Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 111: XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS tự hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, nhận biết mối quan hệ xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng giải bài tập có liên quan cm3 – dm3

3. Thái độ:

- GDHS say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập.

- Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ, SGK, thẻ từ

- HS : SGK, vở nháp, bảng con

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Họat động 1: Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

* Mục tiêu: Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo.

* Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, động não, giảng giải – minh họa

* Cách tiến hành:

- Gv giới thiệu từng hình lập phương cạnh 1cm để Hs quan sát, nhận xét.

- Từ đó Gv giới thiệu về xăng-ti-mét khối.

- Gv treo hình đã vẽ sẵn lên bảng, giới thiệu hình lập phương có cạnh 1dm và tương tự như trên Hs tự nêu được về đề-xi-mét khối.

- Gv nêu yêu cầu, Hs quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi để rút ra mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối:

1dm3 = 1000cm3

- Gv kết luận về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; Cách đọc và viết cũng như mối quan hệ giữa hai đơn vị này. Vài Hs nhắc lại.

2. Họat động 2: Thực hành:

* Mục tiêu: Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 

doc 30 trang cuongth97 09/06/2022 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 	CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 111: XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS tự hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, nhận biết mối quan hệ xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng giải bài tập có liên quan cm3 – dm3
3. Thái độ: 
- GDHS say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập. 
- Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, SGK, thẻ từ
- HS : SGK, vở nháp, bảng con
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Họat động 1: Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
* Mục tiêu: Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo.
* Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, động não, giảng giải – minh họa
* Cách tiến hành:
- Gv giới thiệu từng hình lập phương cạnh 1cm để Hs quan sát, nhận xét.
- Từ đó Gv giới thiệu về xăng-ti-mét khối.
- Gv treo hình đã vẽ sẵn lên bảng, giới thiệu hình lập phương có cạnh 1dm và tương tự như trên Hs tự nêu được về đề-xi-mét khối.
- Gv nêu yêu cầu, Hs quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi để rút ra mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối:
1dm3 = 1000cm3 
- Gv kết luận về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; Cách đọc và viết cũng như mối quan hệ giữa hai đơn vị này. Vài Hs nhắc lại.
2. Họat động 2: Thực hành:
* Mục tiêu: Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm, trò chơi 
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Trò chơi: “Đố bạn”
- Hs làm bài vào vở, sau đó một bạn hỏi, một bạn trả lời àđổi vở kiểm tra và nhận xét bài của nhau.
- Một Hs làm bài vào bảng phụ , có vẽ hình như BT1 để tiện chữa bài.
Bài tập 2:
- Củng cố mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Hs làm từng phần ra bảng con.
- Khi chữa bài Gv nên cho Hs nêu cách tính.
- Tuỳ vào đối tượng Hs có thể: Gv có thể hướng dẫn Hs dựa vào mối quan hệ giữa dm và cm cũng như quan sát trên hình vẽ để tính được số hình lập phương cạnh 1cm chứa trong hình lập phương cạnh 1dm (chẳng hạn, hình lập phương cạnh 1dm gồm 10 lớp, mỗi lớp gồm 10 hàng, mỗi hang gồm 10 hình lập phương cạnh 1cm nên hình lập phương cạnh 1dm gồm: 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm). Từ đó rút ra được mối quan hệ giữa hai đơn vị dm3 và cm.3 .
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút, giao nhiệm vụ. 
* Cách tiến hành
- Yêu cầu Hs nhắc lại về mối quan hệ giữa dm3 và cm3.
- Nhận xét tiết học.
- Hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. 
 RÚT KINH NGHIỆM
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 112: MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Có biểu tượng về mét khối; biết đọc và viết đúng mét khối. Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối dựa trên mô hình.
2. Kĩ năng:
- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. Biết giải một số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo: mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
3. Thái độ: 
- GDHS say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập. 
- Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, bìa cứng..
- HS : SGK và bảng con.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1:Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa: m3,dm3, cm3
