Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

Tập đọc

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Nghe, ghi nội dung : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

3. Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức chấp hành pháp luật.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

HSKT: Đọc được một đoạn của bài.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 

doc 74 trang cuongth97 08/06/2022 4070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22: Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2022
Buổi sáng: CHÀO CỜ
Tập đọc
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Nghe, ghi nội dung : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức chấp hành pháp luật.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
HSKT: Đọc được một đoạn của bài.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi Đố bạn đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần? + Nêu nội dung của bài?
+ Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu.
- Gv nhận xét, bổ sung
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nêu
- Lớp nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: 
- Gọi HS đọc tốt đọc bài
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
- Cho HS nối tiếp nhau đọc bài trong nhóm. 
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ khó.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu.
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Mời 1 HS đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn.GV đọc bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
- 1HS đọc bài
- Bài văn có thể chia 3 đoạn
+ Đoạn 1: Về cách xử phạt. 
+ Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
+ Đoạn 3: Về các tội.
- Học sinh đọc nối tiếp trong nhóm. 
- HSKT đọc bài cùng bạn
+ Lần 1: HS luyện đọc các từ: luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát 
+ Lần 2: HS đọc nối tiếp lần 2 và tìm hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK.
-1 em đọc chú giải sgk.
- HS luyện đọc theo cặp .
-1 HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: 
- Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi, sau đó chia sẻ câu trả lời: 
+ Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
- GV chốt ý.
+ Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ?
- GV tiểu kết và nêu 1 số luật cho HS rõ 
- Gọi 1 hs đọc lại bài.
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH:
+ Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. 
+Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
HSKT nhắc lại câu trả lời
+ Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy.
- Tang chứng phải chắc chắn: phải nhìn tận mặt bắt tận tay; lấy và giữ được gùi; khăn, áo, dao, của kẻ phạm tội; . 
+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật Giáo dục, Luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em .. 
- HS nghe
-1 HS nêu ND, ghi vào vở
*ND: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa. 
4. Luyện đọc diễn cảm
 - Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. 
- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1:
+ GV đọc mẫu 
- YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
 - 3 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
5. Hoạt động ứng dụng: 
+ Học qua bài này em biết được điều gì ? 
+ Giáo dục hs: Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. 
- HS nêu
- HS nghe
6. Hoạt động sáng tạo: 
- Về nhà tìm hiểu một số bộ luật hiện hành của nước ta.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
 ........................................................................................
Toán 
 ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ 
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2 , bài 3(a, b), bài 4.Bài 3,5 cho HSHTT. HSKT làm bài theo bạn
3. Phẩm chất: Rèn cho HS chăm chỉ,Cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II.CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm 
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi Bắt vịt
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
HS nêu các thuật ngữ: Có thể, không thể, chắc chắn
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành
 Bài 1: HĐ cá nhân 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài. Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình ở phần a và viết hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình ở phần b.
- GV nhận xét, kết luận
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu lại cách rút gọn phân số
- Yêu cầu HS làm bài
- Lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào. 
- GV nhận xét , kết luận
 Bài 3(a, b): HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV giúp HS tìm mẫu số chung bé nhất
- GV nhận xét chữa bài
 Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài, so sánh 2 phân số cùng mẫu và khác mẫu
- GV nhận xét chữa bài
- HS nêu
- HS tự làm rồi chia sẻ kết quả:
- HSKT làm bài 1
a. Hình 1: + Hình 2: 
 Hình 3: + Hình 4: 
b) H1: 1	H2: 2
 H3: 3	H4: 4
- Rút gọn các phân số:
- HS nêu
- HSKT làm theo bạn
- Cả lớp làm vào vở sau đó chia sẻ cách làm:
- Quy đồng mẫu số các phân số
- 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
a, và 
b, và 
; giữ nguyên phân số 
- HS nêu
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm
	>	; =	 ; < 
3.Hoạt động ứng dụng:
- GV nhắc lại cách so sánh và quy đồng các phân số
HDHSHTT bài 3,5
- HS nhắc lại
4. Hoạt động sáng tạo:
- Về nhà tìm hiểu thêm các cách so sánh phân số khác.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................
Khoa học
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Ôn tập về:
 - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
 - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
 - Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
2. Kĩ năng: Biết được sự sinh sản của động vật và thực vật.
3. Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ môi trường yêu thiên nhiên.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
HSKT: Biết được sự sinh sản của động vật và thực vật.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng dạy học 
 - GV: SGK, bảng phụ, Phiếu học tập
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi "Đố bạn" :
+ Nêu tên một số loài thú ở trong rừng
+ Kể tên loài thú ăn thịt và lòai thú ăn cỏ.
