Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 đến 25 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 đến 25 - Năm học 2018-2019

Toán §101

 LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

I. Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học .

- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ,hợp tác ,ứng phó với căng thẳng và kỹ năng tự tin khi làm bài .

- BT cần làm : BT1.

II. Đồ dùng :

- GV: SGK, bảng phụ, thước

- HS: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy học.

1. Kiểm tra:

- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học

 b. Nội dung:

Hoạt động 1: Ví dụ

- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh hoạ trong VD ở SGK trang 103. - HS quan sát.

- GV đọc yêu cầu: tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ trên bảng. - HS lắng nghe quan sát hình treo của GV

- Có thể áp dụng ngay công thức để tính diện tích của mảnh đất đã cho chưa? - Chưa có công thức nào để tính được diện tích của mảnh đất đó?

- Muốn tính diện tích mảnh đất này ta làm ntn? - Ta chia nhỏ các hình đó thành các phần nhỏ là hình đã có công thức tính diện tích.

- Khẳng định lại: với các bài toán kiểu này, ta phải chia cắt hình về các hình cơ bản, rồi vận dụng công thức để tính. - HS lắng nghe

 

doc 175 trang cuongth97 08/06/2022 3010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 đến 25 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 21
Thø hai ngµy 28 th¸ng 1 n¨m 2019
Gi¸o dôc tËp thÓ
Chµo cê
Tæng phô tr¸ch ®éi so¹n vµ tæ chøc
Toán §101
 LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học .
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ,hợp tác ,ứng phó với căng thẳng và kỹ năng tự tin khi làm bài .
- BT cần làm : BT1.
II. Đồ dùng :
- GV: SGK, bảng phụ, thước
- HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra: 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
 b. Nội dung: 	
Hoạt động 1: Ví dụ
- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh hoạ trong VD ở SGK trang 103.
- HS quan sát.
- GV đọc yêu cầu: tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ trên bảng.
- HS lắng nghe quan sát hình treo của GV
- Có thể áp dụng ngay công thức để tính diện tích của mảnh đất đã cho chưa?
- Chưa có công thức nào để tính được diện tích của mảnh đất đó?
- Muốn tính diện tích mảnh đất này ta làm ntn?
- Ta chia nhỏ các hình đó thành các phần nhỏ là hình đã có công thức tính diện tích.
- Khẳng định lại: với các bài toán kiểu này, ta phải chia cắt hình về các hình cơ bản, rồi vận dụng công thức để tính.
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm ra cách giải bài toán khuyến khích HS tìm nhiều cách giải khác nhau.
- Cách 1: 
a. Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và 2 hình vuông bằng nhau EGHK, MNPQ.
b. Tính
Độ dài của cạnh DC là
25 + 20 + 25 = 70m
Diện tích hình chữ nhật ABCD là
70 x 40,1 = 2807(m2)
Diện tích hai hình vuông EGHK và MNPQ là:
20 x 20 x 2 = 800(m2)
Diện tích của mảnh đất là:
2807 + 800 = 3607(m2)
 Đáp số:3607(m2)
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Yêu cầu HS nói lại cách làm của mình.
- Lưu ý: HS khi giải toán cần tìm ra nhiều cách giải, ngắn gọn, chính xác.
- Ngoài cách giải trên ai còn có cách giải khác .
Cách 2: a. Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- HS vẽ hình lên bảng.
- Nhận xét chung: Yêu cầu về nhà làm cáhc giải khác vào vở.
a. Chia mảnh đất HCN ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNQP và ERHG.
Ta có:
Độ dài cạnh AC là:
20 + 40,1 + 20 = 80,1(m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD
20 x 80,1 = 1602(m2)
Diện tích của HCN MNPQ và HCN EGHR là:
25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
1602 + 2005 = 3607 (m2)
 Đáp số: 3607(m2)
- Các cách giải trên thực hiện theo mấy bước.
- Quy trình gồm 3 bước:
- GV xác nhận: Do các mảnh đất trong thực tế ít khi là các hình cơ bản nên khi tiến hành tính diện tích người ta phải qua 3 bước.
- Bước 1: chia hình đã cho thành các hình có thể tích diện tính được.
- Bước 2: xác định số đo các hình theo hình vẽ đã cho.
- Bước 3: Tính diện tích của từng phần nhỏ từ đó suy ra tính diện tích toàn bộ hình (mảnh đất)
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1:
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.
- Hai HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời HS nêu cách làm. 
- 1 HS nêu yêu cầu.
C1: Chia mảnh đất thành 2 HCN sau đó tính:
 Diện tích HCN thứ nhất là:
 (3,5 + 4,2 + 3,5) x 3,5 = 39,2 (m2)
 Diện tích HCN thứ hai là:
 6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
 Diện tích cả mảnh đất là:
 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số: 66,5 m2.
C2: Chia mảnh đất thành một hình chữ nhật và hai hình vuông, rồi tính
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- HS lắng nghe và thực hiện
Tập đọc §41
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*GDKNS: Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).-Tư duy sáng tạo
II. Đồ dùng :
- GV: Tranh minh họa SGK, bảng
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng”
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Nêu nội dung bài
- GV nhận xét
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Quan sát tranh
 b. Nội dung: 	
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- 1 HS đọc
- Lớp đọc thầm
- Chia đoạn: 4 đoạn
- Đoạn 1: từ đầu -> ra lẽ
- Đoạn 2: tiếp -> Liễu Thăng
- Đoạn 3: Tiếp -> ám hại ông
- Đoạn 4: Còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp
- 4 HS đọc 1 lần
- Lần 1: đọc + luyện phát âm.
- 4 HS đọc phát âm một số từ khó: thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn, yết kiến.
- Lần 2: đọc giải nghĩa từ.
- 4 HS đọc nối tiếp kết hợp 1 HS đọc chú giải SGK.
- Đọc theo cặp
- 2 HS cùng đọc
- HS đọc cả bài
- 1 HS đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Đọc với giọng xót xa, ân hận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+ 1 HS đọc đoạn 1+2 
- Lớp đọc thầm
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ góp giỗ Liễu Thăng.
- Ông vờ than khóc vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời vua Minh biết đã bị mắc mưu nên đành tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
- Giọng văn Minh khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
- Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lý bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này.
- Giảng thêm: Sứ thần Giang Văn Minh đã khôn khéo đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh thừa nhận vô lý của mình. Nhà vua dù đã biết mình đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
- ý 1 nói lên điều gì?
- ý 1: Sự khôn khéo thông minh của sứ thần Giang Văn Minh 
+ Cho HS đọc đoạn 3+4
- Lớp đọc thầm
- Em hãy nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
- Đại thần nhà Minh ra về đối:
Đến trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Ông đối lại: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
- Vì sao nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhường trước câu đối của đại thần trong triều còn dám lấy việc quân đội cả ba triều Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm hại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên giận quá, sai người ám hại ông.
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn dầy lòng tự hào dân tộc.
- Nêu ý thứ hai của bài?
- Ý 2: Lòng dũng cảm mưu trí của Giang Văn Minh.
- Ý nghĩa của bài?
- Ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
Hoạt động 2: Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc phân vai
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn văn luyện đọc và HS đọc
- 4 em 
- HS đọc theo HS của GV
- Thi đọc phân vai
- Lớp nhận xét.
- Bài này đọc với giọng ntn?
- Đọc với giọng lưu loát, diễnd cảm đọc Giang Văn Minh khóc giọng ân hận xót thương, đọc đoạn ứng đối: giọng dõng dạc tự hào đoạn kết đọc chậm, giọng xót thương.
- Đọc diễn cảm đoạn 3+4
- Gạch chân những từ cần nhấn giọng
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Cặp đôi
- Khi đọc diễn cảm
- 1 tổ 1 em đọc
- Bình chọn bạn đọc hay nhất
- Tuỳ HS chọn
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nêu ý nghĩa câu chuyện
 - GV nhận xét tiết học 
- HS nêu
- HS lắng nghe
Lịch sử §21
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. Mục tiêu:
	- Biết đôi nét về tình hình nước tấu hiệp đình Giơ-ne-vơ năm 1954:
	+ Miên Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
	+ Mĩ - Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhândân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ - Diệm: thực hiện chính sách “ tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
	- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp, hợp tác, KN tìm kiếm và xử lý thông tin , kỹ năng tự tin khi khi trả lời câu hỏi .
II. Đồ dùng :
- Bản đồ hành chính Việt Nam để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo quy định của Hiệp định Giơ - ne - vơ.
- Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ Diệm tàn sát đồng bào miền Nam
- ảnh tư liệu (Sông bên Hải, Cầu Hiền Lương)
- Cây gài hoa để HS chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ”
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kiểm tra VBT
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
 b. Nội dung: 	
1. Nguyên nhân đất nước bị chia cắt.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 
- Treo ảnh cầu Hiền Lương trong SGK (phóng to)
- HS đọc SGK từ đầu -> thống nhất đất nước.
- Treo tranh bản đồ Việt Nam
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm
- Hãy nêu những điều khoản chính của Hiệp định Giơ - ne - vơ.
- GV phát bảng nhóm lưu lại 1 phần bảng nhóm trên bảng ở phần này để thay cho GV ghi bảng.
+ Nội dung cơ bản của hiệp định Giơ - ne - vơ là gì?
- Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương.
* Hiệp định là văn bản ghi lại những nội dung do các bên liên quan ký.
- Quy định vĩ tuyến 17 (Sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời (chỉ ảnh và bản đồ)
- Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi Miền Nam (trong hai năm, quân Pháp phải rút khỏi miền Nam Việt Nam)
- Đến tháng 07 năm 1956 nhân dân ta sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
- Hai HS đọc lại các điều khoản chính của hiệp định Giơ - ne - vơ
- Em hiểu tổng tuyển cử là gì?
- Là tổ chức bầu cử trong cả nước
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Khi hiệp định Giơ - ne - vơ được ký kêt nguyện vọng của nhân dân là gì?
- Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp 
- Những nguyện vọng đó có thực hiện được không?
- không
- Ai là kẻ phá hoại hiệp định Giơ - ne - vơ.
- Mĩ là kẻ phái hoại hiệp định Giơ - ne - vơ.
- GV chốt lại và ghi bảng
- Trong thởi gian Pháp rút quân, Mĩ dần dần thay chân pháp xâm lược Miền Nam đưa Ngô Đình Diệm kên làm tổng thống lập nên chính quyền tay sai.
- Mĩ là kẻ phá hoại hiệp định Giơ - ne - vơ
2. Tội sác của Mĩ Diệm với đồng bào Miền Nam.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi
- Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm (dưới sự giật dây của Mĩ) đã tàn sát đồng bào Miềm Nam ra sao?
- Chúng thực hiện chính sách “tố cộng” “diệt cộng” 1000 người chết 
+ Tố cộng: tổ chức tố cáo, bôi nhọ 
những người cộng sản, những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mĩ Diệm.
- Diệt cộng: tiêu diệt những người Việt Cộng 
- GV cho HS quan sát ảnh tư liệu về cảnh đồng bào miền Nam bị tàn sát (ảnh do GV và HS chuẩn bị)
- HS quan sát
- Thế nào là hiệp thương?
- Là tổ chức hội nghị đại biểu hai miền Nam Bắc để bàn về việc thống nhất đất nước.
- Ai là kẻ gây ra nỗi đau chia cắt.
- Mĩ - Diệm là kể gây ra nỗi đau chia cắt. Chúng biến Sông Bến Hải thành dòng sông chia cắt Bắc Nam.
- GV chốt lại và ghi bảng.
- 3 HS đọc phần 2
- Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam bằng chính sách “tố cộng” “diệt cộng”
Khẩu hiệu “ giết nhầm còn hơn bỏ sót”
3. Nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc.
Hoạt động 4: làm việc theo nhóm 2
- GV giao nhiện vụ cho các nhóm thảo luận.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi cử đại diện phát biểu 
- Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân sẽ ra sao? (2 nhóm)
- Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước sẽ mãi mái bị giặc mĩ xâm lược đồng bào ta suốt đời làm nô lệ
- Nhân dân ta cầm súng đứng lên đánh giặc điều gì sẽ xảy ra?
- Cầm súng đứng lên đánh giặc thì sẽ có đau thương, mất mát, gian khổ.
- Sự lựa chọn (cầm súng đánh giặc ) của nhân dân ta thể hiện điều gì? (2 nhóm)
- Sự kiện chọn (cầm súng đánh giặc ) của nhân dân ta thể hiện truyền thống yêu nước, căm thù giặc, kiên cường, bất khuất không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù của dân tộc.
- Dân tộc ta lựa chọn con đường cầm súng đứng lên với mục đích gì?... mục đích ấy có chính đáng không?
- Dân tộc ta lựa chọn con đường cầm súng đứng lên với mục đích đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho dân tộc mục đích ấy là hoàn toàn chính đáng.
- GV chốt lại ghi bảng.
- Để giành lại độc lập nhân dân ta phải cầm súng đánh giặc 
- 2 HS đọc phần 3
Hoạt động 5: Hái hoa dân chủ
- Gv chuẩn bị một cây hoa đằng sau mỗi bông hoa là một câu hỏi
- HS nên hái một bông hoa bất kỳ, đọc ta câu hỏi rồi trả lời. Nếu không trả lời được thì quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác.
1. Theo Hiệp định Giơ ne vơ thì dòng sông nào sẽ là dòng sông chia đôi Nam Bắc.
- Sông Bến Hải.
2. Theo em hiệp định Giơ ne vơ quân Pháp sẽ làm gì?
- Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Nam Bắc chuyển vào miền Nam . Trong vòng 2 năm quân pháp sẽ rút khỏi Miền Nam Việt Nam
3. Theo em hiệp định giơ ne vơ bộ đội ta sẽ làm gì?
- Bộ đội Miền Nam sẽ tập kết ra bắc.
4. Theo hiệp định giơ ne vơ nhân dân hai miền nam bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử , thống nhất đất nước vào thời gian nào?
- Vào tháng 7-1956
5. Chính quyền Mĩ Diệm đã tàn sát đống bào Miền Nam bằng chính sách gì?
- Chính sách “tố cộng” “diệt cộng”
3. Củng cố, dặn dò
 - Nêu bối cảnh nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ?
 - Vì sao đất nước ta nhân dân ta phải chịu nỗi đau chia cắt đất nước?
 - Cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài
 - GV nhận xét tiết học
 Bài Sau: “Bến tre đồng khởi” về nhà sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, về thời kỳ đồng bào của nhân dân miền Nam.
Đạo đức §21
 ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
I. Mục tiêu: 
	- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
	- Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
	- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã 
	- Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường)
	- HSNK: Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức.
	- Không yêu cầu HS làm bài tập 4 (trang 33).
II. Đồ dùng :
	- GV: Tranh ảnh về UBND phường, xã (SGK)
	- HS: SGK, SBT, Thẻ màu
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Nêu một số việc làm thể hiện tình yêu quê hương?
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
 b. Nội dung: 	
- 2 HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “ Đến uỷ ban nhân dân phường” : 
- Yêu cầu HS đọc truyện
- Thảo luận:
- HS đọc cho cả lớp nghe, cả lớp đọc thầm và theo dõi bạn đọc.
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi :
1. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
1. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm giấy khai sinh.
2. Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm những việc gì?
2. Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em.
3. Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế nào? vì sao? ( GV gợi ý nếu HS không trả lời được: công việc của UBND phường, xã mang lại lợi ích gì cho cuộc sống người dân)
3. UBND phường, xã có vai trò vô cùng quan trọng vì UBND phường, xã là cơ quan chính quyền, đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa phương.
4. Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường, xã.
4. Mọi người cần có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện, và giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ.
- GV giới thiệu về UBND xã địa phương mình
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động của UBND qua BT số 1 :
- HS đọc BT1
- GV đọc các ý trong bài tập để HS bày tỏ ý kiến. Tổ chức cho HS góp ý, bổ sung để đạt câu trả lời chính xác.
- HS lắng nghe, giơ các thẻ: mặt cười nếu đồng ý đó là việc cần đến UBND phường, xã để giải quyết. Mặt mếu nếu là việc không cần phải đến UBND để giải quyết, các HS góp ý kiến trao đổi để đi đến kết quả.
+ Thẻ đỏ : ( đúng) : ý b, c, d, đ, e, h, i.
+ Thẻ xanh : ( sai) : a, g
a. Đây là việc của công an khu vực dân phố/ công an thôn xóm.
g. Đây là việc của Hội người cao tuổi.
- HS nhắc lại các ý : b, c , d, đ, e, h, i.
- Đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Thế nào là tôn trọng UBND phường, xã : 
- Treo bảng phụ gắn băng giấy trong đó ghi các hành động, việc làm có thể có của người dân khi đến UBND xã, phường.
- HS làm việc cặp đôi, thảo luận và sắp xếp các hành động, việc làm sau thành 2 nhóm: hành vi phù hợp và hành vi không phù hợp.
1. Nói chuyện to trong phòng làm việc.
2. Chào hỏi khi gặp cán bộ phường , xã.
3. Đòi hỏi phải được giải quyết công việc ngay lập tức.
4. Biết đợi đến lượt của mình để trình bày yêu cầu.
5. Mang đầy đủ giấy tờ khi được yêu cầu.
6. Không muốn đến UBND phường giải quyết công việc vì sợ rắc rối, tốn thời gian.
7. Tuân theo hướng dẫn trình tự thực hiện công việc.
8. Chào hỏi xin phép bảo vệ khi được yêu cầu.
9. Xếp hàng theo thứ tự khi giải quyết công việc.
10. Không cộng tác với cán bộ của UBND để giải quyết công việc.
Phù hợp
Không phù hợp
Các câu 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10
Các câu 1, 3, 6.
+ HS nhắc lại các câu ở cột phù hợp.
+ HS nhắc lại các câu ở cột không phù hợp. Nêu lí do, chẳng hạn: cản trở công việc, hoạt động của UBND phường, xã.
3. Củng cố, dặn dò : 
 - HS về nhà tìm hiểu và ghi chép lại kết quả các việc sau:
 1. Gia đình em đã từng đến UBND phường, xã để làm gì? Để làm việc đó cần đến gặp ai?
 2. Liệt kê các hoạt động mà UBND phường, xã đã làm cho trẻ em.
- HS lắng nghe và thực hiện
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2019
Toán §102
 LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
	- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
	- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ,hợp tác ,ứng phó với căng thẳng và kỹ năng tự tin khi làm bài .
	- BT cần làm: BT1
II. Đồ dùng:
	- GV: SGK, bảng, thước
	- HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: VBT của HS
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
 b. Nội dung: 	
Hoạt động 1: Ví dụ
- Giáo viên hướng dẫn cách làm.
- Đọc đề bài ví dụ (sgk- 10). QS hình vẽ.
- Thực hành đo các khoảng cách trên mặt đất.
- HS đọc bảng số liệu kết quả đo.
- Tính 
+ B1: Chia hình tứ giác thành những hình đã học.
+ B2: Tính khoảng (chiều cao của các hình vừa tạo)
+ B3: Tính diện tích các hình nhỏ g tính diện tích các hình lớn.
- Cho HS thực hành tính theo bảng SGK. 
 (m2)
? Vậy diện tích mảnh đất là bao nhiêu?
 (m2)
 = 935 + 742,5 = 1677,5 (m2)
Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài
- Cho một học sinh nêu cách làm:
+ Tính diện tích hình chữ nhật AEGD
+ Tính diện tích 2 hình tam giác BAE và BGC.
+ Tính diện tích cả mảnh đất.
- Đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm đôi, làm vở.
- Chữa bài. 
 Bài giải
Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và 2 hình tam giác, sau đó tính:
 Diện tích HCN AEGD là:
 84 x 63 = 5292 (m2)
 Diện tích hình tam giác BAE là:
 84 x 28 : 2 = 1176 (m2)
 Diện tích hình tam giác BGC là:
 (28 + 63) x 30 : 2 = 1365 (m2)
 Diện tích cả mảnh đất là:
 5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m2)
 Đáp số: 7833 m2
3. Củng cố, dặn dò:
 - Hệ thống bài
 - Nhận xét giờ.
 - Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
Luyện từ và câu §42
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I. Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ với chủ điểm công dân: các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi ý thức công dân. (HS làm được BT1, 2)
- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp, hợp tác, ứng phó với căng thẳng và kỹ năng tự tin khi làm bài .
II. Đồ dùng 
- GV: SGK, VBT, Bảng phụ bài tập 2
- HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra 3 HS làm BT 3 (phần luyện tập) ở tiết luyện tập từ và câu trước
- Một HS
- GV nhận xét
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
 b. Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- GV giao việc
- HS làm vào nháp
- Đọc lại các từ đã cho
- 
- Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ để tạo thành cụm có nghĩa
- Cho HS làm bài GV phát bảng nhóm cho 3 HS
- Cho HS trình bày kết quả
- 3 HS làm bài vào bảng nhóm lên dán trên bảng
- GV nhận xét và chốt lại những cụm từ HS ghép đúng.
- Các cụm từ
- Nghĩa vụ công dân
- Quyền công dân
- ý thức công dân
- Bổn phận công dân
- Công dân gương mẫu
- Trách nhiệm công dân
- Công dân danh dự
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập + đọc nghĩa đã cho ở cột A, đọc các từ đã cho ở cột B
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- GV giao việc
- Các em đọc thầm lại nghĩa
- Nối nghĩa ở cột A từ ở cột B tương ứng.
- Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã viết sẵn VD cột A vào cột B 
- 3 HS làm bài vào bảng HS còn lại dùng bút chì nối trong sách giáo khoa.
- GV chốt đúng
A
B
Điều mà pháp luật và xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm được đòi hỏi
 Nghĩa vụ công dân
Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước
 Quyền công dân
 Việc mà pháp luật hay đạo đước bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước
ý thức công dân
Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- GV giao việc
- Đọc lại câu nói của Bác với các chú bộ đội nhân dịp Bác đến thăm đề Hùng
- Dựa vào nội dung câu nói để viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
- Cho HS làm bài (có thể cho 1+2 HS khá giỏi làm mẫu)
- HS làm vào vở
- Cho HS trình bày kết quả
- Một số HS đọc đoạn văn mình đã viết.
- GV nhận xét về 2 mặt: Đoạn văn viết đúng yêu cầu và viết hay + khen những HS làm tốt.
- Lớp nhận xét
VD: Phải luôn cố gắng học tập, lao động và rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân tốt sau này.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe
Kể chuyện §21
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
- Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử-văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- GDKN giao tiếp , hợp tác , KN tìm kiếm và sử lý thông tin .
II. Đồ dùng :
- GV: SGK, Bảng lớp viết đề bài
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kể lại câu chuyện được nghe, được nói về tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh,.
- 2 HS lần lượt kể câu chuyện đã nghe, được đọc.
- GV nhận xét
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
