Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)

CHÀO CỜ

Thể dục:

ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG - TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”

I. Mục tiêu:

1. Về phẩm chất:

- Học sinh hiểu và nêu đ¬ược kỹ năng: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.

Học sinh hiểu và nêu đ¬ược kỹ thuật 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân. Học động tác thăng bằng. Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.

-Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện.

2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau đây:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết và tự tập luyện được các động tác đã học để phục vụ bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện được các bài tập và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Yêu cầu thuần thục động tác

- Yêu cầu chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng.

- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.

- Biết lắng nghe sự nhắc nhở của giáo viên, quan sát động tác làm mẫu để tập luyện, sửa sai động tác.

- Học sinh kiểm tra thực hiện được động tác cùng bạn tập mẫu.

- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện, đảm bảo an toàn trong khi tập luyện.

II. Chuẩn bị:

1. Địa điểm. Sân học thể dục trường Tiểu học.

2. Phương tiện.

- Giáo viên. + Còi (1 cái), kẻ sân trò chơi.

- Học sinh. + Trang phục gọn gàng, vệ sinh sân tập.

 

doc 39 trang cuongth97 09/06/2022 3731
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020
HĐTT:
CHÀO CỜ
Thể dục:
ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG - TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
I. Mục tiêu:
1. Về phẩm chất: 
- Học sinh hiểu và nêu được kỹ năng: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
Học sinh hiểu và nêu được kỹ thuật 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân. Học động tác thăng bằng. Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
-Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện.
2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau đây:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết và tự tập luyện được các động tác đã học để phục vụ bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện được các bài tập và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Yêu cầu thuần thục động tác 
- Yêu cầu chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng.
- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết lắng nghe sự nhắc nhở của giáo viên, quan sát động tác làm mẫu để tập luyện, sửa sai động tác.
- Học sinh kiểm tra thực hiện được động tác cùng bạn tập mẫu.
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện, đảm bảo an toàn trong khi tập luyện.
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm. Sân học thể dục trường Tiểu học.
2. Phương tiện.
- Giáo viên. + Còi (1 cái), kẻ sân trò chơi.
- Học sinh. + Trang phục gọn gàng, vệ sinh sân tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học .
Phương pháp - tổ chức
Nội dung
- Đội hình nhận lớp
o o o o o o o o
o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến ngắn gọn nội dung, yêu cầu của tiết học.
A. Phần mở đầu. 
1. ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, sức khỏe của HS.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu của bài học.
- Đội hình khởi động.
o o o o o o o o
 o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- Lớp tập dưới sự điều hành của cán sự, GV quan sát hướng dẫn HS tập.
2. Khởi động. 2L x 8N
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay.
- ép dây chằng ngang, dọc.
- HS thực hiện -> GV nhận xét, đánh giá.
3. Kiểm tra bài cũ.
- Thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân.
- GV phổ biến nội học ôn luyện và học mới, nhắc các yêu cầu cơ bản trong khi thực kỹ thuật, sau đó chia nhóm tổ chức cho các em tập luyện.
 o o o o o o o o N1 
 o o o o o o o o N2 
 o o o o o o o o N3
 r GV
- HS tập luyện tự giác theo nhóm (nhóm trưởng điều khiển).
- GV quan sát, sửa sai cho HS qua từng lần tập.
- GV gọi 2->3 HS lên thực hiện. HS dưới lớp nhận xét, GV nhận xét chuyển nội dung.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, chia đội, cử cán sự cho HS chơi thử và tiến hành chơi.
B. Phần cơ bản. 
1. Bài thể dục phát triển chung.
- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân.
- Học động tác thăng bằng.
- Ôn 6 động tác đã học bài thể dục.
* Củng cố:
- Thực hiện động tác động tác thăng bằng.
2. Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
- Đội hình hồi tĩnh
o o o o o o o o
 o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- GV nhận xét, đánh giá đến từng hoạt động của HS trong tiết học.
- GV hướng dẫn học sinh tập luyện thêm ở nhà.
C. Phần kết thúc. 
1. Hồi tĩnh. 2L x 8N
- Động tác hít thở sâu. 
- Thả lỏng chân, tay, thân người.
2. Nhận xét, đánh giá giờ học.
- ý thức của HS trong giờ học.
3. Hướng dẫn về nhà.
- Thực hiện 6 động tác của bài thể dục phát triển chung.
Toán: Tiết 61 
LUYỆN TẬP CHUNG(Trang 61)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về phép cộng, trừ, phép nhân các số thập phân.
2. Kĩ năng: Biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân. Làm được các bài tập theo yêu cầu.
3. Thái độ: HS có ý thức trong học tập.
4. Năng lực: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK
- HS: Bảng con...
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. khởi động
- Hát
- 2 HS lên chữa bài 2 (61 )
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét tuyên dương HS
- Giới thiệu bài- ghi bảng 
2. Khám phá
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;...?
+ Nêu cách nhân một số thập phân vói 0,1; 0,01; 0,001; ..?
- Ghi bảng, cho HS nhaame, nêu kết quả
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HD, gợi ý để cho HS tự tìm ra cách giải, cho HS làm bài.
- Thu vở, kiểm tra, nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HD cho HS làm bài. Theo dõi giúp đỡ HS lúng túng.
- Chốt kết quả đúng.
3. Vận dụng
+ Nêu tên và mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo đọ dài.
+ Nêu phương pháp đổi đơn vị đo độ dài.
Bài 1. Tính
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm vào bảng con. 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét.
Bài 2. Tính nhẩm
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, chữ số
+ Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bênổtái một, hai, ba, chữ số.
- Nối tiếp nêu miệng kết quả.
 a) 78,29 10 = 782,9.
 78,29 0,1 = 7,829.
 b) 265,307 100 = 26530,7.
 265,307 0,01 = 2,65307.
 c) 0,68 10 = 6,8.
 0,68 0,1 = 0,068.
Bài 3. 
- Đọc yêu cầu của bài. Tự tóm tắt.
- Nêu cách làm. Làm vào vở. 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét.
Bài giải:
Giá tiền 1kg đường là:
38500 : 5 = 7700 ( đồng).
Số tiền để mua 3,5 kg đường là:
7700 3,5 = 26 950 ( đồng).
Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5 kg đường cùng loại là:
38500 - 26 950 = 11 550 ( đồng).
Đáp số: 11 550 đồng.
Bài 4. 
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm vào nháp. 4 HS nối tiếp lên bảng làm. Cả lớp nhận xét.
a , ( 2,4 + 3,8) 1,2 = 6,2 1,2 =7,44
 2,4 1,2 + 3,8 1,2 
 = 6,88 + 4,56 = 7,44 
 (6,5 + 2,7) 0,8 = 9,2 0,8 = 7,36 
 6,5 0,8 + 2,7 0,8 
 = 5,2 + 2,16 = 7,36
Nhận xét:( a+b) c = a c+ b c.
b) Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 9,3 6,7 + 9,3 3,3
 = (6,7 + 3,3) 9,3 
 = 10 9,3 = 93
 7,8 0,35 + 0,35 2,2
 = (7,8 + 2,2) 0,35
 = 10 0,35 = 3,5
- HS nêu
Tập đọc: Tiết 31
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON(Trang 124) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố. Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một bạn nhỏ. 
2. Kĩ năng: Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn: truyền sang, loanh quanh. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu. Đọc diễn cảm, thể hiện giọng đọc phù hợp nội dung bài.
3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ rừng chính là bảo vệ môi trường.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh SGK trên máy (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
Hát
- HS đọc thuộc lòng bài ‘‘Hành trình của bầy ong’’
- GV nhận xét, đánh giá.
- Treo tranh SGK.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng
2. Khám phá
* Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài và chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp sửa sai từ khó, đọc câu dài. 
- Giải nghĩa từ cho HS
- Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm 3 và thi đọc. 
- HD đọc cả bài và đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH
+ Ba của em bé làm nghề gì?
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
+ Đoạn này nói lên điều gì?
- Chốt ý và giảng 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh ?
+ Đoạn này nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH
+ Vì sao bạn nhỏ lại tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?
+ Em học tập được gì ở bạn nhỏ?
+ Đoạn 3 nói lên điều gì?
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài?
* Luyện đọc diễn cảm
- Gọi HS nêu các từ cần nhấn giọng.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn cuối của bài
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
+ Bạn nhỏ trong bài người như thế nào?
- Cho HS liên hệ bản thân.
3. Vận dụng
- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ?
- Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
- Quan sát tranh SGK và nêu nội dung tranh: Một chú công an đang nói chuyện với em nhỏ, một xe chở gỗ, có mấy người bị bắt...
- Đọc toàn bài và chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến bìa rừng chưa ?
+ Đoạn 2: Tiếp đến thu lại gỗ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Đọc đọc nối tiếp đoạn lần 1
(Các từ: rô bốt, còng tay, ngoan cố...)
(- Hai ngày nay đâu có đoàn khách nào tham quan nào ?
- Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa ?
- Alô, công an huyên đây !
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !)
- Đọc đọc nối tiếp đoạn lần 2
( Bìa rừng: phía bên ngoài của rừng)
- Luyện đọc nhóm 3
- Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét bạn đọc.
- Đọc thầm đoạn 1 và TLCH
+ Ba của bé làm nghề gác rừng.
+ Bạn nhỏ phát hiện có nốt chân người lớn hằn trên đất lạ, lần theo dấu chân ấy bạn đã phát hiện hơn 10 cây gỗ to cộ đã bị chặt thành khúc dài.
Ý 1: Bạn nhỏ có thức bảo vệ rừng
+ Bạn nhỏ có ý thức bảo vệ rừng, bạn đã phát hiện ra vết chân lạ...
- Đọc thầm đoạn 2 và TLCH
+ Phát hiện ra hai tên trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an. Sau đó phối hợp với chú công an để bắt bọn trộm.
Ý 2: Sự thông minh dũng cảm của bạn nhỏ
- Đọc thầm đoạn 3 và TLCH
+ Vì bạn nhỏ rất yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá.
 Bạn nhỏ có ý thức như một người công dân, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung của mọi người...
+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung 
+ Đức tính dũng cảm, sự táo bạo.
+ Sự bình tĩnh, thông minh và khéo xử lí tình huống bất ngờ.
* Ý3: Tinh thần trách nhiệm của một công dân nhỏ bé
*Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ.
+ lửa đốt, bành bạch, loay hoay, lao tới, khựng lại, lách cách, quả là, dũng cảm. + Đêm ấy... dũng cảm!
- Luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm, cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ Bạn nhỏ là người rất có ý thức trong việc bảo vệ rừng, bạn rất dũng cảm để chống lại những hành vi ảnh hưởng đến môi trường.
- Liên hệ bản thân qua bài học xem mình đã hành động được như bạn nhỏ chưa.
Chính tả: (Nhớ - viết) Tiết 13 
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG (Trang 126)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhớ - viết chính xác hai khổ thơ cuối trong bài. Làm bài tập chính tả ôn tập về cách viết các từ ngữ có chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.Viết đạt tốc độ quy định. Làm được các bài tập theo yêu cầu.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết, giữ gìn sách vở.
4. Phát triển năng lực: Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ. Năng lực tự chủ và tự học năng lực giao tiếp và hợp tác.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng phụ (BT3)
- HS: VBT...
III. Các hoạt động dạy- học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- 2 HS lên bảng viết: sương gió, liêu xiêu, sức sống
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài ghi đầu bài
2. Khám phá
- Gọi vài HS đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Qua 2 dòng thơ tác giả cho em biết điều gì về công việc của loài ong? Ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
- Hướng dẫn viết từ ngữ khó.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
+ Trước khi viết chính tả bài này chúng ta cần chú ý điều gì?
- Hướng dẫn cách trình bày hai khổ thơ.
+ Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ như thế nào?
+ Trình bày hai khổ thơ như thế nào?
+ Những chữ nào trong bài thơ được viết hoa?
- Tổ chức cho HS viết bài, theo dõi, uốn nắn.
- Thu, KT, nhận xét bài viết của HS.
* Hướng dẫn làm bài tập 
- Tổ chức cho HS làm bài, theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài tập
- Ghi trên bảng phụ, cho HS làm bài. 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Vận dụng
tìm hiểu thêm các quy tắc chính tả khác, chẳng hạn như ng/ngh; g/gh;...
