Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Tiếng Việt

Bài 34A: KHÁT KHAO HIỂU BIẾT (Tiết 1)/164

I. MỤC TIÊU:

- Đọc – hiểu bài Lớp học trên đường.

- Nội dung bài : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.

- Giáo dục HS phải biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tài liệu HDH.

- HS: Sách HDH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- HS thực hiện Hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4, 5.

*) Một số kiến thức cần lưu ý:

1. HĐCB 1:

- Bức tranh vẽ quang cảnh trên đường làng.

- Trên mặt đất, trước mặt các nhân vật là những miếng gỗ được khắc các chữ cái.

- Ông cụ dạy cậu bé học nhận mặt các chữ cái. Con khỉ ngồi trên vai ông cụ. Cậu bé đang chuyên tâm học ghép các chữ trên những miếng gỗ thành tiếng. Chú chó trông ngộ nghĩnh, thông minh và đáng yêu.

- Những người trong tranh thật đáng thương. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng cậu bé vẫn cố gắng học tập nhằm thỏa mãn khát khao hiểu biết, thế hiện quyền được học của mình.

2. HĐCB 2: - GV chốt trong nhóm giọng đọc:

+Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng.

3. HĐCB 4: - a - 2; b - 1; c - 4; d - 3.

+ GV chốt nội dung : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê- mi.

 

