Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020

Toán

Bài 69: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN

CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- Em biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tài liệu SHDH Toán –T2.

- HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Thực hiện các hoạt động thực hành 2, 3 và hoạt động ứng dụng.

*) Lưu ý:

1. HĐTH 1:

a) - GV lưu ý HS: đổi ra cùng một đơn vị đo.

Bài giải

Cách 1: Đổi: 1,5m = 15dm

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là:

(25 + 15) x 2 x 18 = 1440 (dm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

1440 + 25 x 15 x 2 = 2190 (dm2)

 Đáp số: Sxq: 1440 dm2 ;

 Stp: 2190 dm2.

Cách 2: Đổi: 25dm = 2,5m; 18dm = 1,8m

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là:

(2,5 + 1,5) x 2 x 1,8 = 14,4 (m2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

14,4 + 2,5 x 1,5 x 2 = 21,9 (m2)

 Đáp số: Sxq: 14,4 m2 ;

 Stp: 21,9 m2.

b) Bài giải

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là:

( + ) x 2 x = (m2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

 + x x 2 = (m2)

 Đáp số: Sxq: m2 ;

 Stp: m2.

2. HĐTH 2: GV lưu ý HS đổi các đơn vị về cùng đơn vị đo là m , hỗ trợ HS tính diện tích quét sơn. (Vì thùng không nắp nên diện tích quét sơn bằng diện tích xung quanh của thùng cộng diện tích một mặt đáy )

Bài giải

 Đổi: 8dm = 0,8m

Diện tích xung quanh thùng là:

(1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36 (m2)

Vì thùng không có nắp nên diện tích mặt ngoài được quét sơn là:

3,36 + 1,5 x 0,6 = 4,26 (m2)

 Đáp số: 4,26 m2.

3. HĐTH 3: a) - S ; b) - Đ.

*) GVchốt lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

4) HĐUWD 2 :Ví dụ mẫu:

Đo chiếc hộp dựng bút của em và được kết quả như sau:

· Chiều dài: 25cm

· Chiều rộng: 10 cm

· Chiều cao: 4 cm

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần chiếc hộp bút

Bài giải:

Chiều dài các mặt bên hộp bút là: (25 + 10) x 2 = 70 (cm)

 Diện tích xung quanh hộp bút là: 70 x 4 = 280 (cm2)

 Diện tích một mặt đáy hộp bút là: 25 x 10 = 250 (cm2)

 Vậy, diện tích toàn phần chiếc hộp bút là: 280 + 250 x 2 = 780 (cm2)

 

