Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

TẬP ĐỌC

Ngu Công xã Trịnh Tường

 Theo Trường Giang - Ngọc Minh

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức – Kĩ năng

- Đọc thành tiếng.

+ Đọc đúng: ngoằn ngoèo, lúa nương, Phàn Phù Lìn, lúa nước, lúa lai, lặn lội

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ khâm phục trí sáng tạo, sự nhiệt tình làm việc của ông Phàn Phù Lìn.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Ngu Công, cao sản,.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

2. Năng lực – Phẩm chất

- Qua bài học phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: SGK, STK

2. Học sinh: SGK

 

doc 42 trang cuongth97 08/06/2022 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân,
- Củng cố kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS thực hiện được các phép tính với stp và giải được các bài toán về tỉ số % 
2. Năng lực – Phẩm chất
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- HS cẩn thận, chính xác khi làm bài, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS làm
+ Tìm một số biết 30% của nó là 72 ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Luyện tập
*Bài tập 1
- HS làm bài cá nhân 
- Đổi vở kiểm tra nhau.
- Chia sẻ trước lớp.
- HS nêu cách đặt tính
=> Củng cố chia số tự nhiên cho số thập phân, chia số thập phân cho số thập phân.
*Bài tập 2
- HS làm bài cá nhân + Trao đổi nhóm đôi.
- Chia sẻ trước lớp.
+ Phần a bạn làm như thế nào để có kết quả 59,115?
+ Bạn hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính b?
=> Củng cố tính giá trị của biểu thức.
*Bài tập 3
- HS làm bài cá nhân + Trao đổi nhóm đôi.
- Chia sẻ trước lớp.
+ Để tính được năm 2008, số thóc thu được tăng thêm bao nhiêu phần trăm so với năm 2003 bạn làm như thế nào?
+ 0,53125 tấn là số thóc nào?
- GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số.
=> Củng cố giải toán về tỉ số phần trăm.
3. Vận dụng
- Lấy thêm ví dụ về tỉ số phần trăm về thực hành tính.
HS làm
 72 100 : 30 = 240
- HS nghe
- HS ghi vở
NDBT1- VBT trang 99
NDBT2 - VBT trang 99, 100
- Tôi thực hiện trong ngoặc trước rồi thực hiện phép chia.
NDBT3 - VBT trang 100
+ Tính tỉ số phần trăm của số thóc tăng thêm so với số thóc năm 2003.
+ HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Ngu Công xã Trịnh Tường
 Theo Trường Giang - Ngọc Minh
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng 
- Đọc thành tiếng.
+ Đọc đúng: ngoằn ngoèo, lúa nương, Phàn Phù Lìn, lúa nước, lúa lai, lặn lội
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ khâm phục trí sáng tạo, sự nhiệt tình làm việc của ông Phàn Phù Lìn.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Ngu Công, cao sản,...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Qua bài học phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS thi đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời câu hỏi:
+ Câu nói cuối của bài cụ Ún đã cho thấy cụ đã thay đổi cách nghĩ như thế nào 
+ Bài đọc giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét, kết luận
- GV giới thiệu bài:
+ Em biết gì về nhân vật Ngu Công trong truyện ngụ ngôn của Trung Quốc đã được học ở lớp 4?
- GV chiếu tranh minh họa bài đọc cho HS quan sát và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- GV giới thiệu: Ngu công là một nhân vật trong truyện ngụ ngôn của Trung Quốc. Ông tượng trưng cho ý chí dời non lấp bể và lòng kiên trì. ở Việt Nam cũng có một người được so sánh với ông. Người đó là ai ? Ông làm nghề gì để được ví như Ngu Công? Các em học bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
2. Khám phá
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- HS thảo luận nhóm ba đọc bài, tìm từ khó đọc, câu dài, cách ngắt nghỉ.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- Chia sẻ cách đọc từ khó, câu dài
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2
- Giải nghĩa từ
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3
- GV đọc toàn bài.
+ Toàn bài cô đọc với giọng như thế nào?
b)Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
+ Ông Lìn làm thế nào để đưa nước về thôn?
+) Rút ý 1:
- Cho HS đọc thầm đoạn 2:
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thé nào? 
+) Rút ý 2:
- Cho HS đọc thầm đoạn 3, trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi:
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+) Rút ý3:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng
- Cho 1-2 HS đọc lại
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong nhóm
- Thi đọc diễn cảm, tuyên dương
4. Vận dụng
+ Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ?
+ Chúng ta cần làm gì để bào vệ môi trường?
- Về tóm tắt lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS thi đọc và TLCH.
- HS nói theo hiểu biết của mình
- HS quan sát TLCH: Tranh vẽ một người đàn ông dân tộc đang dùng xẻng để khơi dòng nước. Bà con đang làm cỏ, cấy lúa cạnh đó.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh nêu nội dung
- 3 đoạn
+ Đ1: Khách đến xã Trịnh Tường ... trồng lúa.
+ Đ2: Con nước ... như trước nước.
+ Đ3: Muốn có.... thư khen ngợi 
-HS chia sẻ: 
- ngoằn ngoèo, lúa nương, Phàn Phù Lìn, lúa nước, lúa lai, lặn lội
- Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời/ được gần bốn cây số mương xuyên đồi /dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng 1 ha lúa nước để bà con tin.
- SGK
- Chia sẻ với bạn
- Giọng kể chuyện hào hứng thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tình thần quyết tâm chống đói nghèo, lac hậu của Phàn Phù Lìn.
- Tìm nguồn nước, đào mương dẫn nước từ 
+ Ý 1: Ông Lìn đào mương dẫn nước từ rừng về.
- Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn hịên tượng 
+ Ý 2: Tập quán canh tác và cuộc sống của người dân ở thôn Phìn Ngan thay đổi.
- Ông hướng dẫn cho bà con trồng cây Thảo quả.
- Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu 
+ Ý 3: Trồng cây thảo quả để bảo vệ nguồn nước.
- HS nêu (Như mục tiêu)
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
 Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một hét ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
- HS thi đọc.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
Hợp tác với những người xung quanh (Tiết 2)
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với mọi người xung quanh trong việc thực hiện sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng; Tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng ở trường ở nhà.
- Hợp tác với những người xung quanh trong các hoạt động giáo dục tài nguyên, 
môi trường biển, hải đảo; Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo 
vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo ở trường lớp và địa phương.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo ở trường, lớp, địa phương.
- Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.
- Bổ sung nội dung: Lập kế hoạch hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung.
2. Năng lực – phẩm chất
- Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 62
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 21
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Người mẹ của 51 đứa con
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Nghe, viết, trình bày đúng bài chính tả: Người mẹ của 51 đứa con.
- Làm đúng bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau.
 Rèn viết sạch đẹp, rõ ràng.
- Hiểu nội dung đoạn viết.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Hiểu nội dung bài viết
- Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK, vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS thi đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ. 
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn lần lượt lên đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ .
- Đội nào đặt câu đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá
Hướng dẫn HS nghe – viết
a) Tìm hiểu nội dung đoạn trích.
- Gọi HS đọc đoạn văn 
+ Đoạn văn nói về ai?
b) Viết từ khó
- HS thảo luận nhóm đôi tìm từ khó viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ trước lớp.
- Bạn hãy nêu cách trình bày bài? 
c) Viết bài:
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
d) Soát lỗi, chấm
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài tập :
- HS làm bài cá nhân + Trao đổi nhóm đôi.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng
- GV nhận xét kết luận bài làm đúng
+ Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau?
+ Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên?
- GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng thứ 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8 tiếng
3. Vận dụng
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- HS chơi trò chơi
- 2 HS đọc đoạn văn
- Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành. 