doc 26 trang cuongth97 09/06/2022 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Buổi 1 :	Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2019
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 34A: KHÁT KHAO HIỂU BIẾT (Tiết 1)/164
I. MỤC TIÊU:
- Đọc – hiểu bài Lớp học trên đường.
- Nội dung bài : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
- Giáo dục HS phải biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện Hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4, 5.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB 1: 
- Bức tranh vẽ quang cảnh trên đường làng. 
- Trên mặt đất, trước mặt các nhân vật là những miếng gỗ được khắc các chữ cái. 
- Ông cụ dạy cậu bé học nhận mặt các chữ cái. Con khỉ ngồi trên vai ông cụ. Cậu bé đang chuyên tâm học ghép các chữ trên những miếng gỗ thành tiếng. Chú chó trông ngộ nghĩnh, thông minh và đáng yêu. 
- Những người trong tranh thật đáng thương. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng cậu bé vẫn cố gắng học tập nhằm thỏa mãn khát khao hiểu biết, thế hiện quyền được học của mình. 
2. HĐCB 2: - GV chốt trong nhóm giọng đọc:
+Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng.
3. HĐCB 4: - a - 2; b - 1; c - 4; d - 3. 
+ GV chốt nội dung : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê- mi.
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Tiếng Việt
Bài 34A: KHÁT KHAO HIỂU BIẾT (Tiết 2)/ 167
I. MỤC TIÊU:
- Đọc – hiểu bài Lớp học trên đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 6, 7 và hoạt động ứng dụng .
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
4. HĐCB 6: 
Câu
Đúng
Sai
a) Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
x
b) Lớp học của Rê-mi rất ngộ nghĩnh: trò là Rê-mi và chó Ca-pi; sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ; học ở trên đường đi. 
x
c) Ca-pi biết đọc những chữ mà thầy lấy ra, có trí nhớ tốt như Rê-mi. 
x 
d) Từ lúc bị thầy chê, Rê-mi quyết chí học nên đã biết đọc, trong khi Ca-pi chỉ biết ‘Viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ. 
x
e) Rô-mi hiếu học, túi luôn đầy những miếng gỗ đẹp. Bị thầy chê, cậu không một phút sao nhãng. Biết chữ, cậu lại muốn học nhạc.
x
g) Câu chuyện cho thấy, trẻ em nghèo bị bắt buộc mới thực hiện quyền học tập.
x
g) Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và lòng khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi.
x
* Liên hệ: Em đã thực hiện được những bổn phận gì?
	 Qua bài học em hiểu được điều gì?
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Toán 
Bài 113: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC / 130
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về cách giải một số bài toán có dạng đặc biệt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4,5,6 và hoạt động ứng dụng.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 2: Bài giải
Số học sinh nam của lớp 5A là: 28 : (3 + 4) x 3 = 12 (học sinh)
Số học sinh nữ của lớp 5A là: 28 - 12 = 16 (học sinh)
Số học sinh nữ hơn số học sinh nam là: 16 - 12 = 4 (học sinh)
 Đáp số: 4 (học sinh).
2. HĐTH 3: 
Bài giải
330 km gấp 100 km số lần là: 330 : 100 = 3,3 (lần)
Để đi được 330 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là: 12 x 3,3 = 39,6 (l xăng)
 Đáp số: 39,6 l xăng.
3. HĐTH 4: Gợi ý: Bài toán thuộc dạng toán: Tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu của hai số đó.
Bài giải
Số học sinh nam của trường đó là: (1138 + 92) : 2 = 615 (học sinh)
Số học sinh nữ của trường đó là: 1138 - 615 = 523 (học sinh)
 Đáp số: 615 học sinh nam.
 523 học sinh nữ.
4. HĐTH 5: 
Bài giải
Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần số người là:
 10 x 9 = 90 (người)
Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần số người là:
 90 : 5 = 18 (người)
 Đáp số: 18 người.
5. HĐTH 6: 
Bài giải
Đội 2 trồng được là: 1356 - 246 = 1110 (cây)
Đội 3 trồng được là: (1356 + 1110) : 3 = 822 (cây)
Trung bình mỗi đội trồng được là: (1356 + 1110 + 822) : 3 = 1096 (cây)
 Đáp số: 1096 cây.
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
 Giáo duc đạo đức
Bài 12: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH- SẠCH - ĐẸP
