Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Tiết 23 Bài: MÙA THẢO QUẢ.

I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết

• Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

o Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong sách)

 Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương

II.Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

+ HS: Đọc bài, SGK.

 

docx 41 trang cuongth97 09/06/2022 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2021 - 2022
Tuần 12
Cách ngôn: Không thầy đố mày làm nên
NGÀY
MÔN
TIẾT CT
BÀI
Thứ Hai
22-11-2021
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
12
23
56
12
12
-Sinh hoạt dưới cờ
-Mùa thảo quả
-Nhân một STP với 10, 100, 1000
-Vượt qua tình thế hiểm nghèo
-Kính già - yêu trẻ (Tiết 1)
Thứ Ba
23-11-2021
L từ&câu 
Toán
Khoa học
Kể chuyện
23
57
23
12
-Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
-Luyện tập
-Sắt, gang, thép. Đồng và hợp kim của đồng .Nhôm
-Ôn kiến thức đã học (TLV)
Thứ Tư
24-11-2021
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Tập L văn
Kĩ thuật
24
58
/
12
12
-Hành trình của bầy ong
-Nhân một STP với một STP
-GV chuyên
-Cấu tạo bài văn tả người
-Cát, khâu, thêu tự chọn
Thứ Năm
25-11-2021
Chính tả
Toán
Khoa học
L từ & câu
NGLL
24
59
24
24
12
-Ôn kiến thức đã học (LTVC)
-Luyện tập
-Đá vôi.Gốm xây dựng: gạch, ngói.Xi măng
-Luyện tập về quan hệ từ
-Tổng kết tuần học tốt
Thứ Sáu
26-11-2021
Tập L văn
Mĩ Thuật
Toán
Địa lí
ATGT
24
/
60
12
12
-Luyện tập tả người 
-GV chuyên
-Luyện tập
-Công nghiệp
-Nhận xét, đánh giá, kết quả tuần qua
Ngày dạy: Thứ hai 22/11/2021
Môn:	 Tập đọc
Tiết 23	Bài:	MÙA THẢO QUẢ.
I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong sách)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.	
+ HS: Đọc bài, SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- Giáo viên rút ra từ khó.
- Rèn đọc: Đản Khao, lướt thướt, Chin San, sinh sôi, chon chót.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1.
+ Câu hỏi 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+ Ghi bảng từ ngữ gợi tả: hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc, có sức lan tỏa rất rộng, rất mạnh và xa
-Giáo viên chốt lại.
- Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Câu hỏi 2: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
• Giáo viên chốt lại.
- Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Câu hỏi 3: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có nét gì đẹp?
• GV chốt lại.
- Yêu cầu học sinh nêu ý 3.
- Luyện đọc đoạn 3.
- Ghi những từ ngữ nổi bật.
- Học sinh nêu Nội dung chính:
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
 Đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh kĩ thuật đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho học sinh đọc từng đoạn.
- Giáo viên nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố.
- Em có suy nghĩ gỉ khi đọc bài văn.
- Thi đua đọc diễn cảm.
- Rèn đọc thêm.
- Chuẩn bị: “Hành trình của bầy ong”
- Nhận xét tiết học
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
* Học sinh khá giỏi đọc cả bài.
* 3 học sinh nối tiếp đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1:Từ đầu ..nếp khăn
+ Đoạn 2:Từ thảo quả . không gian
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
* Luyện đọc theo cặp.
- Học sinh đọc thầm phần chú giải.
Hoạt động lớp.
- Học sinh đọc đoạn 1.
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi hương quyến rũ. Rải theo triền núi, đưa hương thơm ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm, cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
* Ý 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa.
- Đọc nhấn giọng từ ngữ: báo hiệu mùi thơm.
- Học sinh đọc đoạn 2.
+ Qua một năm, những hạt thảo quả mới gieo trên đất rừng đã cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ. Thoáng cái, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, lấn chiếm không gian.
* Ý 2: Sự sinh sôi phát triển mạnh của thảo quả.
- Học sinh lần lượt đọc.
- Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự mãnh liệt của thảo quả.
- Học sinh đọc đoạn 3.
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
Khi thảo quả chín, dưới đấy rừng bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
* Ý 3: Nét đẹp của rừng thảo quả khi quả chín.
- Học sinh lần lượt đọc – Nhấn mạnh những từ gợi tả vẻ đẹp của trái thảo quả.
- Học sinh thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét.
* Nội dung chính; Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh nêu cách ngắt nhấn giọng.
- Đoạn 1: Đọc chậm nhẹ nhàng, nhấn giọng diễn cảm từ gợi tả.
- Đoạn 2: Chú ý diễn tả rõ sự phát triển nhanh của cây thảo quả.
- Đoạn 3: Chú ý nhấn giọng từ tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau.
- 1, 2 học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc toàn bài.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 22/11/2021
Môn:	Toán
Tiết 56: 	Bài:	NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 10000
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;.......
Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
BT:1; 2
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Bảng phụ ghi quy tắc + phiếu bài tập
+ HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh biết nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
- Giáo viên nêu ví dụ _ Yêu cầu HS nêu ngay kết quả. 14,569 ´ 10
 2,495 ´ 100
 37,56 ´ 1000
-Yêu cầu HS nêu quy tắc 
- Giáo viên nhấn mạnh thao tác: chuyển dấu phẩy sang bên phải.
- Giáo viên chốt lại và dán ghi nhớ lên bảng.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên, củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
*Bài 1: Nhân nhẩm
Phương pháp giải
Muốn nhân một số thập phân với 10,100,1000,...... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba ... chữ số.
-GV giúp HS nhận dạng BT:
*Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm
10,4 dm 12,6 m 0,856 m 5,75 dm
Phương pháp giải
- Muốn đổi một số từ đơn vị dm sang đơn vị cm ta chỉ cần nhân số đó với 10.
- Muốn đổi một số từ đơn vị m sang đơn vị cm ta chỉ cần nhân số đó với 100.
- Vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo
+ GV nhận xét
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Chuẩn bị: “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm đôi.
-Học sinh ghi kết quả vào bảng con.
Học sinh nhận xét giải thích cách làm; kết luận chuyển dấu phẩy sang phải một chữ số).
Học sinh thực hiện.
 	Lưu ý:	37,56 ´ 1000 = 37560
Học sinh lần lượt nêu quy tắc.
Học sinh tự nêu kết luận như SGK.
Lần lượt học sinh lặp lại. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
+ Phiếu bài tập cá nhân
+ Nhận phiếu làm nêu kết quả
*Học sinh đọc đề.
a) 1,4 × 10 = 14 
 2,1 × 100 = 210
 b) 9,63 × 10 = 96,3
 25,08 × 100 = 2508
 7,2 × 1000 = 7200
 5,32 × 1000 = 5320
 c) 5,328 × 10 = 53,28
 4,061 × 100 = 406,1
 0,894 × 1000 = 894
+ Trao đổi nhóm bàn
+ Trao đổi nhóm bàn nêu kết quả
*Học sinh đọc đề.
HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, rồi dịch chuyển dấu phẩy.
 10,4dm = 140cm
 12,6m = 1260cm
 0,856m = 85,6cm
 5,75dm = 57,5cm
Hoạt động lớp, cá nhân.
Dãy A cho đề dãy B trả lời và ngược lại.
Lớp nhận xét. 
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 22/11/2021
 Môn:	 Lịch sử
Tiết 12:	Bài:	VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: "giặc đói", "giặc dốt", giặc ngoại xâm".
Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại "giặc đói", "giặc dốt" quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất , phong trào xóa nạn mù chữ,..
Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Ảnh tư liệu trong SGK, ảnh tư liệu về phong trào “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”. Tư liệu về lời kêu gọi, thư của Bác Hồ gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói, chống nạn thất học.
+ HS: Chuẩn bị tư liệu phục vụ bài học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
v	Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta gặp những khó khăn gì? 
Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì?
- Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
* Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám
* Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng 8, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?
* Cảm nghĩ của em về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên là:
v	Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- Nhận xét tình hình đất nước qua ảnh tư liệu.
 Giáo viên chia lớp thành nhóm ® phát ảnh tư liệu 
* Theo em, những sự việc trên nói lên truyền thống gì của nhân dân ta?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
® Rút ra ghi nhớ.
Ghi nhớ: Trong tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc:, chính quyền cách mạng non trẻ đã vượt qua hiểm nghèo, từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Nêu một số câu của Bác Hồ nói về việc cần kíp “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”.
- Chuẩn bị: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”.
- Nhận xét tiết học
Họat động lớp.
-Học sinh nêu.
*Chiến đấu chống “Giặc đói và giặc dốt”.
* Vì: Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau và chống phá cách mạng. Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng không thể cày cấy được. Nạn đói cuối năm 1 năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người. Hơn 90% đồng bào ta không biết chữ. Nước ta ở trong tình thế "nghìn cân treo sợi tóc".
* Bác Hồ luôn luôn yêu thương, lo lắng, hi sinh vì nhân dân. Bác kêu gọi nhân dân quyên góp cho dân nghèo thì cũng tự mình gương mẫu, không quản khó khăn.
Hoạt động nhóm 4
- Chia nhóm – Thảo luận.
* Những sự việc trên nói lên truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đó là truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau.
 Hoạt động lớp.
-Học sinh nêu.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 22/11/2021
Môn:	 Đạo đức
Tiết 12: 	Bài:	KÍNH GIÀ – YÊU TRẺ (Tiết 1)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương và thương nhịn em nhỏ
Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự nhận thức; xác định giá trị.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II.Đồ dùng dạy học:
GV + HS: - Đồ dùng để chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
Hoạt động 1: Đóng vai theo nội dung truyện “Sau đêm mưa”.
Đọc truyện “Sau đêm mưa”.
Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm theo nội dung truyện.
-Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Thảo luận nội dung truyện.
+ Các bạn nhỏ trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn nhỏ?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn nhỏ?
®Kết luận: Cần tôn trọng, giúp đỡ người già, em nhỏ những việc phù hợp với khả năng.
Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
Các bạn trong câu chuyện là những người có tấm lòng nhân hậu. Việc làm của các bạn mang lại niềm vui cho bà cụ, em nhỏ và cho chính bản thân các bạn.
Hoạt động 3: Làm bài tập 1.
* Mời học sinh trình bày ý kiến theo cá nhân mình.
* Kết luận:
®Hành vi d: Chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương chăm sóc em nhỏ.
®Hành vi a, b, c: Là những hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
- Chuẩn bị: Tìm hiểu các phong tục, tập quán của dân tộc ta thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động nhóm 6.
Nhóm thảo luận phân công vai và chuẩn bị vai theo nội dung truyện.
Các nhóm lên đóng vai.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện trình bày.
+ Nhường đường cho bà cụ và đỡ bà và em bé đi đường khỏi đoạn nước mưa.
+ Bởi vì các bạn đã giúp bà cụ đỡ em nhỏ và qua đoạn đường mưa trơn trượt
+ Đó là hành động cực kì tốt đẹp khi các bạn biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ biết bao đời nay: kính già, yêu trẻ.
Lớp nhận xét, bổ sung.
* Đọc ghi nhớ (2 học sinh).
Hoạt động cá nhân.
Vài em trình bày cách giải quyết.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đọc ghi nhớ.
+ Học sinh phát biểu ý kiến
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 23/11/2021
Môn:	 Luyện từ và câu
Tiết 23 	Bài:	MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Hiểu được nghĩa một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1
Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu BT3
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, văn học và ngôn ngữ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép: BVMT
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Giấy khổ to – Từ điển Tiếng Việt, bảng phụ.
+ HS: Chuẩn bị nội dung bài học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Rèn HS mở rộng một số từ thuộc chủ điểm BVMT. Luyện tập một số kỹ năng giải nghĩa một số từ ngữ nói về môi trường, từ đồng nghĩa.
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
* Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới:
 Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
a) Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên
b) Mỗi từ ở cột A dưới đây ứng với nghĩa nào ở cột B
A
B
Sinh vật
Quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh
Sinh thái
Tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết.
Hình thái
Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.
BVMT:Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì điều gì sẽ xảy ra? 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết dùng từ đặt câu.
* Bài 3:Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó
+ Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Có thể chọn từ giữ gìn.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
- Thi đua 2 dãy.
Tìm từ thuộc chủ đề: Bảo vệ môi trường 
- Chuẩn bị: “Luyện tập quan hệ từ”
- Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm đôi.
- Cả lớp đọc thầm. trao đổi từng cặp
a) Phân biệt nghĩa các cụm từ:
- Khu dân cư: Khu vực dành cho dân ở.
- Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
- Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và quan thiên nhiên được bảo vệ giữ gìn, lâu dài.
- Đại diện nhóm nêu.
- Cả lớp nhận xét.
BVMT:Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì đất xói mòn và khô cằn, loài vật sẽ thưa dần. Nên chúng ta cần ra sức bảo vệ để thiên nhiên trở thành một môi trường xanh- sạch- đẹp.
Hoạt động cá nhân
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
+ Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
Hoặc:
+Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp.
- Cả lớp nhận xét.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 23/11/2021
Môn:	 Toán
Tiết 57: 	Bài:	LUYỆN TẬP
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
 Nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;.......
Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
Giải bài toán có ba bước tính. 
BT (bài 1a; 2a;b; 3)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm học, Tự tin, trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
 Câu 1a: Tính nhẩm	
- Nhắc lại cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000.
Phương pháp giải
Muốn nhân một số thập phân với 10,100,1000,...ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,...chữ số.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên là số tròn chục.
 Câu 2a,b: 
Phương pháp giải
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
• Giáo viên chốt lại: Lưu ý học sinh ở thừa số thứ hai có chữ số 0 tận cùng.
 Câu 3: 
Phương pháp giải
- Tính quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu = số km đi được trong mỗi giờ đầu × 3 
- Tính quãng đường người đó đi được trong 4 giờ sau = số km đi được trong mỗi giờ sau × 4.
- Quãng đường người đó đã đi = quãng đường đi được trong 3 giờ đầu + quãng đường đi được trong 4 giờ sau.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, phân đề – nêu cách giải.
• Giáo viên chốt lại.
 3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị: “Nhân một số thập với một số thập phân”
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động cá nhân.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
a)
1,48 × 10 = 14,8
5,12 × 100 = 512 
2,571 × 1000 = 2571
15,5 × 10 = 155 
0,9 × 100 = 90 
0,1 × 1000 = 100
- Lớp nhận xét.
Trao đổi cặp đôi	
+ Cùng bàn trao đổi nêu kết quả
- Học sinh đặt tính, sửa bài.
- Hạ số 0 ở tận cùng thừa số thứ hai xuống sau khi nhân.
×
×
a) 7,69 b) 12,6 
 50 800
 384,50 10080,0
Thảo luận nhóm 4
+ NhómThảo luận trình bày trước lớp
- Học sinh đọc đề – Phân tích – Tóm tắt.
 1 giờ : 10,8 km
 3 giờ : ? km
 1 giờ : 9,52 km ?km
 4 giờ : ?km
Bài giải:
 Trong 3 giờ đầu người đó đi được là:
 10,8 × 3 = 32,4 (km) 
Trong 4 giờ tiếp theo người đó đi được là:
 9,52 × 4 = 38,08 (km) 
 Số ki-lô-mét người đó đi được là: 
 38,08 + 32,4 = 70,48 (km) 
Đáp số: 70,48 km
Hoạt động cá nhân.
- Học sinh nhắc lại (3 em)
- Thi đua tính: 140 × 0,25
	 270 × 0,075	
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 23/11/2021
Môn:	Khoa học:
Tiết 23: 	Bài:	SẮT, GANG, THÉP.
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nhận biết một số tính chất của nhôm.
Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và cách bảo quản chúng.
Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép: BVMT: Nêu được nhôm là những nguyên liệu quý và có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: - Hình minh họa SGK 
- Phiếu thảo luận 
- Một số dụng cụ làm từ nhôm. 
- Thông tin và hình trang 48, 49 SGK 
2. Học sinh: - SGK - Vở ghi bài học. 
	- Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động khởi động:- Thi tìm những đồ dụng làm bằng nhôm
Giới thiệu: GV cho HS xem vật mẫu làm nhôm vào bài- ghi đề.
2. Hình thành kiến thức mới:
HĐ 1: Kể những đồ vật làm bằng nhôm. 
* Mục tiêu: HS kể được một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Tổ chức làm việc theo nhóm: Kể tên một số đồ dùng được làm bằng nhôm.
- GV kết luận, cho HS xem vật thật.
HĐ 2: Tính chất của nhôm
* Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
- Tổ chức làm việc theo nhóm: Quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng làm từ nhôm mô tả màu sắc, độ sàng, tính cứng, tính dẻo.
- GV thống nhất, kết luận.
HĐ 3: Cách bảo quản đồ dùng làm bằng nhôm
* Mục tiêu: HS nêu được một số tính chất của nhôm, cách bảo quản.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp theo mẫu:
Nhôm
Nguồn gốc
 .. 
Tính chất
 .. 
+ Nêu cách bảo quản?
- GV kết luận. - Mời HS đọc mục Bạn cần biết
4. Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố:
+ Tính chất của nhôm?
+ Công dụng của nhôm?
+ Cách bảo quản vật dụng làm từ nhôm 
- Nhận xét chung tiết học.
- Hướng dẫn về nhà: Đá vôi.
-HS kể
 HS nhắc lại đề 
- HS làm việc theo nhóm
- Từng đại diện trình bày
- Lớp nhận xét
- Lớp theo dõi
- HS quan sát
- HS trao đổi
- Đại diện trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
- HS trao đổi
- HS trình bày
- lớp nhận xét, bổ sung
- Một số HS nhắc lại
- Một số HS đọc
- HS trình bày
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 23/11/2021
 Môn: Kể chuyện
Tiết 12: Bài: ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC (TLV)
 *ÔN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Cấu tạo của bài văn tả cảnh: (Các em đọc lại ghi nhớ trang 12)
Lập dàn ý cho bài văn tả cơn mưa
Từ dàn ý đã lập em viết đoạn văn tả cơn mưa
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép: BVMT
II.Đồ dùng dạy học:
+
+
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh: (Các em đọc lại ghi nhớ trang 12)
- Lập dàn ý cho bài văn tả cơn mưa
- Từ dàn ý đã lập em viết đoạn văn tả cơn mưa
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
Hoạt động 2: VD: Dàn ý tả một cơn mưa 
I. Mở bài
+ Giới thiệu cơn mưa.
+ Cơn mưa diễn ra ở đâu? (Ở xóm em; ở trường em; ở ngoại ô thành phố; ở quê nội; ở quê ngoại ).
+ Diễn ra vào thời gian nào? (Sáng sớm; xế trưa; xế chiều...).
+ Cơn mưa đến như thế nào? (Rất nhanh; bất chợt....).
II. Thân bài
a. Tả cảnh trước khi mưa (Chuyển mưa)
+ Bầu trời thế nào?
+ Mây (Từ đâu kéo về ùn ùn, xám xịt đen kín cả bầu trời; từng đám nhỏ kết thành mảng lớn che kín cả bầu trời ).
+ Gió (Thổi ào ào, mỗi lúc một mạnh, bụi tung mù mịt cả con đường, trên cao cành cây nghiêng ngả, lá bay rơi rụng lả tả khắp mặt đường).
+ Cảnh đường phố...
+ Nhộn nhịp hẳn lên, không khí khẩn trương, vội vã. Mọi người và xe cộ vội vàng, chen lấn để tránh cơn mưa sắp đến. Tiếng còi xe “pin, pin”, tiếng gọi nhau í ới 
b. Tả cảnh trời mưa
+ Mưa bắt đầu rơi, vài giọt mưa lắc rắc, mưa nặng hạt dần, rơi lộp bộp trên mái nhà. Giọt ngả, giọt xiên, lao xuống, xiên xuống, tạo thành một làn sương dày đặc, trắng xóa Mưa càng ngày càng lớn dần, xối xả như trời có bao nhiêu nước trút hết xuống. Không khí mát lạnh 
+ Mọi người và xe cộ dừng hẳn lại, núp vào hai bên đường dưới mái hiên nhà. Đường phố vắng tanh, lâu lâu có vài chiếc ô tô hoặc xe máy chạy vụt qua thật nhanh làm nước văng tung toé 
BVMT:Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường như thế nào là đúng theo luật bảo vệ môi trường?
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Nhận xét, giáo dục (bảo vệ môi trường).
- Chuẩn bị: 
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc đề bài.
Học sinh phân tích đề bài, gạch chân các từ trọng tâm.
Cả lớp nhận xét.
+ HS thực hành viết dàn ý tả cơn mưa
+ HS nêu bài viết của mình
+ Lớp nhận xét
BVMT:Giữ gìn không tàn phá, trồng cây gây rừng, khai thác sử dụng hợp lý, khắc phục sự ô nhiễm.
-Thảo luận nhóm đôi.
Nhận xét, bổ sung.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ tư 23/11/2021
Môn:	Tập đọc
Tiết 24:	 Bài:	HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc hai khổ thơ cuối bài)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Bức tranh vẽ cảnh bầy ong đang tìm hoa – hút mật.
+ HS: SGK, đọc bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
Giáo viên rút từ khó: hoa ban; sóng tràn; rong ruổi
Giáo viên đọc mẫu.
Yêu cầu học sinh chia đoạn.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn Tìm hiểu bài.
• Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+ Câu hỏi 1: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
Giáo viên chốt: tranh vẽ phóng to.
• Ghi bảng: hành trình.
* Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1.
• Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Câu hỏi 2: Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt.
• Giáo viên chốt:
+ Câu hỏi 3: Em hiểu nghĩa câu thơ: “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thến nào?
* Yêu cầu học sinh nếu ý 2.
 Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Câu hỏi 4: Qua hai câu thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì về công việc của loài ong?
Giáo viên chốt lại.
- Cho thảo luận nhóm 4 rút ra nội dung bài.
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
Rèn học sinh đọc diễn cảm.
• Rèn đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc mẫu.
Cho học sinh đọc từng khổ.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Học bài này rút ra điều gì.
Học thuộc 2 khổ đầu.
Chuẩn bị: “Vườn chim”.
Nhận xét tiết học
Hoạt động lớp, nhóm.
* 1 học sinh khá đọc.
* Cả lớp đọc thầm.
* Đọc nối tiếp các khổ thơ.
Bài chia 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Khổ thơ 1.
+ Đoạn 2: Khổ thơ 2.
+ Đoạn 3: Khổ thơ 3&4.
* Luyện đọc theo cặp
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh đọc đoạn 1.
+ Đôi cánh của loài ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa.
Bầy ong bay đến trọn đời và thời gian là vô tận.
* Ý 1: Hành trình vô tận của bầy ong
Học sinh lần lượt đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Bầy ong tìm hoa nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi có ha chuối, hoa ban. Tìm nơi bờ biển sóng tràn có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa. Ong còn tìm mật nơi quần đảo khơi xa có loài hoa nở như là không tên
+ Bầy ong chăm chỉ, siêng năng, bay khắp nơi tìm mật. Bất cứ nơi đâu mà bầy ong bay đến cũng tìm được mật hoa, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
* Ý 2: Những nơi bầy ong đến tìm hoa hút mật.
Học sinh đọc diễn cảm.
 Học sinh đọc đoạn 3.
+ Nhà thơ muốn ca ngợi bầy ong; bầy ong đã giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn, ong chắt được mật từ trong những cánh hoa ấy, đem lại cho con người mật ngọt. Những giọt mật tinh túy ấy như giữ lại những mùa hoa đã tàn phai giúp ích cho đời.
Nội dung: Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong:cần cù làm việc để góp ích cho đời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Cả tổ cử 1 đại diện chọn đoạn thơ em thích thi đọc.
Giọng đọc nhẹ nhành trìu mến, ngưỡng mộ, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm nhịp thơ chậm rãi, dàn trải, tha thiết.
HS đọc diễn cảm khổ 2, cả bài.
- HS tự nêu theo ý mình
Thi đọc diễn cảm 2 khổ đầu.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ tư 24/11/2021
Môn:	Toán
Tiết 58:	Bài:	NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nhân một số thập phân với một số thập phân.
Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán 
BT: (1a,c; 2)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Bảng hình thành ghi nhớ, phấn màu. 
+ HS: Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm được quy tắc nhân một STP với một STP.
2. Hoạt động cơ bản:
 Bài 1: Nêu ví dụ: Cái sân hình chữ nhật có chiều dài 6,4 m, chiều rộng là 4,8 m. Tính diện tích cái sân?
• Có thể tính số đo chiều dài và chiều rộng bằng dm.
• Giáo viên nêu ví dụ 2.
	4,75 ´ 1,3
• Giáo viên chốt lại:
+ Nhân như nhân số tự nhiên.
+ Đếm phần thập phân cả 2 thừa số.
+ Dùng dấu phẩy tách ở phần tích chung.
+ Dán lên bảng ghi nhớ, gạch dưới 3 từ.
3. Hoạt động ứng dụng thực hành: Hướng dẫn học sinh bước đầu nắm được quy tắc nhân 2 số thập p

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2021_2022_nguyen_tan_tri.docx