 b. Nội dung: 	
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài
- Cho HS đọc đề
- 1 HS đọc cả 3 đề
- Các HS khác lắng nghe
- GV viết cả ba đề bài lên lớp và gạch dưới những từ quan trọng trong từng đề bài cụ thể.
Đề 1: Kể một việc làm của nhưngc công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử, văn hoá.
Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ
Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ
- Cho HS đọc gợi ý
- 3 HS lần lượt đọc gợi ý SGK
- Đặc điểm chung của ba đề là gì?
- Kể lại chuyện đac chứng kiến hoặc tham gia 
- Em có nhận xét gì về các việc làm của nhân vật trong truyện?
- Đây là những việc làm tốt, tích cực có thật của mọi người sống quanh em.
- Nhân vật trong truyện là ai?
- Là người khác hoặc chính em
- Gọi HS đọc gợi ý SGK
- 4 HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý.
- GV em nào chọn đề nào thì nhớ đọc kỹ phần gợi ý đề đó
- HS chú ý nghe
- Cho HS giới thiệu trước lớp câu chuyện mình sẽ kể
- Một số HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- GV mỗi em cần lập nhanh dàn ý cho câu chuyện. Nhớ chỉ gạch đầu dòng không cần viết thành đoạn vă.
Hoạt động 2: HS kể chuyện
a. HS kể trong nhóm
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe
- Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
b. Cho HS thi kể trước lớp
- Đại diện các nhóm lên thi kể và nêu ý nghĩa của câu chuyện 
- GV nhận xét tiết học
- Lớp nhận xét
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học
 - HS xem lại nội dung tranh minh hoạ cho bài kể chuyện tuần 22.
- HS lắng nghe và thực hiện
Địa lí §21
 CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. Mục tiêu : 
- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam- pu-chia và Lào:
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nềm kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
	* Nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và địa hình.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp, hợp tác, KN tìm kiếm và xử lý thông tin , kỹ năng tự tin khi trả lời câu hỏi .
II. Đồ dùng :
- GV: Bản đồ Các nước châu Á. Bản đồ Tự nhiên châu Á SGK.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra: 
- Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
 b. Nội dung: 	
1) Cam-pu-chia:
Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- GV yêu cầu từng HS quan sát, thảo luận
+ Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp những nước nào?
+ Nhận biết về địa hình và các ngành sản xuất chính của nước này
2) Lào:
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi 
 - Đối với HS giỏi, có thể yêu cầu các nước có chung biên giới với hai nước này 
 - GV yêu cầu HS quan sát ảnh trong SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam-pu-chia và Lào.
3) Trung Quốc .
Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm và cả lớp)
 - HS làm việc với hình 5 bài 18 cho biết - Trung Quốc thuộc khu vực nào của Châu Á và đọc tên thủ đô của Trung Quốc.
- Em có nhận xét gì về diện tích và dân số Trung Quốc ?
- GV cho HS cả lớp quan sát hình 3 và hỏi HS nào biết về Vạn Lí Trường Thành của Trung Quốc .
 - GV cung cấp thông tin về một số ngành sản xuất nôi tiếng của Trung Quốc 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- HS cả lớp nghe,nhận xét.
 - HS quan sát, thảo luận và trả lời :
+ Cam-pu-chia nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Lào,Thái Lan; Phía Đông giáp với Việt Nam; phía Nam giáp biển và Tây giáp với Thái Lan .
- HS trao đổi với bạn – trình bày
- HS làm việc theo nhóm
- Lào giáp: Việt Nam,Trung Quốc, Mi-an-ma,Thái Lan, Cam-pu-chia.
- HS quan sát ảnh trong SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam-pu-chia và Lào .
- Trung Quốc trong khu vực Đông Á.
Thủ đô là Bắc Kinh .
- Trung Quốc là nước có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới..
- Đó là một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng nhằm bảo vệ đất nước, nay là địa điểm du lịch nổi tiếng .
- HS lắng nghe
Mĩ thuật §21
Soạn giáo án riêng
Buổi chiều:
Chính tả §21: (Nghe - viết)
 TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục tiêu:
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm được BT(2) a/b, hoặc BT(3)a/b, 
 - GDKN giao tiếp,hợp tác ,tự tin khi viết bài .
II. Đồ dùng : 
 - GV: SGK, bảng
 - HS : SGK, vở chính tả
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng viết: giữa dòng, tức giận, khản đặc.
- GV nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
 b. Nội dung: 	
Hoạt động 1: Hdẫn HS nghe – viết :
+ GV đọc bài chính tả “Trí dũng song toàn".
- ND bài chính tả cho em biết điều gì ? 
+ Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai: 
+ GV đọc bài cho HS viết .
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
+ Chữa bài :
- GV kiểm tra 10 bài của HS.
- Cho HS đổi vở chéo nhau để chữa .
- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập :
Bài 2a :
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2a .
- Cho HS trao đổi theo nhóm đôi .
- 4 HS trình bày kết qua trên giấy khổ to. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS viết tốt
Bài 3a :
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 3a
- Cho HS làm vào vở .
- Cho HS trình bày kết quả lên bảng phụ.
- Chữa, nhận xét .
- Gọi 1 HS đọc toàn bài .
3. Củng cố, dặn dò : 
 - Nhắc HS xem lại các lỗi viết sai và viết lại cho đúng.
 - Chuẩn bị bài sau: Nghe-viết: “Hà Nội”
- 2 HS lên bảng viết: giữa dòng,, tức giận, khản đặc ( cả lớp viết nháp ) .
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi SGK và lắng nghe.
- Giang Văn Minh khẳng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cửu và ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ .
- HS viết từ khó trên giấy nháp. linh cửu, thiên cổ, Giang Văn Minh, Lê Thần Tông 
- HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
- 2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chữa.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu , cả lớp theo dõi SGK 
- HS thảo luận theo nhóm .
- 4 HS lên bảng trình bày kết quả trên tờ giấy 
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu của bài tập .
- làm bài tập vào vở .
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả 
- HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
ThÓ dôc §41
BÀI SỐ 41
I. Môc tiªu.
	- ¤n tung b¾t bãng theo nhãm 2,3 ng­êi, «n nhÈy d©y kiÓm ch©n tr­íc ch©n sau, yªu cÇu thùc hiÖn ®éng t¸c t­¬ng ®èi ®óng. 
	- Lµm quen ®éng t¸c bËt cao, yªu cÇu thùc hiÖn ®­îc ®éng t¸c c¬ b¶n ®óng.
	- Ch¬i trß ch¬i bßng chuyÒn s©u yªu cÇu biÕt c¸ch ch¬i vµ tham gia ch¬i t­¬ng ®èi chñ ®éng.
II. §Þa ®iÓm ph­¬ng tiÖn 
	- §Þa ®iÓm: Trªn s©n tr­êng, vÖ sinh n¬i tËp, ®¶m b¶o an toµn luyÖn tËp
	- Ph­¬ng tiÖn: ChuÈn bÞ mçi em mét d©y nhÈy vµ ®ñ sè l­îng bãng ®Ó HS tËp luyÖn.
III. Néi dung vµ ph­¬ng ph¸p lªn líp.
Néi dung
§Þnh l­îng
Ph­¬ng ph¸p
1. PhÇn më ®Çu
6 -10’
- GV phæ biÕn nhiÖm vô yªu cÇu bµi häc
1- 2’
- HS ch¹y chËm thµnh hµng däc trªn ®Þa h×nh tù nhiªn xung quyanh s©n tËp.
2’
x x x x x
x x x x x §HK§
x x x x x
- Xoay c¸c khíp cæ ch©n khíp gèi, khíp h«ng cæ tay 
3 - 4’
- Trß ch¬i: khëi ®éng kÕt b¹n
- Ch¬i theo ®éi h×nh vßng trßn.
2. PhÇn c¬ b¶n
- «n tung vµ b¾t bãng theo nhãm 2,3 ng­êi.
18-12’
x x x x x
x x x x x §HTL
x x x x x
- Hai hµng quay mÆt vµo nhau
- ¤n nhÈy d©y kiÓu ch©n tr­íc ch©n sau
5 - 7’
- GV ®iÒu khiÓn
- TiÕp tôc lµm quen víi nhÈy bËt cao t¹i chç
6 - 8’
- TËp theo tæ, tæ tr­ëng ®iÒu khiÓn, c¸c tæ tËp theo h×nh thøc thi ®ua.
- Líp nhËn xÐt, b×nh chän tæ, c¸ nh©n tËp ®óng
- Lµm quen víi trß ch¬i “Bãng chuyÒn s¸u”
7 - 9’
- GV nªu tªn c¸c trß vh¬i, nh¾c l

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_21_den_25_nam_hoc_2018_2019.doc