( Tham khảo : GDLS)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết thế nào là thân thiện với môi trường và xây dựng môi trường hiện đại, văn minh.
- Em hiểu được cách bảo vệ môi trường xanh- sạch –đẹp thông qua những hành động cụ thể.
- Em vận dụng những điều đã học để góp phần vào việc xây dựng một môi trường sống an toàn, trong lành cho mình và mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu GDLS.
- HS: Sách, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- TBVN cho lớp hát bài: “ Tổ q\uốc Việt nam xanh mãi”.
- GV giới thiệu bài. 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động cơ bản 
1. Khám phá.
- Đọc bản tin Mục 2( Trang 57) và trả lời câu hỏi
- Trao đổi với bạn về nội dung hai câu hỏi.
2. Trải nghiệm. 
- Em hãy quan sát các mô hình sản phẩm thân thiện với thiên nhiên sau đó nêu 5 hành động thân thiện với môi trường cần thực hiện ( mục 3.1) ; 3.2 Hãy ghi vào chỗ chấm điều bất hợp lí trong những hình vẽ.
- Chia sẻ cặp đôi với bạn về kết quả của mình.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ– thống nhất kết quả của cả nhóm.
- TBHT cho các nhóm chia sẻ trước lớp - Các nhóm nhận xét.
*) GV nhận xét: Hình 1: Cấm câu cá, một người lại ngồi câu. Hình 2: Một người ngắt hoa trong công viên, Hình 3: Xả rác bừa bãi ra môi trường.
3. Kết nối.
- Em đánh dâu V vào trước những quan niệm về môi trường mà em cho là đúng ( mục 4.1, 4.2).
- TN tổ chức chia sẻ, thống nhất ý kiến, chọn một bạn tiêu biểu để chia sẻ trình bày trước lớp.
B. Hoạt động thực hành
4. Thực hành
- Em quan sát hình ảnh và nêu lên thực trạng. Sau đó em đề xuất biện pháp cần làm ( 5.1), 5.2 Thực hành sáng tạo từ những phế phẩm thành những sản phẩm có ích.
- Chia sẻ cùng bạn bên cạnh. 
- TN tổ chức chia sẻ bình chọn bạn nói hay nhất. 
-TBHT cho các nhóm báo cáo - Lớp nhận xét.
*) GV chia sẻ chốt hướng dẫn rút ra bài học.
5. Ghi nhớ.
-Đọc thầm ghi nhớ và ghi vào vở viết.
Xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp cần:
+ Chăm sóc bảo vệ cây xanh giúp cho môi trường thiên nhiên trong lành.
+ Sử dụng điện- nước và nguyên liệu bằng việc tiết kiệm hợp lí.
+ Tái sử dụng các đồ vật phế thải góp phần bảo vệ môi trường.
+ Bỏ rác thải, vật thải có phân loại đúng nơi quy dịnh.
GV hỏi ?
+ Vì sao chúng ta cần phải xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp?
 C. Hoạt động ứng dụng 
Chía sẻ với mọi người, người thân những gì mà mình học được qua bài học.
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________
Buổi 2:
Tiếng Việt
Bài 34A: KHÁT KHAO HIỂU BIẾT (Tiết 3)/ 167
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng chính tả bài thơ Sang năm con lên bảy
- Viết đúng tên các cơ quan, tổ chức.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 2: 
- Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam 
- Ủy ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam 
- Bộ Y tế 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo 
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 
2. HĐTH 3: Liên đoàn Lao động huyện Khoái Châu.
 Ủy ban nhân dân xã Phùng Hưng ( Đại Hưng,....)
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Lịch sử
 Lịch sử địa phương: VĂN MIẾU XÍCH ĐẰNG HƯNG YÊN
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này học sinh biết:
- Quá trình hình thành và phát triển của khu di tích.
- Vai trò của khu di tích đối với cách mạng và nền văn hóa của tỉnh nhà
- GD lòng tự hào về truyền thống lịch sử địa phương và tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh ảnh, tư liệu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi hoặc hát
2. Xác định mục tiêu bài
- Cá nhân đọc mục tiêu bài 
- Trao đổi MT bài trong nhóm .
- Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó
 A. Hoạt động cơ bản
1. Thi kể tên một di tích lịch sử của địa phương 
- Kể cho bạn nghe các các di tích lich sử của quê hương mà em biết
- TN cho các bạn chia sẻ
=> Kết luận: Tỉnh và huyện ta có rất nhiều di tích lịch sử
2. Sự ra đời của Văn Miếu
- GV cho học sinh xem tranh ảnh và kể về di tích lịch sử Văm miếu Xích Đằng
- Cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
