Giáo án Khối 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Giáo án Khối 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Tiếng Việt

Bài 32A: EM YÊU ĐƯỜNG SẮT QUÊ EM (Tiết 1)/143

I. MỤC TIÊU:

- Đọc hiểu bài Út Vịnh.

- Nội dung bài : Truyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ.

- Giáo dục HS phải biết chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông trên tuyến đường sắt.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tài liệu HDH.

- HS: Sách HDH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- HS thực hiện Hoạt động cơ bản: 1, 2, 3,4, 5, 6, 7.

*) Lưu ý:

1. HĐCB 1: Quan sát tranh.

 - Hai em nhỏ đang chơi chuyền thẻ ở trên đường ray xe lửa.

 - Hai em đang gặp nguy hiểm khi tàu hỏa đang đến gần.

2. HĐCB 5: Trả lời câu hỏi.

 1) Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố: lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray; lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

2) Để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, Út Vịnh hưởng ứng phong trào “Em yêu dường sắt quê em” và thuyết phục được bạn Sơn không chạy trên đường tàu thả diều.

3) Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

4) Để cứu hai em nhò, Út Vịnh lao ra và la lớn có tàu hỏa đến. Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu còn bé Lan đứng ngay người khóc thét. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.

*) GV chốt nội dung bài : Truyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ.

3. HĐCB 6: - Em cần làm gì để chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông trên tuyến đường sắt. Qua bài em học được Út Vịnh điểm gì?

 Em học tập ở Út Vịnh ý thức chấp hành tốt quy định về an toàn giao thông, sự dũng cảm.

 