doc 24 trang cuongth97 09/06/2022 2131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Buổi 1 :
Thứ hai, ngày tháng năm 2020
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
Toán
Bài 69: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Toán –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 2, 3 và hoạt động ứng dụng.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 1:
a) - GV lưu ý HS: đổi ra cùng một đơn vị đo.
Bài giải
Cách 1: Đổi: 1,5m = 15dm
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là: 
(25 + 15) x 2 x 18 = 1440 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 
1440 + 25 x 15 x 2 = 2190 (dm2)
 Đáp số: Sxq: 1440 dm2 ; 
 Stp: 2190 dm2.
Cách 2: Đổi: 25dm = 2,5m; 18dm = 1,8m
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là: 
(2,5 + 1,5) x 2 x 1,8 = 14,4 (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 
14,4 + 2,5 x 1,5 x 2 = 21,9 (m2)
 Đáp số: Sxq: 14,4 m2 ; 
 Stp: 21,9 m2.
b) Bài giải
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là: 
( + ) x 2 x = (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
 + x x 2 = (m2)
 Đáp số: Sxq: m2 ; 
 Stp: m2.
2. HĐTH 2: GV lưu ý HS đổi các đơn vị về cùng đơn vị đo là m , hỗ trợ HS tính diện tích quét sơn. (Vì thùng không nắp nên diện tích quét sơn bằng diện tích xung quanh của thùng cộng diện tích một mặt đáy )
Bài giải
 	 Đổi: 8dm = 0,8m
Diện tích xung quanh thùng là: 
(1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36 (m2)
Vì thùng không có nắp nên diện tích mặt ngoài được quét sơn là: 
3,36 + 1,5 x 0,6 = 4,26 (m2)
 Đáp số: 4,26 m2.
3. HĐTH 3: a) - S ; b) - Đ.
*) GVchốt lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 
4) HĐUWD 2 :Ví dụ mẫu:
Đo chiếc hộp dựng bút của em và được kết quả như sau:
· Chiều dài: 25cm
· Chiều rộng: 10 cm
· Chiều cao: 4 cm
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần chiếc hộp bút
Bài giải:
Chiều dài các mặt bên hộp bút là: (25 + 10) x 2 = 70 (cm)
 Diện tích xung quanh hộp bút là: 70 x 4 = 280 (cm2)
 Diện tích một mặt đáy hộp bút là: 25 x 10 = 250 (cm2)
 Vậy, diện tích toàn phần chiếc hộp bút là: 280 + 250 x 2 = 780 (cm2)
 ..............
 .......
________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 22A: GIỮ BIỂN TRỜI TỔ QUỐC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc - hiểu bài Lập làng giữ biển
- Nội dung bài : Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
- GDQPAN: Nắm được một số chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH TV-T2. 
- HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
*) Lưu ý:
1. HĐCB 1: Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới 
- Ảnh 1: Các chú cảnh sát biển thường xuyên luyện tập để bảo vệ biển trời của Tố quốc.
- Ảnh 2: Các chú cảnh sát biển luôn tuần tra biển bất kế ngày hay đêm. 
- Ảnh 3: Những tàu, thuyền đánh bắt hải sản tấp nập trên vùng biển quê hương. 
- Ảnh 4: Các ngư dân kéo lưới đánh bắt hải sản, cung cấp thực phẩm cho mọi người. 2. HĐCB 2: 
- GV đọc mẫu bài Lập làng giữ biển.
- Giới thiệu tranh minh họa.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và phát hiện từ khó: lưới đáy, lưu cữu, ngôi làng, đất liền. 
3. HĐCB 3: a - 3; b - 4; c - 1; d - 2. 
4.HĐCB 4 :- HS luyện đọc trong nhóm.
-Theo dõi các nhóm đọc, giúp Hs đọc yếu đọc đúng.
- GV nhận xét và chốt cách đọc ở các nhóm. 
- Toàn bài đọc diễn cảm phù hợp với diễn biến truyện và từng nhân vật.
- Một số em đọc trước lớp. - Lớp nhận xét.
5. HĐCB 5: 1 - c; 2 - a; 3 - b; 5 - a. 
1) c. Có cả Nhụ, bố Nhụ và ông Nhụ. 
2) a. Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà ra đảo. 
3) b. Làng mới có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. 
 4) Những chi tiết nào ở đoạn 3 cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ: Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng. Ông đã hiếu những ý tưởng của con trai ông quan trọng nhường nào.
 5) a. Kế hoạch của bố đã được quyết định, một làng đảo sẽ được lập ra.
6. HĐCB 6: 
c. Ca ngợi những dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quen thuộc tới hòn đảo ngoài biển đế lập làng, giừ một vùng biển của Tổ quốc. 