 + Văn Miếu được xây dựng ở đâu?( Trên đất làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, An Tảo Kim Động nay phường Lam Sơn. Năm 1831 khi tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn Miếu thuộc hàng tỉnh)
 + Xây vào thời gian nào?( Xây dựng vào thế kỉ 17 và trùng tu tôn tạo lớ vào năm Minh Mạng thứ 20 Kỉ Hợi - 1839)
 + Văn Miếu để thờ ai?( Để thờ Khổng Tử và các nho gia)
- TN cho chia sẻ trong nhóm	
- TBHT cho chia sẻ
- Chia sẻ, chốt vai trò của khu di tích, truyền thống văn hóa của quê hương.
 3. Kiến trúc của Văn Miếu 
- Kể cho bạn nghe và quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Nêu cách bố trí kiến trúc của Văn Miếu?
- TN cho các bạn chia sẻ
=> Kết luận: 
+Có cổng bên trong cổng là sân, giữa sân là đường thập đạo, hai bên có lâu chuông và lầu khánh
 + Hiện vật có 9 tấm bia trong đó có 8 tấm lập năm Đồng Khánh thứ 3(1888), 1 tấm lập năm Bảo Đại thứ 18(1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên
4. Các hoạt động diễn ra ở Văn Miếu
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi:
 + Văn Miếu xưa có những hoạt động gì?
 + Trước cách mạng tháng Tám Văn Miếu là nơi làm gĩ?
 + Ngày nay Văn Miếu có ảnh hưởng gì tới văn hóa giáo dục của tỉnh ta?
-TN cho các bạn chia sẻ
=> Kết luận: 
 + Ghi danh các vị đỗ đại khoa từ thời Trần đến năm 1919
 + Tổ chức lễ hội: 10/2 và 10/8 âm lịch trong ngày này các nho gia đến Văn Miếu thể hiện nền nếp tôn sư trọng đạo làm gương cho con cháu, cầu mong giáo dục tiến bộ
 + Là cơ sở hoạt động bí mật của trung ương xứ ủy Bắc Kì
 + Là nơi dùng để trưnh bày các hiện vật, hình ảnh có liên quan đến giáo dục của tỉnh nhà
 B. Hoạt động ứng dụng
- Kể cho người thân nghe về hình thành và phát triển của khu di tích Văn Miếu – Xích Đằng
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Địa lí
 Địa lí địa phương: TÌM HIỂU VỀ ĐỊA LÍ HUYỆN KHOÁI CHÂU
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS:
- Nắm được đặc điểm khí hậu của huyện Khoái Châu.
- Biết huyện ta có con sông Hồng chảy qua.
- Củng cố kĩ năng đọc lược đồ, khai thác các nguồn thông tin địa lí.
- Giáo dục lòng yêu quê hương cho HS. 
*GDBVMT&TKNL: Liên hệ việc bảo vệ môi trường ở địa phương huyện Khoái Châu 
II. CHUẨN BỊ:
- Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên. 
- Lược đồ huyện khoái Châu.
- Tranh ảnh: sông ngòi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động 
- Ban văn nghệ điều hành
2. Tìm hiểu mục tiêu: 
- Đọc mục tiêu bài.(2-3 lần).
- HS chia sẻ mục tiêu bài học với bạn bên cạnh: Mục tiêu bài học có nội dung gì ? 
- HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
 A. Hoạt động cơ bản
1. Khí hậu
- Cá nhân quan sát lược đồ Hưng Yên đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:
 + Dựa vào tài liệu, cho cô biết huyện Khoái Châu chịu ảnh hưởng của khí hậu nào? 
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm gì?
 + Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người?
- Nhóm trưởng cho chia sẻ các câu hỏi
=> Kết luận: huyện Khoái Châu 
 + Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
 + Hàng năm có hai mùa mưa, nóng và khô lạnh rõ rệt.
 + Thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển.
 + Có khó khăn do hạn, lụt, nóng, bão gây ra. 
- Khoái Châu nằm ở đồng bằng Bắc Bộ có con sông Hồng chảy qua
2. Sông ngòi
- Cá nhân quan sát lược đồ Khoái Châu đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:
 + Huyện Khoái Châu nằm ở đồng bằng nào, có con sông nào chảy qua?
 + Đặc điểm của sông ngòi huyện ta là gì?
 + Nêu những thuận lợi, khó khăn do sông ngòi đem lại cho đời sống và hoạt động sản xuất của người dân? 
- Nhóm trưởng cho chia sẻ các câu hỏi
- TBHT cho chia sẻ
- GV chia sẻ, chốt:
 + Sông Hồng là sông lớn chảy qua huyện ta ngoài ra còn có nhiều con sông nhỏ.
 + Sông có nhiều nước và phù sa, có lũ lớn vào mùa hạ
 + Sông cung cấp nước tưới và phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nhiều cá, tôm. Giúp đi lai dễ dàng bằng đường sông
 B. Hoạt động thực hành
- HS làm bài tập sau:
Yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Vị trí
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