doc 25 trang cuongth97 09/06/2022 4210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Buổi 1 :	Thứ hai, ngày 22 tháng 4 năm 2019
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 32A: EM YÊU ĐƯỜNG SẮT QUÊ EM (Tiết 1)/143
I. MỤC TIÊU:
- Đọc hiểu bài Út Vịnh.
- Nội dung bài : Truyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ.
- Giáo dục HS phải biết chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông trên tuyến đường sắt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện Hoạt động cơ bản: 1, 2, 3,4, 5, 6, 7.
*) Lưu ý:
1. HĐCB 1: Quan sát tranh.
 - Hai em nhỏ đang chơi chuyền thẻ ở trên đường ray xe lửa. 
 - Hai em đang gặp nguy hiểm khi tàu hỏa đang đến gần. 
2. HĐCB 5: Trả lời câu hỏi.
 1) Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố: lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray; lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu. 
2) Để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, Út Vịnh hưởng ứng phong trào “Em yêu dường sắt quê em” và thuyết phục được bạn Sơn không chạy trên đường tàu thả diều. 
3) Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. 
4) Để cứu hai em nhò, Út Vịnh lao ra và la lớn có tàu hỏa đến. Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu còn bé Lan đứng ngay người khóc thét. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng. 
*) GV chốt nội dung bài : Truyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ.
3. HĐCB 6: - Em cần làm gì để chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông trên tuyến đường sắt. Qua bài em học được Út Vịnh điểm gì?
à Em học tập ở Út Vịnh ý thức chấp hành tốt quy định về an toàn giao thông, sự dũng cảm.
 .................
 ........
 .........
Tiếng Việt
Bài 32A: EM YÊU ĐƯỜNG SẮT QUÊ EM (Tiết 2)/145
I. MỤC TIÊU: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 1: Đặt dấu chấm hay dấu phẩy: 
Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “Thưa ngài (,)tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi (.)Vì viết vội (,) tôi chưa kịp đánh các dấu chấm (,) dấu phẩy (.) Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm (,) dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài”. 
Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời: “Anh bạn trẻ ạ (,) tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm (,) dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì (,)gửi đến cho tôi (.) Chào anh”. 
(Trần Mạnh Thường sưu tầm) 
2. HĐTH 3: Viết đoạn văn ( Gợi ý: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
Giờ ra chơi, sân trường nhộn nhịp và đông đúc. Đa số các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây. Một góc sân khá rộng là nơi các em lớp Một, lớp Hai chơi lò cò. Em thường chơi cờ tướng trên bộ ghế đá của trường cùng các bạn trong nhóm. Đôi khi có thầy Tổng phụ trách tham gia thật là vui. 
3. HĐTH 4: Tác dụng dấu phẩy trong đoạn văn trên: 
+ Câu 1: dấu phẩy dùng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 
+ Câu 2: dấu phẩy dùng ngăn cách các vế câu ghép. 
+ Câu 3: dấu phẩy dùng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ. 
 ......
 .......
 .......
_______________________________________________________
Toán
Bài 106: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 1)/117
I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về:
- Cách thực hiện phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 1: Tính
a)
12/17 : 4 = 12/17x4 = 12/68 = 3/17 
12 : 6/13 = 12 x 13/6 = 156/6 = 26.
9 : 3/5 x 4/15 = 9 x 5/3 x 4/15 = 45/3 x 4/15 = 180/45 = 4.
b)
72
45
281,6
8
300,7,2
53,7
270
1,6
 41
35,2
 3222
5,6
 00
 16 
 000
72 : 45 = 1,6
 0
300,72 : 53,7 = 5,6
 281,6 : 8 = 35,2
2. HĐTH 2: Tính nhẩm.
a)
2,5 : 0,1 = 25
5,2 : 0,01 = 520
6,8 : 0,1 = 68
8,9 : 0,01 = 890
b)
14 : 0,5 = 28
20 : 0,25 = 80
11 : 0,25 = 44
24 : 0,5 = 48
3. HĐTH 3:
a)
4 : 8 = 4/8 = 0,5.
b)
7 : 5 = 7/5 = 1,4.
c)
1 : 2 = 1/2 = 0,5.
d)
7 : 4 = 7/4 = 1,75.
4. HĐTH 4: Tỉ số % (dạng 1)
D. 40%
 .......
 .....
 .......
_____________________________________________________
Giáo dục đạo đức
Bài 9: TUÂN THỦ LUẬT GIAO THÔNG
( Tham khảo GDLS)
I. MỤC TIÊU:
- Em hiểu tại sao cần chấp hành luật giao thông và ý nghĩa của việc chấp hành luật giao thông trong cuộc sống.
- Hiểu một số yêu cầu cơ bản về luật an toàn giao thông.