* Mục tiêu: Có biểu tượng về mét khối; biết đọc và viết đúng mét khối. Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối dựa trên mô hình.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, giảng giải – minh họa, trực quan
* Cách tiến hành:
Giới thiệu đơn vị đo thể tích mét khối.
- Gv phát vấn để Hs nhắc lại các đơn vị đo thể tích đã biết.
- Gv giới thiệu: “Để đo thể tích người ta cong dung đơn vị mét khối”.
- Hs dựa vào những đơn vị đo thể tích đã học để tự nêu: “Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m”.
- Tương tự như đối với các đơn vị đo diện tích đã học, Hs có thể tự nêu cách viết kí hiệu mét khối: m3.
Mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
- Hs quan sát hình vẽ biểu diễn hình lập phương có cạnh dài 1m chứa các hình lập phương nhỏ như phần a trong SGK. Bằng cách gợi mở, Gv giúp Hs tự rút ra nhận xét: Hình lập phương cạnh 1m bao gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.
- Hs nêu mối quan hệ giữa mét khối và đề-xi-mét khối:
1m3 = 1000dm3.
- Làm tương tự để Hs nêu được mối quan hệ giữa mét khối và xăng-ti-mét khối:
1m3 = 1 000 000cm3.
Nhận xét.
- Gv treo bảng phụ kẻ sẵn bảng như phần b – SGK như sau:
m3
dm3
cm3
- Hs điền các đơn vị đo thể tích đã học vào bảng trên theo đúng thứ tự (vào dòng trên).
- Cho Hs nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị đo với đơn vị đo kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để cuối cùng hoàn thiện bảng đơn vị đo thể tích (như SGK).
- Hs quan sát bảng đơn vị đo thể tích vừa thành lập, tự nêu (hoặc Gv gợi mở để Hs tự nêu) nhận xét như trong SGK.
- Hs đọc lại bảng đơn vị đo thể tích để ghi nhớ bảng này.
2. Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. Biết giải một số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo: mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thảo luận nhóm đôi
* Cách tiến hành:	
Bài tập 1
- Hs đọc miệng cặp đôi để kiểm tra bài nhau. Gv gọi một số Hs đọc, Hs khác nhận xét, Gv kết luận.
- Hs viết số đo ra bảng con, Gv nhận xét, kết luận.
Bài tập 2
- Hs làm bài vào vở và đổi vở để kiểm tra bài cho nhau.
- Hai Hs làm bài trên bảng, mỗi Hs làm một phần để Gv nhận xét, chữa bài chung cho cả lớp.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs Về nhà coi lại bài và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM
__________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
TIẾT 113: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết đọc, viết và đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. 
2. Kĩ năng:
- Biết giải một số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo: mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
3. Thái độ: 
- GDHS say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập. 
- Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK. bảng phụ ghi công thức.
- HS: SGK, vở nháp, vở BT Toán
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS nhắc lại về đơn vị đo mét khối, đề- xi- mét khối, xăng- ti- mét khối và mối quan hệ giữa chúng . 
- HS làm bảng con: 1dm3 = cm3; 1,952dm3 = cm3 ; 4,3m3 = cm3; 19,8m3 = cm3; 913,23415 m3 = ..cm3
- Nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: Củng cố đổi đơn vị đo thể tích, đọc viết các số đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm, thảo luận nhóm đôi
* Cách tiến hành:	
Bài 1: HS đọc đề, hoạt động cá nhân 
- 1a. Gọi HS đọc các số đo, HS khác nhận xét
- GV kết luận.
- 1b. Gọi 4 HS lên bảng viết các số đo, HS khác viết vào bảng con từng số 
- Nhận xét – Kết luận.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài 2
- HS làm bảng con 
- Sửa bài 
- GV chốt lại đáp án đúng: a, b, c.
- GV yêu cầu HS giải thích: Vì sao đúng? 
-Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: HS đọc và nêu yêu cầu BT3.
- Muốn so sánh các số đo thì trước tiên ta phải làm gì?
- HS làm vào vở 
- 3 HS lên bảng làm.
- Sửa bài 
- Nhận xét 
- GV chốt lại kết quả đúng 
- Chấm vở.
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các số đo, quy tắc so sánh 2 số thập phân, 2 số tự nhiên và cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò 
* Mục tiêu: HS nắm được cách đổi
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- Nêu bảng đơn vị đo thể tích?
- Hai đơn vị đo thể tích liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- HS tính: 903,436672m3 = dm3 = cm3
	12,287m3 = dm3
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập. Chuẩn bị tiết sau
RÚT KINH NGHIỆM
__________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
 Tiết 114: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tìm được các quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. HS vận dụng một số quy tắc tính để giải một số bài tập có liên quan.
2. Kĩ năng:
- Hình thành về biểu tượng thể tích hình hộp chữ nhật.
3. Thái độ: 
- GDHS say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập. 
- Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các khối hình hộp chữ nhật có kích thước xác định trước và một số hình lập phương có cạnh 1cm. Hình phóng to các hình vẽ trong SGK.
- HS: SGK, bảng con	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
* Mục tiêu: Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. Tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
* Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, động não, giảng giải – minh họa.
* Cách tiến hành:	
- Gv giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật. 
- Hs quan sát để bước đầu có biểu tượng về thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Gv treo hình phóng to hình vẽ hình hộp chữ nhật lên bảng và nêu vấn đề (ví dụ - SGK).
- Gv lần lượt treo các hình vẽ hình hộp chữ nhật có hình lập phương xếp ở trong (như ví dụ - SGK) lên bảng, phát vấn để Hs tìm ra được hướng giải (như SGK) và giải được bài toán:
Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
 5 x 3 x 4 = 60 (cm3)
- Hs quan sát kết quả của bài toán (có thể cho Hs nêu lại 5cm, 3cm, 4cm là 3 kích thước của hình hộp chữ nhật) và tự rút ra được quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Gv vẽ hình hộp chữ nhật lên bảng giới thiệu các kí hiệu V, a, b, c.
- Hs tự nêu công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Vài Hs nhắc lại quy tắc và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật. 
2. Hoạt động 2: Thực hành 
* Mục tiêu: Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm đôi
* Cách tiến hành:
 Bài tập 1:
- Hs đọc và tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Hs làm từng phần vào bảng con.
- Khi chữa bài Gv nên cho Hs nêu rõ cách tính.
 Bài tập 2:
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình vẽ khối gỗ.
- Gv nêu câu hỏi: Muốn tính được thể tích của khối gỗ ta có thể làm như thế nào?
- Hs thảo luận nhóm đôi để tìm ra hướng giải.
- Hs làm bài vào vở, một Hs làm bài trên bảng phụ để sửa bài.
 Bài tập 3:
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình vẽ bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào và nhận xét.
- Gv nhận xét các ý kiến của Hs và kết luận: Lượng nước dâng cao hơn (so với khi chưa bỏ hòn đá vào bể) là thể tích của hòn đá.
- Gv phát vấn để Hs nêu hướng giải.
- Hs làm bài vào vở. Một Hs làm bài trên bảng lớp để chũă bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
* Mục tiêu: nhằm giúp củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Hs nhắc lại công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Dặn Hs về nhà ghi nhớ kiến thức vừa học.
RÚT KINH NGHIỆM
__________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 115: THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết tự tìm được công thức tính và cách tính thể tích của hình lập phương.
2. Kĩ năng:
- HS biết vận dụng một công thức để giải một số bài tập có liên quan.
3. Thái độ: 
- GDHS say mê học toán, tự giác tìm tòi kiến thức và các bài tập cùng dạng để luyện tập. 
- Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mô hình về hình lập phương..
- HS: SGK, vở bài tập toán 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức cũ:
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Chiếc hộp bí mật”
- HS trả lời các câu hỏi:
 CH1: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
 CH2: Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 5cm, chiều cao 4cm?
 CH3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
 Hình lập phương có là các . bằng nhau.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích của hình lập phương.
* Mục tiêu: Có biểu tượng về thể tích hình lập phương
* Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, đặt câu hỏi, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát hình lập phương có cạnh 3cm và các khối lập phương có thể tích 1cm3, sau đó Gv xếp các khối lập phương có thể tích 1cm3 vào hình lập phương cạnh 3cm. Hs quan sát để bước đầu có biểu tượng về thể tích của hình lập phương.
- Hướng dẫn Hs tìm quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
+ So sánh sự giống và khác nhau của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
- Gv nhắc lại: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau.
- Hs dựa vào quy tắc và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật tìm quy tắc và công thức tính thể tích của hình lập phương.
- Hs nhắc lại quy tắc và công thức tính thể tích của hình lập phương.
3. Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm đôi, bút đàm
* Cách tiến hành:
 Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài, nêu lại cách tính diện tích một mặt và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương.
- HS tự làm vào phiếu bài tập rồi đổi chéo cho nhau để kiểm tra.
- HS trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, Gv kết luận.
 Bài 2: 
- Hs đọc và tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Hs nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của ba số.	
