Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cách tính tỉ số phần trăm của một số và các tính thể tích hình lập phương.
2. Kĩ năng:
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
- HS làm bài 1, bài 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK, 18 hình lập ph¬ương có cạnh 1cm.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
TUẦN 21 Môn: Toán Tiết: 101 LUYỆN TẬP CHUNG NS: 22/01/2022 ND: 24/01/2022 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được cách tính tỉ số phần trăm của một số và các tính thể tích hình lập phương. 2. Kĩ năng: - Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác. - HS làm bài 1, bài 2. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập. 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, 18 hình lập phương có cạnh 1cm. - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS tổ chức trò chơi với các câu hỏi sau: + Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ? + Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác. - HS làm bài 1, bài 2. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung. - Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả - GV nhận xét, kết luận Bài 2: HĐ cặp đôi - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận cặp đôi - Hướng dẫn HS phân tích đề theo câu hỏi: + Hình lập phương bé có thể tích là bao nhiêu? + Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là bao nhiêu? + Vậy tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là bao nhiêu? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài. Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS làm bài - GV nhận xét, chữa bài cho HS - HS đọc - HS nêu cách tính nhẩm - HS chia sẻ kết quả a) 10% của 240 là 24 5 % của 240 là 12 2,5% của 240 là 6 17,5% của 240 là : 24 + 12 +6 = 42 b) 10% của 520 là 52 5 % của 520 là 26 20% của 520 là 104 35% của 520 là : 52 + 26 +104 = 182 - Cả lớp theo dõi - HS thảo luận - HS hỏi nhau: + Hình lập phương bé có thể tích là 64 cm3 + Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là 3 : 2 + Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là - 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả Giải - Tỉ số thể tích hình lập phương lớn so với hình bé là Như vậy tỉ số phần trăm của thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là 3 : 2 = 1,5 = 150 % (thể tích hình lập phương bé) b)Thể tích hình lập phương lớn là: 64 x 150% = 96 ( m3 ) hoặc: 64 : 100 x 150 = 96 ( m3 ) Đáp số : 150%; 96 m3 - HS làm bài cá nhân Bài giải a) Hình vẽ trong SGK có tất cả: 8 × 3 = 24 (hình lập phương nhỏ) b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ)có diện tích toàn phần là: 2 × 2 × 6 = 24(cm2) Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có : 1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn. Diện tích toàn phần của 3 hình A, B, C là: 24 × 3 = 72(cm2). Diện tích không cần sơn của hình đã cho là: 2 × 2 × 4 = 16 (cm2). Diện tích cần sơn của hình đã cho là: 72 – 16 = 56 (cm2). 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương. - HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - HS nêu 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Tìm cách tính thể tích của một số đồ vật không có hình dạng như các hình đã học. - HS nghe và thực hiện Môn: Tập đọc Tiết: 41 HỘP THƯ MẬT NS: 23/01/2022 ND: 24/01/2022 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật. 3. Thái độ: Cảm phục sự mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ tình báo. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài trong SGK. - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS thi nối tiếp nhau đọc lại bài: "Luật tục xưa của người Ê-đê"? trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. + Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng? - Nhận xét cho từng HS. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc, HS trả lời câu hỏi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Gọi 1HS đọc tốt đọc toàn bài . - Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? - Cho hs đọc nối tiếp theo đoạn. - Hướng dẫn hs phát âm đúng một số từ ngữ. Giáo viên ghi bảng. - GV kết hợp giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài. - YC học sinh luyện đọc theo cặp. - Mời 1 học sinh đọc lại toàn bài. - GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài - 1 học sinh đọc. - HS chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến đáp lại. + Đoạn 2: Từ Anh dừng xe đến ba bước chân. + Đoạn3 : Từ Hai Long đến chỗ cũ. + Đoạn 4: Phần còn lại . - Hs đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm + Lần 1: Luyện đọc đoan, đọc đúng: Chữ V, bu gi, cần khởi động máy + Lần 2: Luyện đọc đoạn, câu khó - HS luyện đọc theo cặp . - 1 HS đọc lại toàn bài . - HS lắng nghe. 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: - YC HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp: + Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì? + Bạn hiểu hộp thư mật dùng để làm gì? (Tại sao phải dùng hộp thư mật?) + Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào? + Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? + Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long.Vì sao chú làm như vậy? + Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? + Qua câu chuyện này bạn biết được điều gì? - HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi: + Tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo. + Để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng. + HS tìm ý trả lời + Có ý nghĩa vô cùng to lớn vì cung cấp cho ta những tin tức bí mật về kẻ địch để giúp chúng ta hiểu ý đồ của chúng, chủ động chống trả, giành thắng lợi mà đỡ tốn xương máu. *ND: Ca ngợi những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo. 