Giáo án Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

TOÁN: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

TOÁN: ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 - Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

 - Biết chuyển đổi được các đơn vị đo độ dài, giải được các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài. Bài tập cần làm: 1; 2ac; 3.

2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài.

3.Thái độ:

 - H có ý thức tính toán cẩn thẩn, chuyển đổi đơn vị đo chính xác, trình bày khoa học.

 - Phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ

III. Hoạt động học:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò chơi.

HS thi đua làm nhanh trên phiếu BT ứng dụng tiết trước:

(Mẹ có một số tiền, nếu mua táo với giá 8000 đồng 1kg thì mua được 3 kg. Hỏi nếu mua mận với giá 6000 đồng 1kg thì mua được mấy ki-lô-gam?)

* Đánh giá:

 Phương pháp: Tích hợp,

Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.

Tiêu chí: HS nhận dạng toán và làm đúng BT:

 Số tiền mua táo: 8 000 x 3 = 24 000 (đồng)

Nếu mua mận với giá 6000 đồng/1kg thì mua được: 24 000 : 6000 = 4 (kg)

 Đáp số: 4kg

 - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1: a) Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài sau:

- Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.

Gợi ý nêu câu hỏi: ? 1m bằng bao nhiêu dm?

 1m bằng bao nhiêu dam?.

 b) Nhận xét:

- Y/C HS dựa vào bảng đơn vị đo vừa lập hãy cho biết trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?

 - Đại diện các nhóm nêu. GV chốt KT

 

docx 24 trang cuongth97 06/06/2022 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2021 
Thể dục
(Giáo viên chuyên biệt dạy)
-------------******------------
LTVC: TỪ TRÁI NGHĨA
 LT&C: TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau ( nội dung ghi nhớ).
 - Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ(BT1), biết tìm từ trái ngữ với từ cho trước ( BT2,3) H khá giỏi đặt được 2 câu để phân biệt từ trái nghĩa tìm được ở bài tập 3 
 - GD HS có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp. 
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, hợp tác. 
II .Đồ dùng: Bảng phụ viết nội dung BT2,3. Từ điển TV
III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động.
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu.
Nhận xét:
Bài 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm:
 - Em đọc yêu cầu của bài tập 1.
 - Trao đổi cùng bạn nghĩa của hai từ: Chính nghĩa - phi nghĩa.
 - Chia sẻ trước lớp: Một số HS nêu KQ, lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. 
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: + Hợp tác nhóm tích cực; hiểu nghĩa 2 từ chính nghĩa-phi nghĩa. 
+ Chính nghĩa: Đúng với đạo lí. Chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.
	+ Phi nghĩa: Trái với đạo lí. 
Bài 2: Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ:	
 - Thảo luận, nêu kq: Chết vinh còn hơn sống nhục. 
- Chia sẻ kq: GV giải thích thêm: Vinh-> được kính trọng, đánh giá cao; 
 Nhục -> xấu hổ vì bị khinh bỉ.
Bài 3: Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người VN?
- Trao đổi, chia sẻ: có hai vế tương phản làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam- thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: Tìm được từ trái nghĩa: vinh><nhục
 Tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trên.
Rút ra kết luận- HS đọc ghi nhớ sgk.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Luyện tập:
Bài 1: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ:
 - Cá nhân đọc BT và làm vào vở.
 - Cùng bạn chia sẻ kết quả, cùng sửa bài cho nhau.
- Chia sẻ trong nhóm, chia sẻ trước lớp:
 Cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ: đục/trong; đen/sáng; rách/lành; dở/hay
 Bài 2:Điền từ trái nghĩa vào ô trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ, tục ngữ:
 - Đọc y/c, làm bài.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
	a) Hẹp nhà rộng bụng	b) Xấu người đẹp nết.	c) Trên kính dưới nhường
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: BT1: Tìm đúng các cặp từ trái ngĩa
 BT2: Điền đúng từ trái nghĩa
 Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
 - Thi đua giữa các nhóm
 Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kq, bình chọn nhóm có bài làm tốt.
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời, tôn vinh kết quả học tập.
Tiêu chí:Tìm được từ trái nghĩa:
a) Hòa bình- chiến tranh, xung đột
 b) Thương yêu- căm ghét, căm thù, thù địch, thù ghét, căm giận, căm hờn,...
 c) Đoàn kết- chia rẽ- bè phái, xung khắc,....
	d) Giữ gìn - phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại,...
Bài 4: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở BT3:
 - Em đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 
 - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra, sửa bài cho nhau.
 - Nhóm trưởng KT .
 Ban học tập tổ chức cho một số cá nhân đọc câu mình đặt, lớp nhận xét đánh giá.
 Trưởng ban học tập báo cáo KQ.
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời, tôn vinh kết quả học tập.
Tiêu chí: Đặt câu theo y/c, đúng cấu trúc và có sử dụng cặp từ trái nghĩa
Ví dụ: Những người có lương tri trên toàn thế giới đều yêu hòa bình. Những kẻ ác thích chiến tranh.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân về từ trái nghĩa.
Đề xuất cùng bạn thi đua tìm các từ trái nghĩa.
-------------******------------
KỂ CHUYỆN: TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI 
I.Mục tiêu:
 - Dựa vào lời kể của giáo viên hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện; Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của người Mỹ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trongchiến tranh xâm lược Việt Nam.
 - Rèn kĩ năng kể chuyện.
 - GD HS biết khâm phục trước hành động dũng cảm của người Mỹ.
THGDBVMT: GV liên hệ: giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mĩ Lai mà còn tàn sát hủy diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc,...) 
 - Phát triển NL ngôn ngữ, diễn đạt.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ .
III. Hoạt động học: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 * Khởi động:
 - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp sinh hoạt văn nghệ.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học
HĐ 1: Nghe GV kể chuyện:
 - HS quan sát các tấm ảnh ở sgk, 1 HS đọc phần lời ghi dưới mỗi tấm ảnh.
 - Cá nhân quan sát tranh, nghe G kể chuyện. 
Lần 1:GV kể chuyện kết hợp chỉ tranh.
Lần 2: HS nghe kể và chỉ vào các hình ảnh minh họa phù hợp.
 HĐ 2: Kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) Kể trong nhóm:
 Từng nhóm dựa vào tranh sgk thuyết minh cho nội dung từng tranh, sau đó lần lượt các thành viên trong nhóm kế câu chuyện.
- Kể toàn bộ câu chuyện. Cả nhóm trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
b) Kể trước lớp: 
 - Đại diện một số nhóm kể trước lớp.
 - Các nhóm khác nghe, nhận xét và đặt câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - Nghe GV nhận xét. Liên hệ.
THGDBVMT: GV liên hệ: giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mĩ Lai mà còn tàn sát hủy diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc,...) 
* Đánh giá:
 Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời- tôn vinh học tập
Tiêu chí đánh giá:+ Kể được một đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
+ Kể chuyện trôi chảy, diễn đạt tự tin, nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
(Ca ngợi hành động dũng cảm của người Mỹ có lương tâm )
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Chia sẻ cùng người thân câu chuyện.
-------------******------------
TOÁN: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
TOÁN:	ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Biết chuyển đổi được các đơn vị đo độ dài, giải được các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài. Bài tập cần làm: 1; 2ac; 3.
2.Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
3.Thái độ:
 - H có ý thức tính toán cẩn thẩn, chuyển đổi đơn vị đo chính xác, trình bày khoa học.
 - Phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò chơi.
HS thi đua làm nhanh trên phiếu BT ứng dụng tiết trước: 
(Mẹ có một số tiền, nếu mua táo với giá 8000 đồng 1kg thì mua được 3 kg. Hỏi nếu mua mận với giá 6000 đồng 1kg thì mua được mấy ki-lô-gam?)
* Đánh giá:
 Phương pháp: Tích hợp,
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: HS nhận dạng toán và làm đúng BT:
	Số tiền mua táo: 8 000 x 3 = 24 000 (đồng)
Nếu mua mận với giá 6000 đồng/1kg thì mua được: 24 000 : 6000 = 4 (kg)
 Đáp số: 4kg
 - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: a) Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài sau:
- Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
Gợi ý nêu câu hỏi: ? 1m bằng bao nhiêu dm?
	1m bằng bao nhiêu dam?....	
 b) Nhận xét:
- Y/C HS dựa vào bảng đơn vị đo vừa lập hãy cho biết trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
 - Đại diện các nhóm nêu. GV chốt KT
* Đánh giá:
 Phương pháp: Quan sát, vấn đáp,
Kĩ thuật: đặt câu hỏi,phân tích phản hồi, tư vấn hướng dẫn, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: + Lập được bảng đơn vị đo độ dài.
	+Nêu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau: giữa hai đơn vị đo liền nhau.- Hai đơn vị đo... liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
	+Thao tác nhanh, tích cực chia sẻ trong nhóm.
Bài 2a,c: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm:
- Cá nhân đọc và làm bài vào vở.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 - Cá nhân làm bài.
 - Chia sẻ.
* Đánh giá:
 Phương pháp: Quan sát, vấn đáp,
Kĩ thuật: đặt câu hỏi,phân tích phản hồi, tư vấn hướng dẫn, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: + Nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài..
	+Viếtđúngcácđơnvịđo, nêuđượccáchlàm:
BT2:	a. 135m = 1350dm c. 1mm = cm
 	342dm = 3420cm 	 1cm = 
	 15cm = 150 mm 1m= km
BT 3:	4km37m = 4037m 	 354 dm = 35m 4dm
	8m 12cm = 812cm	 3040 m = 3 km 40 m 
C. HĐ ỨNG DỤNG: 
- Chia sẻ cùng người thân bảng đơn vị đo độ dài và mqh giữa các đơn vị.
-------------******------------
KĨ THUẬT: CHUẨN BỊ NẤU ĂN
-------------******------------
Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2021
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên biệt dạy)
-------------******------------
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên biệt dạy)
-------------******------------
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên biệt dạy)
-------------******------------
TẬP ĐỌC: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
TẬP ĐỌC:	 BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I . Mục tiêu :
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào; Hiểu nội dung, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến tranh, bảo vệ bình đẳng giữa các dân tộc. ( trả lời được các câu hỏi SGK; học thuộc lòng 1-2 khổ thơ). Học thuộc ít nhất 1 khổ thơ. H khá giỏi học thuộc và đọc diễn cảm được toàn bộ bài thơ.
 - Rèn kĩ năng đọc văn bản thơ.
 - GD H có thái độ yêu chuộng hoà bình, tình đoàn kết giữa các dân tộc.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ, NL cảm thụ văn bản.
 II .Đồ dùng: Bảng phụ. 
III. Hoạt động học: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 	1. Khởi động: 
 Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi: Nêu cách chơi, luật chơi.
 Việc 2: HS tham gia trò chơi.
 ( Đọc một đoạn trong bài: Những con sếu bằng giấy và trả lời câu hỏi.
 Việc 3: Nhận xét đánh giá.
PP: quan sát, vấn đáp. 
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá: + Đọc to, rõ, có diễn cảm một đoạn của bài, trả lời đúng câu hỏi.
 + Mạnh dạn, tự tin.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 
 - Nêu mục tiêu.
	B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: 
Việc 3: 1 H nêu cách chia đoạn. (3 khổ thơ)
 Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
 Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
 Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
 Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
 Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
* Đánh giá:
 Phương pháp: vấn đáp, quan sát
Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Tiêu chí đánh giá: 
+ Biết đọc rõ ràng, đúng các từ khó, ngắt nghỉ đúng nhịp.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời
 Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm
 Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét.
*Đánh giá: 
PP: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời..
Tiêu chí đánh giá: + Thảo luân có kết quả tốt, trình bày mạch lạc, tự tin.
Câu 1: Hình ảnh trái đất giống quả bóng xanh bay giữa trời xanh; có tiếng chim bồ câu và cánh hải âu vờn sóng biển)
	Hiểu nghĩa từ: hải âu
Câu 2: Em hiểu 2 câu thơ cuối khổ thơ 2 ý nói: Mỗi loài hoa đều có hương thơm và vẻ đẹp riêng. Cũng như mọi trẻ em trên thế giới dù khác màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu)
Câu 3: Chúng ta phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử và hạt nhân.Vì chỉ có hòa bình mới mang lại sự bình yên cho trái đất.
Hiểu nghĩa các từ: bom H, bom A, khói hình nấm, hành tinh
 * Nội dung: Mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến tranh, bảo vệ bình đẳng giữa các dân tộc.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
 Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng 
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.
 Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. 
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. 
 Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
	 - H nhăc lại nội dung bài.
Đánh giá: 
 PP: quan sát, vấn đáp. 
Kĩ thuật:, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
Tiêu chí đánh giá: 
+ Biết đọc diễn cảm bài thơ: giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng các từ gợi tả
+ Học thuộc lòng bài thơ.
	C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
 Thi đua cùng bạn đọc thuộc bài thơ.	
 Chia sẻ với bạn những việc làm tốt để giữ bình yên cho trái đất.
-------------******------------
LỊCH SỬ: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
-------------******------------
Thứ 4 ngày 13 tháng 10 năm 2021
TLV: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 - Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường.
 - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí. 
 - Giáo dục H yêu mến trường lớp.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực diễn đạt.
II .Đồ dùng: Bảng phụ. 
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động :
 - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc trò chơi.
- Giáo viên giới thiệu bài học, mục tiêu.
B. HĐ THỰC HÀNH:
Bài 1: Quan sát trường em. Từ những điều quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường.
 - Em đọc yêu cầu của bài tập 1 (dựa vào lưu ý sgk để làm bài). 
 - Chia sẻ cùng bạn dàn ý của mình.
 - Chia sẻ trong nhóm. 
- Chia sẻ trước lớp ; một số HS đọc kq, lớp nhận xé, đánh giá. Thống nhất dàn bài đầy đủ .
Bài 2: Chọn viết một đoạn theo dàn ý trên. 
 - Cá nhân làm bài. 
 - Một số em đọc bài trước lớp. 
* Đánh giá:
 Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi,ghi chép ngắn,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: 
HS biết lập được dàn bài miêu tả ngôi trường đủ bố cục, đủ ý..(BT1)
* Mở bài: Giới thiệu bao quát: + Trường nằm ở đâu...?
+ Ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ tươi, tường vôi trắng, những hàng cây xanh bao quang..
*Thân bài: Tả từng phần của cảnh 
	Sân trường
	Lớp học
	Các phòng chức năng
	Vườn trường 
	Các hoạt động thường diễn ra. 
* Kết luận: Em rất yêu quí và tự hào về ngôi trường...
Biết chuyển một đoạn ở phần dàn bài (thân bài) thành đoạn văn miêu tả ngắn: đoạn văn viết tự nhiên, chân thực, có ý riêng, ý mới.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
	- Thi đua cùng bạn tìm một số hình ảnh đẹp tả ngôi trường. Viết một đoạn văn hoàn chỉnh miêu tả ngôi trường (một đoạn trong phần thân bài)
-------------******------------
LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
LT&C : LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu:
 - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1,BT2( 3 trong số 4 câu), BT3; Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4( chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a,b,c,d) đặt được câu để phân biệt 1cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4(BT5). H khá giỏi thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1 làm được toàn bộ BT4
 - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp.
 - GD HS có ý thức sử dụng đúng từ trái nghĩa trong giao tiếp và viết. 
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, hợp tác. 
II .Đồ dùng: Từ điểnTV, bảng phụ .
III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- CTHĐTQ tổ chức cho lớp trò chơi củng cố KT:
? Thế nào là từ trái nghĩa.
? Tìm một số cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ đã học.
* Đánh giá:
 Phương pháp: Quan sát, tích hợp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:+HS nêu được phần ghi nhớ của bài học trước
+Tìm được một số câu thành ngữ, tục ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa nhau trong các câu thành ngữ, tục ngữ:
Việc 1: Cá nhân đọc y/c, làm bài.
Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm.
Việc 3: - Chia sẻ kết quả trước lớp.
* Đánh giá:
 Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:
+Tìm được từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ:.
KQ: a) ít - nhiều	b) chìm- nổi c) nằng - mưa; trưa-tối d) trẻ - già.
 Bài 2: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm:
Việc 1: Cá nhân đọc y/c và làm bài.
Việc 2: - Nhóm trưởng huy động kết quả.
Việc 3: - Ban học tập tổ chức thi đua giữa các nhóm. 
Bài 3:Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống:
Việc 1: - Cá nhân đọc BT; làm bài.
Việc 2: - Chia sẻ trong nhóm.
Viêc 3: Chia sẻ trước lớp: các nhóm báo cáo kết quả. 
Bài 4: Tìm những từ trái nghĩa nhau:
	- Cá nhân đọc y/c.
	- Thảo luận trong nhóm. Tìm được nhiều từ trái nghĩa.
- Ban học tập KT, báo cáo kq. 
Bài 5:	Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
	- Cá nhân làm BT
	- Chia sẻ kết quả trong nhóm.
	- Trưởng ban học tập tổ chức cho các nhóm nêu KQ, lớp nhận xét, bổ sung.
* Đánh giá:
 Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:
BT 2: Thảo luận nhóm hiệu quả, điền đúng các từ: (lớn, già, dưới, sống) 
BT3: Điền đúng từ trái nghĩa thích hợp: Từ cần điền: nhỏ, vụng, khuya 
BT4: Tìm được các từ trái nghĩa nhau: 
	a) cao/ thấp; cao -/lùn; to/ nhỏ; to / bé; béo /gầy; mập/ốm
b) đứng /ngồi; lên / xuống;khóc/cười; vào/ra
c) lạc quan-/bi quan; sướng / khổ;hạnh phúc/bất hạnh; khỏe/ yếu 
d) hiền / dữ; lành / ác; tốt/xấu; ngoan/hư;hèn nhát/dũng cảm; thật thà/dối trá 
BT5: Biết sử dụng từ trái nghĩa trong bài tập 4 để đặt câu:
Ví dụ: Cô Tấm thì hiền lành còn mẹ con Cám thì độc ác.
	C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Sử dụng đúng từ trái nghĩa trong nói và viết. 
-------------******------------
TOÁN: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
TOÁN:	 ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng, giải được các bài tập có liên quan đến đơn vị đo khối lượng. Bài tập cần làm: 1,2,4.
2.Kĩ năng: Chuyển đổi được số đo khối lượng.
3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán. 
4. NL: - Giúp HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, tìm hiểu thế giới xung quanh.
II. Chuẩn bị:Bảng phụ 
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi. 
( nêu các đơn vị đo độ dài đã học, thực hiện làm một số BT:
* Đánh giá: 
Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời..
Tiêu chí:+ Nêu được bảng đơn vị đo độ dài, nêu mqh giữa các đơn vị đoliền nhau
+ Làm được các BT, nêu được cách làm:
	12 m = 1200 cm 7cm = m
 - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo khối lượng sau:
 - Cùng bạn hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng, nhận xét mối quan hệ
giữa hai đơn vị đo liền nhau.
 - Cùng trao đổi, hoàn thành trước lớp.
* Đánh giá: 
Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: đặt câu hỏi gợi mở,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:+Trao đổi tích cực, hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng
+ Nêu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau: - Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Cá nhân đọc và làm bài vào vở.
- Chia sẻ trong nhóm sau đó các nhóm chia sẻ trước lớp.
* Đánh giá: 
Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: đặt câu hỏi gợi mở,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:+ Biết chuyển đổi đơn vị đo ở nhiều dạng: Từ đơn vị lớn -bé; từ bé đến lớn; từ hai tên đơn vị đo sang một đơn vị đo; từ một đơn vị đo sang hai tên đơn vị đo.
	a)18 yến = 180 kg	b) 	430 kg = 43 yến
200 tạ = 2000 yến	500 kg = 25 
35 tấn = 35 000kg 	16 000 kg = 16 tấn
	c) 2 kg 326 g = 2 326 g	 d) 4008 g = 4kg 8 g
	 6 kg 3 g = 6003 g 9050 kg = 9 tấn 50 kg 
Bài tập 4:	- Cá nhân đọc bài
- Thảo luận nhóm cách làm sau đó cá nhân làm bài vào vở.
- Chia sẻ, thống nhất kq, nhóm trưởng báo cáo.
* Đánh giá: 
Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: đặt câu hỏi gợi mở,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: + Biết hợp tác với bạn để phân tích, tìm hướng giải.
Giải
Ngày Thứ 2 cửa hàng bán được: 300 x 2 = 600 (kg)
Hai ngày đầu cửa hàng bán được: 300 + 600 = 900 (kg)
 1tấn = 1000 kg
Ngày T3 cửa hàng bán được: 1000 – 900 = 100 (kg)
 Đáp số : 100kg
C. HĐ ỨNG DỤNG: 
- Thi đua cùng bạn đọc bảng đơn vị đo khối lượng và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
	-------------******------------
KHOA HỌC: DÙNG THUỐC AN TOÀN
-------------******------------
HĐNGLL
CHỦ ĐỀ 1: EM LÀ BÔNG HOA NHỎ CỦA QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
-------------******------------
Thứ 5 ngày 14 tháng 10 năm 2021
TLV: TẢ CẢNH ( KTV)
TẬP LÀM VĂN: 	 TẢ CẢNH (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
 - Viết được bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
 - Diễn đạt thành câu, bước đầu dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
 - GDHS biết trình bày bài sạch, đẹp, khoa học
 - BD năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN :
 - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
 - Nghe GV giới thiệu bài học, mục tiêu.
B. HĐ THỰC HÀNH:
 - Cá nhân đọc đề và làm bài vào vở. 
 - Ban học tập thu bài.
* Đánh giá:
 Phương pháp: Quan sát
Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. Viết nhận xét. 
Tiêu chí đánh giá:+ HS biết lựa chọn đề phù hợp để viết
 + Viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh đủ bố cục.
	C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chọn và viết lại một đoạn hoặc một bài văn miêu tả trong số 3 đề văn cô giáo ra. 
 (tránh viết bài đã chọn)
-------------******------------
TOÁN: LUYỆN TẬP
TOÁN:	LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. Bài tập cần làm: 1,3 
2. Kĩ năng: Rèn KN chuyển đổi đo độ dài, khối lượng với nhiều cách đổi.
3.Thái độ: HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
4. NL: Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm
II. Chuẩn bị:bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập. 
 - Nêu bảng đơn vị đo khối lượng. Mqh giữa các đơn vị đo.
BT vận dụng: 
*Đánh giá:
Phương pháp: quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
Tiêu chí: - Đánh giá mức độ hiểu bài của HS:
+ Nêu được bảng đơn vị đo khối lượng và mqh giữa các đơn vị đo liền nhau.
+HS điền đúng, nêu được cách thực hiện để có kết quả đúng.
	3kg7g = 3007g	3264g = 3kg264g
	5 tấn 3 tạ = 530 yến	1845kg = 1 tấn845kg
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: 
- Đọc bài toán, phân tích.
 - Chia sẻ với bạn cách làm và làm bài vào vở.
 - Chia sẻ trước lớp.
Bài tập 3: - Cá nhân đọc BT, quan sát hình vẽ.
- Thảo luận cùng bạn cách làm ( cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông)
- Cá nhân làm BT. (1 H làm bảng phụ)
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chữa bài và đối chiếu kq ở bảng phụ.
* Đánh giá:
 Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tư vấn hướng dẫn, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá: - Thực hiện chính xác giải bài toán có lời văn với số đo khối lượng
+Chuyển đổi được đơn vị đo
+Giải nhanh, trình bày đẹp, đánh giá lẫn nhau.
	Giải
DT hình Chữ nhật ABCD: 	14 x6= 84 ( m2)
DT hình vuông CEMN:	 7 x7 = 49 ( m2)
DT của mảnh đất là: 84 +49 = 133 ( m2)
C. HĐ ỨNG DỤNG: 
- Cùng người thân đo chiều dài, chiều rộng và tính diện tích nhà ở của mình.
-------------******------------
ĐỊA LÍ: SÔNG NGÒI
-------------******------------
Mĩ thuật
(Giáo viên chuyên biệt dạy)
-------------******------------
ĐẠO ĐỨC: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tiết 2)
ĐẠO ĐỨC : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (T2)
I. Mục tiêu : 
 - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. 
 - Có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
 - GD HS có ý thức trách nhiệm trong các công việc.
 - NL : Phát triển năng lực nhận thức, NL giải quyết vấn đề.
TH : Bác Hồ và những bài học đạo đức : ( Bài 2, Bài 8)
 II. Chuẩn bị : 
II. Hoạt động học:
	A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:
 - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát.
 - GV giới thiệu bài.
	B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Xử lí tình huống:
 - Mỗi nhóm xử lí một tình huống trong BT 3:
- Các nhóm lên trình bày kết quả (có thể dưới hình thức đóng vai).
- Lớp trao đổi, bổ sung, chất vấn.
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần lựa chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:+HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
 	 + Hợp tác nhóm tích cực, thể hiện tự tin.
HĐ 2: Tự liên hệ bản thân:
- Mỗi HS nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
	? Chuyện xảy ra như thế nào và lúc đó em đang làm gì?
	? Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình
- Một số HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám chịu trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
* TH Bác Hồ và những bài học đạo đức: GV kể 2 mẫu chuyện: Ai chẳng có lúc lầm lỡ và Câu hát ví dặm.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: + HS biết tự liên hệ, kể về một việc làm của mình và tự rút ra được bài học.
	 + Nghe kể chuyện và nắm được nội dung, ý nghĩa của chuyện.
	C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:	 
- Cùng bạn làm những công việc thể hiện là người có trách nhiệm.
-------------******------------
Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2021
TẬP ĐỌC: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
TẬP ĐỌC:	MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
 - Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, diễn cảm.
3.Thái độ: GD lòng biết ơn.
4.Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn bản. 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
	A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động: 
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: 
(Đọc thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài « Bài ca về trái đất » và trả lời 1 trong các câu hỏi của bài.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
* Đánh giá:
Phương pháp: quan sát, vấn đáp. 
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá: +Đọc thuộc bài thơ, biết ngắt nghỉ đúng nhịp,biết nhấn giọng phù hợ, có biểu cảm. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài.
+ Tham gia chơi tích cực, chủ động.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
	B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: (Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của nhân vật).
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (4 đoạn)
 Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: Phát hiện từ khó luyện. 
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
 Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
* Đánh giá:
Phương pháp: vấn đáp, quan sát
Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Tiêu chí đánh giá: 
+ HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đúng các từ khó. Biết ngắt nghỉ đúng những câu văn dài.
( A-lếch-xây; ngoại quốc, loãng, buồng máy, )
Câu dài: Thế là/ A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.)
+ Biết hợp tác với nhóm để đọc tốt.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời
Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm
Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét.
*Đánh giá: 
PP: Quan sát,tư vấn hướng dẫn, vấn đáp.
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá:-Đọc, hiểu được bài văn, trả lời đúng các câu hỏi:
Câu 1: Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở một công trường xây dựng.
Giảng từ: công trường
Câu 2: vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc, khỏe trong bộ quần áo xanh màu công nhân; khuôn mặt to, chất phác.
Giảng từ: chất phác, chuyên gia
Câu 3:HS dựa vào bài đọc kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ: Anh Thủy nhảy ra khỏi máy xúc, .i han trò chuyện thân tình như những người bạn 
Câu 4: HS trả lời theo ý riêng: ( ví dụ: em nhớ nhất là đoạn miêu tả ngoại hình A-lếch-xây. Vì đoạn này miêu tả đúng về một người nước ngoài .)
 * Nội dung: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: 1HS nêu lại giọng đọc của bài. 
Việc 2: GV HD luyện đoạn 4: HS phát hiện ngắt, nghỉ, nhấn giọng, 
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. 
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. 
 Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
	 - H nhăc lại nội dung bài.
*Đánh giá: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
Tiêu chí đánh giá:
+ Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng niềm nở, hồ hởi.
+ Hợp tác nhóm tích cực.
	C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:	
Chia sẻ với người thân nội dung câu chuyện
-------------******------------
TOÁN
ĐỀ- CA- MÉT VUÔNG. HÉC – TÔ- MÉT VUỒN
TOÁN:	 ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thực:
 - Biết được tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông 
-Biết đọc, viết các số đo diện tích có đơn vị là đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông, mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và m2, đề-ca-mét vuông và hm2
 - Biết đổi các đơn vị đo diên tích (trường hợp đơn giản). Bài tập cần làm: 1;2;3a(cột 1)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_5_tuan_4_nam_hoc_2021_2022.docx