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Công việc của loài ong rất lớn lao. Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong, cần cù làm việc, tìm hoa gây mật giữ lại cho con người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
- Viết bảng con: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, đất trời,...
+ Hai câu thơ đặt trong dấu ngoặc đơn.
+ Giữa hai khổ thơ để cách một dòng.
+ Bài thơ có 4 khổ, giữa mỗi khổ thơ để cách một dòng.
+ Lùi vào 1 ô, viết chữ đầu mỗi dòng thơ, dòng 6 viết lùi vào một ô, dòng 8 chữ viết sát lề.
+ Những chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa.
- Viết chính tả HS nhớ lại bài và viết.
- Tự soát lỗi, sửa lỗi.
Bài 2.
- Thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở bài tập.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn.
sâm- xâm
Sương
xương
 Sưa
- xưa
siêu xiêu.
củ sâm 
-xâm nhập
sâm banh- xâm lược,..
Sương gió- xương tay,...
Say sưa
-xưa nay
siêu nước
- xiêu vẹo,...
uôt- uôc
 ươt- ươc
 iêc
- iêt
rét buốt- buộc tóc,..
 xanh mướt- ước mơ,...
 tập viết- xanh biếc,...
Bài 3. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập
- Nối tiếp lên bảng điền. 
a) s hay x ?
Đàn bò vàng trên cánh đồng xanh xanh.
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều còn sót lại.
b) t hay c ?
 Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.
 Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
 Sột soạt gió trên tà áo biếc.
 Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
Đạo đức: Tiết 13 
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 2)(Trang 19)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc.
2. Kĩ năng: Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ nhường nhịn người già, em nhỏ.
3. Thái độ: Tôn trọng yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi và việc làm không đúng đối với người già, em nhỏ.
4. Năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, hợp tác.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Đồ dùng để chơi đóng vai (HĐ2)
- HS : VBT...
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Hát
- 1 HS nhắc lại ghi nhớ của bài Kính già yêu trẻ. 
2. Khám phá
- Gọi HS đọc yêu cầu bài, đọc các tình huống.
- Giao việc cho các nhóm.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
+ Các bạn đóng vai đã phù hợp với tình huống được giao hay chưa ?
+ Bạn đã ứng xử như thế nào ?
+ Em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ?
+ Cách ứng xử của các bạn cho chúng ta thấy điều gì ?
* Làm bài tập 3 - 4 SGK
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Kết luận
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+ Tổ chức nào dành riêng cho trẻ em?
+ Tổ chức nào dành riêng cho người cao tuổi?
* Tìm hiểu về truyền thống kính già, yêu trẻ ở địa phương, của dân tộc ta
+ Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ?
+ Theo em cần làm gì để thể hiện sự quan tâm đến người già và trẻ nhỏ?
+ Vì sao cần quan tâm đến người già?
- Cho HS liên hệ ở gia đình.
- Kết luận
3. Vận dụng
- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
 Bài 2. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
- Đọc yêu cầu bài, đọc các tình huống.
a) Trên đường đi học thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ.
b) Thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để dành đồ chơi.
c) Đang chơi cùng các bạn thì có bạn đến hỏi đường.
- Thảo luận theo nhóm về một tình huống được giao trong bài tập 2, góp ý kiến.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- Tự trả lời.
- Tự trả lời.
- Tự trả lời.
+ Các bạn đã biết quan tâm giúp đỡ mọi người.
Bài 3. Trong những ngày dưới đây, ngày nào dành riêng cho trẻ em ? Ngày nào dành riêng cho người cao tuổi ?
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nối tiếp trả lời.
* Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 01/10 hằng năm; ngày dành cho trẻ em là ngày quốc tế thiếu nhi 1/ 6 hàng năm. 
Bài 4. 
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nối tiếp trả lời.
+ Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, Sao Nhi đồng.
+ Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi, cựu chiến binh.
+ Là luôn quan tâm chăm sóc người già, em nhỏ.
+ Con cháu luôn quan tâm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, bố mẹ. Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ. Trẻ em được yêu thương, được mừng tuổi và tặng quà vào dịp như: trung thu, ngày 1/6 hằng năm, tổ chức sinh nhật 
