bay trực thăng
Kết luận: Để lắp được máy bay trực thăng cần phải lắp 5 bộ phận:Thân và đuôi máy bay; sàn và giá đỡ; ca bin;cánh quạt,càng máy bay.
Hoạt động3: Tổ chức hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a)Hướng dẫn HS chọn các chi tiết:Yêu cầu HS chọn các chi tiết.Gọi một số HS lên chọn và nêu tên các chi tiết.GV treo bảng phụ ghi tên các chi tiết cần để lắp máy bay trực thăng lên bảng,cho HS nhắc lại.
b)Hướng dẫn HS lắpâmý bay trực thăng theo các bước trong sgk:
+GV làm mẫu,gọi HS nhắc lại cách lắp ghép từng chi tiết.
+Treo bảng phụ ghi quy trình lắp máy bay trực thăng.Gọi HS nhắc lại quy trình.
+Gọi một số HS lên làm nháp.Nhận xét.Cho HS lần lượt nhắc lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài.Nhắc lại quy trình lắp ghép .
Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học.
Một số HS lên bảng trả lời.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS quan sát mẫu,nhận xét.
-HS theo dõi mẫu,nhắc lại cách lắp ghép từng bộ phận
+Chỉ tranh nêu quy trình lắp ghép máy bay trực thăng
-Thực hành lắp thử.
-Đọc ghi nhớ sgk.(sgk)
 Thứ tư,Ngày soạn 12 tháng 3 năm2012
 Ngày dạy: 14 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: KHOA HỌC
Bài54(54): CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
 I.Mục đích yêu cầu:
 1. Kể được một số cây con có thể nộc lên từ thân,cành,lá,rễ, của cây mẹ
 2.Rèn kĩ năng quan sát,thực hành.
 3.GD ý thức chăm sóc,bảo vệ cây cối
II.Đồ dùng: -Hình trang 110,111 sgk
 - Một số loại cây mọc từ các bộ phận của cây mẹ
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ :
 -1 số HS lên chỉ hình vẽ cấu tạo của hạt.
GV nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2 Tổ chức cho HS quan sát ,kể một số loài cây mọc ra từ các bộ phận của cây mẹ bằng thảo luận nhóm với hình sgk và vật thật.
+Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện 
+ Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
+Nhận xét,bổ sung thống nhất ý đúng.
Kết luận:Ở thực vật cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc một số bộ phận khác của cây mẹ
Hoạt động3: Hướng dẫn HS thực hành trồng cây từ một bộ phận của cây mẹ
+ Giới thiệu một số loại mọc từ thân cây mẹ,cành ,lá, cây mẹ
+ Hướng dẫn HS thực hành trồng theo nhóm: Mỗi nhóm thực hiện trồng một loại cây.
Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài. 
Dặn HS về thực hành trồng cây ở nhà.
Nhận xét tiết học.
1 số HS lên bảng thực hành.lớp nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận ,trình bày kết quả thảo luận.
-HS quan sát nhắc lại cách thực hiện
-HS đọc mục Bạn cần biết sgk.
Tiết 2: TOÁN
Bài133(133): LUYỆN TẬP
I.Mục đích yêu cầu:
1. Củng cố về cách tính quãng đường đi được cảu một chuyển động đều.
 2. Vận dụng giải toán có nội dung thực tế.
 3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học
II.Đồ dùng: -Bảng phụ
 -Bảng nhóm.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ : Gọi HS làm bài tập 3 tiết trước.
Nhận xét,chữa bài.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Tổ chức làm bài luyện tập:
Bài 1:Hướng dẫn HS làm.Cho HS tính,dùng bút chì điền vào sgk.Một HS làm vào bảng phụ
Lời giải:
V
32,5km/giờ
210m/phút
 36km/giờ
t
4 giờ
7 phút
40 phút
S
130 km
1470 m
24 km
Bà i 2: Tổ chức cho HS làm bài vào vở.Một HS làm bảng nhóm.Chấm chữa bài
Bài giải:
Thời gian đi của ô tô là:
12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút =4 giờ 15 phút
Đổi 4 giờ 15 phút = 4,75 giờ
Quãng đường ô tô đi được là;
46 x 4,75 = 218,5 km
Đáp số : 218,5 km
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài
Dặn HS về nhà làm bài 3,4 sgk
Nhận xét tiết học.
-Một HS trả lên bảng,lớp nhận xét,bổ sung.
HS làm sgk,chữa bài trên bảng phụ
HS làm bài vào vở,một HS làm bài vào bảng nhóm.Chữa bài
 Tiết 3 KỂ CHUYỆN
 Bài 27(27) : KỂ CHUYỆN ĐÃ CHỨNG KIẾN HOẠC THAM GIA
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS
1 .Kể lại một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo cảu người Việt Nam hoặc một kỉ niệm đối với thầy cô giáo.