- GVchốt nội dung bài : Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
- GDQPAN: Nghị định 67 Hỗ trợ đến 95% tổng giá trị con tàu; hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên trên tàu; hỗ trợ 100% chi phí đào tạo, hướng 
dẫn vận hành thuyền vỏ thép.
 .
____________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 22A: GIỮ BIỂN TRỜI TỔ QUỐC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nối đúng các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Thêm được vế câu thích hợp với vế câu cho trước để tạo thành câu ghép
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH TV-T2. 
- HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 1: hỗ trợ HS điền cặp quan hệ từ cho phù hợp 
a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. 
b) Hễ bạn Nam phát biếu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. 
c) Nếu ta chiếm được ngọn đồi này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. 
2. HĐTH 2: GV lưu ý cho HS chỗ trống cần điền phải có một quan hệ từ và vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép.
a) Hễ em làm xong các bài tập Tiếng Việt thì cô gọi em chữa bài. 
b) Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại. 
c) Nếu Hồng chăm chỉ hơn thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. 
__________________________________
Buổi 2:
Kỹ năng sống
 Bài 43: ÔN TẬP: AN TOÀN LÀ BẠN
 Bài 44: TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT
 ( Có giáo án đính kèm )
__________________________________________________________
Khoa học
Bài 24: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (Tết 1)
I.MỤC TIÊU 
 Sau bài học, em:
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Khoa –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Khoa –T2. Vở TH Khoa - T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
-Thực hiện các hoạt động cơ bản và hoạt động ứng dụng 1.
*) Lưu ý:
1. HĐCB 1: 
a) Trong mỗi hình trên có loại chất đốt là: 
- Hình 1: than tổ ong. - Hình 2: xăng dầu. - Hình 3: khí ga. 
b) Gia đình em sử dụng than củi, lá khô, cành cây khô, gỗ mục và khí ga. 
2. HĐCB 2: 
a) - Hình 4: Than mỏ được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần, bị nén dưới áp suâ't cao, nhiệt độ lớn trong hàng triệu năm. Than được khai thác từ các mỏ than ở gần mặt đất hoặc nằm sâu dưới đất. 
- Hình 5: Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất. Trên lớp dầu mỡ thường có lớp khí gọi là khí mỏ dầu. Muốn khai thác dầu mỡ cần dựng các tháp khoan để khoan các giếng sâu tới tận nơi có chứa dầu. Dầu mỏ được lấy lên theo các lỗ khoan của giếng dầu. Từ dầu mỏ có thể tách ra xăng, dầu hỏa, dầu đi-ê-gien, dầu nhờn... có thể chế ra nước hoa, tơ sợi nhân tạo, nhiều loại chất dẻo, ... 
- Hình 6: Khí sinh học (bi-ô-ga) được tạo ra trong các bể chứa có ủ chất thải hữu cơ như mùn, rác, phân súc vật, ... 
- Hình 7: Đun bếp bằng khí sinh học bi-ô-ga giúp tiết kiệm các nguồn chất đốt khác, cải thiện môi trường. 
- Hình 8: Sử dụng máy phát điện bi-ô-ga giải quyết vấn đề năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường. 
c) - Than đá được sử dụng làm chất đốt ở các gia đình; làm nhiên liệu để sản xuất ra điện ở nhà máy nhiệt điện,... Than đá còn được dùng cho ngành hóa học tạo ra thuốc chữa bệnh, chất dẻo, sợi nhân tạo. Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài than đá, còn có than củi, than bùn. 
- Xăng dầu được dùng để chạy động cơ của xe cơ giới, vận hành máy móc. Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 
- Khí sinh học được tạo ra trong các bể chứa có ủ chất thải hữu cơ như mùn, rác, phân súc vật, ... Sử dụng khí sinh học giúp tiết kiệm các nguồn chất đốt khác, giải quyết vấn đề năng lượng và cải thiện môi trường ở nông thôn. 
3. HĐCB 3: 
a) - Những trường hợp gây lãng phí chất đốt: 
+ Xe máy, ô tô bị tắc đường (xe không di chuyển nhưng động cơ vẫn hoạt động, vẫn tiêu thụ xăng dầu).
+ Đun không để ý để siêu nước sôi đến cạn (lửa cháy không, tiêu hao lãng phí than củi). 
- Những trường hợp tránh được lãng phí chất đốt: 