- HS đọc thầm bài và nêu từ khó: 
Lý Sơn, Quảng Ngãi, thức khuya, nuôi dưỡng...
- HS luyện viết từ khó.
- HS trả lời
- HS viết bài.
- HS soát bài.
Tiếng 
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
con
o
n
ra
a
tiền
iê
n
tuyến
u
yê
n
xa
a
xôi
ô
i
yêu
yê
u
bầm
â
m
yêu
yê
u
nước
ươ
c
cả
a
đôi
ô
i
mẹ
e
hiền
iê
n
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Dung dịch
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
 - Nêu được một số ví dụ về dung dịch .
- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất .
- Giáo dục học sinh biết ứng dụng bài học trong cuộc sống.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 17
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 7
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Sự biến đổi hoá học
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 22
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 8
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021
 TIẾNG ANH
Giáo viên chuyên ( 2 tiết )
TOÁN
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép tính với stp, đổi đơn vị đo lường và cách giải toán về tỉ số phần trăm.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- HS thực hiện được viết hỗn số thành STP, tìm đc thành phần chưa biết của phép tính với STP
- Giải đc các bài toán về tỉ số phần trăm.
2. Năng lực – Phẩm chất
- HS biết tự giải quyết vấn đề và sáng tạo khi làm việc nhóm.
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS làm bài: 
+ Tìm 7% của 70 000?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Luyện tập
*Bài tập 1: 
- HS làm bài cá nhân + Đổi vở kiểm tra nhau.
- Chia sẻ trước lớp.
+ Muốn chuyển một hỗn số thành số thập phân bạn làm như thế nào?
=> Củng cố chuyến hỗn số sang số thập phân.
*Bài tập 2: Tìm x
- HS làm bài cá nhân + Trao đổi nhóm đôi.
- Chia sẻ trước lớp.
+ Bạn làm thế nào ra kết quả 6,775?
+ Muốn tìm thừa số chưa biết bạn làm thế nào?
=> Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính.
*Bài tập 3:
- HS làm bài cá nhân + Thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Chia sẻ trước lớp.
+Muốn tìm số bộ quần áo bán lần thứ nhất bạn làm như thế nào?
- 438 bộ quần áo là gì?
=> Củng cố giải toán liên quan đến tỷ số phần trăm.
3. Vận dụng
- Nhắc HS về học kĩ lại các quy tắc chia có liên quan đến số thập phân.
NDBT1-VBT trang 101
- HS trả lời
NDBT2-VBT trang 101
- HS trả lời
- HS trả lời.
NDBT3-VBT trang 101
- HS trả lời.
- Là số bộ quần áo bán được sau cả 2 lần.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập về từ loại và cấu tạo từ
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Ôn tập và củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ, xác định được: từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong câu văn, đoạn văn..
2. Năng lực – Phẩm chất
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- GV giới thiệu bài
2. Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1
- HS làm bài cá nhân + Trao đổi nhóm 4 làm bài.
- Chia sẻ trước lớp
- Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào? 
- GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc.
=> Củng cố về từ đơn và từ phức. 
* Bài tập 2
- HS làm bài cá nhân + Trao đổi nhóm đôi làm bài.
- Chia sẻ trước lớp.
+Thế nào là từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm?
=> Củng cố về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa.
* Bài tập 3
- HS làm bài cá nhân + Trao đổi nhóm 4 làm bài.
- Chia sẻ trước lớp.
* Bài tập 4:
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc câu thành ngữ, tục ngữ vừa hoàn chỉnh.
=> Củng cố về từ trái nghĩa.
.3. Vận dụng
+ Qua bài học hôm nay các em đã được học kiến thức gì?
- GV củng cố lại kiến thức
- HS hát
NDBT1-VBT trang 119
*Lời giải :
 Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
Từ ở trong khổ thơ
Hai, bước, đi, trên, cát, á
h, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn,
Cha con, mặt trời, chắc nịch
rực rỡ, lênh khênh
Từ tìm thêm
VD: nhà, cây, hoa, 
VD: trái đất, hoa hồng, 
VD: đu đủ, lao xao, 
NDBT2-VBT trang 120
*Lời giải:
a) Đánh trong các từ ngữ phần a là một từ nhiều nghĩa.
b) Trong veo trong vắt, trong xanh là
những từ đồng nghĩa.
c) Đậu trong các từ phần c là những từ đồng âm với nhau.
NDBT3-VBT trang 120
*Lời giải:
a) - Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, 
 - Các từ đồng nghĩa với dâng là tặng, hiến, nộp, biếu, đưa, 
 - Các từ đồng nghĩa với êm đềm là êm ả, êm ái, 
b) - Không thể thay từ tinh ranh bằng từ .
NDBT4-VBT trang 120
*Lời giải:
Có mới nới cũ. / Xấu gỗ, tốt nước sơn. / Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
Ôn tập về viết đơn
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Biết điền đúng một lá đơn in sẵn.
- Viết được đơn xin học môn tự chọn đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
- GD tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp.
2. Năng lực – Phẩm chất
- HS có kĩ năng giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- HS hát khởi động
- GV giới thiệu bài
2. Luyện tập
*Bài tập 1
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trước lớp.
+ Một lá đơn gồm mấy phần?
+ Khi viết một lá đơn cần lưu ý điều gì?
- Mời một số HS đọc đơn.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 2
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài
- GV nhắc HS: Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục 
+ Đầu tiên ghi gì trên lá đơn?
+ Tên của đơn là gì?
+ Nơi nhận đơn viết như thế nào?
+ Nội dung đơn bao gồm nhưng mục nào?
- Cho HS viết đơn vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc lá đơn.
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
3. Vận dụng
- Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn.
- Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết.
NDBT1-VBT trang 121
- HS trả lời
- HS trả lời
NDBT2-VBT trang 121
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Đơn xin học môn tự chọn.
- Kính gửi: Thầy hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Môn,
- Nội dung đơn bao gồm:
+ Giới tiệu bản thân.
+ Trình bày lí do làm đơn.
+ Lời hứa. Lời cảm ơn.
+ Chữ kí của HS và phụ huynh.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Giúp HS biết nêu được mục đích, tác dung và một số cách “Vệ sinh phòng bệnh cho gà”.
- Biết liên hệ thực tế để nêu cách một số cách “Vệ sinh phòng bệnh cho gà”ở gia đình hoặc ở địa phương (nếu có)
- Biết vận dụng được những kiến thức đã học để “Vệ sinh phòng bệnh cho gà”, đem lại nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình và nhiều gia đình khác ở địa phương.
2. Năng lực – Phẩm chất
- HS có kĩ năng giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, VBT, SGV
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách giáo viên trang 73
*Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 25
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
MĨ THUẬT
Giáo viên chuyên
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2021
 TIẾNG ANH
Giáo viên chuyên ( 2 tiết )
TIN HỌC
Giáo viên chuyên
TOÁN
Giới thiệu về máy tính bỏ túi
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Giúp HS làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và tính phần trăm.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- HS thực hiện được các phép tính với stp sau đó biết sử dụng máy tính bỏ túi để thử lại.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.
- Yêu cầu HS tìm tỉ số phần trăm của 45 và 75.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Khám phá
2.1 Làm quen với máy tính bỏ túi:
- Cho HS quan sát máy tính bỏ túi.
- Máy tính bỏ túi giúp ta làm gì?
- Em thấy trên mặt máy tính có những gì?
- Em thấy ghi gì trên các phím?
- Cho HS ấn phím ON/ C và phím OFF và nói kết quả quan sát được.
GV nói: Chúng ta sẽ tìm hiểu dần về các phím khác.
2.2 Thực hiện các phép tính:
- GV ghi phép cộng lên bảng: 
25,3 + 7,09
- GV đọc cho HS ấn lần lượt các phím, đồng thời quan sát trên màn hình.
- Làm tương tự với 3 phép tính: trừ, nhân, chia.
3. Luyện tập
- HS làm cá nhân bài tập 1, 2, 3.
*Bài tập 1
+ Trao đổi nhóm đôi.
- Chia sẻ trước lớp cách tính và kiểm tra bằng máy tính.
=> Củng cố các phép tính với STP
*Bài tập 2 
- HS dùng máy tính chuyển phân số tình tỉ số phần trăm.
=> Củng cố cách dùng máy tính bỏ túi.
*Bài tập 3
- HS thao tác với máy tính thực hiện tính.
=> Củng cố cách dùng máy tính bỏ túi.
4. Vận dụng
- Về lấy thêm ví dụ thực hành dùng máy tính bỏ túi.
- 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.
- HS thực hiện bảng con, bảng lớp.
- HS nghe
- HS ghi bảng
- Giúp ta thực hiện các phép tính thường dùng như : + ; - ; x ; :
- Màn hình, các phím.
- HS trả lời.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
ND BT 1- VBT trang 102
ND BT 2- VBT trang 102
ND BT 3- VBT trang 102
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Ca dao về lao động sản xuất
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
+ Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn: lao động, nơi, công lênh, lấy công, biển lặng.
- Đọc trôi chảy từng bài ca dao, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài ca dao.
- Hiểu nội dung bài: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. 
 2. Năng lực – Phẩm chất
- HS biết giao tiếp, hợp tác nhóm khi học bài.
- Chăm học, hăng say trong học tập và nhiệt tình tham gia công việc chung . 
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức thi đọc tiếp nối từng đoạn bài Ngu Công xã Trịnh Tường và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Vì sao ông Lìn được gọi là Ngu Công ở xã Trịnh Tường?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu: Lao động sản xuất trên ruộng đồng vốn là một nghề rất vất vả.
Người ra thường nói: Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi. Các em cùng học các bài ca dao về lao động sản xuất để thấy được nỗi vất vả của người nông dân khi mang hạt gạo cho mọi người
2. Khám phá
a) Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- HS thảo luận nhóm ba đọc bài, tìm từ khó đọc, câu dài, cách ngắt nghỉ.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 
- Chia sẻ trước lớp từ khó đọc, cách ngắt nhịp thơ.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2 
- Giải nghĩa từ
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3 
- GV đọc toàn bài.
+ Toàn bài cô đọc với giọng như thế nào?
b)Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm 3 bài ca dao, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
+ Tìm những câu thơ khuyên nông dân chăm chỉ làm ăn?
+) Rút ý1:
- Cho HS đọc đoạn bài ca dao thứ 2, 3:
+ Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
+ Tìm những câu thơ thế hiện lòng quyết tâm trong lao động sản xuất?
+) Rút ý 2:
- Cho HS đọc 3 bài ca dao:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng
- Cho 1-2 HS đọc lại.
3. Luyện đọc diễn cảm
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng.
- Thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, tuyên dương
4. Vận dụng
- HS đọc bài thơ cho người thân nghe.
- 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến muôn phần.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến tấc vàng bấy nhiêu.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- mưa nắng, công lênh
- Ơn trời/ mưa nắng phải thì
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy/ còn trông nhiều bề
Trông cho /chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng/ mới yên tấm lòng
- SGK
- Giọng tâm tình nhẹ nhàng.
+ Nỗi vất vả: Cày đồng buổi trưa, Mồ hôi 
 Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề, 
+ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
 Ai ơi bưng bát 
Ý 1: Nỗi vất vả lo lắng của người nông dân.
+ Công lênh chẳng quản lâu đâu
 Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
+ Trông cho chân cứng đá mềm
 Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
 Ý 2: Tinh thần lạc quan của người nông dân.
- HS nêu (Như mục tiêu)
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc cho mỗi bài ca dao.
- HS luyện đọc diễn cảm.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ : thánh thót, dẻo thơm, đắng cay, bừa cạn, cày sâu, nước bạc, cơm vàng, tấc đất, tấc vàng, trông,...
- HS thi đọc.
- HS thi đọc thuộc lòng.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2021
THỂ DỤC
Đi đều vòng phải vòng trái. Trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
 - Ôn động tác đi đều vòng phải vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Giáo dục tinh thần đồng đội, chủ động, tích cực, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: sân trường
2. Phương tiện: Còi, kẻ sân và dụng cụ chơi trò chơi.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách giáo viên trang 98
*Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS tập luyện và chơi trò chơi
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải bài toán về tỉ số phần trăm
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Giúp học sinh củng cố lại cách sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải toán về tỉ số phần trăm.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
Rèn kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
Ôn tập các 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2021_2022_moi_nhat.doc