Giáo án Lớp 5 - Tuần 1, Thứ 3 - Trường TH Số 3 Phước Thuận

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1, Thứ 3 - Trường TH Số 3 Phước Thuận

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 TỪ ĐỒNG NGHĨA

I/ Mục tiêu :

 - Kiến thức : Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn .

 - Kỹ năng : Vận dụng những kiến thức đã biết , đã có làm đúng bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa , đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa .

 - Thái độ : Cẩn thận khi dùng từ , đặt câu , viết n nói dùng từ đúng văn cảnh .

II/ Đồ dùng dạy học

- GV : Bảng viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1 a và 1 b . Một số tờ giấy A4 để HS làm BT

- Hs : SGK , xem trước bài

 

doc 12 trang cuongth97 04/06/2022 3050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1, Thứ 3 - Trường TH Số 3 Phước Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Thứ 3 , ngày 25 / 08 / 2006 Chinh tả ( Nghe – viết) 
 VIỆT NAM THÂN YÊU 
I/ Mục tiêu : 
 - Kiến thức : Nghe viết đúng trình bày đúng chính tả bài : Việt Nam thân yêu .
 - Kỹ năng : làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng / ngh / g / gh / c / k 
 - Thái độ : có thái độ cẩn thận khi viết những từ bắt đầu bằng : ng / ngh / g / gh / c / k
II/ Đồ dùng dạy học 
 -GV :Bút dạ và 3-4 tỏ phiếu khổ to viết từ ngữ , câu có tiếng cần điền và ô trống ở bài tập 2,3,4 
- HS : SGK , xem trước bài . 
III / Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 
Tg
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
1/ Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra vở HS , bảng con . 
 2) Dạy học bài mới : 
 a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS nghe -viết :
« Tìm hiểu nội dung bài thơ :
- GV đọc bài chính tả trong SGK một lượt . 
+ Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp ?
« Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó , dễ lẫn khi viết chính tả 
- GV yêu cầu HS đọc , viết các từ ngữ vừa tìm được 
-GV chú ý cách trình bày thể thơ lục bát .
« Viết chính tả :
- Lưu ý HS cách ngồi viết đúng tư thế .
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết theo tốc độ viết quy định viết ở lớp 5 . 
« Soát lỗi và chấm bài : 
- GV đọc toàn bộ bài thơ cho HS soát lỗi 
- GV chấm chữa 7- 10 bài . 
- GV nhận xét bài viết của HS .
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : 
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu đề bài 
-GV chú ý cách làm để HS khỏi nhầm lẫn 
- GV dán 3 tờ phiếu khổ to ghi từ ngữ , cụm từ có có tiếng cần điền , mời 3 HS lên bảng thi trình bày đúng , nhanh kết quả làm bài 
- Một vài HS nối tiếp nhau đọc bài văn đã hoàn chỉnh .
- Bài tập 3 : 
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng , mời 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh . Sau đó từng em đọc kết quả . 
- Cả lớp và GV chốt lại lời giải đúng .
- GV cất bảng , mời 2/ 3 HS nhắc lại quy tắc đã học thuộc 
3/ Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học , biểu dương những em học tốt 
- yêu cầu HS viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai , ghi nhớ quy tắc viết chính tả với : ng / ngh / g / gh / c / k .
- Chuẩn bị bài sau : (Nghe viết) Lương Trọng Quyến 
Để đồ dùng học tập ra bàn 
Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học 
- HS theo dõi 
-Biển lúa mênh mông , dập dờn cánh cò bay , dãy núi Trường Sơn cao ngất , mây mờ bao phủ 
- Mênh mông , dập dờn , Trường Sơn , biển lúa , nhuộm bùn . 
-3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào vở nháp .
-Trình bày dòng 6 chữ lùi vào 1 ô so với lề , dòng 8 chữ viết sát lề .
- HS nghe đọc và viết bài 
- HS soát lại bài , tự phát hiện và sửa lỗi .
( HS dùng bút chì ,đổi vở nhau soát lỗi chưã bài , ghi số lỗi ra lề )
-HS nêu yêu cầu đề bài tập .
- Chú ý : Ô trống số 1 à bắt đầu : ng / ngh 
 2 à .g / gh .
 3 à .c / k 
- Mỗi HS làm bài tập vào vở .
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng : ngày , ghi , ngát , ngữ , nghỉ , gái , có ,ngày , của , kết , của , kiên , kỉ .
- HS đọc bài tập 
- HS tự làm bài tập vào vở bài tập .
- VD âm đầu “cờ” đứng trước i,ê , e viết là k ; đứng trước các âm còn lại viết là : c
- Hai hoặc ba HS nhìn bảng nhắc lại quy tắc viết : ng / ngh / g / gh / c / k
- HS đọc nhẩm học thuộc quy tắc . 
- HS theo dõi 
- Ghi nhớ và về nhà viết lại từ đã viết sai 
- HS nghe và học thuộc phần ghi nhớ
«/ Rút kinh nghiệm :
 .
 .
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I/ Mục tiêu : 
 - Kiến thức : Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn . 
 - Kỹ năng : Vận dụng những kiến thức đã biết , đã có làm đúng bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa , đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa .
 - Thái độ : Cẩn thận khi dùng từ , đặt câu , viết n nói dùng từ đúng văn cảnh . 
II/ Đồ dùng dạy học 
GV : Bảng viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1 a và 1 b . Một số tờ giấy A4 để HS làm BT
Hs : SGK , xem trước bài 
III / Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 
Tg
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra vở sách HS 
2) Dạy học bài mới : 
 a) Giới thiệu bài :
-GV nêu MĐ , Y C của giờ học 
- GV giúp HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa , từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn .
- Biết vận dụng những kiến thức đã có để làm bài tập .
b) Phần nhận xét : 
Bài 1 : GV gọi 1 HS đọc trước lớp yêu cầu bài tập 1 
-Gọi 1 HS đọc từ in đậm được thầy / cô viết sẵn trên bảng lớp .
+ a) xây dựng – kiến thiết 
+b) vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm .
- GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa 
-GV chốt lại 
Bài 2 : 
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập . 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp .
- Gọi HS phát biểu ý kiến trước lớp 
- GV chốt lại lời giải đúng .
+ xây dựng và kiến thiết có thể thay thế lẫn nhau : vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn 
+ vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm không thể thay thế lẫn nhau : Vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau .
c) Phần ghi nhớ :
 - Thế nào là từ đồng nghĩa , từ đồng nghĩa hoàn toàn , không hoàn toàn ? 
- Gọi 2/3 HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ trong SGK ( hoặc trên bảng phụ ) . 
- GV yêu cầu HS đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ . 
d) Phần luyện tập :
 Bài tập 1:
- Một HS đọc trước lớp yêu cầu của bài tập .
- GV mời 1 HS đọc những từ in đậm có trong đoạn văn : nước nhà –hoàn cầu – non sông – năm châu . 
- GV nhận xét .
Bài tập 2:
-Một HS đọc trước lớp yêu cầu của bài tập 
- GV phát giấy A4 cho 3-4 HS , khuyến khích HS tìm từ đông nghĩa với mỗi từ đã cho .
- GV giữ lại phiếu tìm nhiều từ đồng nghĩa với mỗi từ đã cho 
- GV bổ sung ý kiến HS .
Bài tập 3 :
- GV cho HS làm vào vở bài tập .
Đặt câu : Đặt 2 câu , mỗi câu chứa một từ trong cặp từ đồng nghĩa . Nếu em nào đặt 1 câu có chứa đồng thời 2 từ đồng nghĩa thì đáng khen : VD Cô bé rất xinh , ôm trong tay một con búp bê rất đẹp .
- GV nhận xét và chữa bài cho HS 
3/ Củng cố dặn dò : 
- Gọi HS nhắc lại kiến thức phần ghi nhớ 
- GV nhận xét tiết học , biểu dương những em học tốt 
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ trong bài . 
- HS trình bày đồ dùng để GV kiểm tra 
Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học 
1 HS đọc thành tiếng , các HS khác suy nghĩ tìm hiểu nghĩa của từ rồi so sánh .
-Cả lớp theo dõi SGK 
- HS : Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Hai HS ngồi cùng bàn hợp thành một cặp 
- 2 HS tiếp nối nhau phát biểu từng đoạn , cả lớp nhận xét 
- HS theo dõi 
-Cả lớp đọc thầm lại 
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời 
- Hai HS đọc thành tiếng nối tiếp .
- Cả lớp suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- HS làm theo cặp .
- Một HS lên bảng làm , HS còn lại theo dõi và nhận xét bài làm của bạn 
+ nước nhà – non sông 
+ hoàn cầu –năm châu 
- HS làm việc theo nhóm 
- Từng nhóm đọc kết quả làm bài 
+ VD 
 đẹp : đẹp đẽ , đèm đẹp , xinh xinh 
Học tập : học , học hành .. 
- HS làm vào vở . 
 - HS đọc bài làm của mình 
VD : Bé Nga rất xinh xắn với chiếc nơ hồng xinh xinh trên đầu . 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ 
- HS chú ý ghi nhớ 
 « / Rút kinh nghiệm :
 .
 .
Toán (tiết 2) : ÔN TẬP : TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA HAI PHÂN SỐ 
I/ Mục tiêu :
 - Kiến thức : Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản của phân số .
 - Kỹ năng :HS biết áp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và qui đồng mẫu số các phân số .
 -Thái độ : Biết áp dụng kiến thức về phân số vào thực tế .
II/ Đồ dùng dạy học 
GV : Các hình vẽ như trong SGK vẽ vào giấy to hoặc bảng phụ .Phiếu bài tập ( BT 2)
Hs : SGK , xem trước bài 
III / Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 
Tg
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
1/ Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 2 học sinh lên bảng làm BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước 
2) Dạy học bài mới : 
 a) Giới thiệu bài :Tiết học này các em sẽ cùng nhớ lại tính chất cơ bản của phân số , sau đó áp dụng tính chất này để rút gọn và qui đồng mẫu số các phân số .
b/ Hướng dẫn ôn tập tính chất cơ bản của phân số 
- GV viết lên bảng : Viết số thích hợp vào ô trống 
 5 5 x ¨ ¨
 6 6 x ¨ ¨
GV : Khi nhân cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên khác không ta được gì ?
- Tương tự : Khi chia cả tử số và mẫu số cho cùng một số tự nhiên khác không ta được gì ?
c / Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số «)Rút gọn phân số :
GV hỏi : Thế nào là rút gọn phân số .
GV viết phân số lên bảng và yêu cầu HS cả lớp rút gọn phân số trên .
- GV nêu khi rút gọn ta chúi ý điều gì ? 
+ Để rút gọn nhanh nhất ta tìm số lớn nhất mà cả tử số và mẫu số đều chia hết cho số đó . 
«) Quy đồng mẫu số các phân số :
GV hỏi : Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số . 
-GV viết các phân số : và lên
bảng và yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số trên .
-GV viết tiếp các phân số và , yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số trên .
- GV hỏi : Cách quy đồng mẫu số của hai VD trên có gì khác nhau ? 
-GV nêu : Khi tìm MSC không nhất thiết 
các em phải tìm tích của các mẫu số , nên chọn MSC là số nhỏ nhất cuàng chia hết cho các mẫu số .
d) Luyện tập thực hành : 
Bài 1 : Rút gọn các phân số sau 
 ; ; 
Bài 2 : Quy đồng mẫu số 
 và Chọn 3 x 8 = 24 là MSC 
 và Ta nhận thấy 12 :4 = 3 Chọn 12 là MSC 
3/ Củng cố dặn dò 
GV hỏi lại cách quy đồng mẫu số . Dặn cho học sinh về nhà làm BT 3 
-GV nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng làm bài . HS dưới theo dõi và nhận xét .
- Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học 
5 5 x 4 20 
6 6 x 4 24
- Khi nhân cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên khác không ta được một phân số bằng phân số đã cho .
- Khi chia cả tử số và mẫu số cho cùng một số tự nhiên khác không ta được một phân số bằng phân số đã cho .
- HS : Rút gọn phân số là tìm một phân số bằng phân số đã cho nhưng có tử số và mẫu só bé hơn .
- 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào giấy nháp .
 VD làm bài :
 = = = = 
- HS : Là ta làm cho các phân số đã cho có cùng mẫu số nhưng vẫn bằng các phân số ban đầu . 
- Hai HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào giấy nháp .
+ Chọn MSC : 5x 7 = 35 
* = = 
* = = 
- Vì 10 :2 =5 . Ta chọn MSC là 10 , ta có . = = giữ nguyên 
- VD1 MSC là tích mẫu số của hai phân số
-VD2 MSC là mẫu số của một trong hai phân số .
 -Hai HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
Hai HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào giấy nháp .
-HS nhận xét .
- = = giữu nguyên 
- HS nêu lại ghi nhớ .
- HS chuẩn bị bài sau ôn tập so sánh hai phân số 
Kể chuyện : LÝ TỰ TRỌNG 
I/ Mục tiêu : 
 - Kiến thức : hiểu được câu chuyện : Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước dũng cảm bảo vệ đồng chí , hiên ngang , bất khuất trước kẻ thù .
 - Kỹ năng : Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ , HS biết thuyết minh mỗi tranh bằng 
 1-2 câu ; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện , biết kết hợp lời kể với điệu bộ , cử chỉ 
 - Thái độ : Yêu Lý Tự Trọng và noi gương những người như anh . 
II/ Đồ dùng dạy học 
GV : tranh minh hoạ ; bảng sẵn viết lời thuyết minh cho 4 tranh .
Hs : SGK , xem trước bài 
III / Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 
Tg
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sách , vở đồ dùng học tập môn kể chuyện . 
2) Dạy học bài mới : 
 a) Giới thiệu bài :
- GV nêu MĐ , Y C của giờ học 
 b) Giáo viên kể chuyện : ( 2 / 3 lần ) 
- Giọng kể chậm ở đoạn 1 và đầu đoạn 2 
- Giọng kể khâm phục ở đoạn 3 
- GV kể lần 1 
- GV viết lên bảng các nhân vật trong truyện ( Lý Tự trọng , tên đội Tây , mật thám Lơ grăng , luật sư ) 
- GV giúp HS giải nghĩa một số từ khó được chú giải trong truyện . có thể vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ .
- GV kể lần 2 . vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng 
c) Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : 
 a) Bài tập 1 :
-1 HS đọc yêu cầu của bài .
- GV dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ , các em hãy tìm cho mỗi tranh 1- 2 câu thuyết minh .
- Cả lớp và GV nhận xét . GV treo bảng phụ có lời thuyết minh 
- Yêu cầu 1 HS đọc lại lời thuyết minh 
Bài tập 2 -3 
- Một HS đọc yêu cầu bài tập 2-3 
- GV nhắc HS 
+ Chỉ cần kể đúng cốt truyện 
+ Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung 
- KC theo nhóm 
+ Kể từng đoạn ( Theo nhóm 3 hoặc 6 em , mỗi em kể theo 1-2 tranh ) 
+ Kể toàn bộ câu chuyện 
- Thi KC trước lớp .
-Trao đổi vể ý nghĩa về câu chuyện .
- Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn những em KC hay nhất , tự nhiên . 
3/ Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học , khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân 
- GV dặn HS chuẩn bị trước bài KC tiết 2 cho tuần sau . 
-Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học 
- HS nghe 
- HS theo dỗi 
- HS nối tiếp nhau giải thích các từ : sán dạ , mít tinh , luật sư . 
- HS chú ý 
-1 HS đọc .
- HS tìm , HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn . 
- HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh
- HS trả lời ( như sách GV Tr 48 – 49 ) 
- Đọc yêu cầu 
- HS kể chuyện theo nhóm .
- HS kể cá nhân .
- Nghe và nghi nhớ 
 « / Rút kinh nghiệm :
 .
 .
 Kĩ thuật : ĐÍNH KHUY HAI LỖ ( tiết 1)
I/ Mục tiêu : 
 - Kiến thức : HS biết cách đính khuy hai lỗ 
 - Kỹ năng : Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình , đúng kỹ thuật .
 - Thái độ : Cẩn thận khi làm các khuy , yêu thích thẩm mỹ 
II/ Đồ dùng dạy học 
GV : Mẫu đính khuy hai lỗ , một số sản phẩm được đính khuy hai lỗ .
+ Vật liệu :— Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau ( như vỏ con trai , nhựa,
 gỗ .. ) với nhiều màu sắc khác nhau , kích cỡ , hình dạng khác nhau . 
 — 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn ( có trong bộ dụng cụ khâu thêu lớp 5 của GV )
 — Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm .
	— Chỉ khâu, len hoặc sợi .
	— Kim khâu len và kim khâu thường .
	— Phấn vạch , thước ( thước có vạch cm ) kéo 
HS : đồ dùng như GV , xem trước bài 
III / Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 
Tg
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra các dụng cụ mang theo chuẩn bị thực hành .
2) Dạy học bài mới : 
 a) Giới thiệu bài :
- GV nêu MĐ , Y C của giờ học 
« Hoạt động 1 . Quan sát nhận xét mẫu .
- GV cho HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ hình 1 a SGK 
- Hỏi : các em có nhận xét gì về đặc điểm , hình dạng , kích thước maufm sắc cuẩ khuy hai lỗ ? 
- GV nhận xét và bổ sung thêm .
- GV giới thiệu mẫu vật thật , hướng dẫ HS quan sát .
- Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm như áo , gối và đặt câu hỏi đẻ HS nhận xét về khoản cách và so sánh với các sản phẩm khác .
- GV tóm tắt nội dung chính hoạt động 1 : 
« Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật : 
- GV hướng dẫn HS đọc lướt nội dung mục II SGK và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu quy trình đính khuy daa.
-Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2 SGK và đặt câu hỏi để HS nêu cách vạch các điểm đính khuy 2 lỗ .
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1 ( vì HS đã học cách thực hiện các thao tác này ở lớp 4 ) . 
- Hướng dẫn HS đọc mục 2 b và quan sát hình 4 SGK để nêu cách đính khuy 
- Hình 5 . Như các bước trên 
- Trình bày dồ dùng học tập tiết kĩ thuật 
-Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học 
- HS quan sát 
- HS nhận xét theo cách hiểu 
- Quan sát mẫu và nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy , khoản cách giữa các khuy đính trên sản phẩm . 
- HS chú ý lắng nghe
-HS nêu quy trình đính khuy (nếu biết )
+ Vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu .
-Hai HS lên bảng thực hiện .
- Khi đính khuy , mũi kim phải xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy . Mỗi khuy phải đính 3-4 lần cho chắc chắn 
 Tiết 2+ 3 
Tg
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
« Hoạt động 3 : HS thực hành :
- Gọi HS nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ 
- GV nhận xét và nhắc lai một số điểm cần lưu ý .
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị dụng cụ , vật liệu thực hành đính khuy 2 lỗ .
- GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành 
- GV quan sát uốn nắn .
« Hoạt động 4 : đánh giá sản phẩm :
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm .
- Gọi HS nêu yêu cầu của sản phẩm .
-GV ghi trên bảng .
- GV đánh giá nhận xét kết quả thực hành của HS 
2/ Nhận xét dặn dò : 
- GV nhận xét sự chuẩn bị và thái độ thực hành và kết quả thực hành của HS .
- Chuẩn bị bài sau : Đính khuy 4 lỗ .
- HS nêu lại cách đánh khuy 2 lỗ .
-HS theo dõi .
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành .
- Mỗi HS đính 2 khuy trong t/ g 50 phút .
( theo nhóm ) 
- Một vài nhóm trưng bày sản phẩm 
- HS dựa vào các yêu cầu để đánh giá sản phẩm .
-Theo dõi , lắng nghe , rút kinh nghiệm .
- Chuẩn bị vải , khuy 4 lỗ , kim , chỉ .
 « / Rút kinh nghiệm :
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_1_thu_3_truong_th_so_3_phuoc_thuan.doc