- Em vận dụng những điều đã học để có thái độ và hành vi chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu GDLS.
- HS: Sách, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: - TBVN cho lớp hát bài: “ Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng”.
 - GV giới thiệu bài. 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động cơ bản 
1. Khám phá.
- Em tìm những hình vẽ người tham gia giao thông vi phạm luật giao thông Mục 2.1, 2.2( Trang 43).
- Trao đổi với bạn về những việc em cho là đúng.
Đáp án: H1: Bước qua dải phân cách, H2: Đi qua đường khi vẫn còn có đèn đỏ, H3: Vừa đi xe vừa cầm ô,H4: Một bạn trước khi đi xe không cài mũ bảo hiểu, H5: Đi xe không đội mũ, H6: Đi vào đường cấm.
2. Trải nghiệm. 
- Em đọc câu chuyện dựa vào các hình vẽ và trả lời câu hỏi ( mục 3).
+ Vì sao bạn Nam phải bó bột ở tay?
+ Nam và các bạn nên tìm những nơi nào để có thể chơi đá bóng cho an toàn?
- Chia sẻ cặp đôi với bạn về ý kiến của mình.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ theo 2 câu hỏi – thống nhất kết quả của cả nhóm.
- TBHT cho các nhóm chia sẻ trước lớp - Các nhóm nhận xét.
*) GV nhận xét.
3. Kết nối.
- Phân tích màu sắc của các loại đèn và ghi ý nghĩa của từng loại đèn đó.
-TN tổ chức chia sẻ, thống nhất ý kiến, chọn một bạn tiêu biểu để chia sẻ trình bày trước lớp.
B. Hoạt động thực hành
4. Thực hành
- Nhớ lại 3 biển báo mà mình đã nhìn tháy và vẽ lại cho biết ý nghĩa của từng biển báo ấy.
- Chia sẻ cùng bạn bên cạnh. 
- TN tổ chức chia sẻ bình chọn bạn viết hay nhất. 
- TBHT cho các nhóm báo cáo - Lớp nhận xét.
*) GV chia sẻ chốt hướng dẫn rút ra bài học.
5. Ghi nhớ.
- Đọc thầm ghi nhớ và ghi vào vở viết.
+ Tìm hiểu ý nghĩa của các biển báo về ATGT.
+ Tuân thủ một số quy tắc giao thông cơ bản:
Quy tắc 2 không:
Khồng chơi đùa, xô đẩy nhau khi tham gia giao thông.
Không đi sai làn đường.
*) GV hỏi ?
+ Em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người? Em hiểu thế nào là văn hóa giao thông?
 C. Hoạt động ứng dụng 
Chía sẻ với mọi người, người thân những gì mà mình học được qua bài học.
 .......................
Buổi 2:
Tiếng Việt
Bài 32A: EM YÊU ĐƯỜNG SẮT QUÊ EM (Tiết 3)/ 145, 146
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng 14 dòng đầu trong bài Bầm ơi
- Viết đúng tên các cơ quan, đơn vị.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5,6,7 .
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 6: 
Tên cơ quan, đơn vị
Bộ phận 
thứ nhất
Bộ phận thứ hai
Bộ phận thứ ba
a) Trường / Tiểu học/ Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học 
Bế Văn Đàn 
b) Trường/ Trung học cơ sở/ Đoàn Kết 
Trường 
 Trung học cơ sở 
Đoàn Kết 
c) Công ty/ Dầu khí /Biển Đông 
Công ty 
Dầu khí 
Biển Đông 
2. HĐTH 7: 
- Nhà hát/ Tuổi trẻ 
- Nhà xuất bản /Giáo dục/ Việt Nam 
- Trường/ Mầm non /Sao Mai.
 ........
 ......
 ......
_____________________________________________________________
Lịch sự
PHIẾU KIỂM TRA 3/ 40
EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ KHI TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
 ( Học sinh làm các bài tập trong vở thực hành Lịch sử) 
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
Câu 1: Nối các nhân vật ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A
Cột B
Nguyễn Trường Tộ
Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
Phan Bội Châu
Phong trào Đông du
Tôn Thất Thuyết
Trình bản điều trần, mong muốn canh tân đất nước
Nguyễn Ái Quốc
Chiến thắng Điện Biên Phủ
Trương Định
Cuộc phản công ở kinh thành Huế và ban Chiếu Cần vương
Võ Nguyên Giáp
Được suy tôn làm “Bình Tây Đại nguyên soái”
Câu 2: Hoàn thành bảng sau về những sự kiện chính trong lịch sử dân tộc ta từ năm 1930 đến năm 1976.
Thời gian
Sự kiện
Ý nghĩa lịch sử
3 - 2 - 1930
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 
Cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn. 
19 - 8 - 1945
Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi.
Lật đổ nền quân chủ, đánh tan xiềng xích thực dân, đưa chính quyền cho nhân dân. 
2 - 9 - 1945
Tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. 
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày Quốc khánh của nước ta.
7 - 5 - 1954
Chiến thắng Điện Biên Phủ
Chiến thắng thay đổi lịch sử.
30 - 4 - 1975