4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật. * Cách tiến hành: - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 4 đoạn văn, tìm giọng đọc. - GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1 - YC học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm. - GV cùng cả lớp đánh giá, khen ngợi - 4 HS tiếp nối nhau đọc, tìm giọng đọc. - HS lắng nghe. - Học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm. - Bình chọn bạn đọc diễn cảm hay. 5. Hoạt động ứng dụng: (2phút) - Chia sẻ với mọi người về các chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - HS nghe và thực hiện 6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Dặn HS về nhà tìm đọc thêm những truyện ca ngợi các chiến sĩ an ninh, tình báo, chuẩn bị bài sau: Phong cảnh đền Hùng. - HS nghe và thực hiện Môn: Chính tả Tiết:21 AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI? (Nghe - viết) NS: 22/01/2022 ND: 24/01/2022 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nghe viết đúng bài chính tả. 2. Kĩ năng: Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2) . 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, khoa học. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ. - Học sinh: Vở viết. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - Cho HS thi viết đúng các tên riêng: Hoàng Liên Sơn, Phan - xi - păng, Sa Pa, Trường Sơn - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - 2 đội thi viết - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút) *Mục tiêu: - HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó. - HS có tâm thế tốt để viết bài. *Cách tiến hành: - Gọi HS đọc đoạn văn + Bài văn nói về điều gì ? - Hướng dẫn viết từ khó. + Tìm các từ khó khi viết ? + Hãy nêu quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài ? - GV treo bảng phụ ghi sẵn quy tắc viết hoa. - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa - 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn - Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ loài người, và cách giải thích khoa học về vấn đề này. - HS tìm và viết vào bảng con: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, thế kỉ XI. - HS nối tiếp nhau phát biểu - Đọc thành tiếng và HTL 3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: Nghe viết đúng bài chính tả. *Cách tiến hành: - GV đọc mẫu lần 1. - GV đọc lần 2 (đọc chậm) - GV đọc lần 3. - HS theo dõi. - HS viết theo lời đọc của GV. - HS soát lỗi chính tả. 4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: - GV chấm 7-10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. - Thu bài chấm - HS nghe 5. HĐ làm bài tập: (8 phút) * Mục tiêu: Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2) . * Cách tiến hành: Bài 2: HĐ Cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện “ Dân chơi đồ cổ ” - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ - Giải thích từ Cửu Phủ ? - Cho HS thảo luận cặp đôi nêu cách viết hoa từng tên riêng, sau đó chia sẻ kết quả - GV kết luận - Em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng chơi đồ cổ? - 2 HS nối tiếp nhau đọc - cả lớp lắng nghe - HS đọc - Là tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa. - Những tên riêng trong bài đều được viết hoa tất cả những chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được viết theo âm Hán Việt - Anh ta là kẻ gàn dở, mù quáng. Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua ngay, không cần biết đó là thật hay giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc vẫn không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiền Cửu Phủ từ thời nhà Chu. 6. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - GV tổng kết giờ học - HTL ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài. - HS nghe - HS nghe và thực hiện 7. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà viết tên 5 nước trên thế giới mà em biết. - HS nghe và thực hiện: Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, I-ta-li-a,... Môn: Toán Tiết: 102 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN NS: 23/01/2022 ND: 25/01/2022 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết: - Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. - Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. - Đổi đơn vị đo thời gian. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 3a 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ, Bảng đơn vị đo thời gian. - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của HHCN, HLP. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Biết: - Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. - Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. - Đổi đơn vị đo thời gian. *Cách tiến hành: * Các đơn vị đo thời gian - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: + Kể tên các đơn vị đo thời gian mà em đã học ? + Điền vào chỗ trống - GV nhận xét HS - Biết năm 2000 là năm nhuận vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Kể 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004? + Kể tên các tháng trong năm? Nêu số ngày của các tháng? - GV giảng thêm cho HS về cách nhớ số ngày của các tháng - Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian. * Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian - GV treo bảng phụ có sẵn ND bài tập đổi đơn vị đo thời gian, cho HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ kết quả 1,5 năm = tháng ; 0,5 giờ = phút 216 phút =.. giờ .. phút = .. giờ - HS làm và giải thích cách đổi trong từng trường hợp trên - GV nhận xét, kết luận - HS nối tiếp nhau kể - HS làm việc theo nhóm rồi chia sẻ trước lớp - 1 thế kỉ = 100 năm; 1 năm = 12 tháng. 1 năm = 365 ngày; 1 năm nhuận = 366 ngày Cứ 4 năm lại có một năm nhuận. 1 tuần lễ = 7 ngày ; 1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây. + Năm nhuận tiếp theo là năm 2004. Đó là các năm 2008; 2012; 2016. - HS nêu - HS nghe - HS đọc - HS làm vở rồi chia sẻ kết quả 1,5 năm =18 tháng ; 0,5 giờ = 30phút 216 phút = 3giờ 36 phút = 3,6 giờ - HS nêu cách đổi của từng trường hợp. VD: 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng. 3. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: HS làm bài 1, bài 2, bài 3a *Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS tự làm bài. Nhắc HS dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ - GV nhận xét và chữa bài Bài 2: HĐ cặp đôi - HS đọc yêu cầu bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - HS tự làm bài, chia sẻ cặp đôi - GV nhận xét và chốt cho HS về cách đổi số đo thời gian Bài 3a: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS trình bày bài làm. - GV nhận xét, đánh giá Bài 3b(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS làm bài cá nhân - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả - Mỗi HS nêu một sự kiện, kèm theo nêu số năm và thế kỉ. VD: Kính viễn vọng - năm 1671- Thế kỉ XVII. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Đổi các đơn vị đo thời gian - HS làm vào vở, đổi vở để kiểm tra 6 năm = 72 tháng 4 năm 2 tháng = 50 tháng 3 năm rưỡi = 42 tháng 0,5 ngày = 12 giờ 3 ngày rưỡi = 84 giờ; - Viết số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống. - HS đọc và làm bài, chia sẻ kết quả 72 phút = 1,2 giờ 270 phút = 4,5 giờ - HS làm bài báo kết quả cho giáo viên b) 30 giây = 0,5 phút 135 giây = 2,25 phút 4. Hoạt động ứng dụng:(2phút) - Tàu thủy hơi nước có buồm được sáng chế vào năm 1850, năm đó thuộc thế kỉ nào ? - Vô tuyến truyền hình được công bố phát minh vào năm 1926, năm đó thuộc thế kỉ nào ? - Thế kỉ XIX - Thế kỉ XX 5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Chia sẻ với mọi người về mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian. - HS nghe và thực hiện Môn: LTVC Tiết: 41 NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG NS: 23/01/2022 ND: 25/01/2022 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp 2. Kĩ năng: Làm được BT 1, 2 của mục III. 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm - Học sinh: Vở viết, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS thi đặt câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tăng tiến. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS đặt câu - HS nhận xét - HS mở vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp - Làm được BT 1, 2 của mục III. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhắc HS : Gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp từ nối 2 vế câu. - Gọi HS chia sẻ - GV cùng HS nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS trình bày - HS khác đọc câu văn của mình - GV cùng HS nhận xét chốt lại lời giải đúng - Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào? - HS làm bài - HS chia sẻ kết quả - HS khác nhận xét... a) Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi. b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông vọng ra. c)Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bùng lên rực rỡ. - HS đọc - HS làm bài - HS chia sẻ a) Mưa càng to, gió càng mạnh . b) Trời vừa hửng sáng , nông dân đã ra đồng c) Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Chia sẻ với mọi người cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) - Vận dụng kiến thức viết một đoạn văn ngắn có sử dụng cặp từ hô ứng. - HS nghe và thực hiện Môn: Khoa học Tiết: 41 ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiết 1) NS: 24/01/2022 ND: 25/01/2022 I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn tập về các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm. 2. Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng. 3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có thái độ tôn trọng các thành tựu khoa học . 4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: Hình vẽ trang 101, 102 SGK - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" trả lời các câu hỏi: + Nêu 1 số biện pháp để phòng tránh bị điện giật? +Vì sao cần sử dụng năng lượng điện một cách hợp lí? + Em và gia đình đã làm gì để thực hiện tiết kiệm điện? - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - Hs nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Ôn tập về các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm. - Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ” + Bước 1: Tổ chức hướng dẫn - GV chia lớp thành 6 nhóm. - GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Cử trọng tài + Bước 2: Tiến hành chơi - GV lần lượt đọc các câu hỏi từ 1 đến 6 như trang 100, 101 SGK - GV chốt lại đáp án đúng sau mỗi lượt các nhóm giơ thẻ - Đối với câu hỏi số 7, GV cho các nhóm lắc chuông để giành quyền trả lời. - Các nhóm tự cử nhóm trưởng. - Theo dõi - HS tự cử trọng tài - Các nhóm theo dõi, thảo luận, lựa chọn đáp án. - Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ đáp án nhanh và chính xác. - Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc. Đáp án: 1 – b 2 – c 3 - c 4 - b 5 - b 6 - c Câu 7: Điều kiện xảy ra sự biến đổi hóa học a. Nhiệt độ bình thường b. Nhiệt độ cao c. Nhiệt độ bình thường d. Nhiệt độ bình thường 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Nêu tác dụng của năng lượng mặt trời? - HS nêu: tạo ra than đá, gây ra mưa, gió,bão, chiếu sáng, tạo ra dòng điện 4. Hoạt động sáng tạo:( 1phút) - Về nhà ứng dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống để bảo vệ môi trường - HS nghe và thực hiện Môn: KC Tiết: 21 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC NS: 24/01/2022 ND: 25/01/2022 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Tìm được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. 2. Kĩ năng: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện. 3. Thái độ: Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách, báo, truyện về truyền thống hiếu học. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1. Hoạt động Khởi động (3’) - Cho học sinh thi nối tiếp kể lại các câu chuyện: Vì muôn dân - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi kể - HS nhận xét - HS ghi vở 2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’) * Mục tiêu: Tìm được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc đề - GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK - Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể - HS đọc đề bài Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã học nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. - HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể 3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút) * Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện. * Cách tiến hành: - Kể trong nhóm - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: +Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất? + Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất? + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? + Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện? - Học sinh thi kể trước lớp - GV tổ chức cho HS bình chọn. + Bạn có câu chuyện hay nhất? + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất? - Giáo viên nhận xét và đánh giá. - HS kể trong nhóm - Học sinh thi kể trước lớp và trao đổi cùng bạn. - HS khác nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu. - Lớp bình chọn 3. Hoạt động nối tiếp (2’) - Chia sẻ với mọi người về các tấm gương hiếu học mà em biết - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe. - HS nghe và thực hiện Môn: Tập đọc Tiết: 42 PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG NS: 25/01/2022 ND: 26/01/2022 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi. 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - GDAN - QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi tre bảo vệ đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu. - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Gọi 4 HS thi đọc bài : Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc: + Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào? - GV nhận xét và bổ sung cho từng HS - Giới thiệu bài -ghi bảng - HS đọc - HS trả lời - HS nghe - HS mở sách 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài văn. - YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng . - YC học sinh chia đoạn . - Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài trong nhóm. - YC học sinh tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó. - Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó. - YC HS luyện đọc theo cặp. - Mời 1 HS đọc lại toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài - 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe. - HS quan sát tranh. - Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. + Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp lần 1 và luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc. + Hs nối tiếp nhau đọc lần 2. - Học sinh đọc chú giải trong sgk. - Từng cặp luyện đọc. - 1 học sinh đọc. - HS lắng nghe. 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: - YC học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận trả lời câu hỏi: + Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào? + Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. + Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng ? + Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ? + Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. - Yêu cầu học sinh tìm nội dung của bài văn. - Học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, chia sẻ + Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam. + Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu,Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm. - Có hoa hải đường rực đỏ, có cánh bướm bay lượn. Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vời vợi. Bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn. + Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước. - Dù ai đi bất cứ đâu...cũng phải nhớ đến ngày giỗ Tổ. Không được quên cội nguồn. - HS thảo luận, nêu: Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi. * Cách tiến hành: - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc. - Bài văn nên đọc với giọng như thế nào? - GV nhận xét cách đọc,hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát, - Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc. - Gọi 3 em thi đọc. - Nhận xét tuyên dương. - 3 học sinh đọc nối tiếp, tìm giọng đọc. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc diễn cảm , thi đọc 5. Hoạt động ứng dụng: (3phút) - Bài văn muốn nói lên điều gì ? - Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN? - Giáo dục hs lòng biết ơn tổ tiên. - HS nêu - HS nghe và thực hiện 6. Hoạt động sáng tạo:(1phút) - Về nhà tìm hiểu về các Vua Hùng. - HS nghe và thực hiện Môn: Toán Tiết: 103 CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN NS: 25/01/2022 ND: 26/01/2022 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian. 2. Kĩ năng: - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. - HS làm bài 1 (dòng 1, 2); bài 2. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ, SGK. - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu kết quả của các phép tính, chẳng hạn: 0,5ngày = ..... giờ 1,5giờ =..... phút 84phút = ..... giờ 135giây = ..... phút - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_22_nam_hoc_2021_2022_ban_dep.docx