+ Nêu những nét chung về sự sinh sản của động vật.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
 Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập
Câu 1: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ nào trong câu.
a. Sinh dục b. Nhị 
c. Sinh sản d. Nhụy
Câu 2: Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với số thứ tự nào trong hình
Câu 3:Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Câu 4: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ .. nào trong câu.
a. Trứng b. Thụ tinh c. Cơ thể mới
d. Tinh trùng e. Đực và cái
Câu 5: Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con?
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
+ Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
+ 1: nhuỵ
+ 2: nhị
+ Cây hoa hồng (a) và cây hoa hướng dương (c) là hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Cây ngô (3) thụ phấn nhờ gió.
+ Đa số loài vật chia thành 2 giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực sinh ra tinh trùng (d). Con cái có cơ quan dục cái tạo ra trứng (a)
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố và mẹ.
+ Những động vật đẻ con: sư tử, hươu cao cổ.
+ Những động vật đẻ trứng: chim cánh cụt, cá vàng.
1. Chọn các từ trong ngoặc( sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ) để điền vào chỗ trong các câu cho phù hợp
 Hoa là cơ quan ..của những loài thực vật có hoa. Cơ quan .đực gọi là cơ quan sinh dục cái gọi là 
2. Viết chú thích vào hình cho đúng
3 đánh dấu nhân vào cột cho đúng
Tên cây
Thụ phấn nhờ gió
Thụ phấn nhờ côn trùng
Râm bụt
Hướng dương
Ngô
4. Chọn các cụm từ cho trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái) để điền vào chỗ trống trong các câu sau
- Đa số các loài vật chia thành hai giống ..Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra ..
- Hiên tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là .hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành ., mang những đặc tính của bố và mẹ
5.
Tên động vật
Đẻ trứng
Đẻ con
Sư tử
Chim 
Hươu cao cổ
Cá vàng
3.Hoạt động ứng dụng:
- Qua bài học, em biết được điều gì ?
- HS nêu:
+ Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
+ Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
+ Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
4. Hoạt động sáng tạo:
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS học thuộc bài. Tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
 ..............................................................................................
Chiều 
ÂM NHẠC
TIẾT 18: HỌC HÁT: BÀI DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ.
 Nhạc: Lê Minh Châu
 Lời: Nguyễn Minh Nguyên
 I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- HS hát gõ đệm theo bài hát với tiết tấu phù hợp. Hát bài hát theo nhiều hình thức khác nhau.
2. Năng lực:
- Hs tập mạnh dạn, chủ động, tự tin, hào hứng tham, gia tiết học.
3. Phẩm chất:
- Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác
- Giáo dục HS yêu mái trường, thầy cô và bạn bè 
* HSKT: 
- Biết hát theo bài hát
- Biết vỗ tay, hòa nhập cùng các bạn trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Đài, đĩa nhạc ,nhạc.
2. Học sinh
- SGK, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
18'
10’
4'
1. Hoạt động khởi động:
 - Gv đàn giai điệu 1 câu hát
? Em hãy cho biết tên bài hát? Tên tác giả bài hát?
? Em hãy trình bày bài hát Em vẫn nhớ trường xưa?
- Nhận xét, khen ngợi.
2. Hoạt động khám phá: Học hát bài Dàn đồng ca mùa hạ.
a. Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Nêu được tên bài hát, tên tác giả bài hát. 
b. Cách tiến hành: 
* Giới thiệu bài:
- GV treo tranh và bảng phụ, giới thiệu bài:
 Bài hát thể hiện khung cảnh thanh bình và thân quen 
- Gv hát mẫu 
? Trong bài hát có những hình ảnh nào?
? Giai điệu của bài hát như thế nào?
- Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm?..
- Gv treo bảng phụ và chia câu.
- Gv cho hs đọc lời ca theo tiết tấu.
- Gv hướng dẫn hs đọc
- Gv cho hs khởi động giọng.