- Chia sẻ với bạn ngồi cạnh, chốt đáp án 
 C. Hoạt động ứng dụng
- Tìm hiểu xem địa phương có con sông nào? Nhứng thuận lợi và khó khăn mà sông ngòi và khí hậu đem lại?
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
Giáo dục thể chất
Bài 67: TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC” VÀ “DẪN BÓNG”
I. MỤC TIÊU:
- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức và Dẫn bóng. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, tích cực. 
II.CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, bóng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Trò chơi nhảy ô tiếp sức
- TN nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
- TN tổ chức chơi trong nhóm
- TBHT tổ chức cho các nhóm chơi theo hình thức thi đua
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm
3. Trò chơi : Dẫn bóng 
- Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về trò chơi đã học.
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 01 tháng 5 năm 2018
Tiếng Anh
( 2 tiết: GV chuyên )
Tiếng Việt
Bài 34B: TRẺ EM SÁNG TẠO TƯƠNG LAI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: - Đọc – hiểu bài thơ Nếu trái đất t.hiếu trẻ con
- Nội dung bài : Bài thơ là tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.
II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH, tranh minh họa
- HS: Sách HDH.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động cơ bản và hoạt động ứng dụng 1.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐCB 1: - Tranh các bạn vẽ thật dễ thương. 
- Mỗi bức tranh đều có ý nghĩa cao đẹp. 
- Các bạn nhỏ thật ngây thơ, hồn nhiên. 
2. HĐCB 2: GV lưu ý: 
- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng,nhấn giọng ở những chi tiết hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
3. HĐCB 5:
5.1. a) Nhân vật “tôi” là tác giả (nhà thơ Đỗ Trung Lai) và nhân vật “Anh” là phi công vũ trụ Pô-pốp.
b) Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết: 
- Lời mời nồng nhiệt, háo hức của vị khách: “Anh hãy nhìn xem!” 
- Lời nói thế hiện thái độ ngạc nhiên, vui sướng: “Có ở đâu đầu tôi to được thế?; “ghê gớm” thật; đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt được các em tô một nửa số sao trời!”. 
- Vẻ mặt rạng rỡ, sung sướng mỉm cười. 
c) Tranh các bạn nhỏ vẽ đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to, đôi mắt lớn chứa nhiều sao trời, ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa, cả thế giới quàng khăn quàng đỏ, các anh hùng là những đứa - trẻ - lớn - hơn. 
5.2.
Đúng
Sai
a) Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ chứa đựng những điều sâu sắc:
x
- Vẽ Pô-pốp đầu rất to, các bạn có ý nói đầu phải to Pô-pốp mới đội được chiếc mũ nặng của nhà du hành.
x
- Vẽ đôi mắt to chứa nhiều sao trời, các bạn muốn nói mơ ước chinh phục các vì sao của Pô- pôp rất lớn.
x
- Vẽ cả thế giới quàng khăn quàng đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn cũng giống trẻ con, gần gũi và hiểu trẻ con, cùng vui chơi với trẻ con.
x
b) Ba dòng thơ cuối muốn nói: Mọi hoạt động của người lớn có ý nghĩa là vì có trẻ em.
x
c) Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của nhân loại. Có trẻ em, hoạt động của người lớn mới có ý nghĩa.
x
4. HĐCB 6: Chốt nội dung: Bài thơ là tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.
*) Liên hệ: Em học được điều gì qua bài thơ?
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Toán 
Bài 114: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC /132
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về cách giải bài toán có nội dung hình học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH
- HS: VTH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1,2,3 và HĐƯD
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 1: 
Bài giải
Chiều rộng nền nhà đó là: 8 x 3 : 4 = 6 (m)
Diện tích nền nhà đó là: 8 x 4 = 32 (m2)
Diện tích 1 viên gạch là: 4 x 4 = 16 (dm2)
32 m2 = 3200 dm2
Lát cả nền nhà cần số viên gạch là: 3200 : 16 = 200 (viên gạch)
Số tiền mua gạch để lát cả nền nhà là: 65 000 x 200 = 13 000 000 (đồng)
 Đáp số: 13 000 000 đồng.
2. HĐTH 2: 
Bài giải
Tổng hai đáy thửa ruộng hình thang là: 36 x 2 = 72 (m)
