Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Tiết 81: Bài: ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC

 *ÔN: các dạng toán đã học

 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết

• Biết thực hiện các phép tính với số thập phân.

 Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học

 Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

+ GV: Phấn màu, bảng phụ.

+ HS: Bảng con, SGK, VBT.

 

docx 36 trang cuongth97 09/06/2022 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2021 - 2022
Tuần 17
CÁCH NGÔN: Có công mài sắt có ngày nên kim
NGÀY
MÔN
TIẾT CT
BÀI
Thứ Hai
27-12-2021
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
17
33
81
17
17
-Sinh hoạt dưới cờ
-Ngu Công xã Trịnh Tường.
-Ôn các kiến thức đã học
-Ôn tập HK1
-Hợp tác với mọi người xung quanh (tt)
Thứ Ba
28-12-2021
L từ&câu
Toán
Khoa học 
Kể chuyện
33
82
33
17
-Ôn tập: Về từ và cấu tạo từ
- Giới thiệu máy tính bỏ túi
-Ôn tập HKI
- Ôn các kiến thức đã học (Tập đọc)
Thứ Tư
29-12-2021
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Tập L văn
Kĩ thuật
34
83
/
33
17
-Ca dao về lao động sản xuất
-Sử dụng máy tính bỏ túi để giải về tỉ số %
-GV chuyên
-Ôn tập về viết đơn
-Ôn các kiến thức đã học (Toán; LTVC)
Thứ Năm
30-12-2021
Chính tả
Toán
Khoa học
L từ&câu
NGLL
17
84
34
34
17
-Ôn các kiến thức đã học (LT&C)
-Hình tam giác
-Kiểm tra HKI
-Ôn tập về câu
-Mừng Đảng mừng xuân.
Thứ Sáu
31-12-2021
Tập L văn
Mĩ thuật
Toán
 Địa lí
HĐTT
35
17
85
17
17
-Trả bài văn tả người
-GV chuyên
-Diện tích hình tam giác
-Ôn các kiến thức đã học (Toán)
-Tổng kết tuần
Ngày dạy: Thứ hai 27/12/2021
Môn:	Tập đọc
Tiết 33: 	Bài:	NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc diễn cảm bài văn. 
Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo dám thay đổi tập quán của cả 1 vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.(trả lời các câu hói SGK)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
Lồng ghép: BVMT
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Giấy khổ to.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- HS tự đặt câu hỏi và yêu cầu các bạn trả lời.
- Giáo viên nhận xét.
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
* Hoạt động 1:Luyện đọc
- Hoạt động lớp 
Luyện đọc.
2 HS đọc toàn bài
HS đọc nối tiếp. (Sửa chữa HS đọc sai)
HS luyện đọc theo cặp
Từ khó: GV đọc mẫu, 2 HS đọc lại (Rèn học sinh phát âm đúng. Ngắt nghỉ câu đúng)
Bài chia làm mấy đoạn.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
-Đoạn 1:“Từ đầu...trồng lúa”
- Đoạn 2:“ Con nước nhỏ trước nữa”
- Đoạn 3 :Phần còn lại
* Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
+ Ông đã lần mò trong rừng hang tháng để tìm nguồn nước. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương dẫn nước từ rừng già về thôn.
Ÿ Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ ngữ 
- Giải nghĩa từ: Ngu Công 
- Học sinh đọc SGK
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 
- Học sinh đọc đoạn 2 
- Giáo viên hỏi: 
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- Giải nghĩa: cao sản
- Học sinh phát biểu 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 
- Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập 
Ÿ Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 
- Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ - ngắt câu 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
+ Ông Lìn đã lặn đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng trồng.
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con người phải dám nghĩ dám làm.
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 3
- HS phát biểu 
BVMT:Ông Phàn Phù Lìn xứng đángđược chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn, bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để gìn giữ môi trường sống tốt đẹp.