Quân ta giải phóng Sài Gòn. 
Đất nước được hòa bình và thống nhất.
25 - 4 - 1976
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước. 
Nước ta có nhà nước thống nhất. 
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn về một sự kiện lịch sử mà em ấn tượng nhất thông qua các bài học Lịch sử Lớp 5.
Điện Biên Phủ là một thung lũng lớn ở vùng rừng núi Tây Bắc, địa hình hiểm trở, khó công dễ thủ. Với sự giúp đờ của Mĩ, Pháp đả xây dựng ở Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điếm kiên cô bật nhât ở chiến trường Đông Nam Á. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân dân ta quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hàng vạn người từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuôc men bằng xe đạp thồ lên Điện Biên Phủ. Hàng vạn tân vũ khí được chuyển vào trận địa với sức người cùng tinh thần chiến đâu dâng cao. Các chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phũ. Chỉ huy chiến dịch là Tông tư lệnh - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vỏn vẹn 56 ngày đêm chiên đấu kiên cường, gian khổ, ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã đánh sập “pháo đài khổng lồ” của thực dân Pháp, đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến, khiến Pháp phải mau chóng chấm dứt sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á.
Câu 4: Hãy viết những cảm nghĩ của em về Bác Hồ.
Bác Hồ kính yêu, vị Cha già của dân tộc. Bằng tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ, Bác đã hi sinh cả cuộc đời cho nhân dân, cho Tố quốc. Trước cảnh nước mất, nhà tan; nhân dân thống khổ dưới ách đô hộ của chế độ thực dân tàn bạo, Bác đã bôn ba nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, mang lại độc lập cho dân tộc. Hòa bình, độc lập chăng bao lâu, đất nước lại chìm trong bom đạn chiên tranh của các thế lực ngoại xâm và đế quốc Mĩ. Với tài trí xuất chúng, khả năng lãnh đạo phi thường, Bác đã dìu dắt toàn dân đến bến bờ độc lập bằng những thắng lợi vẻ vang và những ngoại giao khôn khéo. Đời đời nhớ ơn Bác Hồ, một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam nói riêng và của cả thế giới nói chung.
 ......
 ......
 .......
Địa lí
PHIẾU KIỂM TRA 3/ 81
EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ VỀ ĐỊA LÍ THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố lại kiến thức kĩ năng đã học về địa lí thế giới.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu kiểm tra số 3. 
- HS: Sách Lịch sử và Địa lí . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện Phiếu kiểm tra số 3
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
Câu 1: Điền tên các châu lục, các đại dương vào lược đồ trống dưới đây:
Thái 
Bình Dương
Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Châu Đại Dương
Thái 
Bình Dương
Việt Nam
Châu Mĩ
Châu Phi
Châu Âu
Châu Á
Câu 2: Ghi vào ô trống chữ A (châu Á), Â (châu Âu), P (châu Phi), M (châu Mĩ), Đ (châu Đại Dương) trước ý thể hiện đúng đặc điểm của từng châu lục.
- Vị trí: 
P
a, Đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
M
b, Nằm ở bán cầu Tây.
Â
c, Nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc.
Đ
d, Nằm chủ yếu ở bán cầu Nam.
- Địa hình: 
Â
a, Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông và chiếm diện tích châu lục.
M
b, Núi chạy dọc phía tây và phía đông, đồng bằng ở giữa.
P
c, Như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn.
A
d, diện tích châu lục là núi và cao nguyên.
- Khí hậu: 
Â
a, Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hòa.
P
b, Khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới.
A
c, Có đủ các đới khí hậu ở bán cầu Bắc.
Đ
d, Khí hậu lục địa khô hạn còn khí hậu các đảo và quần đảo nóng ẩm.
M
e, Trải dài trên nhiều đới khí hậu ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
- Dân cư: 
A
a, Đa số dân cư là người da vàng.
P
b, dân cư là người da đen.
Â
c, Dân cư chủ yếu là người da trắng.
M
d, Phần lớn dân cư có nguồn gốc là người nhập cư từ các châu lục khác.
Đ
e, Dân cư chủ yếu là người da trắng và người bản địa.
Câu 3: Hãy chọn các ý trong khung và điền vào sơ đồ dưới đây sao cho phù hợp:
a, Khá giàu khoáng sản
b, Có khí hậu gió mùa nóng ẩm
c, Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên 
d, Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ 