+ Đậy kín phích nước nóng (không phải đun nấu thêm).
+ Dùng bếp đun cải tiến (lửa không thoát ra ngoài lãng phí). 
b) - Phải tránh lãng phí khi sử dụng chất đốt để tiết kiệm năng lượng; nếu không nguồn năng lượng chất đốt sẽ cạn kiệt.
- Để tránh lãng phí chất đốt, cần sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy. 
4. HĐCB 4b: 
- Các chất khi cháy có thế ảnh hưởng xấu tới môi trường vì tất cả các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí các-bô-níc và nhiều loại khí độc và chất độc khác làm ô nhiễm không khí, có hại cho người, động vật, thực vật; làm han gỉ các đồ dùng, máy móc bằng kim loại,... 
- Để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt, cần khóa các van của bình ga sau khi sử dụng xong, không để bếp lửa tự nấu mà không trông coi, tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy.
*) Sau HĐCB4 GV nêu ưu điểm chất đốt đồng thời nêu những nhược điểm của chất đốt và các biện pháp khắc phục những nhược điểm của chất đốt.
 ..............
 ......
_______________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 43: NHẢY DÂY – PHỐI HỢP MANG VÁC
TRÒ CHƠI: TRỒNG NỤ TRỒNG HOA
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người, di chuyển tung bắt bóng. Yêu cầu thực hiên tương đối chính xác.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
- Tập bật cao, tập phối hợp chạy mang vác, yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng
- Chơi trò chơi: “Trồng nụ, trồng hoa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, dây nhảy, bóng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Tập hợp đội hình 4 hàng dọc: chạy chậm thành vòng tròn, đứng quay mặt vào vòng tròn, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. 
2. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người
- TN tổ chức các bạn ôn tung bắt bóng 
- TBHT tổ chức gho từng nhóm lên tập
- Nhận xét, đánh giá
3. ¤n nh¶y d©y kiÓu chân trước chân sau 
- TN tổ chức các bạn ôn tập nh¶y d©y kiÓu chân trước chân sau
- TBHT tổ chức cho từng nhóm tập, lớp quan sát nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá chung
4. Tập bật cao và tập chạy-mang vác.
+ Giáo viên làm mẫu cách nhún và lấy đà, bật nhảy lên cao chạm vào vật chuẩn(vừa lam vừa phân tích động tác)
 + Luyện tập theo đội hình 2- 3 hàng ngang đồng loạt cả lớp
- TN tổ chức các bạn luyện tập theo nhóm
- TBHT tổ chức cho từng nhóm tập, lớp quan sát nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Trò chơi : Trồng nụ trồng hoa
- GV nêu tên trò chơi, nhắc cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác nhảy dây tại nhà
 ..............
 .....
__________________________________________________________________
Thứ ba, ngày tháng năm 2020
Tiếng Việt
Bài 22A: GIỮ BIỂN TRỜI TỔ QUỐC (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng bài thơ: Hà Nội.
- Viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH TV-T2. 
- HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 3, 4, 5 và hoạt động ứng dụng 2.
*) Lưu ý:
1.HĐTH 3: GV đọc mẫu.
- Gọi HS nêu: Bài thơ nói về điều gì?
Trả lời: Bài thơ là lời một bạn nhỏ đến Thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, có nhiều cảnh đẹp.
- Cho HS nêu các từ ngữ khó,dễ lẫn khi viết: nổi gió, lên và viết hoa các tên riêng 
( Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, Một Cột, Phủ tây Hồ)
- Hướng dẫn HS đọc và luyện viết từ khó. 
- GV đọc - HS Viết chính tả 
2. HĐTH 4: GV hỗ trợ HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
a) - Danh từ riêng là tên người: Nhụ. 
 - Danh từ riêng là tên địa lí: Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu. 
b) Tên người, tên địa lí Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo nên tên đó. 
3. HĐTH 5: 
a) Tên người: 
- Tên một bạn nam trong lớp em: Minh. 
- Tên một bạn nữ trong lớp em: Trang. 
- Tên một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta: Trần Quốc Toản. 
b) Tên địa lí: 
- Tên một dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo): sông Hồng. 
- Tên một xã (hoặc phường): Bình Minh.