- GV yêu cầu HS rút nội dung bài văn 
Nội dung: Ca ngợi tinh thần dám nghĩ dám làm của ông Lìn đã thay đổi tập quán của một vùng. Nhờ vậy mà đã làm cuộc sống từ nghèo đói trở nên ấm no, hạnh phúc.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
* Rèn đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu.(đoạn 2)
- GV theo dõi, uốn nắn
- Học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
* Thi đọc diễn cảm.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng
4.Hoạt động nối tiếp:
Củng cố
- Câu chuyện giúp em có suy nghĩ gì? 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp
 - Chuẩn bị: “Ca dao về lao động sản xuất”
- Nhận xét tiết học
- 2, 3 học sinh nhắc lại nội dung
- 4, 5 học sinh luyện đọc diễn cảm 
- HS nhận xét cách đọc của bạn 
* HS thi đọc diễn cảm
- 4 HS Thi đọc cá nhân
- Thi đọc theo nhóm
- HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL
- Học sinh đọc
- Nhận xét cách đọc
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 27/12/2021
Môn:	Toán
Tiết 81: 	Bài:	ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
 *ÔN: các dạng toán đã học
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết thực hiện các phép tính với số thập phân.
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Bảng con, SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
- Tổ chức trò chơi toán học.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS biết ôn lại phần nguyên và phần thập phân.
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ đặt trước đáp án đúng
a) Số thập phân nào biểu diễn đúng một trăm linh ba đơn vị, bảy phần nghìn?
b) Số bé nhất trong các số dưới đây là số nào?
Giáo viên nhận xét 
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp tục củng cố tính giá trị của biểu thức.
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng
Tìm biểu thức hoặc số có giá trị khác nhất
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp tục củng cố bảng đơn vị đo diện tích.
Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm sau là: 
a. 400 dm2 = ...................m2
b. 7 tấn 23 kg =................tấn
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS củng cố dạng toán cơ bản về giải toán tỉ số phần trăm.
Câu 4: Giải bài toán sau: 
Mẹ mua một bao gạo 50 kg loại 15% tấm. Hỏi trong bao gạo đó có bao nhiêu kg tấm?
Câu 5: Đặt tính rồi tính:
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố.
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị: “Giới thiệu máy tính bỏ túi”
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động cá nhân, lớp.
- 2 HS lên bảng
- Lớp bảng con
*Học sinh đọc đề.
A. 103,37 B. 103,007 
C. 103,307 D. 137,003
A. 0,18 B. 0,178 
C. 1,087 D. 0,170
Hoạt động cá nhân
*Học sinh đọc đề 
A. 84,36 x 10 B. 84,36 :0,1 
C. 84,36 x 0,1 D. 843,6
Nêu cách thứ tự thực hiện phép tính.
Hoạt động cá nhân
*Học sinh đọc đề
A. 400 m2 B. 40 m2 
C. 4 m2 D. 1 m2
A. 7,023 tấn B. 72,30 tấn 
C. 7,23 tấn D. 7203 tấn
Thảo luận nhóm 4
*Đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động cá nhân
Thi đua giải bài tập.
a/ 758,45 + 41,28 
b/ 93,84 – 32,507 
c/ 7,42 x 2,5 
d/25,85 : 2,5
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 27/12/2021
Môn:	Lịch sử
Tiết 17:	Bài:	ÔN TẬP HKI
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta từ 1858 đến 1954.Phiếu học tập.
- Học sinh: SGK, vở lịch sử đã học 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ta nhiệm vụ gì cho cách mạnh Việt Nam?
- Sự lớn mạnh của hậu phương có tác động như thế nào đến tiền tuyến?
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động cơ bản:
* Hoạt động 1: Các phong trào chống thực dân Pháp trước khi có Đảng lãnh đạo.
- GV phát phiếu học tập cho 2 dãy bàn (2 loại phiếu) có ghi các mốc thời gian (các sự kiện lịch sử tiêu biểu), yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trong thời gian 5 phút hoàn thành bảng thống kê.
- Tổ chức cho HS nhận xét và so sánh kết quả làm bài của hai dãy bàn.
- GV chốt lại các phong trào chống thực dân Pháp trước khi có Đảng lãnh đạo.
* Hoạt động 2: Cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.
- Tiến hành tương tự như hoạt động 1. Yêu cầu HS thảo luận trong thời gian 5 phút, điền các thông tin vào bảng thống kê.
- Yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét 
- Yêu cầu trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa gì?
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.
- GV chốt ý.
* Hoạt động 3: Tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- GV nêu một số mốc thời gian và một số sự kiện lịch sử, yêu cầu HS ghi kết quả.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
3. Hoạt động nối tiếp: Củng cố:
- GV sử dụng bảng thống kê hoàn chỉnh, hệ thống lại các mốc thời gian và các sự kiện lịch sử tương ứng.
- Về học bài, chuẩn bị kiểm tra định kì.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời câu hỏi, lớp theo dõi, nhận xét.
Học sinh nêu.
- HS thảo luận theo nhóm 4, hoàn thành bài tập trên bảng nhóm. Các nhóm trình bày bài của nhóm trên bảng lớn.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm 4 trong bàn để hoàn thành bài tập.
- Trình bày bài trên bảng lớp
- Nhận xét.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, trả lời câu hỏi. 2 – 3 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài cá nhân, ghi kết quả vào bảng con
- HS theo dõi.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu 1a:
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
1- 9 - 1858
1859 – 1864
5 - 7 - 1885
1904 - 1907
Phiếu 1b:
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Khởi nghĩa Bình Tây đại nguyên soái – Trương Định.
Cuộc phản công ở kinh thành Huế, bùng nổ phong trào Cần Vương.
Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu tổ chức.
Phiếu 2a:
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
5 - 6 - 1911
3 - 2 - 1930
1930 – 1931
Mùa thu 1945
2 - 9 -1945
Phiếu 2b:
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội.
Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngô Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
Ngày dạy: Thứ hai 27/12/2021
Môn:	Đạo đức
Tiết 17: 	Bài:	HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 2)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nêu được một số biẻu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. 
Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. 
Có kỹ năng hợp tác với bạn nè trong các hoạt động của lớp, của trường. 
Có thái độ mong muốn sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo với mọi người trong công việc của lớp, của trường của gia đình, của cộng đồng. Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh. Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự nhận thức; xác định giá trị.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép: BVMT và NLTKĐiện.
II. Đồ dùng dạy học:
GV + HS: - Sưu tầm các câu chuyện về hợp tác, tương trợ nhau trong công việc. 	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
Tại sao cần phải hợp tác với mọi người?
Như thế nào là hợp tác với mọi người.
Kể về việc hợp tác của mình với người khác.
Trình bày kết quả sưu tầm?
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi làm bài tập 3 (SGK).
Yêu cầu từng cặp HS thảo luận làm bài tập 3.
Kết luận: Tán thành với những ý kiến a, không tán thành các ý kiến b.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
vHoạt động 2: Làm bài tập 4/ SGK.
Yêu cầu HS làm bài tập 4.
®Kết luận: 
a) Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
b) Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
BVMT:Em hãy kể những việc mà đã hợp tác với mọi người, với bạn bè để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương?
+Giáo dục HS 
Các em cần phải phê phán những người có quan niệm sai, hành vi thiếu tinh thần hợp tác.
Cần ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống.
v	Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 5/SGK
Yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống theo bài tập 5/ SGK.
- GV nhận xét về những dự kiến của HS 
NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng ở trường, lớp và ở cộng đồng.
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nội dung 1 ở phần thực hành.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố.
Chuẩn bị: Việt Nam – Tổ quốc em.
Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm đôi.
Từng cặp HS làm bài tập.
Đại diện trình bày kết quả.
Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS làm bài tập.
HS trình bày kết quả trước lớp.
BVMT:Nhóm thảo luận trả lời trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động nhóm 8.
Các nhóm thảo luận.
Một số em trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc.
Lớp nhận xét và góp ý .
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 28/12/2021
Môn:	Luyện từ và câu
Tiết 34: 	Bài:	ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Tìm và phân loại từ đơn, từ phức;
Từ đồng nghĩa từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu các bài tập trong sách
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, văn học và ngôn ngữ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 (như SGV). 
- Bảng phụ cho bài tập 2. Phiếu bài tập
- Một tờ phiếu viết sẵn 3 từ in đậm trong bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS xếp những tiếng: đỏ, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son thành những nhóm đồng nghĩa. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động cơ bản:
vHoạt động 1: H/dẫn HS làm bài tập 1, 2. 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
Tiến hành:
Bài 1/166:Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo.
* Gợi ý:
- Từ đơn: là từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành.
- Từ ghép: là từ gồm hai tiếng được ghép lại với nhau và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
- Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về âm với nhau.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2/167: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào?
- Đó là những từ đồng nghĩa.
- Đó là những từ đồng âm.
- Đó là những từ nhiều nghĩa.
* Gợi ý:
- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ đồng âm là những từ có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.
- Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có một mối liên hệ với nhau. ... 
- GV sửa bài. 
vHoạt động 2: H/dẫn HS làm bài tập 3,4.
Mục tiêu: Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiểu nghĩa, từ đồng âm. Tìm được từ đồng nghĩa với các từ đã cho. Bước đầu biết giải thích lý do lựa chọn từ trong văn bản. 
Tiến hành:
Bài 3/167: Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn dưới đây. Theo em, vì sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ ngữ đồng nghĩa với nó?“Cây rơm”
Bài 4/167:Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Có mới nới 
b. Xấu gỗ, hơn nước sơn.
c. Mạnh dùng sức dùng mưu
* Gợi ý:
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
3. Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị: “Ôn tập về câu”.
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề. 
+ Thảo luận nhóm 4
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
* Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn
* Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch.
* Từ láy:rực rỡ, lênh khênh
* Từ tìm thêm: 
* Từ đơn: nhà, cây, hoa, lá, chim, mèo, gà, vịt, 
* Từ ghép: ngôi sao, mái nhà, mặt trăng.
* Từ láy: xinh xắn, đu đủ, 
+ Phiếu bài tập cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Nhận phiếu làm bài
- Nêu kết quả trước lớp
Đánhtrong các từ: đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là một từ nhiều nghĩa.
Trong trong các từ: trong veo, trong vắt, trong xanh là từ đồng nghĩa.
Đậutrong các từ:thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cànhlà từ đồng âm.
Thảo luận nhóm đôi
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc theo cặp. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng
+ Từ đồng nghĩa với từ tinh ranh: tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn lõi
+ Từ đồng nghĩa với từ dâng:
Tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa 
+ Từ đồng nghĩa với từ êm đềm: êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm, 
Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm việc cá nhân. 
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp. 
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng.
 +Có mới nới cũ
+ Xấu gỗ tốt nước sơn.
+ Mạnh dùng sức yếu dùng mưu.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 28/12/2021
Môn:	 Toán
Tiết 82: 	Bài:	GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Bước đầu biết dùng máy tính bỏ tuí để thực hiện công, trừ, nhân chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân. 
BT: 1,2,3
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Bảng con, SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
Học sinh lần lượt sửa bài 2,3/80
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm.
-Trên máy tính có những bộ phận nào?
Em thấy ghi gì trên các nút?
-GV hướng dẫn HS thực hiện các phép tính.
GV nêu: 25,3 + 7,09
Lưu ý học sinh ấn dấu “.” (thay cho dấu phẩy).
Yêu cầu HS tự nêu ví dụ:
6% HS khá lớp 5A + 15% HS giỏi lớp 5A
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tâp và thử lại bằng máy tính.
* Bài 1:
+ Học sinh tự làm bài
+ Kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi.
+ GV yêu cầu học sinh nêu các phím bấm để thực hiện mỗi phép tính trong bài.
*	Bài 2:
+ Gọi 1 HS nêu cách sử dụng máy tính bỏ túi để chuyển phân số thành số thập phân
+ Yêu cầu cả lớp làm bài nêu kết quả.
*	Bài 3:
Giáo viên ghi 4 lần đáp án bài 3, học sinh tự sửa bài.
v	Hoạt động 3:Củng cố.
Nhắc lại kiến thức vừa học
Chuẩn bị: “Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán tỉ số phần trăm”.
- Dặn HS xem trước bài ở nhà.
- Nhận xét tiết học 
Hoạt động cá nhân, lớp.
Các nhóm quan sát máy tính.
Nêu những bộ phận trên máy tính.
Nhóm trưởng chỉ từng bộ phận cho các bạn quan sát.
Nêu công dụng của từng nút.
Nêu bộ phận mở máy ON – Tắt máy OFF
1 học sinh thực hiện.
Cả lớp quan sát.
-HS lần lượt nêu ví dụ ở phép trừ, phép nhân, phép chia.
HS thực hiện ví dụ của bạn.
Cả lớp quan sát nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
* HS đọc đề.
HS thực hiện.
HS thao tác với máy tính bỏ túi và viết kết quả phép tính vào vở bài tập.
HS thực hiện theo nhóm.
Cuyển các phân số thành phân số thập phân.
+ HS nêu các phím bấm
3
:
4
=
HS thực hiện theo nhóm; sửa bài.
Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng khoanh tròn vào kết quả đúng.
+ HS viết và nêu biểu thức:
 4,5 x 6 – 7 =
+ HS bấm máy tính để tìm giá trị của biểu thức rồi nêu trước lớp.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 28/12/2021
Môn:	Khoa học
Tiết 33: 	Bài:	ÔN TẬP HKI (TIẾT 1)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Ôn tập các kiến thức về đặt điểm, giới tính. Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- 	GV: Hình vẽ trong SGK trang 68
- 	HS: 	SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: (1’)
1 học sinh tự đặt câu + trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
* Bước 1: Làm việc cá nhân. 
Từng học sinh làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập hoặc vở bài tập theo mẫu sau:
Phiếu học tập
Câu 1: Đánh dấu x vào trước câu trả lời bạn cho là đúng.
+ Trong số các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào là cơ bản nhất để phân biệt nam và nữ?
 Cách để tóc
 Cấu tạo của cơ quan sinh dục
 Cách ăn mặc
 Giọng nói, cử chỉ, điệu bộ
Câu 2: Trong số những bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, viêm gan B, bệnh nào lây qua đường sinh sản và đường tiếp xúc máu?
Câu 3:
Đọc yêu cầu của bài tập quan sát trang 62 và hoàn thành bảng sau:
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
1
2
3
4
5
Bước 2: Chữa bài tập.
GV goi lần lượt một số HS lên chữa bài.
Hoạt động 2: Quan sát.
Thảoluận.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Hình
Sản phẩm
Vật liệu làm ra sản phẩm
6
- Vải thổ cẩm
- Tơ sợ tự nhiên
7
- Kính ô tô, gương
- Lốp, săm
- Các bộ phận khác của ô tơ
- Thủy tinh hoặc chất dẻo
- Cao su (tự nhiên hoặc nhân tạo)
- Thép, đồng. Nhôm, chất dẻo, 
8
- Thép không gỉ
- Sắt, các-bon, một ít crôm và kền.
9
- Gạch
- Đất sét trộn lẫn ít cát.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Mỗi học sinh nói về một hình, các học sinh khác bổ sung.
v	Hoạt động 3: Thực hành.
* Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm chỉ nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu.
	Nhóm 1: Làm bài tập về tính chất, công dụng của tre, sắt và các hợp kim của sắt, thủy tinh.
	Nhóm 2: Làm bài tập về tính chất, công dụng của đồng, đá vôi, tơ sợi.
	Nhóm 3: Làm bài tập về tính chất, công dụng của nhôm, gạch, ngói và chất dẻo.
	Nhóm 4: Làm bài tập về tính chất, công dụng của mây, song, xi măng, cao su.
* Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc. 
* Bước 3: Trình bày và đánh giá. 
Đại diện các nhóm trình bày
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố.
Nêu nội dung bài học.
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Ba thể của nước”.
- Nhận xét tiết học 
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS chữa bài vào phiếu.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trang 63: Xác định tên sản phẩm trong từng hình sau 
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Thảo luận nhóm 4
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 28/12/2021
 Môn:	 Kể chuyện
Tiết 17: Bài: ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC (ĐỌC HIỂU)
*Đọc thầm bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” và làm bài tập:
Câu 1: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
A. Bé Thu thích ra ban công để hít thở không khí trong lành.
B. Bé Thu thích ra ban công để ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài chim.
C. Bé Thu thích ra ban công để ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
D. Bé Thu thích ra ban công để cùng với bạn bè chăm sóc cây ở ban công.
Câu 2: Ban công nhà Thu có gì?
A. Có rất nhiều loài chim được ông nội nuôi trong những chiếc lồng nhỏ xinh.
B. Có rất nhiều chú chó và mèo xinh xắn được ông nuôi trong những chiếc lồng nhỏ xinh.
C. Có rất nhiều cây xanh.
D. Có rất nhiều đồ chơi, mỗi khi buồn Thu thường cùng bạn bè lên đây chơi đồ chơi.
Câu 3: Mỗi loài cây trên ban công nhà Thu có gì đặc biệt?
Được chọn nhiều đáp án
1. Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều.
2. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
3. Chậu cây xương rồng xanh tươi với những chiếc gai nhọn hoắt vươn lên.
4. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị hoa ti gôn quấn thành nhiều vòng.
 5. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt.
Câu 4: Trên ban công có rất nhiều loài cây đặc biệt và thú vị như vậy, nhưng có điều gì khiến Thu cảm thấy chưa được vui?
A. Vì Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
B. Vì Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không có nhiều cây bằng nhà nó.
C. Vì ba mẹ Thu nói không được lên ban công nhiều nữa vì rất nguy hiểm.
D. Vì ba mẹ Thu nói chuẩn bị chuyển nhà, Thu không còn được tới ban công nữa.
Câu 5: “Vào sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời hé mây nhìn xuống” Thu phát hiện ra điều gì đặc biệt?
A. Trên ban công rất nhiều loài hoa đã bắt đầu đua nở.
B. Những chú bướm xinh xắn với màu sắc sặc sỡ từ đâu bay về đậu vào những khóm hoa trên ban công.
C. Một chú chim lông xanh bay tới ban công.
D. Một chú chim nhỏ bị thương đang nằm dưới sân ban công.
Câu 6: Chú chim lông xanh đó đã làm gì khi bay vào ban công nhà Thu?
A. Chú chim lông xanh đậu trên cành hoa ti gôn hót líu lo.
B. Chú chim lông xanh mổ những hạt thóc còn vương trên sân thượng.
C. Chú chim lông xanh sà xuống bàn uống trà của ông nội Thu.
D. Chú chim lông xanh sà xuống cành lựu, săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.
Câu 7: Sau khi nhìn thấy hành động của chú chim xanh, Thu đã vội làm gì?
A. Thu vội chạy vào nhà khoe với ông nội rồi kéo ông chạy ra xem.
B. Thu vội chạy vào nhà lấy một ít gạo để cho chú chim xanh mổ ăn.
C. Thu vội xuống nhà Hằng, mời bạn lên xem.
D. Thu vội tìm một chiếc lồng nhỏ, chuẩn bị bắt chú chim lông xanh.
Câu 8: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
A. Vì Thu cho rằng ban công có chim về đậu nghĩa là vườn, Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn.
B. Vì Thu muốn cùng với Hằng ngắm nhìn chú chim xinh đẹp trên ban công nhà mình.
C. Vì Thu muốn rủ Hằng cùng lên ban công tìm cách bắt chú chim xinh đẹp.
D. Vì Thu muốn rủ Hằng đi tìm ông nội rồi cùng lên ngắm nhìn chú chim.
Câu 9: Cây nào bị cây hoa ti gôn cuốn chặt một cành?
A. Cây quỳnh
B. Cây hoa giấy
C. Cây đa Ấn Độ
D. Cây Lan
Câu 10: Nội dung của câu chuyện là gì?
A. Tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu
B. Những cây hoa giấy
C. Những cây hoa Lan
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ tư 29/12/2021
Môn:	Tập đọc
Tiết 34:	Bài:	CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát. 
Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của ngưòi nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Thuộc lòng 2 -3 bài ca dao.
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Giấy khổ to.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- HS tự đặt câu hỏi và yêu cầu các bạn trả lời.
- Giáo viên nhận xét.
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
* Hoạt động 1:Luyện đọc
Luyện đọc.
2 HS đọc toàn bài
HS đọc nối tiếp. (Sửa chữa HS đọc sai)
HS luyện đọc theo cặp
- Từ khó: GV đọc mẫu, 2 HS đọc lại (Rèn học sinh phát âm đúng. Ngắt nghỉ câu đúng)
Ÿ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
- Hoạt động lớp 
- Lần lượt HS đọc từ câu 
+ Nối tiếp đọc theo cặp
+ 1 HS đọc cho cả lớp nghe
* Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
+ Hình ảnh: Cày đồng vào buổi trưa, mồ hôi rơi như mưa xuống ruộng. Bưng bát cơm đầy, ăn một hạt dẻo thơm, thấy đắng cay muôn phần. Đi cấy còn trông mong nhiều bề: 
Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nằng, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm. Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
+ Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
+ Công lên chẳng quảng lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
+Tìm câu ứng với mỗi nội dung (a, b, c )
* Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày:
* Thể hiện quan tâm trong lao động:
* Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tất đất, tất vàng bấy nhiêu.
Trông cho chân cứng đát mềm,
Trời yên, biển lặng mới yên tấm long.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
- GV yêu cầu HS rút nội dung bài văn 
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
- ND: Lao động vất vả trên ruộng đồng của ngưòi nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người.
* Hoạt động 3:Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2)
Người ta đi cấy lấy / công,
 Tôi nay đi cấy / còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,
 Trông cho / chân cứng đá mềm,
 Trời yên, biển lặng / mới yên tấm lòng.
- 2, 3 học sinh 
- Nhận xét cách đọc 
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp 
- HS nhận xét cách đọc của bạn 
- GV theo dõi , uốn nắn 
HS nhẩm thuộc câu văn đã chỉ định 
_GV nhận xét
* Hoạt động 4: Thi học thuộc lòng
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố.
- Hoạt động lớp 
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2021_2022_nguyen_tan_tri.docx