b, Có khí hậu gió mùa nóng ẩm
Đông Nam Á
Sản xuất nhiều lúa gạo
d, Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ 
Câu 4: Viết tên ba nước láng giềng của Việt Nam và một số sản phẩm nổi tiếng của ba nước đó.
- Trung Quốc: máy móc, thiết bị, hàng điện tử, ô tô, hàng may mặc, đồ chơi.
- Lào: gỗ, quế, cánh kiến, sa nhân, lúa gạo. 
- Cam-pu-chia: lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, cá nước ngọt
 .......
 ......
 ........
_______________________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 63: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
TRÒ CHƠI: LĂN BÓNG
I. MỤC TIÊU:
- Ôn phát và chuyền cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước..
- Trò chơi: "Lăn bóng".Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, cầu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
 + Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 + Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai 
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- TBHT cho các nhóm lên thi đá cầu
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
4. Trò chơi : Lăn bóng 
- Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác đá cầu tại nhà
 .......
 ........
 .......
____________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2019
Tiếng Anh
( 2 tiết: GV chuyên )
________________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 32B: ƯỚC MƠ CỦA EM (Tiết 1)/ 146
I. MỤC TIÊU:
- Đọc – hiểu bài thơ Những cánh buồm
- Nội dung bài : Bài thơ là cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, tranh minh họa
- HS: Sách HDH.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4, 5,6 và hoạt động ứng dụng 1.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐCB 3: 
1) Buổi sáng, bầu trời trong vắt, biển như rộng thêm ra. Đằng chân trời xa, ánh mặt trời rải những tia nắng rực rỡ trên biển xanh. Trên bãi cát trắng mịn, hai cha con dạo bước bên nhau. Bóng cha dài lênh khênh song song cùng bóng con tròn mà chắc nịch. Sau trận mưa đêm, không khí khoáng đãng hơn, ánh ban mai nhuộm hồng dáng cha và con tay trong tay. 
2) Con: - Cha ơi! 
 Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời 
 Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó? 
Cha: - Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa 
 Sẽ có cây, có cửa có nhà, 
 Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến. 
Con: - Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, 
 Để con đi... 
3) Con có ước mơ được khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. 
4) Ước mơ của em gợi cho cha nhớ đến ước mơ của mình khi còn trẻ thơ. 
- Sau HĐCB 4 GVchốt nội dung bài : Bài thơ là cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu.Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
 ........
 .......
..............................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________
Toán
Bài 106: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 2) / 118, 119
I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về:
- Cách thực hiện phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH
- HS: VTH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5, 6, 7, 8 và HĐƯD
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 5:
a)
3,2 : 4 = 80%
b)
7,2 : 3,2 = 225%
2. HĐTH 6:
a)
2,7% + 10,32% = 13,02%
b)
45,8% - 24,25% = 21,55%
c)
100% - 37% - 25,5% = 63% - 25,5% = 37,5%
3. HĐTH 7: ( Dạng 2 tỉ số %)
Bài giải
Lớp 5A đã trồng được là: 180 x 45 : 100 = 81 (cây)
Lớp 5A còn phải trồng là: 180 - 81 = 99 (cây)
 Đáp số: 99 cây.
4. HĐTH 8: ( Dạng 1 tỉ số %)
Bài giải
Diện tích đất trồng cao su bằng số phần trăm diện tích đất trồng cà phê là:
 480 : 320 = 150%
Diện tích đất trồng cà phê bằng số phần trăm diện tích đất trồng cao su là: 
 320 : 480 = 66,66%
 Đáp số: a, 150%
 b, 66,66%
 ........
 ......
 .......
____________________________________________________________________
Buổi 1:	Thứ tư , ngày 24 tháng 4 năm 2019 
Toán
Bài 107: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN/119
I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về:
- Các phép tính cộng, trừ với số đo thời gian
- Các phép tính nhân, chia số đo thời gian với số tự nhiên và vân dụng trong giải toán chuyển động đều