+ Chúng ta cần yêu quý người già vì họ đã cống hiến cả cuộc đời cho gia đình và xã hội. Về già sức khoẻ yếu cần được quan tâm nhiều hơn 
- Tự liên hệ.
Ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
TÌM HIỂU NGÀY THÀNH LẬP 
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22-12
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Giúp HS biết được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22- 12 
- Giáo dục các em lòng biết ơn đối với sự hy sinh lớn lao của các anh hùng, liệt sĩ và tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam
2.Kĩ năng: Giúp các em có lòng biết ơn vơi các anh hùng thương binh, liệt sỹ
3.Thái độ : có thái độ dúng đắn khi hợp tác. 
4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm
II.Đồ dùng dạy –học 
- GV: Ảnh, video trên máy, nhạc cho các nhóm hát
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ lớp hát bài hát tập thể
2. Khám phá
Tổ chức cuộc thi:
- Ổn định tổ chức
- Thông qua nội dung chương trình, các phần thi trả lời câu hỏi và thi văn nghệ
- phổ biến luật chơi
- Người dẫn chương trình tổ chức bắt đầu chơi: nêu lần lượt từng câu hỏi 
- Chú ý khi chơi xen kẽ các tiết mục văn nghệ
* Tổng kết và trao giải thưởng:
- GV và hS đánh giá, nhận xét cuộc thi
- Công bố kết quả cuộc thi. Trao giải thưởng
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi
3. Vận dụng
- Nhận xét cách làm việc của các em
- Tìm hiểu những truyền thống cách mạng của địa phương.
- Tìm những câu chuyện vể Bác Hồ và anh bộ đội cụ Hồ.
- Sưu tầm bài hát,bài thơ về quân đội nhân dân Việt Nam.
- HS chuẩn bị như yêu cầu
- HS chú ý lắng nghe
- 4 đội chơi chơi tích cực hoạt động nhanh nhẹn, hiệu quả
- Các tiết mục văn nghệ của lớp biểu diễn
- HS lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm,
- Vỗ tay hoan hô đội thắng cuộc
 Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2020
Toán: Tiết 62 
LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 62)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng tính chất chất đã học để tính giá trị của biểu thức. Giải toán có lời văn liên quan đến “ rút về đơn vị ”. Làm được các bài tập theo yêu cầu. 
3.Thái độ: HS có ý thức trong học tập.
4. Phát triển năng lực: Tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề, tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- 1 HS nhắc lại cách cộng, trừ hai số thập phân. Cách nhân các số thập phân ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Khám phá
 Hướng dẫn làm bài tập 
- Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức, cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS nhắc lại cách tính tổng(hiệu) khi nhân với một số, cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS nhắc lại cách tính thuận tiện nhất, cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HD, gợi ý để cho HS tự tìm ra cách giải, cho HS làm bài.
- Thu vở, kiểm tra, nhận xét, đánh giá.
3. Vận dụng
- Tìm số tự nhiên x bé nhất trong các số: 2; 3; 4; 5sao cho: 2,6 x > 7
- HS nhắc lại
Bài 1. Tính giá trị của biểu thức
- 1-2 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Nêu lại cách làm. Làm vào nháp. 2 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét.
a) 375,84 - 95,69 + 36,78 
 = 280,15 + 36,78 
 = 316,93
b) 7,7 + 7,3 7 ,4 = 
 7,7 + 54,02 = 61,72
Bài 2. Tính bằng hai cách 
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Nêu lại các cách làm. Làm vào nháp. Đại diện lên bảng làm, cả lớp nhận xét.
a) C1 : ( 6,75 + 3,25) 4,2 
 = 10 4,2 
 = 42 
 C2 : ( 6,75 + 3,25) 4,2 
 = 6,75 4,2 + 3,25 4,2 
 = 28,35 + 13,65
 = 42
b) C1 : ( 9,6 - 4,2 ) 3,6 
 = 5,4 3,6 
 = 19,44
 C2 : ( 9,6 - 4,2 ) 3,6 
 = 9,6 3,6 - 4,2 3,6 
 = 34,56 – 15,12
 = 19,44
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Nêu lại cách làm. Làm vào nháp. 2 HS lên bảng làm ý a, b; nêu miệng ý c, d. Cả lớp nhận xét.
a) 0,12 400 
 = 0,12 ( 4 100)
 = 4 ( 0,12 100) 
 = 4 12 = 48
 b) 4,7 5,5 - 4,7 4,5 
 = 4,7 ( 5,5 - 4,5 )
 = 4,7 1 = 4,7
c) 5,4 x = 5,4 ; x = 1 ( Vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó).
d) 9,8 x = 6,2 9,8 ; x = 6,2 
( vì hai tích này bằng nhau, mỗi tích đều có hai thừa số bằng nhau nên thừa số còn lại cũng bằng nhau.
Bài 4. 
- Đọc yêu cầu của bài. Tự tóm tắt.
- Nêu cách làm. Làm vào vở. 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét.
Bài giải: 
Giá tiền của 1 mét vải là:
60 000 : 4 = 15 000( đồng).
6,8 mét vải nhiều hơn 4 mét vải là:
6,8 - 4 = 2,8 (m).
Mua 6 mét vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4 mét vải là:
15 000 2,8 = 42 000( đồng)
Đáp số: 42000 đồng.
- HS làm bài
- x = 2 thì 2,6 x 2 = 5,2 < 7 (loại)
- x = 3 thì 2,6 x 3 = 7,8 > 7 (chọn)
- x = 4 thì 2,6 x 4 = 10,4 > 7 (chọn)
- x = 5 thì 2,6 x 5 = 13 > 7 (chọn)
Vậy x = 3 ; 4 ; 5 thì 2,6 x > 7
Luyện từ và câu: Tiết 25 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 126)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: Hiểu được những hành động ý nghĩa của bảo vệ môi trường. Viết được đoạn văn ngắn có đề tài với nội dung bảo vệ môi trường.
3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo; văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Phiếu học tập (BT2)
- HS: VBT...
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Đặt câu có quan hệ từ và cho biết quan hệ từ ấy có tác dụng gì? 
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng
2. Khám phá
Hướng dẫn làm bài tập
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập, đọc đoạn văn và TLCH. 
+ Em có nhận xét gì về các loài động thực vật qua số liệu thống kê?
+ Tìm nghĩa của cụm từ Khu bảo tồn đa dạng sinh học
- Kết luận
- Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm 3
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Kết luận lời giải đúng.
- Nhận xét và phân thắng - thua tuyên dương nhóm chơi tốt.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
+ Em viết đề tài nào?
- HD cho HS cách viết bài. Cho HS làm bài.
- Kết luận sửa cho HS cách dùng từ và diễn đạt. 
3. Vận dụng
- Đặt câu với mỗi cụm từ sau: Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc
- GV nhận xét
Bài 1. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc đoạn văn, HS trả lời miệng.
+ Các loài động thực vật rất phong phú, có nhiều loại.
+ Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều động vật và thực vật.
* Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có nhiều loại động vật: 55 loài động vật có vú; 300 loài chim, có 40 loài bò sát... có thảm thực vật phong phú với hàng trăm loài cây khác nhau.
Bài 2.
- Thảo luận nhóm 3. 
- Thi xếp đúng các từ vào nhóm thích hợp, nếu đội nào xếp nhanh đúng thì sẽ thắng.
* Hành động bảo vệ môi trường: 
( trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc )
*Hành động phá hoại môi trường: 
( phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã ) .
Bài 3. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- Nối tiếp nêu ý kiến của mình:
+ Em viết đề tài trồng cây.
+ Em viết đề tài xả rác bừa bãi.,...
- Nghe hướng dẫn.
- Làm bài tập cá nhân vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- Nhận xét bài viết của bạn.
VD: Ở địa phương em thường có phong trào trồng cây. Đầu xuân mỗi gia đình đóng góp một chút tiền mua cây để trồng ở đường phố hay khu vui chơi công cộng thuộc địa phận của phường. Việc làm như vậy có ý nghĩa vô cùng to lớn để bảo vệ môi trường.
- HS đặt câu
Kể chuyện: Tiết 13 
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
(Trang 127)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói: Biết cách sắp xếp câu chuyện thành một trình tự hợp lý. Lời kể phải rành mạch rõ ý, tự nhiên, sinh động .
- Rèn kĩ năng nghe: Biết nhận xét, đánh giá chuyện và lời kể của bạn. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện bạn kể.
3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sang tqạo; văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
II . Đồ dùng dạy – học: 
- GV: SGK
III .Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Hát
- 1 HS kể lại chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Khởi động
 Hướng dẫn kể chuyện
- Ghi bảng đề bài.
+ Đề bài yêu cầu gì?
- Dùng phấn gạch chân dưới các từ ngữ đặt câu hỏi giúp HS phân tích đề.
- Hướng dẫn HS lấy ví dụ phù hợp với yêu cầu của đề bài.
* Thực hành kể ( tập kể chuyện)
- Gọi 2 HS đọc gợi ý của đề SGK/127
- Hướng dẫn HS dựa vào gợi ý ở mục a tập kể phần đầu.
- Cho HS kể chuyện
+ Trong câu chuyện bạn đã kể những gì?
+ Qua lời kể của bạn em thấy sự việc nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
+ Bạn đã bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình như thế nào?
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- Ghi nhanh tên nhân vật của chuyện, việc làm, hành động của nhân vật, ý nghĩa của hành động đó.
- Gọi HS nhận xét bạn kể, bình chọn bạn kể chuyện hay.
- Nhận xét, đánh giá từng HS.
3. Vận dụng
- Bảo vệ môi trường mang lại những lợi ích gì ?
- Nêu những tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường.
- 1 HS đọc đề bài
* Chọn một trong hai đề sau:
1. Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
2. Kể về một hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường.
+ Kể một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.
- Nghe, suy nghĩ câu chuyện định kể. 
- Đọc gợi ý:
1. Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường: .. phá hoại môi trường
2. Những hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường: .biện pháp bảo vệ chúng.
- Ví dụ: Ngăn chặn hành động không cho lấy măng, chặt phá rừng, 
- Kể trong nhóm. Cùng trao đổi thảo luận về ý nghĩa việc làm của nhân vật trong câu chuyện. 
- Trao đổi trước lớp về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện của mình vừa kể.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn về nội dung chuyện và cách kể chuyện của bạn. Tiến hành bình chọn bạn kể hay nhất
- Trả lời theo ý hiểu của mình.
- Trả lời theo ý hiểu của mình.
- Trả lời theo ý hiểu của mình.
- Thi kể trước lớp
- Nhận xét bạn kể, bình chọn bạn kể chuyện hay.
- HS nêu
Tiếng Việt:
ÔN TẬP TIẾT 1
Khoa học: 	 Tiết 25 
NHÔM (Trang 52)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức: Sau bài học HS biết kể tên một số dụng cụ máy móc, đồ dùng làm bằng nhôm.
2. Kĩ năng: Quan sát và phát hiện được một vài tính chất của nhôm. Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
3. Thái độ: Ý thức cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm, hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình và thông tin trang 52,53 SGK. Phiếu bài tập.(HĐ4)
- HS: Một số đồ dùng bằng nhôm: thìa, dây phơi, mắc áo,...
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
-Hát
+ Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng?( Không để ngoại mưa, đùng thuốc tẩy cho bóng...)
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Khám phá
 Làm việc với các thông tin
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3.
+ Kể tên các đồ dùng bằng nhôm?
- Giảng và kết luận.
* Làm việc với vật thật
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
+ Nhôm có tính chất gì?
- Giảng và kết luận.
* Làm việc với SGK
- Yêu cầu HS cần đọc các thông tin ở mục thực hành trang 53 SGK và ghi lại vào phiếu bài tập 
+ Nhôm dùng để làm gì?
+ Nhôm có tính chất gì?
- Giảng và kết luận.
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm, hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình ?
- Giảng
3. Vận dụng
- Tìm hiểu thêm vật dụng khác được làm từ nhôm..
- Thảo luận nhóm 3.
- Trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ VD: thìa, cối, dây điện, cửa, ấm, nồi, mâm, chậu, 
 * Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo máy móc, chế tạo các dụng cụ làm bếp, làm vỏ của nhiều loại đồ hộp, làm khung cửa và một số bộ phận của phương tiện giao thông như tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ,...
- Quan sát và phát hiện được một vài tính chất của nhôm.
- Làm việc theo nhóm 4.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn giới thiệu các thông tin tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
- Đọc các thông tin ở mục thực hành trang 53 SGK 
+ Nhôm dùng để chế tạo máy móc, chế tạo các dụng cụ làm bếp, làm vỏ của nhiều loại đồ hộp, làm khung cửa và một số bộ phận của phương tiện giao thông như tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ,... Các đồ dùng được làm bằng nhôm như: chậu, xô, mâm,...
+ Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng, có thể kéo dài thành sợi, dát mỏng, nhôm có tính dẫn điện dẫn nhiệt tốt. Nhôm không bị gỉ. Tuy nhiên một số axít có thể ăn mòn nhôm.
*Nhôm là một kim loại. Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a- xít ăn mòn.
- Liên hệ trả lời.
+ Tất cả các đồ dùng bằng nhôm cần bảo quản và sử dụng hợp lí không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Kĩ thuật: Tiết 13 
 CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Làm được một sản phẩm khâu, thêu tự chọn.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
3. Thái độ: HS có ý thức trong học tập và lao động.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. Đồ dùng dạy- học:
- HS: Dụng cụ học tập 
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- GV giới thiệu- ghi đầu bài
2. Khám phá
Thực hành
- Kiểm tra sự chuẩn bị nguyê

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_ban_dep_2_cot.doc