- Hs thảo luận nhóm đôi để tìm ra hướng giải.
- Hs nêu hướng giải bài toán.
- Hs tự làm bài toán, 1 Hs làm bảng phụ.
- Gv đánh giá bài làm của Hs.
- Hs trình bày bài làm, các Hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- Muốn tính thể tích của hình lập phương ta làm như thế nào?
- Nếu cạnh của hình lập phương gấp lên 2 lần thì thể tích của hình lập phương sẽ gấp lên bao nhiêu lần?
- Dặn Hs về nhà ghi nhớ công thức tính thể tích của hình lập phương.
- Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 45: PHÂN XỬ TÀI TÌNH
	Theo Nguyễn Đổng Chi
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài, hiểu đúng các từ ngữ, câu, đoạn, diễn biến câu chuyện. Bài viết ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án, đồng thời bày tỏ ước mong có vị quan toà tài giỏi, xét xử công tội phân minh, góp phần thiết lập và bảo vệ trật tự an ninh xã hội
2. Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm bài văn gới giọng rõ ràng, rành mạch, chậm rãi, thể hiện giọng điệu của từng nhân vật và niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
3. Thái độ: 
- Biết giữ gìn trật tự xã hội
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh họa SGK.
- HS: SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thuyết trình
* Cách tiến hành:
- Hs đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng, TLCH về nội dung bài đọc.
- Nhận xét 
Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài: Dùng tranh. 
2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
* Mục tiêu : Giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành
- Hs khá, giỏi đọc toàn bài.
- Hs quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn.
- Chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Kẻ kia phải cúi đầu chịu tội.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gv kết hợp giúp Hs hiểu được những từ ngữ được chú giải sau bài, giải nghĩa thêm từ: công đường (nơi làm việc của quan lại), khung cửi (công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ), niệm phật (đọc kinh lầm rầm để khấn phật).
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 Hs đọc lại toàn bộ bài.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài - giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án; chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm của từng đoạn.
3. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Cảm thụ bài và trả lời câu hỏi .
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- Hs thảo luận theo nhóm, cùng đọc thầm và đọc lướt bài để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
- Các câu hỏi thảo luận nhóm:
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?.
+ Quan án đã dùng những biện pháp gì để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp tấm vải? (vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải.)
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
+ Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng ( ).
+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?.
4. Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm: 
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua
* Cách tiến hành
- Gv mời 4 Hs đọc diễn cảm bài văn theo lối phân vai.
- Gv hướng dẫn Hs đọc diễn cảm đoạn “Quan nói sư cụ biện lễ cúng phật Chú tiểu kia đành nhận tội”.
- Trình tự hướng dẫn:
+ Gv đọc mẫu .
+ Từng tốp 4 Hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai.
+ Một vài Hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
5. Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò: 
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
___________________________
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ ( Nhớ– viết)
Tiết 23: CAO BẰNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhớ viết đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng.
2. Kĩ năng:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, trình bày đúng thể thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: SGK, Bảng phụ 
- HS : SGK, vở Tiếng Việt, vở bài tập TV .
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động 
* Mục tiêu : nhằm kiểm tra kiến thức cũ của HS
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- Một và Hs nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Cả lớp viết 2 tên người, 2 tên địa lí Việt Nam vào vở, 2 học sinh vieetse lên bảng lớp
- Nhận xét.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn nhớ viết chính tả
* Mục tiêu: Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng.
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm
* Cách tiến hành: 
- 1HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng. Cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ trong SGK để ghi nhớ.
- Gv nhắc Hs chú ý cách trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ dễ viết sai chính tả.
- Hs gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ tự viết bài.
- Gv chấm chữa 7 – 10 bài. Hs trao đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- Gv nhận xét chung.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Mục tiêu: Viết hoa đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm, động não
* Cách tiến hành: 
Bài tập 2: 
- Một Hs đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Gv mời 3 – 4 nhóm Hs lên bảng thi tiếp sức - điền đúng, điền nhanh.
- Đại diện nhóm đọc kết quả, nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Cả lớp + Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3: 
- Một Hs đọc nội dung của BT.
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gv nói về các địa danh trong bài.
- Gv nhắc Hs chú ý hai yêu cầu của BT:
+ Tìm những tên riêng có trong bài, xác định tên riêng nào viết đúng quy tắc chính tả về viết hoa, tên riêng nào viết sai.
+ Viết lại cho đúng các tên riêng viết sai. 
- Cả lớp suy nghĩ, làm bài vào vở . Hai Hs làm vào bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. 
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại cách viết những từ ngữ có chứa âm đầu x/s hoặc âm cuối t/c
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Chuẩn bị bài tiết sau.
	RÚT KINH NGHIỆM
___________________________
Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 23: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu chuyện, biết trao đổi với người khác về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng:
- Biết kể bằng lời của mình câu chuyện về những người đã góp sức mình để bảo vệ trật tự an ninh.
3. Thái độ: 
- Thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ an ninh trật tự.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Một số sách báo, truyện viết về chiến sĩ an ninh, công an, bảo vệ.
- HS: Sưu tầm một số sách báo, truyện viết về chiến sĩ an ninh, công an, bảo vệ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới cho HS
* Phương pháp, kĩ thuật: kể chuyện
* Cách tiến hành: 
- Hs nối tiếp nhau kể một vài đoạn của câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs kể chuyện:
* Mục tiêu: Hướng dẫn Hs kể chuyện:
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
a) Giúp Hs hiểu yêu cầu của đề bài.
- 1 Hs đọc thành tiếng đề bài viết trên bảng lớp.
- Gv gạch dưới những từ cần chú ý.
- Gv giải nghĩa cụm từ Bảo vệ trật tự, an ninh: Hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ iên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
- 3 Hs tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Gv lưu ý Hs: chọn đúng một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe ai đó kể.
- Gv kiểm tra Hs đã chuẩn bị ở nhà.
- Một số Hs nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể.
b) Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Mời Hs đọc lại gợi ý 3 (dàn ý bài KC). Nhắc Hs cần kể chuyện có đầu có cuối. Với những câu chuyện khá dài, có thể chỉ kể 1 – 2 đoạn. 
- Mỗi Hs tự lập nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể.
- Hs tập kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Hs nói điều có thể rút ra từ câu chuyện.
- Lớp + Gv nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân KC hấp dẫn nhấ theo các tiêu chuẩn:
Nội dung câu chuyện có hay, có mới không?
Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
Khả năng hiểu chuyện của người kể
3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu Hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn Hs xem trước tiết kể chuyện tuần sau.
RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
	Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 45: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn lại các cách nối các vế trong câu ghép
2. Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng thực hành đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ đã học
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ viết sẵn câu văn của bài. Các tờ phiểu khổ to photo nội dung bài tập 2, 3.
- HS : SGK, bảng con .
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành
- Gọi HS làm lại bài tập 2, 3 phần luyện tập của tiết LTVC trước
- Kiểm tra 3 VBT
- Hỏi: Để thực hiện mối quan hệ tương phản trong câu ghép ta sử dụng những quan hệ từ nào?
- Giới thiệu bài	
2. Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về các cách nối các vế câu ghép
* Mục tiêu: HS ôn lại 2 cách nối trong câu ghép 
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành:	 	
- Yêu cầu HS đặt câu có sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản
- GV yêu cầu HS nhắc lại một số quan hệ từ thường được dùng để nối các vế trong câu ghép.
- HS nêu được các từ sau:
+ Quan hệ từ: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc. . . 
+ Cặp quan hệ từ: Vì . . . nên. . . ; Do . . . nên. . . ; Nhờ. . . mà; Nếu. . . thì. . . ; Tuy . . . nhưng. . . ; Mặc dù. . . nhưng. . . ; Chẳng những . . . mà. 
