Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Viết Hùng

Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Viết Hùng

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1.

- Điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).

- HS HTT thuộc một số câu tục ngữ, ca dao trong BT1, BT2.

- Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Ca dao, dân ca Việt Nam

 - Học sinh: Vở viết, SGK , bút dạ, bảng nhóm.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

 

docx 34 trang cuongth97 09/06/2022 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Viết Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2022
Chính tả CỬA SÔNG (Nhớ- viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ cuối của bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
- Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
- Học sinh trao đổi về một số nét cơ bản về nội dung chính và nghệ thuật của bài thơ, HS nghe GV giảng rồi ghi lại nội dung chính của bài.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Ảnh minh hoạ trong SGK, bảng nhóm.
 - Học sinh: Vở viết.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu 
 - Cho HS chia thành 2 đội chơi thi viết tên người, tên địa lí nước ngoài. 
 VD : Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi– e Đơ-gây–tơ, Chi–ca–gô.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS theo dõi
- HS mở vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Chuẩn bị viết chính tả 
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
*Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
- Yêu cầu HS đọc lại bài thơ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ?
- Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?
*Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ trên.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ
- 1HS nhìn SGK đọc lại bài thơ. 
- 1 HS đọc.
- 1 HS trả lời.
- HS nêu các từ ngữ khó:
 VD: nước lợ, nông sâu, uốn cong lưỡi, sóng, lấp loá...
- HS viết bảng con, 2 HS viết trên bảng lớp.
- HS theo dõi, nêu cách viết bài thơ.
2.2. HĐ viết bài chính tả 
*Mục tiêu: Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ cuối của bài Cửa sông.
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
2.3. HĐ chấm và nhận xét bài 
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút)
* Mục tiêu: Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nêu tên riêng có trong bài và giải thích cách viết, viết đúng; sau đó nói lại quy tắc.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận người thắng cuộc.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS làm việc độc lập: Đọc lại đoạn trích vừa đọc vừa gạch mờ dưới các tên riêng tìm được, suy nghĩ, giải thích cách viết các tên riêng đó.
- HS nối tiếp nêu kết quả
Lời giải:
 - Các tên riêng chỉ người:
+ Cri- xtô- phô - rô Cô - lôm - bô
 + A - mê - ri- gô Ve- xpu -xi
 + Ét - mân Hin - la - ri
 + Ten - sing No- rơ - gay
 - Các tên địa lí: 
+ I- ta- li - a; Lo- ren; A - mê - ri - ca;
 Ê - vơ - rét; Hi- ma- lay- a; Niu Di - lân. 
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tên riêng. Các tiếng trong bộ phận tên riêng được ngăn cách nhau bởi dấu gạch nối.
- Các tên riêng còn lại: Mĩ, Ấn Độ, Pháp, Bồ Đào Nha, Thái Bình Dương được viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ, vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo phiên âm Hán Việt.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại.
- HS nghe và thực hiện
- Tìm hiểu thêm về cách viết hoa tên tên người, tên địa lí nước ngoài.
- HS nghe và thực hiện
------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1.
- Điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).
- HS HTT thuộc một số câu tục ngữ, ca dao trong BT1, BT2.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Ca dao, dân ca Việt Nam
 - Học sinh: Vở viết, SGK	, bút dạ, bảng nhóm.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu 
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với nội dung: Mỗi HS đọc đoạn văn ngắn kể về 1 tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép lược để liên kết câu.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành 
* Mục tiêu: 
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1.
- Điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).
- HS (M3,4) thuộc một số câu tục ngữ, ca dao trong BT1, BT2.
* Cách tiến hành:
Bài 1:HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và bài làm mẫu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
 a. Yêu nước:
 Con ơi, con ngủ cho lành.
 Mẹ đi gánh nước rửa bành con voi
 Muốn coi lên núi mà coi
 Coi bà Triệu Ẩu cỡi voi đánh cồng.
b. Lao động cần cù:
 Có công mài sắt có ngày nên kim.
c. Đoàn kết:
 Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
d. Nhân ái:
 Thương người như thể thương thân.
Bài 2: HĐ trò chơi
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi “Hái hoa dân chủ”. 
- Mỗi HS xung phong lên trả lời bốc thăm một câu ca dao hoặc câu thơ
+ Đọc câu ca dao hoặc câu thơ
+ Tìm chữ còn thiếu và ghi vào ô chữ
+ Trả lời đúng một từ hàng ngang được nhận một phần thưởng
+Trả lời đúng ô hình chữ S là người đạt giải cao nhất.
- GV nhận xét đánh giá
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- HS nghe GV hướng dẫn 
- HS chơi trò chơi, giải các câu tục ngữ, ca dao, thơ.
- HS chơi trò chơi
c
ầ
u
k
i
ề
u
k
h
á
c
g
i
ố
g
n
ú
n
ồ
i
x
e
n
g
h
i
ê
n
g
t
h
ư
ơ
n
g
n
h
u
c
á
ư
ơ
n
n
h
ớ
k
ẻ
c
h
o
ư
ớ
c
c
ò
n
l
ạ
c
h
n
à
o
v
ữ
n
g
n
h
ư
c
â
y
n
h
ớ
t
h
ư
ơ
n
g
t
ì
n
ê
n
ă
n
g
ạ
o
u
ố
n 
c
â
y
c
ơ
đ
ồ
n
h
à
c
ó
n
ó
c
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc câu ca dao, tục ngữ và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
- Sưu tầm thêm các câu ca dạo, tục ngữ thuộc chủ đề trên.
- HS nghe và thực hiện
	------------------------------------------------------------------------------
HỌC SINH NGHỈ TẾT
TỪ NGÀY 25/1/2022 ĐẾN NGÀY 7/2/2022
-------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 08 tháng 2 năm 2022
Luyện từ và câu
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. 
	- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu, thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.BT1 chỉ tìm tữ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối.
- GV nêu nghĩa của một câu tục ngữ và yêu cầu HS ghi lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ , bảng nhóm
	- Học sinh: Vở viết, SGK	
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu 
 - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu lại các câu ca dao, tục ngữ, câu thơ trong BT2.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới 
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. 
*Cách tiến hành:
 *Nhận xét:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, thảo luận theo câu hỏi:
+ Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?
- GVKL: Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.
Bài 2: HĐ cá nhân
+ Em hãy tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên?
- GV nói: Những từ ngữ có tác dụng nối các câu trong bài được gọi là từ nối.
Ghi nhớ
- GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ của bài.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ.
- Nêu ví dụ minh họa
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm bài theo cặp, chia sẻ kết quả
+ Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.
+ Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2
- HS làm bài cá nhân và chia sẻ trước lớp
+ Các từ ngữ : tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời, 
- 3 HS đọc ghi nhớ
- HS đọc thuộc lòng
- Cho HS tự nêu VD để nhấn mạnh nội dung ghi nhớ.
3. HĐ luyện tập, thực hành 
*Mục tiêu: : Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu, thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.BT1 chỉ tìm tữ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- GV nhắc HS đánh số thứ tự các câu văn; dãy ngoài tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu, dãy trong tìm từ ngữ nối ở 4 đoạn cuối, chú ý tìm QHT hoặc từ ngữ thể hiện MQH giữa các đoạn.
- Trình bày kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu từ dùng sai và từ thay thế.
- GV ghi bảng các từ thay thế HS tìm được
- GV nhận xét chữa bài
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc cá nhân. 2 HS làm bài vào bảng nhóm
- HS làm bài vào bảng nhóm gắn bài lên bảng, trình bày. 
Lời giải:
+ Đoạn 1 : từ nhưng nối câu 3 với câu 2
+ Đoạn 2 : từ vì thế ( ở câu 4 ) nối đoạn 2 với đoạn 1; từ rồi nối câu 5 với câu 4.
+ Đoạn 3: từ nhưng (ở câu 6) nối đoạn 3 với đoạn 2; từ rồi nối câu 7 với câu 6.
 + Đoạn 4 : từ đến ( ở câu 8 ) nối đoạn 4 với đoạn 3.
 + Đoạn 5 : từ đến nối câu 11 vớicâu 9,10; 
từ sang đến nối câu 12 với các câu 9, 10, 11.
+ Đoạn 6: từ mãi đến nối câu 14 với câu 13.
 + Đoạn 7 : từ đến khi (ở câu 15) nối câu 15 với câu 16, nối đoạn 7 với đoạn 6. Từ rồi nối câu 16 với câu 15.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân
- Nối tiếp nhau phát biểu.
- Lời giải:
+ Dùng từ nhưng để nối là không đúng. + Phải thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt
- Chia sẻ với mọi người về cách sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 5 -7 câu có sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
- HS nghe và thực hiện
	------------------------------------------------------------------------------
Khoa học SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết một số động vật đẻ trứng và đẻ con. 
	- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. 
- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật.
- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Sưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ trứng và đẻ con
- HS : SGK, Sưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ trứng và đẻ con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu 
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộ bí mật" với các câu hỏi:
+ Chúng ta có thể trồng những cây con từ bộ phận nào của cây mẹ?
+ Ở người cũng như ở thực vật, quá trình sinh sản có sự thụ tinh. Vậy thế nào là sự thụ tinh?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu: Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. 
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Thảo luận
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 SGK
+ Đa số động vật được chia thành mấy nhóm? 
+ Đó là những giống nào?
+ Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+ Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
 Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật
+ Động vật sinh sản bằng cách nào?
- GV chia lớp thành các nhóm
- GV yêu cầu các nhóm phân loại các con vật mà nhóm mình mang đến lớp, những con vật trong các hình SGK thành 2 nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con
- Trình bày kết quả
- GV ghi nhanh lên bảng 
 Hoạt động 3: Người họa sĩ tí hon
- GV cho HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em yêu thích
- Gợi ý HS có thể vẽ tranh về:
+ Con vật đẻ trứng
+ Con vật đẻ con 
- Trình bày sản phẩm
- GV nhận xét chung
- HS đọc thầm trong SGK, thảo luận nhóm
+ Đa số động vật được chia thành 2 giống. 
+ Giống đực và giống cái. 
+ Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
+ Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.
+ Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.
- Các nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình
* Ví dụ: 
Tên con vật đẻ trứng
Tên con vật đẻ con
Gà, chim, rắn, cá sấu, vịt, rùa, cá vàng, sâu, ngỗng, đà điểu, 
Chuột, cá heo
 cá voi, kh
, dơi, voi, hổ, báo, ngựa, lợn, chó, mèo, 
- HS thực hành vẽ tranh
- HS lên trình bày sản phẩm
- Cử ban giám khảo chấm điểm cho những HS vẽ đẹp
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- Nêu vai trò của sự sinh sản của động vật đối với con người?
- Sinh sản giúp cho động vật duy trì và phát triển nòi giống. Đóng vai trò lớn về mặt sinh thái học, cung cấp thực phẩm cho con người
- Hãy tìm hiểu những con vật xung quanh hoặc trong nhà mình xem chúng đẻ trứng hay đẻ con ?
- HS nghe và thực hiện
	------------------------------------------------------------------------------------
Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
	- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
	- HS vận dụng kiến thức về tính vận tốc, thời gian, quãng đường, đổi đơn vị đo thời gian để làm các bài tập theo yêu cầu.
	- HS làm bài 1, bài 2.
	- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng phụ, bảng nhóm
 	- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu 
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" : Nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành 
* Mục tiêu: 
 - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
 - Biết đổi đơn vị đo thời gian.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Muốn biết mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu km ta phải biết điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
- Cho HS chia sẻ trước lớp:
+ Thời gian đi của xe máy gấp mấy lần thời gian đi của ô tô?
+ Vận tốc của ô tô gấp mấy lần vận tốc của xe máy ?
+ Bạn có nhận xét gì về mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi chuyển động trên một quãng đường?
Bài 2 : HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài.
- GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết.
- HS đọc 
- Biết dược vận tốc của ô tô và xe máy. 
- HS làm vở, 1 HS lên bảng giải sau đó chia sẻ cách làm:
Bài giải
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là :
135 : 3= 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được là :
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là :
45 - 30 = 15( km)
Đáp số : 15 km
- HS chia sẻ
- Thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô.
- Vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy 
- Cùng quãng đường, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy
- HS đọc 
- HS làm vở, 1 HS lên bảng chi sẻ cách làm
Giải :
1250 : 2 = 625 (m/phút); 1giờ = 60 phút
Một giờ xe máy đi được là :
625 x 60 = 37 500 (m)
37500 m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là : 37,5 km/ giờ
 Đáp số : 37,5 km/giờ
- HS đọc bài , tóm tắt bài toán rồi làm bài sau đó báo cáo giáo viên
 Bài giải
 72km/giờ = 72 000m/giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400m là:
 2400 : 72000 = 1/30 (giờ)
 1/30 giờ = 2 phút
 Đáp số: 2 phút
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- Vận dụng cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào thực tế cuộc sống
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà tìm thêm các bài toán tính vận tốc, quãng đường, thời gian để luyện tập cho thành thạo hơn.
- HS nghe và thực hiện
-------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2022
Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 
	- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
	- HS làm bài 1, bài 2.
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm, bảng nhóm.
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu 
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành 
* Mục tiêu: 
 - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 
 - Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
Bài 1a : HĐ cặp đôi
- GV gọi HS đọc bài tập
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán ? 
+ Đó là chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ?
+ HS vẽ sơ đồ
- GV giải thích : Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ hai chiều ngược nhau
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
Luyện tập 
Bài 1b: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc bài tập
- Yêu cầu HS làm tương tự như phần a
- GV nhận xét , kết luận
 Bài 2: HĐ cặp đôi
- HS đọc đề bài, thảo luận:
+ Muốn tính quãng đường ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét , kết luận
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài.
- GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết.
- HS đọc 
- HS thảo luận
- 2 chuyển động : xe máy và ô tô
- Chuyển động ngược chiều
- HS quan sát
- HS làm vở,1 HS làm bảng lớp sau đó chia sẻ cách làm:
Giải
a, Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:
54 + 36= 90 (km)
Thời gian đi để ô tô và xe máy gặp nhau là:
180 : 90 = 2 ( giờ)
Đáp số : 2 giờ
- HS đọc 
- HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp sau đó chia sẻ cách làm
 Giải
Sau mỗi giờ cả hai xe đi được là
 42 + 50 = 92 (km)
Thời gian để hai ôtô gặp nhau là
 276 : 92 = 3 (giờ)
Đáp số : 3 giờ
- HS đọc 
- Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian 
- HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ
Giải 
Thời gian đi của ca nô là :
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30phút= 3giờ 45phút
3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
Quãng đường đi được của ca nô là :
12 x 3,75 =45(km)
 Đáp số : 45km
- HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài báo cáo giáo viên
Bài giải
* Cách 1:
 15km = 15 000m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15000 : 20 = 750 (m/phút)
* Cách 2:
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75(km/phút)
 0,75km/phút = 750m/phút
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- Để giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian ta cần thực hiện mấy bước giải, đó là những bước nào ?
- HS nêu: Ta cần thực hiện theo hai bước giải, đó là:
+ B1: Tìm tổng vận tốc của hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian(v1 + v2)
+ B2: Tìm thời gian hai xe gặp nhau
( s: (v1 + v2) )
- Về nhà tìm hiểu thêm cách giải bài toán về chuyển động ngược chiều của hai chuyển động không cùng một thời điểm xuất phát.
- HS nghe và thực hiện
-----------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.
	- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng	
 - Giáo viên: Sách, báo, Một số tranh ảnh về tình thầy trò.
 - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu 
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" Kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới 	 
* Mục tiêu: Tìm được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.
* Cách tiến hành:
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Giáo viên chép đề lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề.
- Giáo viên hướng dẫn HS phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình kể.
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc đề bài.
Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam.
Đề 2: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô.
- 5 học sinh nối tiếp nhau đọc 
- Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn.
3. Hoạt động thực hành kể chuyện 
* Mục tiêu: 
 - Kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.
 - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
*Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện theo nhóm.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn bằng các câu hỏi gợi ý.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện
- GV nhận xét đánh giá 
- Học sinh kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.
- Các nhóm cử đại diện thi kể, đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Tìm đọc thêm các câu chuyện khác có nội dung nêu trên
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS nghe và thực hiện
---------------------------------------------------------------------------
Địa lí CHÂU ÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương. 
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:
 + 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
 + Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
 + Dân cư chủ yếu là người da trắng.
 + Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ ( lược đồ ).
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu thế giới.
	- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Lược đồ các châu lục và châu Âu
 	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút
 	- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu 
 - Gọi HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với câu hỏi: 
+ Nêu vị trí địa lí của Cam- pu - chia?
+ Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam – pu - chia?
+ Nêu một vài di tích lịch sử, khu du lịch nổi tiếng của Cam- pu - chia.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu 
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn 
- GV đưa ra quả cầu cho HS quan sát theo nhóm
+ Xem lược đồ trang 102, tìm và nêu vị trí của châu Âu?
+ Các phía Tây, Bắc, Nam, Đông giáp với những nước nào?
+ Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103 so sánh diện tích của châu Âu với các châu lục khác?
+ Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?
- GV nhận xét, kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và Đại Dương.
 Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của Châu Âu
- GV treo lược đồ tự nhiên Châu Âu
- HS quan sát sau đó hoàn thành vào bảng thống kê về đặc điểm địa hình tự nhiên Châu Âu 
- Yêu cầu dựa vào bảng thống kê mô tả đặc điểm về địa hình, thiên nhiên của từng khu vực 
- GV kết luận: Châu Âu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
 Hoạt động 3: Người dân châu Âu và hoạt động kinh tế.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
+ Nêu số dân của châu Âu?
+ So sánh số dân của châu Âu với dân số của các châu lục khác ?
+ Quan sát hình minh họa trang 111 và
mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu Âu. Họ có nét gì khác so với người Châu Á?
+ Quan sát hình minh hoạ 4 cho biết hoạt động của sản xuất của người dân Châu Âu? 
Kết luận : Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- HS quan sát theo nhóm rồi báo cáo kết quả:
+ Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc 
+ Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía Tây giáp với Đại Tây Dương, phía Nam giáp với Địa Trung Hải, phía Đông giáp với Châu Á.
+ Diện tích Châu Âu là 10 triệu km2
đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn diện tích châu Đại Dương 1 triệu km2 chưa bằng diện tích châu Á.
+ Châu Âu nằm trong vùng có khí hậu ôn hoà.
- HS quan sát
- HS tự làm bài 
- HS trình bày
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp
- Dân số châu Âu là 728 triệu người.
- Năm 2004 chưa bằng dân số châu Á.
- Người dân châu Âu có nước da trắng
mũi cao tóc xoăn, đen, vàng, mắt xanh, khác với người Châu Á tóc đen. 
- Người châu Âu có nhiều hoạt động sản xuất như trồng lúa mì làm việc trong các nhà máy hoá chất, chế tạo máy móc. 
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- Chia sẻ với mọi người những điều em biết về châu Âu.
- HS nghe và thực hiện
- Vẽ một bức tranh hoặc viết một bài văn ngắn về những điều em thích nhất khi học bài về châu Âu.
- HS nghe và thực hiện
	------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2022
Lịch sử
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết ngày 27- 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
 + Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
 + ý nghĩa Hiệp định Pa - ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
- HS năng khiếu: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa - ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.
- Thuật lại được diễn biến kí kết hiệp định Pa-ri.
- GD tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Ảnh tư liệu, hình minh hoạ SGK.
 	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu 
- Cho HS chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng" : Tại sao Mĩ ném bom nhằm huỷ diệt Hà Nội?(Mỗi HS chỉ nêu một nguyên nhân)
 - GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu: Biết ngày 27- 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
* Cách tiến hành:
Hoạt động1: Vì sao Mĩ phải kí hiệp định Pa- ri? Khung cảnh lễ kí hiệp địn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_20_nam_hoc_2021_2022_nguyen_viet_hung.docx