- Bài hát chia ra 8 câu:
- Dạy hát từng câu:
Câu 1: Trường làng em có .. lành 
+ Gv đàn
+ Gv đàn cho hs hát
+ Gv sửa sai cho hs( nếu có )
Câu 2: Nhịp...............đềm
+ Gv đàn
+ Gv đàn cho hs hát
+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
- Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2
- Gv cho tổ, bàn hát ghép câu 1, câu 2
Câu 3: Tình..................trường
+ Gv đàn
+ Gv đàn cho hs hát
+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
Câu 4: Thầy..............đình
+ Gv đàn
+ Gv đàn cho hs hát
+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
- Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4
Câu 5: Tre.........mà
+ Gv đàn
+ Gv đàn cho hs hát
+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
Câu 6: Trường.......nhà
+ Gv đàn
+ Gv đàn cho hs hát
+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
- Nối câu 5 và câu 6
Câu 7: Em............tài
+ Gv đàn
+ Gv đàn cho hs hát
+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có
Câu 8: Dù..........xưa
+ Gv đàn
+ Gv đàn cho hs hát
+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có
 - Nối câu 7 và câu 8. 
- Gv cho hs hát ghép cả bài 
- Gv cho nhóm, bàn hát cả bài 
- Gv nhận xét. 
c. Kết luận:
- Hs biết hát theo giai điệu và lời ca.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập: 
a. Mục tiêu:
- HS hát gõ đệm theo bài hát 
b. Cách tiến hành:
- GV chia lớp theo tổ để hát nối các câu, kết hợp gõ đệm theo phách.
* Hát kết hợp vận động cơ thể
- Gv yêu cầu hs thực hiện 2 động tác 
Động tác 1: Giậm chân
Động tác 2: Búng tay
- Gv giúp đỡ hs
- Gv yêu cầu 5 hs lên bảng thực hiện
- Gv nhận xét, đánh giá.
c. Kết luận:
- HS hát gõ đệm theo bài hát tốt
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
a. Mục tiêu:
- Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn và sáng tạo thêm các động tác phụ họa phù hợp cho các bài hát.
b. Cách tiến hành.
? Qua bài hát nội dung muốn nói lên điều gì?
- GV đệm đàn cho lớp hát lại bài hát.
- GV nhận xét, chốt nội dung, giáo dục HS.
- Khuyến khích HS về tập biểu diễn bài hát, sáng tạo các động tác phụ họa, chuẩn bị cho giờ học sau.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
c. Kết luận: 
- HS biết vận dụng, sáng tạo, phát triển được năng lực học tập và yêu thích môn học hơn.
- Hs lằng nghe giai điệu câu hát.
- Hs lắng nghe
Hs: Bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” 
- Hs 5 hs thực hiện 
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát tranh.
- Hs quan sát tranh.
- Hs quan sát, lắng nghe.
- Hs trả lời
+ Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
+ Thực hiện theo: + Cả lớp
 + Tổ, nhóm
 + Các nhóm
- Hs cùng đọc theo các bạn
- Lớp khởi động giọng.
- Hs lắng nghe.
- Hs nghe.
- Hs cả lớp, nhóm, cá nhân hát.
- Hs hát theo các bạn
- Hs nghe
- Hs hát
- Hs hát theo các bạn
- Hs hát ghép câu 1 và câu 2
- Tổ, bàn hát ghép
- Hs nghe 
- Hs hát theo nhóm, cá nhân
- Hs hát theo các bạn
- Hs nghe 
- Hs cả lớp, nhóm, cá nhân hát
- Hs hát ghép câu 3 và câu 4
- Hs nghe 
- Hs hát 
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn của giáo viên
- Hs hát theo các bạn
- Hs nghe 
- Hs hát theo nhóm, cá nhân
- Hs lắng nghe
- Hs hát theo hướng dẫn của giáo viên
- Hs hát theo các bạn
- Hs thực hiện
- Hs hát cả bài 
- Nhóm, bàn hát 
- Hát và gõ đệm theo phách.
- Các tổ thực hiện theo phân công của Gv.
- Hs thực hiện
- Hát cùng các bạn theo hướng dẫn của Gv
- Hs thực hiện
- Hs trả lời
- Cả lớp hát.
- Hs hát theo các bạn
- Hs nghe. 
******************************************
 Kĩ thuật
Tiết 18: BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Nêu được những công việc bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
2. Kĩ năng: Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
3. Phẩm chất: Có ý thức giúp đỡ gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
HSKT: Hợp tác cùng gia đình bày, dọn bữa ăn
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
	- Giáo viên: Tranh , ảnh một số kiêu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
- Học sinh: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:
 - Cho HS hát 
- Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích của giờ học.
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
 HĐ1 : Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn:
- Em hãy nghĩ lại cách bày móm ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình em.