Cạnh mảnh đất hình vuông là: 96 : 4 = 24 (m)
Diện tích thửa ruộng hình thang là: 24 x 24 = 576 (m2)
Chiều cao của thửa ruộng hình thang là: 576 x 2 : 72 = 16 (m)
Đáy lớn của thửa ruộng hình thang là: (36 + 10) : 2 = 23 (m)
Đáy bé của thửa ruộng hình thang là: 23 - 10 = 13 (m)
 Đáp số: a) 16m.
 b) Đáy lớn: 23m; Đáy bé: 13m.
3. HĐTH 3: 
Bài giải
a)
Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (28 + 84) x 2 = 224 (cm)
 Đáp số: 224 cm.
b)
Độ dài cạnh AE là: 84 - 28 = 56 (cm)
Diện tích tam giác ADE là: 56 x 28 : 2 = 784 (cm2) 
Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 84 x 28 = 2352 (cm2)
Diện tích hình thang EBCD là: 2352 - 784 = 1568 (cm2)
 Đáp số: 1568 cm2.
c)
Độ dài cạnh BM = MC và bằng: 28 : 2 = 14 (cm)
Diện tích tam giác EBM là: 28 x 14 : 2 = 196 (cm2) 
Diện tích tam giác MCD là: 84 x 14 : 2 = 588 (cm2) 
Diện tích tam giác EMD là: 1568 - 196 - 588 = 784 (cm2) 
 Đáp số: 784 cm2.
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________
Buổi 1:
Thứ tư , ngày 8 tháng 5 năm 2019
Toán
Bài 115: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ/132
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BTTH Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 2: Chốt cách đọc và trả lời câu hỏi dựa trên biểu đồ:
2. HĐTH 3: Chốt cách ước lượng cần dựa vào số liệu thực tế và phần biểu diễn trên biểu đồ.
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 68:TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH” VÀ “AI KÉO KHỎE”
I. MỤC TIÊU:
- Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh và Ai kéo khỏe. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, tích cực. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, bóng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Trò chơi Nhảy đúng, nhảy nhanh
- TN nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
- TN tổ chức chơi trong nhóm
-TBHT tổ chức cho các nhóm chơi theo hình thức thi đua
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm
3. Trò chơi : Ai kéo khỏe 
- Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về trò chơi đã học.
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Tiếng Anh
( 2 tiết: GV chuyên )
____________________________________________________________________
Buổi 2: 
Khoa học
BÀI 36: CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG / 69
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, em:
- Trình bày được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Gương mẫu và vận động những người xung quanh cùng thực hiện các việc làm bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BTTH Khoa học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện HĐCB, HĐTH và HĐTH.
* Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB 1: 
Bảng 1
Hình
Việc làm
Tác dụng
1
Sử dụng biện pháp sinh học để bảo vệ cây trồng (bọ rùa ăn rệp).
Bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng sinh thái trên đồng ruộng. 
2
Trồng và bảo vệ rừng.
Phủ xanh đồi trọc, chống lũ lụt. 
3
Phân loại và quản lí rác thải. 
Bảo vệ môi trường. 
4
Phát triển các nguồn năng lượng sạch. 
Giữ cân bằng sinh thái, ổn định khí hậu.
5
Làm ruộng bậc thang.
Giữ đất, giữ nước trồng trọt.
6
Lắp đặt hệ thống xử lí nước thải.
Bảo vệ môi trường nước và đất.
2. HĐTH1: - Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia, một tổ chức, một cá nhân nào. Đó là nhiêm vụ chung của mọi người trên Trái Đất. Mỗi chúng ta, tùy theo lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
Liên hệ: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? 
- Xây dựng cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường: 
Gợi ý: 
- Tên nhóm: .................................................................................................................... 
- Các thành viên: ............................................................................................................
- Việc làm bảo vệ môi trường: Tiết kiệm điện 
- Kế hoạch thực hiện: 
- Thời gian: sau giờ học. 
- Việc làm cụ thể: tắt đèn, quạt khi các bạn rời khỏi phòng học. 
- Phân công: 1 bạn/1 ngày. 