2.Biết trao đổi với bạn về nội dung,ý nghĩa câu chuyện.
3.GD tính mạnh dạn ,tự tin trong giao tiếp.
II.Đồ dùng: 
 -Bảng phụ. 
III.Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Gọi 1 số HS lên bảng kể chuyện theo yêu cầu tiết trước. GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: Giới thiệu ,nêu yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
+ Gọi HS đọc đề bài. Trong sgk:
1)Kể lại một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của ngừời Việt Nam ta.
2)Kể lại một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em,qua đó thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy cô.
+GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề.
+Giải nghĩa cụm từ:Tôn sư trọng đạo:Tôn trọng thầy cô giáo,trọng đạo học.
+Gọi HS nối tiếp đọc các gợi ý trong sgk.
+Gọi một số HS giới thiệu truyện sẽ kể trước lớp
+Yêu cầu HS ghi nhanh dàn ý câu chuyện sẽ kể trước lớp.
+GV treo bảng phụ ghi lại cách kể chuyện lên bảng hướng dẫn HS cách kể.
 2.3.Tổ chức cho HS thực hành kể chuyện.
+Tổ chức cho HS tập kể trao đổi trong nhóm.
+Gọi HS lên thi kể trước lớp.Treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá,cho HS nhận xét ,bình chọn bạn kể.
+GV nhận xét,ghi điểm từng HS.
-Nhận xét,bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất.
 3.Củng cố-Dặn dò:
Hệ thống bài.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS tập kể ở nhà.Chuẩn bị tiết kể chuyện sau.
Một số HS kể.Lớp nhận xét,bổ sung.
HS đọc đề bài.Đọc các gợi ý trong sgk.
+HS gới thiệu truyện sẽ kể trước lớp.
+Lập dàn ý chuyện kể
.
-HS tập kể ,trao đổi trong nhóm.Thi kể trước lớp.
-Nhận xét,bình chọn bạn kể.
 Tiết 4: TẬP ĐỌC	
 Bài 54(54): ĐẤT NƯỚC.
I.Mục đích yêu cầu:
 Đọc diễn cảm bài thơ vơi sgiọng ca ngợi,tự hào.
 -Hiểu:Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do
Rèn kĩ năng đọc đúng,đọc diễn cảm bài 
GD yêu quê hương đất nước.
II.Đồ dùng -Tranh minh hoạ bài học
 -Bảng phụ ghi khổ thơ luyện đọc.
III.Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS đọc bài “Tranh làng Hồ”Trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk .
 NX,đánh giá,ghi điểm.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: Giới thiệu bài bằng tranh minh hoạ.
 2.2.Luyện đọc:
-Gọi HS khá đọc bài.NX.
-Hướng dẫn đọc nối tiếp từng khổ thơ,kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
Lưu ý HS đọc đúng một số tiếng :chớm lạnh,ngoảnh lại,rừng tre,phấp phới, ..
 -GV đọc mẫu toàn bài ,giọng đọc trầm lắng ,cảm hứng ca ngợi.
 2.3.Tìm hiểu bài:
 Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sgk 
Hỗ trợ :Tác giả đã dùng biện pháp điệp từ để thể hiện lòng tự hào về một đất nước tự do,về truyền thống bất khuất của dân tộc.
 2.4.Luyện đọc diễn cảm:
-Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.Treo bảng phụ chép 3 khổ thơ cuối. hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc.
-Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm,thi đọc diễn cảm và đọc thuộc trước lớp. NX bạn đọc.GV NX đánh giá.
 3.Củng cố-Dặn dò:
Liên hệ GD. Nêu ý nghĩa bài(Mục tiêu)1
 Nhận xét tiết học.
Dặn HS Chuẩn bị cho tiết ôn tập
-3 HS lên bảng,đọc,trả lời câu hỏi.
-Lớp NX,bổ sung.
-HS quan sát tranh,NX.
-1HS khá đọc toàn bài.
-HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ.
-Luyện đọc tiếng từ và câu khó.
Đọc chú giải trong sgk.
-HS nghe,cảm nhận.
-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk,NX bổ sung,thống nhất ý đúng
-Học sinh luyện đọc trong nhóm.Thi đọc trước lớp.Nhận xét bạn đọc
-HS nêu ý nghĩa bài.
 	Thứ năm,Ngày soạn:13 tháng 3 năm 2012
 Ngày dạy:15 tháng 3 năm 2012
Tiết 2: TOÁN
Bài 134(134): LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục đích yêu cầu:
1 . Biết cách tính thời gain của một chuyển động đều.
 2. Vận dụng làm các bài tập có liên quan.
 3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng +Bảng phụ
 +Bảng nhóm
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : HS làm ý c bài tập 3 tiết trước.
 -GV nhận xét.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Hình thành cách tình thời gian:
+ Hướng dẫn HS các tính thời gian của chuyển động đều qua bài toán mẫu trong sgk.
+Nêu nhận xét,rút công thức tính thời gian.
+Hệ thống lại mối quan hệ giữa các công thức tính:Vận tốc,quãng đường,thời gian.
Hoạt động3 Tổ chức cho HS làm bài tập luyện tập.
Bài 1 : Tổ chức cho HS làm 2 cột đầu của bài tập1:Cho HS tính điền vào dùng bút chì điền kết quả vào sgk.Một HS làm trên bảng phụ:
Lời giải
S(km)
35
10,35
V(km/giờ)
14
4,6
t(giờ)
2,5
2,25
Bài2:Tổ chức HS làm bảng,một HS làm bảng nhóm.
Bài giải:
a) Thời gian người đó đi là : 23,1: 13,2 = 1,75 giờ
b) Thời gian chạy của người đó là: 2,5 : 10 =0,25 giờ
Đáp số:a) 1,75 giờ; b) 0,25 giờ
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài.
Hướng dẫn HS về nhà làm bai1,3 sgk
Nhận xét tiết học.
Một HS lên bảng làm.,Nhận xét,bổ sung.
- HS theo dõi,thực hiện các bài toán mẫu.
-Nêu nhận xét,công thức tính thời gian.
-HS làm vào sgk,đọc kết quả.
-HS làm bài vào vở.
Chữa bài trên bảng nhóm.
-Nhắc lại công thức tính.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
 Bài 53(53) ÔN TẬP TẢ CÂY CỐI 
 I.Mục đích yêu cầu: 
 1.Biết được trình tự tả,tìm được các hình ảnh so sánh,nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn
 2. Viết được đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
 3. GD ý thức học tập.
II.Đồ dùng: -Bảng phụ.
 -Vở bài tập.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ : +Gọi một số HS đọc lại đoạn văn viết lại tiết trước.
 +Nhận xét,ghi điểm.
2Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:Yêu cầu HS đọc nội dung bài 1.Thảo luận theo cặp lần lượt trả lời từng câu hỏi.Nhận xét,bổ sung,GV mở bảng phụ ghi lời giải đúng.
Lời giải:
a)Cây chuối trong bài được tả theo trình tự:Tả từng thời kì phát triển của cây
-Còn có thể tả cây cối theo trình tự :tả từ bao quát đến chi tiết.
b)+Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của các giác quan: Thị giác-thấy hình dáng của cây,lá,hoa,..
+Còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan: xúc giác,thính giác,vị giác,khứu giác.
c)Hình ảnh so sánh:tàu lá xanh lơ,dài như lưỡi mác,các ytàu lá ngả ra như những cái quạt lớn;Cái hoa...đỏ như một mầm lửa non.
+Hình ảnh nhân hoá:đĩnh đạc, nhanh chóng thành mẹ,cổ cây ,rụt lại,đánh động cho mọi người biết,lớn nhanh hơn hớn;bận đơn hoa,đành để mặc,đứng sát nách,khẽ khàng.
-GV chốt những ghi nhớ về văn tả đồ vật.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
+Yêu cầu HS viết vào vở.đọc bài,nhận xét,bổ sung.
Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài.
Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học.
Một số HS đọc.Lớp nhận xét,bổ sung.
-HS đọc bài thảo luận trả lời.Thống nhất ý kiến.
-HS đọc đề bài.viết bài vào vở.
-Đọc bài,nhận xét,bổ sung.
-Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cây cối.
Tiết4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 54(54): LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI.
I.Mục đích yêu cầu:
 1. Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối,tác dụng của phép nối.Nhận biết được những từ ngữ dùng để nối câu.Bước đầu biết sử dụng các từu ngữ để liên kết câu.
 2. Vận dụng làm các bài tập luyện tập.
 3. GD ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng: -Bảng phụ
 - Bảng nhóm.Vở bài tập Tiếng Việt.
III.Các hoạt động:
 1. Bài cũ : Đọc thuộc 1 số câu ca dao,tục ngữ bài 2 tiết trước?.
 -GV nhận xét ghi điểm.
2 . Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập nhận xét:
 Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu.HS làm vào vở,2 HS làm trên bảng phụ.Nhận xét chốt lời giải đúng:
Lời giải:
+Câu1: Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu
+Câu 2: Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu1 với câu 2.
Bài2:Gọi HS đọc yêu cầu,phát biểu.Nhận xét,chốt lời giả đúng.
Lời giải: Một số từ có tác dụng nối như từ vì vậy ở đoạn trích: tuy nhiên,mặc dù,nhưng,thậm chí,cuối cùng,ngoài ra,mặt khác,..
Chốt ý rút ghi nhớ sgk.
Hoạt động3: Tổ chức cho HS làm bài luyện tập.
Bài 1:Tổ chức cho HS làm bài vào vở,một HS làm bài vào bảng phụ Nhận xét,chữa bài.
Lời giải:+Đoạn1: Nhưng nối câu3 với câu2
+Đoạn 2: vì thế nối câu4 với câu3;đoạn 2 với đoạn 1.
+Đoạn3: nhưng nối câu 6 với câu5;đoạn 3 với đoạn 2. rồi nối câu7 với câu6
+Đoạn 4:đến nối câu 8 với câu7,đoạn 4 với đoạn 3
+ Đoạn 5:đến nối câu11 với câu9,10; sang đến nối câu 12 với câu9,10,11
+Đoạn 6: nhưng nối câu13 với câu 12,nối đoạn 6 với đoạn 5;mãi đến nối câu 14 với câu 13
+Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu14,nối đoạn 6 với đoạn 7. rồi nối câu 16 với câu15. 
Bài 2:Yêu cầu HS thi làm vào vở.Đọc kết quả.nhận xét bổ sung.
Lời giải:Từ nhưng thay bằng một trong các từ:vậy,vậy thì,thế thì,nếu thế thì,nếu vậy thì.
 Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài
Dặn HS làm lại bài tập vào vở.
Nhận xét tiết học.
-Một số HS đọc
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS làm bài nhận xét vào vở.
-HS làm vở bài tập đọc kết quả
-HS thảo luận,phát biểu
-HS đọc ghi nhớ sgk.
HS làm vở,chữa bài trên bảng phụ.
-HS làm bài,đọc kết quả.
-HS nhắc lại ghi nhớ.
 Thứ sáu,Ngày soạn:14 tháng 3 Năm 2012
 Ngày dạy:16 tháng 3 năm 2012
 Tiết2: TOÁN
Bài 135: LUYỆN TẬP
I.Mục đích yêu cầu:
1. Củng cố cách tính thời gian của một chuyển động đều
 2. Biêt quan hệ giữa vận tốc ,thời gian và quãng đường.
 3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng;
 Bảng phụ,bảng nhóm.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Gọi 2 HS Lên bảng làm 2 cột còn lại bài tập 1,1 HS làm bài 3 tiết trước.
GV nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Tổ chức HSlàm bài luyện tập
Bài 1: Tổ chức cho HS tính ,dùng bút chì điền vào sgk(cột 1,2).Một hS điền vào bảng phụ.Nhận xét,chữa bài.
Lời giải:
S(km)
216
78
V(km/giờ)
60
39
t ( giờ)
3,6 
2
Bài 2: Hướng dẫn HS khai thác đề,yêu cầu HS làm vào vở,một HS làm trên bảng lớp.Nhận xét,chữa bài,thống nhất kết quả.
Bài giải:
Đổi 1,08 m = 108 cm
Thời gian ốc sên bò hết quãng đường là: 108:12 = 9giờ
Đáp số: 9 giờ
Bài 3: Tổ chức cho HS làm bài vào vở.một HS làm bảng nhóm.Chấm,chữa bài.
Bài giải:
Thời gian chim đại bàng bay là:72: 96 = 3/4giờ= 45 phút
Đáp số: 45 phút
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài
Dặn HSvề nhà làm bài 4sgk vào vở.
Nhận xét tiết học.
-3 HS làm trên bảng lớp.Lớp nhận xét.chữa bài
-HS tính và điền vào sgk.đọc kết quả.
-HS làm bài vào vở,chữa bài trên bảng.
-HS làm vở.Một HS làm bảng nhóm.
Tiết 3 TẬP LÀM VĂN
 Bài 54(54) TẢ CÂY CỐI( kiểm tra viết)
1.Viết được bài văn tả cây cối đủ 3 phần(Mở bài-Thân bài-Kết bài)
2. Củng cố kĩ năng dùng từ, đặt câu,diễn đạt ý.
 3.GD ý thức tự giác,trong học tập.
II.Đồ dùng –Bảng phụ,vở tập làm văn.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ : Gọi một số HS đọc đoạn văn bài tập 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_27_nam_hoc_2011_2012_2_cot.docx