*) Sau HĐTH 5 GV chốt lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
 ..
______________________________________________________
Toán
Bài 70: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Toán –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản và hoạt động ứng dụng 1.
*) Lưu ý:
1. HĐCB 1: 
a)
Hình hộp chữ nhật
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao
Diện tích
xung quanh
Diện tích
toàn phần
9 dm
5 dm
8 dm
224 dm2
314 dm2
7 cm
7 cm
7 cm
196 cm2
294 cm2
3,1 m
3,1 m
3,1 m
38,44 m2
57,66 m2
b) - Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau thì diện tích các mặt bằng nhau.
- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
- Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
2.HĐCB 2: hỗ trợ HS cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
3. HĐCB 3b: 
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: 
2,3 x 2,3 x 4 = 21,16 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: 
2,3 x 2,3 x 6 = 31,75 (m2)
 Đáp số: Sxq: 21,16 m2 ; 
 Stp: 31,75 m2.
*) GVchốt lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
 ...............
 .......
_____________________________________________________
Lịch sử
Bài 8: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT. BẾN TRE ĐỒNG KHỞI (Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, em :
- Biết được những nét chính về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.
- Biết sử dụng bản đồ (lược đồ), tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Lịch sử & Địa lí –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Lịch sử & Địa lí –T2. Vở TH Lịch sử & Địa lí - T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động cơ bản .
- Hoạt động thực hành HS làm cá nhân trong vở thực hành.
*) Lưu ý:
1. HĐCB 1: 
a) Thành phố Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) gợi cho em nhớ đến Hiệp định Giơ-ne-vơ. 
d) - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Sông Bến Hải (thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quáng Trị) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc. Đến tháng 7 - 1956, nhân dân hai miền Nam - Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. 
- Nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân ta không thực hiện được. Mĩ đã ra sức phá hoại Hiệp định, dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. 
2. HĐCB 2c: 
- Trước sự khủng bố dã man của Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam vùng lên mạnh mẽ với phong trào “Đồng khởi”. 
- Kể lại diễn biến chính và kết quả của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre: Ngày 17-1-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào Đồng Khởi ở tỉnh Bến Tre. Với vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác, ... nhân dân nhất loạt vùng dậy phá đồn giặc, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mĩ - Diệm ở các xã, ấp. Phong trào lan nhanh ra các huyện khác. Nhiều xã, ấp được giải phóng hoàn toàn. Ủy ban nhân dân tự quản được thành lập, nhân dân lập tòa án trừng trị bọn phản cách mạng, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo. 
3. HĐCB 3b: 
b) - Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre: Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre đã mở đầu cho một phong trào đấu tranh rộng khắp của đồng bào miền Nam ở cả thành thị và nông thôn.
 Từ đây, cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam không chỉ có hình thức đấu tranh chính trị mà còn kết hợp với đấu tranh vũ trang, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
- Qua lược đồ hình 7, em có nhận xét về địa bàn diễn ra phong trào “Đồng khởi” của đồng bào miền Nam là: Phong trào “Đồng khởi” diễn ra rộng khắp miền Nam.
4.HĐCB 4: 
- Hs đọc và ghi vào vở.Nhận xét.
*)GV chốt lại : sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước.Trước sự đàn áp đó, ND miền Nam đã vùng dậy đấu tranh.
IV. Hoạt động ứng dụng:
- Thực hiện hoạt động 1, 2 của Hoạt động ứng dụng trang 9.
- HĐƯD 1. Trong lịch sử nước ta thời phong kiến, đất nước ta cùng lâm vào tình trạng bị chia cắt ở giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh (Đàng Trong và Đàng Ngoài). 