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BTTH Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1,2,3, 4 và HĐƯD 
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 2:
a)
24 giờ 9 phút : 3 = 8 giờ 3 phút
5 phút 18 giây : 2 = 2 phút 39 giây
b)
2 giờ 14 phút x3 = 6 giờ 42 phút
14 phút 42 giây x 2 = 29 phút 24 giây
c)
15,6 phút : 6 + 1,27 phút x 3 = 2,6 phút + 3,81 phút = 6,41 phút. 
2. HĐTH 3:
8 giờ 11 phút
5 giờ 19 phút
5,04 giờ 
36 phút 31 giây
39 phút 47 giây
15 giờ 19 phút - 7 giờ 8 phút
42 phút 24 giây - 5 phút 37 giây
5 phút 13 giây x 7
30,24 giờ : 6
26 giờ 35 phút : 5
3. HĐTH 4:
Bài giải
 Thời gian xe máy đi trên đường là:
 9 giờ 40 phút - 7 giờ 15 phút - 25 phút = 2 giờ
 Vận tốc của người đi xe máy là: 
 64 : 2 = 32 (km/giờ)
 Đáp số: 32 km/giờ.
 .....
 ....
 ......
_________________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 64: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
TRÒ CHƠI: DẪN BÓNG
I. MỤC TIÊU:
- Ôn phát và chuyền cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước..
- Trò chơi: "Dẫn bóng".Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, cầu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai 
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- TBHT cho các nhóm lên thi đá cầu
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
4. Trò chơi : Dẫn bóng 
- Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác đá cầu tại nhà
 ........
 ......
 .......
 	_______________________________________________
Tiếng Anh
( 2 tiết: GV chuyên )
____________________________________________________________________
Buổi 2: 
Khoa học
BÀI 34 : MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CÓ VAI TRÒ GÌ ĐỐI VỚI
 ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI (Tiết 1)/ 61
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, em:
- Nêu được các vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống của con người.
- Trình bày được ảnh hưởng qua lại giữa con người và môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BTTH Khoa học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản và hoạt động ứng dụng.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB 1b: Môi trường là không gian để con người: 
- Sinh sống (Hình 3). 
- Học tập (Hình 4). 
- Lao động sản xuất (Hình 2, 5).
- Vui chơi, giải trí (Hình 1, 6).
2. HĐCB 2b: Các tài nguyên thiên nhiên có và được sử dụng trong hình 1: mặt trời, nước, gió, không khí. 
3. HĐCB 3: 
b) Môi trường tiếp nhận từ con người: 
- Hình 7: khói, khí thải công nghiệp. 
- Hình 8: rác, các chất thải. 
- Hình 9: nước thải chưa qua xử lí từ nhà máy. 
- Hình 10: khói và bụi, khí thải của động cơ. 
- Hình 11: chất thải trong cơ thể con người. 
c) Nếu con người khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên và thải ra môi trường nhiều chất độc hại thì môi trường sẽ bị ô nhiễm, suy thoái, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và ảnh hưởng xấu đến đời sông của con người. 
4. HĐCB 4b: 
- Nếu con người có ý thức bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí thì môi trường có ảnh hưởng tốt đến đời sống của con người. 
- Còn nếu con người không có ý thức bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên môt cách hợp lí thì môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người. 
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hiện hoạt động 1 của Hoạt động ứng dụng trang 97. 
Gợi ý: Các cách sử dụng điện tiết kiệm: 
+ Điện: tranh thủ học bài, đọc sách khi trời còn sáng, tắt đèn, quạt khi không sử dụng. 
+ Nước: khóa chặt vòi nước sau khi dùng xong, sử dụng lượng nước vừa đủ nhu cầu sử dụng, không để nước tràn. 
+ Ga: không sử dụng bếp ga cho việc hâm thức ăn.
 ......
 ....
..............................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 65: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
TRÒ CHƠI: DẪN BÓNG
I. MỤC TIÊU:
- Ôn phát và chuyền cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước..
- Trò chơi: "Dẫn bóng".Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, cầu
III.TIẾN TRÌNH:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 + Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai 
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- TBHT cho các nhóm lên thi đá cầu