- Yêu cầu HS đặt một câu ghép có sử dụng một trong các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ vừa nêu. Nhận xét, sửa sai cho HS.
3. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả và quan hệ tương phản.
* Mục tiêu: HS biết đặt câu với các cặp quan hệ từ thích hợp
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu lại các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ dùng để nối câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả và quan hệ tưong phản
- GV khắc sâu kiến thức cho HS
- Yêu cầu HS đặt 2 câu có sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ biểu thị các quan hệ trên
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
4. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến.
* Mục tiêu: HS biết đặt câu với các cặp quan hệ từ thích hợp
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu lại các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ dùng để nối câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến
- GV khắc sâu kiến thức cho HS
- Yêu cầu HS đặt 2 câu có sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ biểu thị các quan hệ trên
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức bài học cho học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS tra từ điển để hiểu nghĩa một số từ đã tìm được ở bài tập 3. Chuẩn bị bài: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)”.
RÚT KINH NGHIỆM
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
TIẾT 46: CHÚ ĐI TUẦN
	Trần Ngọc
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các từ ngữ trong bài, hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Nắm được nội dung chính của bài văn: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu Hs; sẵn sang chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.
2. Kĩ năng: 
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu Hs miền Nam.
3. Thái độ:
- Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục học sinh yêu quý các chú chiến sĩ,công an bằng những hành động thiết thực.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh họa SGK.
- HS: SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi, trực quan, thuyết trình
* Cách tiến hành:
- Trò chơi “Chiếc hộp bí mật”
- Hs bốc thăm đọc lại bài Phân xử tài tình và trả lời 3 câu hỏi
1. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
2. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ?
3. Nội dung của câu chuyện là gì ?
- Gv nhận xét 
Giới thiệu bài: 
- Cho hs quan sát bức tranh vẽ hình ảnh gì? Chú chiến sĩ đi tuần trong đêm ở một trường học sinh Miền Nam.
Giới thiệu bài thơ “Chú đi tuần” các chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh thế nào và có tình cảm gì đối với các bạn học sinh? Đọc bài thơ các em sẽ hiểu điều đó.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
* Mục tiêu : Giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành
- Hs khá, giỏi đọc toàn bài (đọc cả lời đề tựa của tác giả: Thân tặng các cháu Hs miền Nam).
- Một Hs đọc phần chú giải từ ngữ trong bài (Hs miền Nam, đi tuần)
Gv: các em ạ! Ông Trần Ngọc, tác giả của bài thơ là một nhà báo quân đội. Ông viết bài thơ này năm 1956, lúc ông 26 tuổi. Bấy giờ, ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Hải Phòng, nơi có rất nhiều trường nội trú dành cho các em Hs miền Nam học tập trong thời kì đất nước ta bị chia làm hai miền Nam - Bắc (1954- 1975). Trường Hs miền Nam số 4 là trường dành cho các em tuổi mẫu giáo. Các em còn nhỏ đã phải sống trong trường nội trú xa cha, mẹ; nhiều em cha mẹ đang công tác trong vùng địch tạm chiếm ở miền Nam, hoàn cảnh rất đáng được hưởng sự chăm sóc, yêu thương đặc biệt.
- Vậy trước khi tìm hiểu nội dung bài này thày cùng các em luyện đọc để cảm nhận được những giai điệu hay và tràn đầy tình cảm của bài thơ này!
* Hướng dẫn hs luyện đọc: chia bài thơ thành 4 khổ thơ. 
 + Khổ 1: Chú đi lá bay xuống đường
+ Khổ 2: Chú đi qua.. ngủ nhé
+ Khổ 3: Trong đêm khuya cháu nằm
+ Khổ 4: Mai các cháu cho say.
- Gv hướng dẫn hs đọc ,ngắt nghỉ hơi, giọng đọc nhẹ, to trầm lắng ,trìu mến
- Hs tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- Gv kết hợp giúp các em sửa lỗi về phát âm, cách đọc cho Hs; nhắc các em đọc đúng các câu cảm, câu hỏi. (Lượt 1)
- Hs đọc nối tiếp lượt 2 (giải nghĩa từ: (chăn bông) mền làm bằng bông, dùng để đắp khi trời rét (lạnh). 
 Hun hút: gió thổi mạnh, kéo dài liên tục
 Lưu luyến: không muốn rời xa, luyến tiếc.
- Hs đọc nối tiếp lượt 3
Luyện đọc trong nhóm
- Gv cho hs đọc thầm theo cặp, chỉnh sửa phát âm cho nhau.
- Gv gọi hs đọc nguyên bài.
- Gv đọc mẫu toàn bài.
3. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Cảm thụ bài và trả lời câu hỏi .
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- HS thảo luận theo nhóm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_23_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi_huong.doc