- HĐƯD 2. Kể tên các trường học, đường phố, di tích lịch sử... liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học: Trường THCS Đồng Khởi (quận 1 - TP.HCM), đường Đồng Khởi (quận 1 - TP.HCM), khu di tích Đồng Khởi (tỉnh Bến Tre). 
 ...............
...............................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Địa lí 
Bài 10: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG 
 CỦA VIỆT NAM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, em:
- Nêu được vị trí địa lí và một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
- Dựa vào lược đồ nêu được vị trí địa lí của Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và đọc đúng tên thủ đô của ba nước này.
- Trình bày được một vài đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, kinh tế của ba nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Lịch sử & Địa lí –T2; bản đồ thế giới.
- HS: Tài liệu SHDH Lịch sử & Địa lí –T2. Vở TH Lịch sử & Địa lí - T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản và hoạt động ứng dụng.
- Phần làm việc cá nhân của các hoạt động HS làm ở vở thực hành.
*) Lưu ý:
1. HĐCB 1: 
a) Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, bao gồm bán đảo Trung An và nhiều đảo, quần đảo thuộc Thái Bình Dương. 
b) - Khu vực Đông Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến Bắc và qua đường xích đạo) và giáp Thái Bình Dương nên có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
- Địa hình khu vực Đông Nam Á phần lớn là núi và cao nguyên chiếm nhiều diện tích hơn. 
- Đồng bằng của khu vực Đông Nam Á thường phân bố dọc các con sông lớn và vùng ven biển. 
2. HĐCB 2c: 
- Một số cây công nghiệp nhiệt đới có ở khu vực Đông Nam Á: mía, bông, thuôc lá, chè, hồ tiêu, cà phê, cao su. 
- Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì cây lúa có nhu cầu về nước rất cao, nhiệt độ ẩm và cần bỏ nhiều công sức để chăm sóc cho cây phát triển. Những điều kiện đó rất phù hợp trên các đồng bằng châu thổ của khu vực Đông Nam Á, nơi có khí hậu nhiệt đới, dân cư tập trung đông đúc.
3. HĐCB 3: 
a) - Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á.Thủ đô là Bắc Kinh. 
c) - Miền Đông Trung Quốc là các đồng bằng châu thổ màu mỡ, miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên có khí hậu khắc nghiệt. 
- Một số sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc: tơ lụa, gốm, sứ, chè, hàng may mặc, đồ chơi. Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Thiên An Môn, Sân vận động tổ chim, chùa Phật Ngọc, thung lũng Cửu Trại Câu. 
4. HĐCB 4: 
a) - Hai nước Lào và Cam-pu-chia nằm ở khu vực Đông Nam Á. 
 - Tên thủ đô: + Lào: Viêng Chăn. 
 + Cam-pu-chia: Phnôm Pênh. 
*) KL: - Lào không giáp biển , có diện tích rừng lớn , là một nước nông nghiệp , ngành công nghiệp ở Lào đang được chú trọng phát triển 
- Cam pu chia nằm ở Đông Nam á, giáp biên giới VN , kinh tế Căm pu chia đang chú trọng phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản 
d) - Lào: chùa That Luồng, chùa Mẹ, vườn Phật. 
 - Cam-pu-chia: đền Ăng-co-vát, Ăng-co Thom, chùa Vàng, chùa Bạc. 
5.HĐCB 5: Em đọc và ghi vào vở.
*) GV chốt lại : Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm ; phần lớn địa hình là núi , cao nguyên.Ở đây sản xuất nhiều nông sản và khai thác khoáng sản. Trung Quốc, Lào, Cam –pu-chia là 3 nước láng giềng của Việt Nam.
 ...
 .......
____________________________________________________
Giáo dục đạo đức
Bài 10: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ(PHƯỜNG) EM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân ( UBND) xã (phường) đối với cộng đồng.(Không yêu cầu làm bài tập 4)
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh ảnh về UBND phường, xã; bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động:
- TBVN cho lớp hát
- GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành 
1. Những việc làm ở UBND phường, xã.
- HS làm việc cá nhân những việc làm ở UBND xã em