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 69: TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” VÀ “LĂN BÓNG”
I. MỤC TIÊU:
- Trò chơi: Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi : " Lò cò tiếp sức và Lăn bóng". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, tích cực. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, bóng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
 + Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 + Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Trò chơi: Lò cò tiếp sức 
- TN nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
- TN tổ chức chơi trong nhóm
- TBHT tổ chức cho các nhóm chơi theo hình thức thi đua
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm
3. Trò chơi : Lăn bóng 
- Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
Chia sẻ với người thân về trò chơi đã học.
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Tin học
( 2 tiết: GV chuyên ) ____________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 34B: TRẺ EM SÁNG TẠO TƯƠNG LAI (Tiết 2)/171
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc chuyện em tham gia công tác xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH. 
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1,2 và hoạt động ứng dụng 2.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
- Nhận xét cách kể chuyện của học sinh về nội dung câu chuyện, cách thể hiện giọng kể, cử chỉ, điệu bộ, 
- Đưa ra được ý nghĩa phù hợp với nội dung câu chuyện.
 Liên hệ: Em đã thực hiện được những bổn phận gì đối với gia đình và nhà trường? 
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Tiếng Việt
Bài 34B: TRẺ EM SÁNG TẠO TƯƠNG LAI (Tiết 3)/ 172
I. MỤC TIÊU:
- Biết được ưu, khuyết điểm trong bài văn tả cảnh em đã viết, biết tự chữa lỗi bài viết.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 3, 4, 5, 6.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
- HĐTH 6: Cách viết lại một đoạn văn :
+ Có thể chọn cách miêu tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của cảnh vật đó theo thời gian .
+ Dùng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa khi miêu tả để câu văn hay và sinh động.
+ Bài văn có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Cách sử dụng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than, dấu ngoặc kép có trong bài văn.
 ..........
 ..........
...............................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Toán
Bài 116: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 1)/136
I. MỤC TIÊU:
 Em ôn tập về:	
- Thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia.
- Vận dụng để tính giá trị số của biểu thức, tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4, 5, 6.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 1: Các phép tính đúng là:
17,784 + 4,15 = 21,934
4,15 + 17,784 = 21,934
21,934 - 4,15 = 17,784
21,934 - 17,784 = 4,15 
3,6 x 4,15 = 19,94
4,15 x 3,6 = 19,94
19,94 : 4,15 = 3,6
19,94 : 3,6 = 4,15
19,94 x 4,15 = 62,001
4,15 x 19,94 = 62,001
62,001 : 4,15 = 19,94
62,001 : 19,94 = 4,15
2. HĐTH 2:
a)
85 793 - 36 841 + 3826 = 48 952 + 3826 = 52 778.
b)
84/100 – 29/100 + 30/100 = 55/100 + 30/100 = 85/100 = 17/100 .
c)
325,97 + 86,54 + 103,46 = 412,51 + 103,46 = 515,97.
3. HĐTH 3: Tìm x: 
a) 
x + 2,8 = 4,72 + 2,28
x + 2,8 = 7
x = 7 - 2,8
x = 4,2.
b) 
x - 7,2 = 3,9 + 2,7
x - 7,2 = 6,6
x = 6,6 + 7,2
x = 13,8.
4. HĐTH 4: 
Bài giải
Đáy lớn của mảnh đất là: 150 x 5 : 3 = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đất là: 250 x 2 : 5 = 100 (m)
Diện tích của mảnh đất là: (250 + 150) x 100 : 2 = 20 000 (m2)
 20 000 m2 = 2 ha
 Đáp số: 20 000 m2 ; 2 ha.
5. HĐTH 5: 
Bài giải
Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là: 8 giờ - 7 giờ = 1 giờ
Quãng đường ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là: 45 x 1 = 45 (km)
Hiệu vận tốc của hai ô tô là: 60 - 45 = 15 (km/giờ)
Thời gian ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng là: 45 : 15 = 3 (giờ)
Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng là: 8 + 3 = 11 (giờ)
 Đáp số: 11 giờ.
5. HĐTH 5: 
Bài giải
Ta có: 4/x = 1/5 hay 4/x = 4/2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc