Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)

Tiết 3: Tập đọc

Phong cảnh Đền Hùng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết đọc diiẽn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi vể đẹp tráng lệ của đên Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính tiêng liêngvảu mỗi người đối với tổ tiên.

2. Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng; vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên.

3. Thái độ:

- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người trước cội nguồn dân tộc.

II. Chuẩn bị:+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn. + Tranh ảnh sưu tầm, SGK.

 

docx 14 trang cuongth97 4430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2021
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Biết tính diện tích hình tam giác,hình thang,hình bình hành,hình tròn.
2. Rèn kỹ năng tính diện tích các hình đã học
3. Giáo dục HS tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng +Bảng phụ +Bảng nhóm
III.Các hoạt động:
1.Bài cũ : HS làm ý c bài tập 3 tiết trước.
 -GV nhận xét.
2.Bài mới:
a: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
b: Tổ chức cho HS làm bài tập luyện tập.
Bài 1 : Tổ chức cho HS làm bài tập 1a vào vở.Gọi HS lên bảng chữa bài.
Lời giải:
Diện tích hình tam giác ABD là:
4 3:2=6cm2
Diện tích hình tam giác BDC là:
5 3:2=7,5cm2
Bài 2:Tổ chức HS làm bảng,một HS làm bảng nhóm.
Bài gải:
Diện tích hình bình hànhMNPQ là:
12 6 =72cm2
Diện tích hình tam giácKQP là:
12 6:2 =36cm2
Tổng diện tích 2 tam giác MKP vàKNP là:72-36 =36cm2
Vậy diện tích tam giái KPQ bằng tổng diện tích 2 tam giác MKQ và KNP.
Bài 3: Treo bảng phụ vẽ hình như sgk.Hướng dẫn HS làm,Yêu cầu HS làm vào vở,chấm,nhận xét,chữa bài:
Bài giải:
Bán kính hình tròn là:
5:2 =2,5cm
Diện tích hình tròn là:
2,5 2,5 3,14 =19,625cm2
Diện tích hình tam giác vuông ABC 
3 4 :2 =6cm2
Diện tích phần hình tròn được tô màu:
19,625 - 6 =13,625cm2
 Đáp số:13,625cm2
3. Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Hướng dẫn HS về nhà làm các ý còn lại bài tập 1 sgk
- Nhận xét tiết học.
Một HS lên bảng làm.,Nhận xét,bổ sung.
-HS làm vào vở.chữa bài trên bảng.
-HS làm vở và bảng nhóm
-HS làm bài vào vở.
Chữa bài.
Tiết 3: Tập đọc
Phong cảnh Đền Hùng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết đọc diiẽn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vể đẹp tráng lệ của đên Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính tiêng liêngvảu mỗi người đối với tổ tiên.
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng; vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên.
3. Thái độ:	
- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người trước cội nguồn dân tộc.
II. Chuẩn bị:+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn. + Tranh ảnh sưu tầm, SGK.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: “Hộp thư mật.”
Giáo viên gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm chi tiết chứng tỏ người liên lạc trong hộp thư mật rất khéo léo?
+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long?
Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: “Phong cảnh đền Hùng.”
	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng từ ngữ khó, dễ lẫn mà học sinh đọc chưa chính xác.
VD: Chót vót, dập dờn, uy nghiêm vòi vọi, sừng sững, ngã ba Hạc 
Yêu cầu học sinh đọc các từ ngữ trong sách để chú giải.
Giáo viên giúp học sinh hiểu các từ này.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả (như yêu cầu).
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận, tìm hiểu bài dựa theo các câu hỏi ở SGK.
Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào?
Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
* Giáo viên bổ sung: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2- 3, trả lời câu hỏi.
? Những cảnh vật nào ở đền Hùng gợi nhớ về truyền thuyết sự nghiệp dựng nước của dân tộc. Tên của các truyền thuyết đó là gì?
Giáo viên bổ sung:
	 Đền Hạ gợi nhớ sự tích trăm trứng.
	 Ngã Ba Hạc ® sự tích Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
	 Đền Trung ® nơi thờ Tổ Hùng Vương ® sự tích Bánh chưng bánh giầy.
? Giáo viên gọi học sinh đọc câu ca dao về sự kiện ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương? Em hiểu câu ca dao ấy như thế nào?
* Giáo viên chốt: Theo truyền thuyết vua Hùng Vương thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 11/3 âm lịch 
? Nêu nội dung bài thơ?
Gạch dưới từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn.
VD: Đền Thượng/ nằm chót vót/ trên đỉnh núi Nghĩa Tình.// Trước đền/ những khóm hải đường/ đâm bông rực đỏ, // những cánh bướm nhiều màu sắc/ bay dập dờn/ như múa quạt/ xoè hoa.//
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn. Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.
3: Củng cố dặn dò
Yêu cầu học sinh tìm nội dung chính của bài.
Giáo viên nhận xét.
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cửa sông”.
Nhận xét tiết học 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân .
Học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh luyện đọc các từ ngữ khó.
Nhiều học sinh đọc thành tiếng (mỗi lần xuống dòng là một).
1 học sinh đọc – cả lớp đọc thầm. Các em nêu thêm từ ngữ chưa (nếu có).
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh phát biểu.
+ Bài văn viết về cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, thờ các vị vua Hùng, tổ tiên dân tộc.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, cách đây hơn 1000 năm
+ Cảnh núi Ba Vì ® truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh: sự nghiệp dựng nước.
	Núi Sóc Sơn ® truyền thuyết Thánh Giống: chống giặc ngoại xâm.
	Hình ảnh nước mốc đá thế ® truyền thuyết An Dương Vương: sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Giếng Ngọc ® truyền thuyết Chữ Đồng Tử và Tiên Dung: sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc.
+ 1 học sinh đọc:
“Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngãy giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
+ Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam thuỷ chung – luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
	Nhắc nhở khuyên răn mọi người, dù đi bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
+ Ca ngợi vể đẹp tráng lệ của đên Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính tiêng liêngvảu mỗi người đối với tổ tiên.
Học sinh thảo luận rồi trình bày.
Dự kiến: Ca ngợi tình cảm thuỷ chung, biết ơn cội nguồn.
Học sinh gạch dưới các từ ngữ và phát biểu.
Dự kiến: Có khóm hải đường giếng Ngọc trong xanh.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhiều học sinh luyện đọc câu văn.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
+ Ca ngợi vẻ đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính của mỗi người đối với cội nguồn dân tộc.
Học sinh nhận xét.
Tiết 4: Chính tả
Ai là thủy tổ của loài người?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	 Nghe - viết đúng bài chính tả. 
2. Kĩ năng: Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được qui tắc viết hoa các tên riêng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: + Bảng phụ. + SGK, vở.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Nghe – viết : Ai là tuỷ tổ loài người?
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
Giáo viên đọc các tên riêng trong bài Chúa Trời, Ê-va, A-đam, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ – Bra-hma, Sác-lơ – Đác-uyn.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài vừa viết trong bài.
Giáo viên đọc từng câu hoặc bộ phận trong câu cho học sinh viết.
Giáo viên đọc lại toàn bài.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2:
Giáo viên nêu yêu cầu.
Giáo viên giải thích từ: Cửu Phủ tên một loài tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa.
Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng các tên riêng Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu Cửu Phủ, Khương Tháo Công ® đều viết hoa tất cả chữ cái đầu mỗi tiếng, vì là tên riêng của nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt
3.Củng cố dặn dò
- Y/C HS nhắc lại quy tắc viết hoa các tên riêng.
Giáo viên nhận xét.
Nhận xét tiết học. 
Học sinh lên bảng sửa bài.
Lớp nhận xét
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc thầm.
2 học sinh viết đúng bảng – lớp viết nháp.
2 học sinh nhắc lại.
Học sinh viết vở.
Học sinh soát lỗi, từng cặp đổi vở kiểm tra.
Hoạt động nhóm, bàn.
1 học sinh đọc- Lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc phần chú giải.
Học sinh làm bài.
Các tên riêng: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu Cửu Phủ, Khương Tháo Công ® đều viết hoa tất cả chữ cái đầu mỗi tiếng, vì là tên riêng của nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt.
- Lớp nhận xét.
- Hoạt động cá nhân.
Nêu lại qui tắc viết hoa.
Nêu ví dụ.
CHIỀU
Tiết 1: Thể dục GVC
Tiết 2: Đạo đức
Thực hành giữa học kỳ II
I. Mục tiêu 
- HS biết củng cố, thực hành kỹ năng về hành vi đạo đức như:
+ Có trách nhiệm về việc làm của mình, kính già yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, hợp tác với những người xung quanh, yêu quê hương đất nước 
- Có thói quen làm việc có ích cho mình và cho mọi ngời.
- Biết phê phán và không đồng tình với những việc làm không đúng.
II. Đồ dùng dạy học - Giấy, bút .
III. Các hoạt động dạy - học 
1.*Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc ghi nhớ bài : Em yêu quê hương 
- GV nhận xét.
2.*Bài mới 
Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ ôn tập và thực hành kỹ năng giữa học kỳ II
- Ghi đầu bài lên bảng.
- HS đọc.
- HS nghe.
- HS nhắc lại.
 Hoạt động 1 : 
 Em sẽ làm gì?
- Y/c HS làm việc nhóm.
- Phát phiếu và Y/C lần lượt ghi lại các việc em dự định sẽ làm để tỏ sự kính già yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ.
- Y/C làm việc cả lớp.
- Y/C giải thích một số công việc.
- GV - NX.
KL: Cô mong các em sẽ làm đúng những điều dự định và là người con hiếu thảo.
- HS ghi lại.
- HS đọc kết quả.
- HS giải thích
Tiết 3: Khoa học
Ôn tập: vật chất và năng lượng
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức Ôn tập về Các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
 2. Kĩ năng: Củng cố những kĩ năng về bào vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và dó thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Chuẩn bị: - Pin, bóng đèn, dây dẫn, 
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: “Ôn tập: Vật chất và năng lượng”.
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
Làm việc cá nhân.
Chữa chung cả lớp, mỗi câu hỏi.
Giáo viên yêu cầu một vài học sinh trình bày, sau đó thảo luận chung cả lớp.
Giáo viên chia lớp thành 3 hay 4 nhóm.
Giáo viên sẽ chữa chung các câu hỏi cho cả lớp.
3. Củng cố dặn dò
Đọc lại toàn bộ nội dung kiến thức ôn tập.
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Ôn tập: Vật chất và năng 
Học sinh tự đặt câu hỏi mời bạn trả lời.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 100 trong SGK (học sinh chép lại các câu 1, 2, 3, vào vở để làm).
Phương án 2:
Từng nhóm bốc chọn tờ câu đố gồm khoảng 7 câu do GV chọn trong số các câu hỏi từ 1 đến 4 của SGK và chọn nhóm phải trả lời.
Trả lời 7 câu hỏi đó cộng với 3 câu hỏi do nhóm đố đưa thêm 10 phút.
+ Đáp án: Câu1: d; C- 2: b; C-3: c; C-4: b; C-5: b; C-6: c.
Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2021
(Đ/c Tùng dạy)
Tiết 1: Toán
Tiết 2: Tiếng anh
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Tiết 4: Kể chuyện
CHIỀU
Tiết 1: Lịch sử
Tiết 2: Tin học GVC 
Tiết 3: Thể dục 
Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2021
(Đ/c Tùng dạy)
Tiết 1: Toán
Tiết 2: Mĩ thuật GVC
Tiết 3: Tập đọc
Tiết 4: Tập làm văn
CHIỀU
Tiết 1: Khoa học
Tiết 2: Luyện toán
Tiết 3: Tiếng anh GVC
Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2021
Tiết 1: Toán
Trừ số đo thời gian
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Biết thực hiện phép trừ số đo thời gian.
2. Kĩ năng: 	- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
3. Thái độ: 	- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị: + Phiếu bài tập + VBT.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: “Trừ số đo thời gian" 
® Giáo viên ghi bảng.
* a: Thực hiện phép trừ.
Ví dụ 1 :15giờ 55phút – 13giờ 10 phút.
Giáo viên theo dõi và thu bài làm của từng nhóm.
Yêu cầu từng nhóm nêu cách làm (Sau khi kiểm tra bài làm).
Giáo viên chốt lại.
Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột.
Trừ riêng từng cột.
Ví du 2: 3phút 20giây– 2 phút 45 giây.
Giáo viên chốt lại.
Số bị trừ có số đo thời gian ở cột thứ hai bé hơn số trừ.
+ 20 giây có trừ được cho 45 giây ? Ta phải làm như thế nào ?
- GV chốt : 
+ Khi trừ số đo thời gian, cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị 
+ Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở SBT < số đo tương ứng ở ST thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn 
+ Tiến hành trừ.
* b: Thực hành.
Bài 1: 
Giáo viên chốt.
Bài 2:
Lưu ý cách đặt tính.
3: Củng cố - dặn dò
Làm bài 1, 2/ 133
Chuẩn bị: “Luyện tập ”.
Nhận xét tiết học 
Học sinh lần lượt sửa bài và nêu cách cộng 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Các nhóm thực hiện.
Lần lượt các nhóm trình bày.
15 giờ 55 phút
13 giờ 10 phút
2 giờ 45 phút
Các nhóm khác nhận xét về cách đặt tính và tính 
Giải thích vì sao sai hoặc đúng.
Học sinh nêu cách trừ.
Lần lượt các nhóm thực hiện.
3 phút 20 giây
2 phút 45 giây.
2 phút 30 giây.
- Lấy 1 phút đổi ra giây , ta có :
2 phút 80 giây.
2 phút 45 giây.
0 phút 35giây.
3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây= 35 giây
Cả lớp nhận xét và giải thích.
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS làm bài 
a) 23 phút 25 giây 
 - 15 phút 12 giây 
 8 phút 13 giây 
b) 54 phút 21 giây 53 phút 81 giây
- 21 phút 34 giây - 21 phút 34 giây
 32 phút 47 giây
c) 22giờ 15 phút 21 giờ 75 phút 
 - 12 giờ 35 phút - 12 giờ 35 phút 
 9 giờ 40 phút 
Sửa bài.
Lớp nhận xét.
HS làm bài 
a) 23 ngày 12 giờ
 - 3 ngày 8 giờ
 20 ngày 4 giờ
b) 14 ngày 15 giờ 13 ngày 39 giờ 
 - 3 ngày 17 giờ - 3 ngày 17 giờ
 10 ngày 22 giờ
c) 13 năm 2 tháng 12 năm 14 tháng 
 - 8 năm 6 tháng - 8 năm 6 tháng 
 4 năm 8 tháng
Sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm (dãy), lớp.
Tự đặt đề và giải 
Tiết 2: Luyện từ và câu
Liên kết các câu 
trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I. Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ 
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu .
- Giáo dục HS ý thức hợp tác nhóm trong học tập.
II . ®å dïng d¹y häc 
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn ở bài tập 1 ( phần nhận xét ) 
- 2 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1 , BT 2 ( phần luyện tập ) 
III . C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
1. Kiểm tra bài cũ 
- HS làm lại BT 2 ( phần luyện tập )
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Phần nhận xét : 
Bài tập 1 : 
- Một HS đọc nội dung BT 1 ( đọc cả từ chú giải sau đoạn văn ) 
- Gạch dưới những từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn .
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã ghi đoạn văn chốt lời giải đúng yêu cầu HS đọc lại.
Bài 2: 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- Việc thay thế đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở ví dụ nêu trên được gọi là phép thay thế từ ngữ. * Ghi nhớ :
c. Luyện tập:
 Bài 1:
(1) Hai Long phóng xe về Phú Lâm tìm hộp thư bí mật.
(2) Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho Anh sự bất ngờ.
(3) Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất.
(4) Nhiều lúc Người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ Anh nhận thấy.
(5) Đó là tên Tổ Quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.
GV : Việc thay thế từ ngữ có tác dụng liên kết câu.
- GV cïng cả lớp sửa bài
HS làm theo yêu cầu của GV
- Đoạn văn có 6 câu.Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn 
- HS nêu.
Câu 1 : Hưng Đạo Vương, Ông 
Câu 2 : Vị Quốc Công Tiết Chế 
Câu 3: Vị Chủ tướng tài ba.
Câu 4 : Hưng Đạo Vương.
Câu 5 : Ông.
Câu 6 : Người.
1 HS đọc nội dung bài tập 2 , cả lớp đọc thầm.
 2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 - 2 HS nói nội dung ghi nhớ bài học.
- 1 HS đọc yêu của bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm, đánh số thứ tự các câu văn.
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.
-Từ Anh (ở câu 2) thay cho từ Hai Long (ở câu 1)
- Người liên lạc ( Câu 4) Thay cho từ Người đặt hộp thư ( Câu 2)
- Từ Anh (Câu 4) thay cho Hai Long (câu 1)
- Đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V(câu 4)
3. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học,dặn học sinh ghi nhớ kiến thức .- VÒ nhµ häc bµi
Tiết 3: Tiếng anh GVC
Tiết 4: Địa lý
Châu Phi
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí, tự nhiên của châu Phi. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu. Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ.
2. Kĩ năng: Xác định được trên bản đồ vị trí, giới hạn của Châu Phi, các đới cảnh quan của Châu Phi.
- Biết xác lập mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khi hậu với thực vật, động vật của CP
3. Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn, hiểu thêm về đất nước Châu Phi
II. Chuẩn bị: + Bản đồ + VBT, SGK.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: “Ôn tập”.
Nhận xét, đánh giá,.
2. Bài mới: “Châu Phi”.
* Hoạt động 1: Vị trí , địa lí giới hạn 
- GV kết luận : Châu Phi có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ
* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.
+ Phát phiếu học tập đã in sẵn các câu hỏi:
Địa hình Châu Phi có đặc điểm gì?
Khí hậu Châu Phi có gì khác so với các Châu lục đã học? Vì sao?
- Kết luận :
+ Địa hình châu Phi tương đối cao , khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới
+Có quang cảnh tự nhiên : từng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới 
3 . Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Châu Phi (tt)”. 
Nhận xét tiết học. 
Nêu các đặc điểm của Châu Á, Âu.
So sánh các đặc điểm của Châu Á, Âu.
Hoạt động cá nhân, lớp.
+ Học sinh dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chỉ trong SGK, trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí giới hạn của Châu Phi.
Hoạt động nhóm, lớp.
+ Dựa vào SGK, lược đồ, tranh ảnh để trả lời các câu hỏi:
+ Làm các câu hỏi ở mục 2 / SGK.
+ Trình bày.
Hoạt động nhóm, lớp.
+ Thảo luận, điền nội dung vào sơ đồ/ SGVối và đánh mũi tên nối các ô.
+ Nhóm nhanh, đúng thắng cuộc.
CHIỀU
Tiết 1: Âm nhạc GVC
Tiết 2: HĐNGLL GVC
Tiết 3: Kỹ thuật
Lắp xe ben (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Nắm được quy trình ,kĩ thuật lắp xe ben.
2 Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben
3. GD tính cẩn thận,làm việc khoa học.
II.Đồ dùng: Bộ đồ dùng lắp ghép ;tranh quy trình lắp xe cẩu.
III.Các hoạt động:
1.Bài cũ :
 +Nêu quy trình lắp xe cẩu?
 GV nhận xét.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động2: Tổ chức cho HS quan sát,nhận xét mẫu:
+Cho HS quan sát xe ben đã lắp sẵn
+Hướng dẫn HS quan sát nêu tên các bộ phận của xe ben
Kết luận: Để lắp được xe ben cần phải lắp 5 bộ phận:Khung sàn xe và các giá đỡ;sàn cabin và thnàh đỡ;hệ thóng giá đỡ trục bánh xe sau;trục bánh xe trước;ca bin.
Hoạt động3: Tổ chức hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a)Hướng dẫn HS chọn các chi tiết:Yêu cầu HS chọn các chi tiết.Gọi một số HS lên chọn và nêu tên các chi tiết.GV treo bảng phụ ghi tên các chi tiết cần để lắp xe ben lên bảng,cho HS nhắc lại.
b)Hướng dẫn HS lắp xe ben theo các bước trong sgk:
+GV làm mẫu,gọi HS nhắc lại cách lắp ghép từng chi tiết.
+Treo bảng phụ ghi quy trình lắp xe ben.Gọi HS nhắc lại quy trình.
+Gọi một số HS lên làm nháp.Nhận xét.Cho HS lần lượt nhắc lại quy trình lắp xe ben.
 3. Củng cố - Dặn dò:	
- Hệ thống bài.Nhắc lại quy trình lắp ghép .
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
Một số HS lên bảng trả lời.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS quan sát mẫu,nhận xét.
-HS theo dõi mẫu,nhắc lại cách lắp ghép từng bộ phận
+Chỉ tranh nêu quy trình lắp ghép xe ben.
-Thực hành lắp thử.
-Đọc ghi nhớ sgk.(sgk)
Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2021
(Đ/c Tùng dạy)
Tiết 1: Tin học GVC
Tiết 2: Tiếng anh GVC
Tiết 3: Toán (Đ/c Tùng dạy)
Tiết 4: Tập làm văn(Đ/c Tùng dạy)
Tiết 5: Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_ban_2_cot.docx