- NT tổ chức chia sẻ:Mỗi HS nêu 1 ý kiến, những ý kiến còn sai(việc không cần đến UBND phường xã nhưng gia đình lại đến)
- HS nhắc lại 
- TN thống nhất kết quả
+ TBHT gọi 1 số nhóm chia sẻ 
GV kết luận: 
 + Những ý còn sai, tổ chức cho HS phát biểu ý kiến góp ý, sửa chữa.
 + Chốt các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện, giải quyết.
2. Xử lí tình huống
- Làm việc cá nhân: HS đọc các tình huống và đưa ra cách giải quyết
 a) Em tích cực tham gia và động viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
 b) Em ghi lại lịch đăng kí tham gia và tham gia đầy đủ.
 c) Em tích cực tham gia: hỏi ý kiến bố mẹ để quyên góp những thứ phù hợp.
- TN chức chia sẻ, thống nhất kết quả.
- GV cho chia sẻ tình huống và giải thích lí do, bày tỏ thái độ bằng giơ thẻ. 
3. Em bày tỏ mong muốn với UBND phường, xã
- Làm việc cá nhân: viết ra những đề nghị UBND phường xã thực hiện cho trẻ em
- TN tổ chức chia sẻ, thống nhất ý kiến
- TBHT tổ chức mỗi nhóm lên bảng trình bày những mong muốn của nhóm mình, bình chọn bạn trình bày tốt
+ Xây dựng khu sân chơi.
 + Có thêm nhiều đồ chơi trong khu sân chơi.
 + Xây dựng sân bóng đá.
 + Xây dựng, mở thư viện cho trẻ em.
 + Tổ chức ngày rằm Trung thu
 + Khen thưởng HS giỏi.
 + Thay bàn ghế cho lớp học 
Hoạt động ứng dụng 
- Sưu tầm nội dung thông tin về UBND xã 
 .
____________________________________________________________________
Buổi 1: Thứ tư , ngày tháng năm 2020
Tiếng Việt
Bài 22B: MỘT DẢI BIÊN CƯƠNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc- hiểu bài thơ Cao Bằng.
- Nội dung bài: Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH TV-T2. 
- HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3 , 4 , 5, 6.
*) Lưu ý:
1. HĐCB 1: Cảnh vật thiên nhiên đẹp như tranh vẽ với những dòng sông uốn lượn, nhừng thác nước hùng vĩ cùng cây côi bạt ngàn. Con người chân chất, hồn nhiên và cần cù lao động, xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn. 
2.HĐCB 2:
- GV đọc mẫu bài thơ Cao Bằng.
- Giới thiệu tranh minh họa.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và phát hiện từ khó: suối trong, làm sao, sâu sắc, lặng thầm, trong suốt, rì rào, giữ lấy, ....
3.HĐCB 3:
- Cho HS tự đọc.
- GV chỉ trên bản đồ địa danh Cao Bằng.
4. HĐCB 4: - HS luyện đọc trong nhóm.
- Theo dõi các nhóm đọc, kiểm tra,giúp Hs đọc yếu đọc đúng.
- GV nhận xét và chốt cách đọc ở các nhóm. 
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Một số em đọc trước lớp. - Lớp nhận xét.
5.HĐCB 5: 
1) Địa thế xa xôi, hiểm trở của Cao Bằng thể hiện qua những: 
- Từ ngữ: Sau khi qua, Ta lại vượt, lại vượt. 
- Chi tiết: Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc. 
2) Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện: 
- Lòng mến khách của người Cao Bằng: mận ngọt đón môi ta dịu dàng. 
- Sự đôn hậu: rất thương, rất tháo, lành như hạt gạo, hiền như suối trong. 
3) Những hình ảnh thiên nhiên so sánh với lòng yêu nước của người Cao Bằng: núi non Cao Bằng, trong suốt như suối. 
4) a. Cao Bằng có vị trí rất quan trọng, người Cao Bằng đã vì cả nước mà giữ vững biên cương. 
*)GVchốt nội dung bài: Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
 ..
 ..
________________________________________________
Toán
Bài 70: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Toán –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng 2.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 1: 
a) Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: 2,5 x 2,5 x 4 = 25 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: 2,5 x 2,5 x 6 = 37,5 (dm2)
 Đáp số: Sxq: 25 dm2 ; 
 Stp: 37,5 dm2.
b) Bài giải
Đổi: 4m 2cm = 4,02 cm
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: 
4,02 x 4,02 x 4 = 64,6416 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: 
4,02 x 4,02 x 6 = 96,9624 (cm2)
 Đáp số: Sxq: 64,6416 cm2 ; 
 Stp: 96,9624 cm2.
2. HĐTH 2: 
- Gợi ý: Diện tích bìa cần để làm hộp (không tích mép dán), là diện tích của 5 mặt hình lập phương, vì hộp không có nắp nên diện tích bìa cứng bằng diện tích một mặt của hộp hình lập phương nhân với 5)
Bài giải
