Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

TẬP ĐỌC

Thái sư Trần Thủ Độ

 Theo Đại Việt sử kí toàn thư

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức – Kĩ năng

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được các lời nhân vật.

 - Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với công việc ở lớp, ở trường và ở nhà.

 - Lồng ghép kiến thức về nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại.

 - Thêm yêu cầu: Nêu nhân vật yêu thích và giải thích lí do vì sao yêu thích, tóm tắt lại nội dung câu chuyện.

2. Năng lực – Phẩm chất

 - Qua bài học phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: SGK, STK

2. Học sinh: SGK

 

doc 40 trang cuongth97 08/06/2022 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2022
TOÁN
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
2. Năng lực – Phẩm chất
 - HS cẩn thận, chính xác khi làm bài, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- GV giới thiệu bài
2. Luyện tập: Theo VBT
- HS làm cá nhân bài 1, 2, 3, 4.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Bài 2, 3 trao đổi nhóm đôi.
*Bài tập 1
- Chia sẻ trước lớp.
+ Cách tính chu vi hình tròn?
+ Nêu công thức nào để tính chu vi?
=> Củng cố tính chu vi của hình tròn theo bán kính.
* Bài tập 2
- Chia sẻ trước lớp.
+ Cách tính đường kính của một hình tròn khi biết chu vi?
+ Cách tính bán kính của một hình tròn khi biết chu vi?
=> Củng cố tính đường kính, bán kính của hình tròn khi biết chu vi.
* Bài tập 3
- Chia sẻ trước lớp.
+ Nêu cách tính chu vi của bánh xe?
+ Số mét bánh xe lăn 1 vòng trên mặt đất là gì?
+ Muốn biết bánh xe lăn 10 vòng được bao nhiêu mét làm như thế nào?
=> Củng cố tính chu vi của hình tròn vận dụng vào nội dung thực tế.
* Bài tập 4
- Chia sẻ trước lớp.
+ Để điền được Đ hay S làm như thế nào?
+ Tại sao ý a điền Đ?
=> Củng cố cách tính chu vi của các hình.
3. Vận dụng
- HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập và vận dụng giải các bài toán có liên quan.
- HS chơi trò chơi:
 Bắn tên. (Ôn lại cách tính chu vi hình tròn, chu vi hình vuông, hình chữ nhật).
NDBT 1 - VBT trang 11
-HS chia sẻ:
+ Tính chu vi hình tròn:
 18 x 2 x 3,14 = 113,04 (cm2).
+ Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.
NDBT 2 - VBT trang 12
+ Lấy chu vi chia cho 3,14.
+ Lấy chu vi chia cho 2 rồi chia cho 3,14.
NDBT 3 - VBT trang 12
+ Lấy đường kính của bánh xe nhân với 3,14.
+ Số mét bánh xe lăn 1 vòng trên mặt đất chính bằng chu vi của bánh xe.
+ Lấy chu vi của bánh xe nhân với 10
NDBT4 - VBT trang 13
+ Tính chu vi của từng hình.
+ Vì Chu vi chu của hình A và hình B đều bằng 47 cm.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Thái sư Trần Thủ Độ
 Theo Đại Việt sử kí toàn thư
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng 
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được các lời nhân vật.
	- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với công việc ở lớp, ở trường và ở nhà.
 - Lồng ghép kiến thức về nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại.
 - Thêm yêu cầu: Nêu nhân vật yêu thích và giải thích lí do vì sao yêu thích, tóm tắt lại nội dung câu chuyện.
2. Năng lực – Phẩm chất
 - Qua bài học phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
2. Khám phá
a) Luyện đọc:	
- Mời 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn.
- HS thảo luận nhóm 3 đọc bài, tìm từ khó đọc, câu dài, cách ngắt nghỉ câu dài đó.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
Chia sẻ từ khó, câu dài.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2; giải nghĩa từ.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3
- GV đọc toàn bài với giọng chậm rãi, rõ ràng.
b) Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1+ 2
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+ Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì?
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
=> Rút ý 1:
- Cho HS đọc đoạn 3:
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
+) Rút ý 2:
-Trao đổi nhóm đôi, chia sẻ:
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho ta thấy ông là người như thế nào?
- HS nêu ND bài
- GV chốt ý đúng.
- Cho 1-2 HS nêu lại.
3. Luyện đọc diễn cảm
- Mời 3 HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc phân vai đoạn 2,3 trong nhóm 4
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
4. Vận dụng
- HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS hát tập thể
- 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.
+ Từ: lập lên, phép nước, lấy làm lạ
+ Câu: Kẻ này dám tâu xằng với trẫm/ là Thượng phụ chuyên quyền, /nguy cho xã tắc.//
- SGK
- Chia sẻ với bạn
+ Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.
+ Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước.
+ Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
Ý 1: Trần Thủ Độ nghiêm minh, không vì tình riêng.
+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
Ý 2: Trần Thủ Độ nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước.
- Trần Thủ Độ nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước
- Nêu như mục tiêu
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- Đoạn 1 : Câu giới thiệu về Trần Thủ Độ : giọng chậm rãi, rõ ràng. Đoạn đối thoại giữa thái sư và Linh Từ Quốc Mẫu : giọng nhanh, hấp dẫn. Câu nói của thái sư với người xin làm chức câu đương : gionhj lạnh lùng, nghiêm nghị.
- Đoạn 2 : Giọng đọc ôn tồn, điềm đạm.
- Đoạn 3 : Lời viên quan tâu với vua : tha thiết ; lời vua : chân thành, tin cậy ; lời Trần Thủ Độ : trầm ngâm, thành thật, gây ấn tượng bất ngờ.
- HS luyện đọc phân vai.
- HS thi đọc.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
Em yêu quê hương ( tiết 2)
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Nêu và thực hiện được những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và góp phần tham gia xây dựng quê hương.
2. Năng lực – phẩm chất
- Nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi của bản thân và người khác, điều chỉnh hành vi.
 - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và góp phần tham gia xây dựng quê hương.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 72
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 23
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
CHÍNH TẢ 
Viết cảm nhận của em về Thái sư Trần Thủ Độ
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Hiểu nội dung bài Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- Viết được cảm nhận về Thái sư Trần Thủ Độ.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Mạnh dạn chia sẻ ý kiến.
 - Nhận thức và biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác, điều chỉnh hành vi.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK, vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- HS hát
2. Khám phá
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm bài
-Trao đổi nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
+ Thái sư Trần Thủ Độ có công lập nên triều đại nào?
+ Linh Từ Quốc Mẫu có quan hệ như thế nào với Trần Thủ Độ?
+ Trước việc làm của người câu đương, Trần Thủ Độ xử trí ra sao?
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
+ Khi có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
+ Em biết gì về Trần Thủ Độ?
3. Luyện tập
- HS dựa vào các câu hỏi gợi ý viết cảm nhận về thái sư Trần Thủ Độ.
- HS đọc bài
- GV và HS chia sẻ ý kiến
- Em học được điều gì qua Thái sư Trần Thủ Độ?
4. Vận dụng
- HS về đọc đoạn viết của mình cho người thân nghe.
- HS hát tập thể
- HS đọc bài, lớp đọc thầm
- HS chia sẻ:
 + Nhà Trần
+ là vợ
+ Yêu cầu người đó chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác
+ Khen ngợi và lấy vàng lụa thưởng cho
+ Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật
- HS nêu: Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần. Ông là người rất nghiêm minh.
- Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. 
-HS viết cảm nhận
-HS chia sẻ bài 
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần. Qua đoạn trích ta thấy ông là người có tài , có chức có quyền nhưng không vì thế mà coi thường ngời khác, cũng không vì thế mà che đỡ cho người thân. Ông luôn hết lòng vì vua vì dân vì nước, thật xứng đáng để người đời sau nhớ đến.
- HS chia sẻ ý kiến
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Năng lượng mặt trời, gió, nước chảy ( tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
	 - Sử dụng năng lượng gió : điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, .
	 - Sử dụng năng lượng nước chảy : quay guồng nước, chạy máy phát điện,
	- Từ một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, GV liên hệ giáo dục môi trường cho HS.
	- Thu thập, xử lý thông tin và trình bày được về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng này.
	- Nêu và thực hiện việc sử dụng các năng lượng này ở nhà
	- Tài nguyên biển: cảnh đẹp (với mặt trời) vùng biển; tài nguyên muối biển
	- Giao thông trên biển hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người
	- Biết cách khai thác và sử dụng năng lượng Mặt trời để TKNL
2. Năng lực – Phẩm chất
	- Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 51
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 13
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Sử dụng năng lượng chất đốt ( tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dàu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,...
- Giáo dục HS ý thức bảo quản và sử dụng chất đốt hợp lí tránh lãng phí và làm ô nhiễm môi trường.
2. Năng lực – Phẩm chất
	- Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 43
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 11
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2022
TOÁN
Diện tích hình tròn
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
2. Năng lực – Phẩm chất
	- HS biết tự giải quyết vấn đề và sáng tạo khi làm việc nhóm.
	- HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- HS chơi trò chơi
- GV giới thiệu bài
2. Khám phá
*Kiến thức:
- HS đọc thông tìm sách giáo khoa để đưa ra công thức tính diện tích hình tròn.
+ Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào? 
+ Công thức: 
 S là diện tích, r là bán kính thì S được tính như thế nào?
* Ví dụ:
- GV nêu ví dụ.
- Cho HS tính ra nháp.
- Mời một HS nêu cách tính và kết quả, GV ghi bảng.
3. Luyện tập: Theo VBT
- HS làm cá nhân bài 1, 2, 3.
- Bài 2 trao đổi nhóm đôi.
Bài tập 1
- Chia sẻ trước lớp.
+ Cách tính diện tích hình tròn (1)?
+ 0,785m2 là diện tích của hình tròn có bán kính là bao nhiêu?
=> Củng cố cách tính diện tích của hình tròn.
* Bài tập 2
- Chia sẻ trước lớp.
+ Cách tính diện tích hình tròn cần biết gì?
+ Cách tính diện tích hình tròn (2)?
=> Củng cố cách tính diện tích của hình tròn.
*Bài tập 3
- Chia sẻ trước lớp.
+ Cách tính diện tích sàn diễn?
=> Củng cố cách tính diện tích hình tròn có nội dung thực tế.
4. Vận dụng
- HS biết tính diện tích hình tròn có dạng hình tròn ngoài thực tế.
- HS chơi trò chơi nhắc lại cách tính chu vi hình tròn; diện tích hình tam giác, mối quan hệ giữa đường kính và bán kính.
+ Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
- - HS nêu: 
S S = r x r x 3,14
Diện tích hình tròn là:
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2)
 Đáp số: 12,56 dm2.
NDBT 1 – VBT trang 13
+ 2,3 x 2,3 x 3,14 = 16,6106 (cm2)
+ 0,5 m.
NDBT 2 - VBT trang 13
+ Cần tìm bán kính của hình tròn.
+ r = 18,6 : 2 = 9,3 (dm2)
9,3 x 9,3 x 3,14 = 271,5786 (dm2)
NDBT 3 - VBT trang 14
+ Làm như sau:
6,5 x 6,5 x 3,14 = 132,665 (m2)
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Công dân
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4).
 - Giáo dục học sinh yêu quý Tiếng Việt, mở rộng được vốn từ của mình.
	- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt : công dân, công minh,...
2. Năng lực – Phẩm chất
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- GV giới thiệu bài
2. Khám phá: Theo VBT
- HS làm cá nhân bài 1, 2, 3, 4.
- Bài 2, 3 thảo luận nhóm đôi.
*Bài tập 1
- Chia sẻ trước lớp.
+ Tại sao chọn ý thứ hai mà không phải ý thứ nhất hay thứ ba?
* Bài tập 2
- Chia sẻ trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- Giải nghĩa một số từ
+ Công cộng: thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
+ Công bằng: Theo đúng lẽ phải, không thiên vị.
+ Công tâm: lòng ngay thẳng, chỉ vì việc chung, không vì tư lợi hoặc thiên vị.
+ Công chúng: đông đảo người đọc, xem, nghe, trong mối quan hệ với tác giả, diễn viên 
* Bài tập 3
- Mời một số HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận
* Bài tập 4
- HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS: Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong các câu nói của nhân vật Thành bằng từ đồng nghĩa với nó (BT 3), rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không.
- HS trao đổi, thảo luận cùng bạn bên cạnh.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng.
3. Vận dụng
- HS biết sử dụng các từ thuộc vốn từ công dân đúng văn cảnh khi cần.
- HS hát
NDBT 1 - VBT trang 9
- Chọn ý (b)
 Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
NDBT 2 – VBT trang 9
a) Công là “của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng.
b) Công là “không thiên vị”: công băng, công lí, công minh, công tâm.
c) Công là “thợ, khéo tay”: công nhân, công nghiệp. 
NDBT 3 – VBT trang 9
- Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
- Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
NDBT 4 – VBT trang 9
- HS chia sẻ:
Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở bài tập 3. Vì từ công dân có hàm ý “người dân một nước đọc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
Tả người (Kiểm ra viết)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
	- Trình bày bài sách sẽ, đúng chính tả.
2. Năng lực – Phẩm chất
- HS có kĩ năng giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- GV giới thiệu bài
- Trong các tiết tập làm văn, các em đã học văn miêu tả người. Trong tiết học ngày hôm nay, các em sẽ thực hành viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả vừa học.
2. Luyện tập – Thực hành
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đề kiểm tra trong SGK.
- GV nhắc HS: Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó là những nội dung các em đã thực hành luyện tập.
Cụ thể: Các em đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn.
Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- Gọi một số HS nói đề tài chọn tả.
HS viết bài 
- HS viết bài vào vở tập làm văn.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Hết thời gian GV thu bài.
3. Vận dụng
- Về kể lại bài văn mình đã viết cho người thân nghe.
- HS hát tập thể
- HS nối tiếp đọc đề bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nói chọn đề tài nào.
- HS viết bài.
- Thu bài.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
Sử dụng tủ lạnh ( tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Trình bày được tác dụng của tủ lạnh trong gia đình.
- Nhận biết được vị trí, vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh.
- Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn.. 
- Sử dụng tủ lạnh an toàn, tiết kiệm, hiệu quả phù hợp.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm. 
- Mạnh dạn trình bày ý kiến của cá nhân.
- Có ý thức sử dụng tủ lạnh đúng cách và an toàn.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa
2. Học sinh: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của tủ lạnh ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS hát
+ HS nêu lại tác dụng của điện thoại, các chức năng cơ bản của diện thoại.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tác dụng và các khoang chứa khác nhau của tủ lạnh trong gia đình
- Em hãy quan sát hình và cho biết tủ lạnh có thể bảo quản được những thực phẩm như thế nào?
- GV cho HS quan sát tranh câm (không chú thích nội dung) về các khoang đựng thực phẩm khác nhau trong tủ lạnh, chỉ đánh số thứ tự các khoang từ 1 đến 8.
- Nêu vai trò của từng khoang chứa 
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Kết luận: Tổng kết chốt lại kiến thức về vai trò và vị trí các khoang chứa khác nhau trong tủ lạnh
Hoạt động 2: Cách sử dụng tủ lạnh đúng cách và an toàn
- Yêu cầu HS làm bài tập sau
Em hãy xác định thao tác sử dụng tủ lạnh đúng (Đ)/ sai (S). Giải thích vì sao?
1)o Đóng mở cửa tủ lạnh nhiều lần khi không có nhu cầu sử dụng
2)o Để thoải mái, rất nhiều đồ trong các ngăn lạnh
3)o Sắp xếp lượng thực phẩm vừa phải gọn gàng ở những khu vực khác nhau của tủ lạnh
4) oTủ lạnh phải vệ sinh thường xuyên
5) o Tủ lạnh không cần vệ sinh thường xuyên, vài năm làm một lần
6) oNên bảo quản đồ ăn trong hộp kín hoặc dùng màng bọc thực phẩm để tránh thực phẩm bị lẫn mùi
- Yêu cầu HS trình bày
3. Vận dụng
- Tủ lạnh dùng để làm gì? 
- Vì sao phải vệ sinh tủ lạnh thường xuyên?
- HS theo dõi.
- Bảo quản các thực phẩm tươi như thịt, cá, rau hoa quả. Bảo quản thức ăn đã chế biến chưa sử dụng hết.
- Nhóm HS quan sát vị trí các khoang chứa khác nhau trong tủ để xác định được tên gọi các khoang chứa.
- HS trao đổi nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
Tủ lạnh thường có nhiều ngăn chứa thực phẩm với nhiệt độ làm lạnh khác nhau:
- Ngăn làm đá
- Ngăn tủ đá
- Ngăn tủ mát
- Ngăn đựng rau củ
- Ngăn đựng trứng
- Ngăn đựng chai lọ ở khay cửa ngăn mát
- HS suy nghĩ trả lời
- HS chia sẻ
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
ÂM NHẠC
Giáo viên chuyên
Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2022
 TIẾNG ANH
Giáo viên chuyên ( 2 tiết )
TIN HỌC
Giáo viên chuyên
TOÁN
Luyện tập 
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- HS biết tính diện tích hình tròn khi biết:
	- Bán kính của hình tròn.
	- Chu vi của hình tròn
2. Năng lực – Phẩm chất
	- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- GV giới thiệu bài
2. Luyện tập: Theo VBT
- HS làm cá nhân bài 1, 2, 3.
* Bài tập 1
- Chia sẻ trước lớp
+ Nêu cách tính chu vi hình tròn (1)?
+ Cách tính diện tích hình tròn (2)?
+ Nêu cho mình cách tính chu vi, diện tích hình tròn?
=> Củng cố tính diện tích và chu vi hình tròn khi biết bán kính hình tròn.
* Bài tập 2 
- Chia sẻ trước lớp.
+ Nêu cách tính diện tích hình tròn khi biết chu vi ?
=> Củng cố tính diện tích hình tròn khi biết chu vi hình tròn.
* Bài tập 3
- Chia sẻ trước lớp.
+ Tại sao bạn khoanh vào ý C?
3. Vận dụng
- HS tính được diện tích hình tròn một số vật có dạng hình tròn trong thực tế.
- HS hát
NDBT 1 - VBT trang 14
+ 20 x 2 x 3,14 =125,6 (cm)
+ 0,25 x 0,25 x 3,14 = 0,19625(cm2)
+ HS nêu
NDBT 2 – VBT trang 14
+ Dựa vào chu vi tìm bán kính (bán kính bằng chu vi chia 2 và 3,14), rồi tính diện tích hình tròn.
NDBT 3 - VBT 1 trang 4
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
 Theo Phạm Khải
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Biết đọc diễm cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
	- Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2).
	- Giáo dục An ninh - Quốc phòng: Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho Cách mạng Việt Nam.
 2. Năng lực – Phẩm chất
 - HS biết giao tiếp, hợp tác nhóm khi học bài.
	- Chăm học, hăng say trong học tập và nhiệt tình tham gia công việc chung . 
	- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- GV giới thiệu bài
2. Khám phá
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn.
- HS thảo luận nhóm 5 đọc bài, tìm từ khó đọc, câu dài và cách ngắt nghỉ.
- 5 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
- Chia sẻ từ khó đọc, câu dài.
- 5 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2
- Giải nghĩa phần chú giải.
- 5 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3
- GV đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, to vừa đủ nghe.
b) Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc đoạn 1:
 - Nêu những hiểu biết của em về ông Đỗ Đình Thiện.
* Ông là nhà tư sản giàu nhất nhì Hà Nội thời bấy giờ. Vậy ông có đóng góp gì cho cách mạng? Cô cùng cả lớp tìm hiểu phần tiếp theo.
- Cho HS đọc thầm đoạn 2,3,4 :
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kể lại những đóng góp của ông Thiện qua các thời kì:
+Trước Cách mạng.
- Em có nhận xét gì về số tiền đó vào thời điểm năm 1943?
- Em hãy so sánh số tiền 24 đồng với 30 000 đồng?
*GV: Trong chiến tranh, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn, đặc biết về kinh tế. Kinh tế nghèo nàn , lạc hậu , quỹ của Đảng chỉ có 24 đồng ,Vậy mà ông Đỗ Đình Thiện đã ủng hộ tới hơn 3 vạn đồng. Đó là 1 số tiền quá lớn vào thời đó.
+Khi cách mạng thành công.
+Trong kháng chiến.
+Sau khi hòa bình lập lại
- Em có nhận xét gì về các đóng góp của ông với kháng chiến?
* GV: Ông đóng góp rất nhiều cho CM: như 64 lạng vàng, hàng trăm tấn thóc, hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê xuyên suốt từ trước CM cho đến khi hoà bình lập lại .
+ Ý 1
- HS đọc thầm đoạn còn lại, trao đổi nhóm đôi, chia sẻ:
+ Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
+ Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước?
+) Rút ý 2:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng
- Cho 1-2 HS đọc lại.
3. Luyện đọc diễn cảm
- Mời 5 HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
- Thi đọc diễn cảm.
4. Vận dụng
- Em cảm nghĩ gì về ông Đỗ Đình Thiên?
- Về đọc bài cho người thân nghe.
- HS hát tập thể
- 5 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tỉnh Hoà Bình.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến 24 đồng.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến phụ trách quỹ.
+ Đoạn 4: Tiếp cho đến cho Nhà nước.
+ Đoạn 5: Đoạn còn lại.
- HS đọc trong nhóm
- Từ: hết lòng, nổi tiếng, sửng sốt
Câu: Trong suốt cuộc đời mình, nhà tư sản Đỗ Đình Thiện /đã hết lòng ủng hộ Cách mạng /mà không hề đòi hỏi sự đền đáp nào.//
- SGK
- Chia sẻ với nhóm đọc
- Ông sinh ra trong 1 gia đình tư sản yêu nước ( Đưa từ Nhà tư sản, giải nghĩa )
HS đọc thầm cá nhân. 
+ Năm 1943, ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng đông dương.
- Đó là một số tiền quá lớn, trong lúc ngân quỹ của Đảng lúc bấy giờ chỉ có 24 đồng.
- Số tiền quá lớn. Nó gấp đến hơn 1000 lần .
+ Năm 1945, ông ủng hộ 64 lạng vàng, đóng góp10 vạn đồng đông dương. 
+ Gia đình ông ủng cán bộ bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc.
+ Ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho nhà nước 
- Các đóng góp của ông vô cùng to lớn và liên tục.
-Ý1: Những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì cho Cách mạng.
+ Thể hiện ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất to lớn của mình cho cách mạng và mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
+ Người công dân phải có trách nhiệm đối với vận mệnh đất nước.Phải biết đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ý 2: Tấm lòng yêu nước của ông Đỗ Đình Thiện.
- HS nêu (Như mục tiêu)
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: tư sản lớn, nhiệt thành, trợ giúp to lớn, 3 vạn đồng, xúc động, sửng sốt, 24 đồng, khi Cách mạng thành công, lớn hơn nhiều, 64 lạng vàng, 10 vạn đồng, trong thời kì kháng chiến, sau hòa bình, suốt cuộc đời mình, đặc biệt.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
- HS chia sẻ ý kiến
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_20_nam_hoc_2021_2022_moi_nhat.doc