- Quan sát hình 1 và đọc nội dung mục 1a - SGK, hãy nêu mục đích của việc bày móm ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Cho học sinh quan sát một số tranh, ảnh minh họa.
- Cho học sinh đọc mục 1b - SGK, thảo luận nhóm để nêu cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn trong gia đình.
- Ở gia đình em thường bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn như thế nào ? 
HĐ2 : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn:
- Cho biết mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em?
- Dựa vào nội dung mục 2b - SGK kết hợp với thực tế ở gia đình em, nêu cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình.
- Hướng dẫn học sinh về nhà giúp đỡ gia đình.
HĐ3 : Đánh giá kết quả học tập
- Cho học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đọc phần ghi nhớ - SGK
- Làm cho bữa ăn hấp dẫn, thuận tiện và vệ sinh.
- Học sinh sau khi thảo luận sau cần đưa ra được các yêu cầu (SGK)
HSKT thảo luận cùng bạn
- Trình bày cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình ; các em khác nhận xét và bổ sung.
- Làm cho nơi ăn uống của gia đình sạch sẽ, gọn gàng sau bữa ăn.
- Học sinh thảo luận nhóm, nêu cách dọn sau bữa ăn ; các em khác nhận xét và bổ sung.
3.Hoạt động ứng dụng:
- Giáo viên nhận xét thái độ học tập của học sinh ; nhắc nhở các em cần giúp đỡ gia đình.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị để giờ sau học bài : "Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống "; Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.........................................................................
 Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2022
Buổi Sáng
 Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( Tiếp theo )
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a.
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
HSKT: Làm bài cùng bạn
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi Gieo đồng xu
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
HS chơi trò chơi.
- HS nhận ra hai khả năng : Sấp hoặc ngửa khi gieo đồng xu 1 lần
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành
Bài 1: ( HSHTT trang 149)
 HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ cách tính
- GV nhận xét , kết luận
Bài 4: HSHTT
HĐ cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài
- GV nhận xét , kết luận
 Bài 5a: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS nhắc lại các cách so sánh phân số
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả
- GV kết luận
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
- HS quan sát băng giấy và làm bài
Phân số chỉ phần tô màu là: D . 
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
- HS tính và khoanh vào trước câu trả lời đúng, chia sẻ cách tính 
Giải
Có 20 viên - 3 viên bi màu nâu 
 - 4 viên bi màu xanh
 - 5 viên bi màu đỏ
 - 8 viên bi màu vàng
số viên bi có màu b ) đỏ
- So sánh các phân số
- HS làm vở
- 2 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
vì nên 
b ) Ta thấy cùng tử số là 5 nhưng
MS 9 > MS 8 nên 
c)vì ; nên ta có
a ) Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS làm bài, chữa bài, chia sẻ cách làm
vì nên các PS dược xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là 
- HS nêu miệng và giải thích cách làm
3.Hoạt động ứng dụng:
- Cho HS vận dụng làm các câu sau: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
 ....	 .... 
... 1 ... 
- HS làm bài
 <	 < 
 > 1 = 
4. Hoạt động sáng tạo:
- Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm thêm
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
. .......................................................................................
 Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẬT TỰ – AN NINH
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm được nghĩa của từ an ninh.
2. Kĩ năng: 
- Làm được BT 1, làm được BT4. HSHTT làm bài 2,3
HSKT làm theo bạn bài 1,4
3. Phẩm chất: Có ý thức giữ gìn an ninh trật tự.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm
	- Học sinh: Vở viết, SGK	, Từ điển, bút dạ, bảng nhóm.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS hát
- Mời 1 học sinh đọc ghi nhớ về cách nối các vế câu trong câu ghép có quan hệ tăng tiến.
 - GV nhận xét.
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành
Bài tập1: HĐ cá nhân
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- GV lưu ý các em đọc kĩ nội dung từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ an ninh
- GV chốt lại, nếu học sinh chọn đáp án a, giáo viên cần giải thích: dùng từ an toàn; nếu chọn đáp án c, giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ thay thế (hoà bình).
Bài tập2: HSHTT
HĐ cá nhân
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- 1 số em nêu kết quả bài làm của mình
- GV nhận xét
Bài tập 4:HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Trình bày kết quả.
- GV nhận xét kết luận các từ ngữ đúng
+ Từ ngữ chỉ việc làm: Nhớ số điện thoại của cha mẹ; gọi điện thoại 113, hoặc 114, 115 không mở cửa cho người lạ, kêu lớn để người xung quanh biết, chạy đến nhà người quen, tránh chỗ tối, vắng, để ý nhìn xung quanh, không mang đồ trang sức đắt tiền không cho người lạ biết em ở nhà một mình ...
+ Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức: Đồn công an, nhà hàng, trường học, 113 (CA thường trực chiến đấu), 114 (CA phòng cháy chữa cháy), 115 (đội thưòng trực cấp cứu y tế)
+ Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên: Ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè 
- 1 học sinh đọc yêu cầu. 
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.
HSKT thảo luận cùng bạn
- Cả lớp nhận xét, loại bỏ đáp án (a) và (c); phân tích để khẳng định đáp án (b) là đúng (an ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội).
- 1 HS đọc yêu cầu bài 
- HS làm bài. Chữa bài ở bảng
- 2-3 HS nêu
- HS theo dõi
- Đọc bảng hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Từ ngữ chỉ việc làm
Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức
Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên
Nhớ số điện thoại của cha mẹ; nhớ địa chỉ, số nhà của người thân; gọi điện 113 hoặc 114, 115; kêu lớn để người xung quanh biết; chạy đến nhà người quen; không mang đồ trang sức đắt tiền; khóa cửa; không mở cửa cho người lạ
Nhà hàng, cửa hiệu, đồn công an, 113, 114, 115, trường học 
ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè
3.Hoạt động ứng dụng:
- Gọi hs nêu một số từ vừa học nói về chủ đề: Trật tự- an ninh.
- Chia sẻ với mọi người về các biện pháp bảo vệ trật tự an ninh mà em biết.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:
- Dặn HS đọc lại bản hướng dẫn ở BT4, ghi nhớ những việc làm, giúp em bảo vệ an ninh cho mình.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
--------------------------------------------------------
 Khoa học
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
 I. Yêu cầu cần đạt :
1. Kiến thức, kĩ năng: Biết khái niệm ban đầu về môi trường.
Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
Biết được ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Kể một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
HSKT: Biết về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, ham tìm hiểu khoa học.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 128, 129 SGK.
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS hát 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
 a. Môi trường:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Môi trường rừng gồm những thành phần nào?
+ Môi trường nước gồm những thành phần nào?
+ Môi trường làng quê gồm những thành phần nào?
+ Môi trường đô thị gồm những thành phần nào?
+ Vậy theo bạn, môi trường là gì ?
- GV kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật, ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường, ).
 Hoạt động 2 : Thảo luận
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi :
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
- GV gọi một số em trình bày
- GV nhận xét 
b. Tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi: 
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
+ Công dụng của các tài nguyên thiên nhiên ?
 - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK và trình bày.
- Môi trường rừng gồm những thành phần: thực vật động vật sống trên cạn và dưới nước. Không khí và ánh sáng.
- Môi trường nước thực vật động vật sống ở dưới nước như cua, cá, ốc, rong, rêu, tảo...nước không khí, ánh sáng.
- Môi trường làng quê gồm con người động vật, thực vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số công cụ giao thông, nước, không khí, ánh sáng..
- Môi trường đô thị gồm con người....nhà cửa phố xá...
- Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, )
- HS thảo luận nhóm
- HS giới thiệu với bạn.
- HS làm bài theo nhóm.
HSKT thảo luận cùng bạn
- Quan sát các hình trong SGK và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nghe nhận xét, bổ sung
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên
Hình
Tên tài nguyên
1
- Gió
2
Năng lượng Mặt Trời 
3
Dầu mỏ
4
Vàng
5
Đất
6
Than đá
7
Nước
3.Hoạt động tiếp nối:
- Môi trường bao gồm những thành phần nào?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo 
- HS nêu 
4. Hoạt động sáng tạo: 
Thi nêu: “Tài nguyên thiên nhiên”.
-Về nhà Vẽ một bức tranh cổ động mọi người bảo vệ môi trường.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
 ..................................................................................................
Buổi chiều
Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Biết cách lập chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự , an ninh.
2. Kĩ năng: Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trât tự, an ninh ( theo gợi ý trong SGK).
HSKT: Làm bài cùng bạn
3. Phẩm chất: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn trật tự an ninh.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
GDKNS: KN hợp tác. Thể hiện sự tự tin, đảm nhận trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ viết cấu trúc 3 phần của chương trình hoạt động.
 - HS : Sách + vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động k

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_22_nam_hoc_2021_2022_moi_nhat.doc