Diện tích bìa để làm chiếc hộp đó là: 
3,5 x 3,5 x 5 = 61,25 (dm2)
 Đáp số: 61,25 dm2.
3. HĐTH 3: hướng dẫn HS cách gấp các mảnh bìa đã cho để tạo ra hình lập phương.
 (Hình 3 và hình 4)
4. HĐTH 4: 
- Gợi ý: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của từng hình rồi tìm ra đáp án đúng.
a) - Sai. 	b) - Đúng. 	c) - Sai. 	d) - Đúng.
*) GVchốt lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
_______________________________________________
Tiếng Anh
( 2 tiết: GV chuyên )
_________________________________________________________________
Buổi 2:
Tiếng Việt
Bài 22B: MỘT DẢI BIÊN CƯƠNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập về văn kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH TV-T2. 
- HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 1: GV hỗ trợ HS trả lời các câu hỏi
a) Thế nào là kể chuyện?
Kể một chuỗi sự việc có đầu, có cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện đều có ý nghĩa của nó. 
b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
- Hành động 
- Lời nói, ý nghĩ 
- Đặc điểm ngoại hình 
c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
- Mở đầu câu chuyện 
- Diễn biến câu chuyện 
- Kết thúc câu chuyện 
2. HĐTH 2b: 
b1. Câu chuyện trên có bốn nhân vật. 
b2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua cả lời nói và hành động. 
b3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là: Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc. 
*) GV chốt lại cấu tạo về bài văn kể chuyện.
 ..
 ..
________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 22B: MỘT DẢI BIÊN CƯƠNG (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - kể lại được câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH TV-T2. 
- HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2, các câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 3,4, 5, 6 và HĐƯD.
*) Lưu ý:
1.HĐTH 3: GV kể chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng
- Kể lần 1 - HS đọc lời giới thiệu.
- Kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ - Nghe cô kể.
- Kể lần 3 - HS quan sát tranh minh hoạ.
2.HĐTH 4: 
- Quan sát HS đọc - Đọc thầm lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong truyện.
- Gọi 2 em đọc to trước lớp.
3.HĐTH 5: - Đến từng nhóm nghe Hs kể - Mỗi HS nối tiếp nhau kể từng đoạn
câu chuyện - Giúp đỡ nếu các em còn quên truyện.
- Nghe HS kể trước lớp - Kể toàn bộ câu chuyện.
4.HĐTH 6: - GV hỗ trợ HS - Cho các cặp trao đổi - Nói về sự thông minh, tài trí của ông Nguyễn Khoa Đăng.
a) - Ông lấy tiền của kẻ mù bỏ vào nước thì có váng dầu nổi lên; chứng tỏ đồng tiền ấy là của anh bán dầu.
- Ông phán đoán đúng đắn khi xác định chỉ có kẻ sáng mới biết chỗ anh bán dầu đế tiền mà lấy. Và lột mặt nạ của kẻ giả mù. 
b) - Ông khéo léo sắp xếp binh lính núp trong hòm gỗ kín đế bọn cướp khiêng về tận sào huyệt. Rồi bất thình lình xông ra từ trong sào huyệt, phối hợp cùng phục binh của triều đình từ bên ngoài tóm gọn bọn cướp. 
 - Ông đã sử dụng nguồn lực của bọn cướp để khai khẩn đất hoang vùng biên giới, vừa tạo việc làm để bọn cướp hoàn lương vừa phát triển vùng rừng núi thành những xóm làng sầm uất.
*) Yêu cầu HS ý nghĩa câu chuyện: 
- Gv chốt lại: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng, thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
 ..
 ..
_________________________________________
Toán
Bài 71: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Toán –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 1: 
a) Bài giải
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: (2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6 (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1 (m2)
 Đáp số: Sxq: 3,6 m2 ; 
 Stp: 9,1 m2.
b) Bài giải
Cách 1: Đổi: 15 dm = 1,5 m ; 9 dm = 0,9 m
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: (3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1 (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 8

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_cong_van_405_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.doc