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
4. Trò chơi : Dẫn bóng 
-Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
-TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác đá cầu tại nhà
 ............
 ..........
.................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Tin học
( 2 tiết: GV chuyên ) ____________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 32B: ƯỚC MƠ CỦA EM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết chữa lỗi, rút kinh nghiệm, viết lại một đoạn văn tả con vật 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH. 
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2, 3.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
- HĐTH 2 HS đọc kĩ gợi ý để tự đánh giá bài làm của mình
- HĐTH 3 GV hỗ trợ HS tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn
 .......
 .......
.
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 32B: ƯỚC MƠ CỦA EM (Tiết 3)/ 149
I. MỤC TIÊU: - Nghe –kể lại được câu chuyện Nhà vô địch.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 4,5,6 và hoạt động ứng dụng 2.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 5: 
a) Thứ tự đúng là: 2, 4, 1, 3. 
c) - Em thích nhất chi tiết phần thi của Dũng béo. Khi nhảy qua dễ dàng cái hố cát nhưng chân của cậu bị lún sâu xuống lớp đất mềm khiến cả bọn xúm lại “nhổ” cậu lên. Hình ảnh thật vui nhộn và ngộ nghĩnh.
- Nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp là: Tình huống bất ngờ xảy ra khiến Tôm Chíp mất đi tính nhút nhát, thiếu tự tin. Tôm Chíp phản ứng rất nhanh và dũng cảm lao qua con mương rộng để cứu một em bé.
- Tôm Chíp đáng khen là: Tôm Chíp dũng cảm, nhanh trí, quên mình để cứu người.
 ........
 .....
...............................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
Toán
Bài 108: ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về:
- Công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
- Giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 3:
Bài giải
Chiều dài khu vườn đó là: 
 80 x 3 : 2 = 120 (m)
a)
Chu vi khu vườn đó là: 
 (120 + 80) x 2 = 400 (m)
 Đáp số: 400m.
b)
Diện tích khu vườn đó là: 
 120 x 80 = 9600 (m2)
 Đổi: 9600 m2 = 0,96 ha
 Đáp số: 9600 m2 ; 0,96 ha
2. HĐTH 4:
Bài giải
a)
Diện tích tam giác AOB là: 
 4 x 4 : 2 = 8 (cm2)
Diện tích hình vuông ABCD là: 
 8 x 4 = 32 (cm2)
 Đáp số: 32 cm2.
b)
Diện tích hình tròn tâm O là:
 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần tô đậm là: 
 50,24 - 32 = 18,24 (cm2)
 Đáp số: 18,24 cm2.
 ........
 ....
 ......
________________________________________________
Giáo dục kĩ thuật
Bài 19: LẮP RÔ BỐT(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
HS cần phải:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô bốt
- Biết cách lắp và lắp được rô bốt theo mẫu. Rô bốt lắp tương đối chắc chắn
- HS khéo tay: Lắp được rô bốt theo mẫu. Rô bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên hạ xuống được.
II. CHUẨN BỊ:
- HS: Các hình trong SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- GV: Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động: Ban văn nghệ
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Thực hành lắp rô bốt
- HS trao đổi cặp đổi quy trình lắp
- Nhóm nhận xét, tóm tắt về qui trình rô bốt
- Cá nhân lắp mô hình của mình(Trong quá trình lắp có thể xem lại qui trình, nhờ bạn hướng dẫn thêm hoặc giơ thẻ cứu trợ GV)
=> Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phẩm của mình.
- Báo cáo kết quả với GV
-Khi HS lắp xong cần cho kiểm tra xem xe có họat động được không...
2. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục
- HS dựa vào tiêu chí cần đạt tự đánh giá sản phẩm
- Các thành viên trong nhóm nhận xét đánh giá sản phẩm của nhau, bình chọn sản phẩm đẹp để trưng bày
- HS trưng bày sản phẩm đã được bình chọn theo nhóm
- HS nhận xét đánh giá: dựa vào tiêu chí cần đạt để đánh giá sản phẩm của nhóm bạn
- GV tập hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá, kết luận thực hành của HS. Khen ngợi biểu dương sản phẩm đẹp...
 B. Hoạt động ứng dụng:
Về nhà thực hành những công việc sau: 
1. Chia sẻ với mọi người trong gia đình về cách lắp rô bốt
2. Tìm hiểu tác dụng của rô bốt
 .......
 .....
......................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc