Giáo án Khối 5 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 (2 cột)
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
3. Phẩm chất: Có trách nhiệm thực hiện những bổn phận được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
* Tích hợp GD Giới & Quyền trẻ em: Quyền được chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Quyền được học tập. Quyền được vui chơi giải trí lành mạnh. Bổn phận yêu quý, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, yêu thương em nhỏ, đoàn kết bạn bè, giúp đỡ người khó khăn khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình. Bổn phận chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác và bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- GV: Tranh minh họa bài đọc, câu văn luyện đọc. Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
- HS: bài soạn SGK
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 33 (Từ ngày 03/05 đến 07/05/2021) THỨ / BUỔI MÔN HỌC TÊN BÀI DẠY GHI CHÚ HAI 03/05 SÁNG Chào cờ Sinh hoạt đầu tuần Tập đọc Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - GD Giới và QTE Toán Ôn tập về tính diện tích, thể tích của một số hình. Đạo đức Phòng tránh xâm hại (tiết 2) CHIỀU Tiếng Anh Tiếng Anh BA 04/05 SÁNG Chính tả Nghe – viết: Trong lời mẹ hát - GD Giới và QTE Toán Luyện tập Lịch sử Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay. Khoa học Tác động của con người đến môi trường rừng - GD Giới và QTE + Điều chỉnh + GD BVMT CHIỀU Mỹ thuật Thử nghiệm và sáng tạo với các chất liệu (Tiết 3) Thể dục Môn thể thao tự chọn. Trò chơi dẫn bóng TƯ 05/05 SÁNG LTVC Mở rộng vốn từ: Trẻ em - Điều chỉnh Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc - GD Giới và QTE + GD TT HCM Tập đọc Sang năm con lên bảy - GD Giới và QTE Toán Luyện tập chung CHIỀU Tiếng Anh Tiếng Anh Thể dục Môn thể thao tự chọn. Trò chơi dẫn bóng Âm nhạc Tập biểu diễn hai bài hát: Tre ngà bên lăng Bác, bài hát do địa phương tự chọn ở tuần 24. Ôn tập TĐN số 6 NĂM 06/05 SÁNG Tập làm văn Ôn tập về tả người - GD Giới và QTE Toán Một số dạng toán đã học Tin học Tin học CHIỀU Khoa học Tác động của con người đến môi trường đất - GD Giới và QTE + Điều chỉnh + GD BVMT Kĩ thuật Lắp ghép mô hình tự chọn Địa lý Ôn tập cuối năm - Điều chỉnh SÁU 07/05 SÁNG LTVC Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép) - GD Giới và QTE Tập làm văn Tả người (kiểm tra viết) Toán Luyện tập SHL Sinh hoạt cuối tuần Thứ hai, ngày 03 tháng 05 năm 2021 ¯ KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh) Môn: Chào cờ, Tập đọc, Toán, Đạo đức, Tiếng Anh BUỔI SÁNG Môn: Chào cờ: Tiết 1: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN Môn: Tập đọc: Tiết 2: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 2. Kĩ năng: - Năng lực tự chủ và tự học - Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật. 3. Phẩm chất: Có trách nhiệm thực hiện những bổn phận được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. * Tích hợp GD Giới & Quyền trẻ em: Quyền được chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Quyền được học tập. Quyền được vui chơi giải trí lành mạnh. Bổn phận yêu quý, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, yêu thương em nhỏ, đoàn kết bạn bè, giúp đỡ người khó khăn khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình. Bổn phận chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác và bảo vệ môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - GV: Tranh minh họa bài đọc, câu văn luyện đọc. Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm. - HS: bài soạn SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: - Cho HS thi đọc đoạn bài Những cánh buồm – Trả lời câu hỏi SGK: + Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ? + Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc và trả lời + Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở phía chân trời xa. / Con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời. / Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chưa biết trong cuộc sống. + Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình. - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động 2: Khám phá * Mục tiêu: Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. Đọc đúng các từ khó trong bài. * Nội dung và phương pháp: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. * Cách tiến hành: - 1 HS đọc toàn bài - GV hỏi: Bài này chia thành mấy đoạn? - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - GV kết hợp sửa lỗi phát âm - Gọi HS nêu từ khó đọc - GV ghi bảng từ khó - GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu - Gọi HS đọc từ khó - HS luyện đọc nối tiếp lần 2 - HS nêu chú giải - Luyện đọc theo cặp - GV nêu cách đọc - GV đọc mẫu - 1HS đọc bài. - HS chia đoạn: Mỗi điều luật là một đoạn - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. - HS nêu từ khó - HS đọc - HS đọc nối tiếp - HS nêu chú giải - HS đọc cho nhau nghe - HS lắng nghe. 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận nhóm * Cách tiến hành: - HS đọc thầm bài và câu hỏi - HS đọc lướt 3 điều 15, 16, 17 và câu hỏi + Câu 1: Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? + Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên? - GV chốt ý - Cho HS đọc điều 21 và câu hỏi: + Câu 2: Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em? - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Câu 3: Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong điều luật? + Câu 4: Các em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện? - HS đọc thầm và trả lời: + Điều 15,16,17. + VD: Điều 16 : Quyền học tập của trẻ em - HS TL: + Điều 21. - HS TL + HS nêu 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21. + HS đối chiếu với điều 21 xem đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện. 4. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc nối tiếp, lớp tìm ra cách đọc hay - Treo bảng phụ viết đoạn 2 - Hướng dẫn HS tìm ra cách đọc + Đọc mẫu 1 lượt + Yêu cầu HS đọc theo cặp - HS thi đọc - GV nhận xét, tuyên dương - Gv hỏi: Nêu ý nghĩa của bài học? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - GD HS - Về nhà rèn đọc diễn cảm. - Nhận xét tiết học - HS đọc: Đọc với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục của điều luật, nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật. - HS nêu cách đọc - HS luyện đọc trong nhóm - Mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc - HS TL: 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - HS lắng nghe. Rút kinh nghiệm tiết dạy: . Môn: Toán: Tiết 3: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế. 3. Phẩm chất: Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn Toán. - Bài tập cần làm: Bài 2, Bài 3 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - GV: Bảng phụ ghi tổng kết như SGK (168). Mô hình hình lập phương và hình hộp chữ nhật. Bảng nhóm - HS: SGK, vở III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1 : Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Nội dung và phương pháp: Trò chơi * Cách tiến hành: - GV cho HS thi đua: Nêu qui tắc và công thức tính P – S hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình thang - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động 2: Khám phá * Mục tiêu: Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học. * Nội dung và phương pháp: Vấn đáp * Cách tiến hành: Ôn tập về tính diện tích, thể tích các hình: - GV cho HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - GV ghi bảng. - Gv gọi vài em nhắc lại. - Cho HS đọc thuộc các công thức và quy tắc trước lớp - HS nêu - HS ghi vào vở. - HS nhắc lại - HS đọc 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế. * Nội dung và phương pháp: Thực hành, hỏi đáp * Cách tiến hành: * Bài 2: - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét. * Bài 3 - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. - HS nêu - HS làm bài * Bài giải: a) Thể tích cái hộp hình lập phương là: 10 10 10 = 1000 (cm2) b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần HLP. Diện tích giấy màu cần dùng là: 10 10 6 = 600 (cm2). Đáp số: a) 1000 cm2 b) 600 cm2. - HS nêu - HS làm bài * Bài giải: Thể tích bể là: 2 1,5 x 1 = 3 (m3) Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là: 3 : 0,5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ. 4. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: Củng cố về công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học. * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: - Gọi HS nêu công thức tính diện tích, thể tích hhcn, hlp. - GV nhận xét, GD HS - Về nhà tìm các bài tập tương tự để làm thêm. - Nhận xét tiết học - HS nêu - HS nghe và thực hiện Rút kinh nghiệm tiết dạy: . Môn: Đạo đức: Tiết 4: PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện xâm hại. - Biết vì sao phải phòng tránh xâm hại - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh xâm hại. 2. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Thực hiện được một số kĩ năng để phòng tránh xâm hại. 3. Phẩm chất: - Biết ngăn chặn, phản đối các hành vi xâm hại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - GV: Tranh về phòng chống xâm hại, phiếu bài tập - HS: Vở BT. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động 1: Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Nội dung và phương pháp: Vấn đáp * Cách tiến hành: - Cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng": + Hãy kể các hành động xâm hại mà các em biết? + Hậu quả của việc xâm hại là gì? - GV nhận xét, kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động 2: Khám phá * Mục tiêu: Biết được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh xâm hại * Nội dung và phương pháp: Vấn đáp, động não. * Cách tiến hành: - Gv chia sẻ về một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em. - Gv nhận xét, chốt ý. - HS quan sát và đọc. - HS lắng nghe. 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: - Thực hiện được một số kĩ năng để phòng tránh xâm hại. - Biết ngăn chặn, phản đối các hành vi xâm hại. * Nội dung và phương pháp: Vấn đáp, động não. * Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận các tình huống: + TÌNH HUỐNG 1: Mỹ ở nhà một mình, có một người đàn ông đến gõ cửa nói là bạn cùng cơ quan với bố Mỹ. Muốn vào nhà lấy hồ sơ giúp bố. Nếu là Mỹ, em sẽ xử lí như thế nào? + TÌNH HUỐNG 2: Bạn đang đứng một mình, có một người khác giới lại gần làm ra vẻ vô tình đụng chạm vào cơ thể hoặc các bộ phận kín của bạn? Bạn sẽ xử lí thế nào? + TÌNH HUỐNG 3: Vào giờ tan học, khi em đang đứng đợi bố mẹ đến đón thì bất chợt có 1 người lạ đến và nói với em rằng: “Hôm nay bố, mẹ của cháu bận nên nhờ chú đến đón, chú là em họ của bố cháu từ Sài Gòn mới về”. Trong trường hợp này, em sẽ xử lí như thế nào? - GV nhận xét-tuyên dương. - HSTL + Cách giải quyết: Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà khi ở trong nhà một mình. Gọi điện cho ba hỏi để xác minh sự việc. + Bài học kinh nghiệm: Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà, khi ở nhà một mình. + Cách giải quyết: Ngăn chặn hành vi trên ngay, bằng cách nói thẳng hoặc hét to lên một cách kiên quyết “Không được, dừng lại, tôi không cho phép!” Hất tay họ ra và đi ra chỗ khác không ngồi chung với người đó nữa để kẻ đó không đụng được đến người mình. + Bài học kinh nghiệm: Ngăn chặn ngay không cho họ đụng vào bất kì chỗ nào trên cơ thể mình. + Cách giải quyết: Em sẽ chạy vào lớp nhờ giáo viên chủ nhiệm liên hệ với nhà em để xác nhận rằng chú này có nói đúng sự thật không. + Bài học kinh nghiệm: Tuyệt đối không đi theo, nghe lời người lạ mặt. 4. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: Củng cố một số kĩ năng để phòng tránh xâm hại. Hướng dẫn HS cách tìm kiếm sự giúp đỡ. * Nội dung và phương pháp: Vấn đáp, động não. * Cách tiến hành: - GV hỏi: + Em biết những kĩ năng nào để tự vệ khi có người muốn xâm hại mình? + Em cần tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu? - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS nêu: + Hét to lên để được mọi người giúp đỡ + Đứng ngay dậy + Bỏ đi ra chỗ khác + Lùi ra xa để người đó không chạm vào mình + Nhìn thẳng vào mắt người đó + Bỏ chạy thật nhanh đến chỗ đông người. + Có thái độ kiên quyết, kể với người lớn nghe mọi việc. Không im lặng! - HS nêu: + Bố mẹ + Thầy cô giáo + Cán bộ y tế + Công an + Chính quyền địa phương + Cơ quan bảo vệ trẻ em. - HS nghe và thực hiện. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP: 1. Em hãy nêu một số biểu hiện xâm hại. .. 2. Em biết những kĩ năng nào để tự vệ khi có người muốn xâm hại mình? 3. Em cần tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu? . Rút kinh nghiệm tiết dạy: . ¯ BUỔI CHIỀU Môn: Tiếng Anh: Tiết 1 + 2: (GV chuyên trách) Thứ ba, ngày 04 tháng 05 năm 2021 ¯ KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh) Môn: Chính tả, Toán, Khoa học, Lịch sử, Mĩ thuật, Thể dục BUỔI SÁNG Môn: Chính tả (Nghe - viết): Tiết 1: TRONG LỜI MẸ HÁT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2). 3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài. * Tích hợp GD Giới và Quyền trẻ em: Quyền chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ đặc biệt II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - GV: Giấy khổ to viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bảng nhóm viết tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em - để làm bài tập 2. - HS: SGK, vở BT III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Nội dung và phương pháp: Trò chơi * Cách tiến hành: - Cho HS thi viết lại tên cơ quan đơn vị cho đúng: Trạm y tế xã bãi thơm, Trường mầm non bãi thơm - Gv nhận xét trò chơi - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi s - HS nghe - HS nhắc lại - HS ghi vở 2. Hoạt động 2: Khám phá * Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng. * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: - GV đọc bài viết. Cả lớp theo dõi. + Nội dung bài thơ nói điều gì? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru, + Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu thơ cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm - Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài. - GV thu một số bài để chấm. - GV nhận xét. - 1HS đọc. + Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ - HS: Nêu cách trình bày bài viết - cách ngồi viết. - HS: Viết vào vở. - HS: Soát bài. - HS: Đổi vở bạn soát lỗi chính tả. 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2). * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: * Bài 2: - Mời 2 HS đọc nội dung bài tập. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi: + Đoạn văn nói điều gì? - GV mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn. - GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - GV treo tờ giấy đã viêt ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân. GV phát phiếu cho một vài HS. - HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng. - 1HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài tập - HS trình bày * Lời giải: Ủy ban/ Nhân dân/ Liên hợp quốc Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển Đại hội đồng/ Liên hợp quốc (về, của tuy đứng đầu mỗi bộ phận cấu tạo tên nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ) 4. Hoạt động 4: Vận dụng: * Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cách viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương. * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp. * Cách tiến hành: - GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở - Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em; chú ý học thuộc bài thơ “Sang năm con lên bảy” cho tiết chính tả tuần 34. - HS nêu: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - HS nghe - HS thực hiện. Rút kinh nghiệm tiết dạy: . Môn: Toán: Tiết 2: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được cách tính thể tích và diện tích các hình đã học. 2. Năng lực: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. - Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản. 3. Phẩm chất: Giáo dục lòng yêu thích môn Toán. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - GV: Bảng phụ. - HS: Vở bài tập, bảng con, SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1 : Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Nội dung và phương pháp: Trò chơi * Cách tiến hành: - Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung là tính diện tích của hình vuông, thể tích của hình lập phương trong trường hợp đơn giản, chẳng hạn: + Cạnh 2; 3; 4; 5 hay 6cm - GV nhận xét trò chơi - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động 2: Khám phá * Mục tiêu: Nắm được cách tính thể tích và diện tích các hình đã học. * Nội dung và phương pháp: Vấn đáp * Cách tiến hành: - GV HS nêu: + Qui tắc tính diện tích, thể tích HHCN, HLP + Côn thức tính diện tích, thể tích HHCN, HLP - Giáo viên nhận xét và tuyên dương. - 2 HS nêu - HS lắng nghe 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: - Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản. * Nội dung và phương pháp: Thảo luận nhóm, hỏi đáp * Cách tiến hành: * Bài 1: - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - Mời 1 HS nêu cách làm. - Cho HS làm bài bằng bút chì vào SGK. - GV mời HS nối tiếp nêu kết quả, GV ghi bảng. - Cả lớp và GV nhận xét. * Bài 2: - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét. - HS nêu - HS làm bài * Bài giải: a) HLP (1) (2) Độ dài cạnh 12cm 3,5 cm Sxq 576 cm2 49 cm2 Stp 864 cm2 73,5 cm2 Thể tích 1728 cm3 42,875 cm3 b) HHCN (1) (2) Chiều cao 5 cm 0,6 m Chiều dài 8cm 1,2 m Chiều rộng 6 cm 0,5 m Sxq 140 cm2 2,04 m2 Stp 236 cm2 3,24 m2 Thể tích 240 cm3 0,36 m3 - HS nêu - HS làm bài * Bài giải: Diện tích đáy bể là: 1,5 0,8 = 1,2 (m2) Chiều cao của bể là: 1,8 : 1,2 = 1,5 (m) Đáp số: 1,5 m. 4. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: Vận dụng cách tính thể tích và diện tích các hình đã học vào các bài toán. * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: - Cho HS vận dụng làm bài: Khi cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì diện tích toàn phần của hình lập phương đó gấp lên mấy lần ? A. 3 lần C. 9 lần B. 6 lần D. 18 lần - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Chuẩn bị bài: “Luyện tập chung”. - HS nêu: C. 9 lần - HS nghe và thực hiện Rút kinh nghiệm tiết dạy: . Môn: Khoa học: Tiết 3: (GV chuyên trách) Môn: Lịch sử: Tiết 4: (GV chuyên trách) ¯ BUỔI CHIỀU Môn: Mĩ thuật: Tiết 1: (GV chuyên trách) Môn: Thể dục: Tiết 3: (GV chuyên trách) Thứ tư, ngày 05 tháng 05 năm 2021 ¯ KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh) Môn: Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập đọc, Toán, Tiếng Anh, Thể dục, Âm nhạc BUỔI SÁNG Môn: Luyện từ và câu: Tiết 1: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1) 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác - Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4. 3. Phẩm chất: Cẩn thận, yêu thích môn học - Điều chỉnh: + Sửa câu hỏi ở bài tập: Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý đúng nhất. + Không làm bài tập 2. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - GV: Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập - HS: Bảng nhóm, bút dạ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Nội dung và phương pháp: Trò chơi * Cách tiến hành: - Cho HS thi đua nêu tác dụng của dấu 2 chấm, lấy ví dụ minh hoạ - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS ghi vở 2. Hoạt động 2: Khám phá * Mục tiêu: - Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1) * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: * Bài tập 1: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài. - HS làm việc cá nhân. - Mời một số HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - HS nêu - HS làm bài - HS trình bày * Lời giải: Chọn ý c. Người dưới 16 tuổi. 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: - Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4. * Nội dung và phương pháp: Thực hành * Cách tiến hành: * Bài tập 3: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài theo nhóm tổ, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm. - Mời một số nhóm trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Bài tập 4: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài vào vở. - Mời 4 HS nối tiếp trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. - HS nêu - HS làm bài theo nhóm, theo sự hướng dẫn của GV. * VD về lời giải: - Trẻ em như tờ giấy trắng. - Trẻ em như nụ hoa mới nở. - Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non. - HS đọc - HS làm cá nhân - HS trình bày. - HS nhận xét. * Lời giải: a) Tre già măng mọc. b) Tre non dễ uốn. c) Trẻ người non dạ. d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói. 4. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: Tìm những từ ngữ chỉ tính cách của trẻ em,tìm được các câu ca dao, tục ngữ nói về trẻ em. * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: - Cho HS tìm những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách của trẻ em - Gọi HS HTL các thành ngữ, tục ngữ có nội dung về trẻ em - GV nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò: Học bài. - Chuẩn bị bài: “Ôn tập về dấu ngoặc kép” - Nhận xét tiết học - HS nêu: hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch, ... - HS lắng nghe - HS nghe và thực hiện Rút kinh nghiệm tiết dạy: . Môn: Kể chuyện: Tiết 2: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác - Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội 3. Phẩm chất: Yêu quý gia đình. * Tích hợp GD Giới & Quyền trẻ em: Quyền được chăm sóc, giáo dục. Bổn phận với gia đình, xã hội và nhà trường. Bạn gái và bạn trai có quyền và bổn phận như nhau trong cuộc sống. * GD TT ĐĐ HCM: Giáo dục quyền bình đẳng giữa nam giới và nữ giới theo tư tưởng của Bác Hồ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - Giáo viên: Tranh ảnh vẽ cha, mẹ, thầy cô, người lớn, cuộc sống trẻ em - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Nội dung và phương pháp: Trò chơi * Cách tiến hành: - Cho HS thi kể lại câu chuyện Nhà vô địch - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động 2: Khám phá: * Mục tiêu: Chọn được câu chuyện đã nghe, đã đọc về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: - Mời một HS đọc yêu cầu của đề. - GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ). - GV giúp HS xác định 2 hướng kể chuyện: + KC về gia đình, nhà trường, XH chăm sóc GD trẻ em. + KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, XH. - Mời 4 HS đọc gợi ý 1, 2,3, 4 trong SGK. - GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình . - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. - Cho HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể. - HS đọc đề. Kể chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. - HS đọc. - HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: - Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. * Nội dung và phương pháp: Thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: - Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. - Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện . - Cho HS thi kể chuyện trước lớp: + Đại diện các nhóm lên thi kể. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: + Bạn có câu chuyện hay nhất. + Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất. + Bạn đặt câu hỏi thú vị nhất. - HS làm dàn ý về câu chuyện - HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp. - Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. 4. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: - Biết trao đổi về nội dung , ý nghĩa câu chuyện. * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân; cả lớp đọc trước đề bài, gợi ý của tiết KC đã chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 34. - HS trao đổi - HS nghe và thực hiện Rút kinh nghiệm tiết dạy: Môn: Tập đọc: Tiết 3: SANG NĂM CON LÊN BẢY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài). 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. 3. Phẩm chất: Yêu quý, biết ơn cha mẹ - H/s khá giỏi: Đọc thuộc và diễn cảm được bài thơ. * Tích hợp GD Giới & Quyền trẻ em: Quyền được đi học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - GV: Tranh phóng to. Bảng phụ viết đoạn văn rèn đọc diễn cảm. - HS: Bài soạn. SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1 : Khởi động * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Nội dung và phương pháp: Trò chơi * Cách tiến hành: - Cho HS tổ chức thi đọc lại bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đua - HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động 2: Khám phá * Mục tiêu: Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. Đọc đúng các từ khó trong bài. * Nội dung và phương pháp: Hỏi đáp * Cách tiến hành: - 1 HS đọc toàn bài - GV hỏi: Bài này chia thành mấy đoạn? - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - GV kết hợp sửa lỗi phát âm - Gọi HS nêu từ khó đọc - GV ghi bảng từ khó - GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu - Gọi HS đọc từ khó - HS luyện đọc nối tiếp lần 2 - HS nêu chú giải - Luyện đọc theo cặp - GV nêu cách đọc - GV đọc mẫu - 1HS đọc bài. - HS chia đoạn: 4 đoạn. + Mỗi khổ thơ là một đoạn - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. - HS nêu từ khó - HS đọc - HS đọc nối tiếp - HS nêu chú giải - HS đọc cho nhau nghe - HS lắng nghe. 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: - Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài). * Nội dung và phương pháp: Thảo luận nhóm * Cách tiến hành: - HS đọc thầm đoạn 1, 2 và câu hỏi + Câu 1: Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp? - GV chốt ý - HS đọc thầm bài và câu hỏi: + Câu 2: Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên? - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Câu 3: Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu? - HSTL Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con + Trong khổ 2, những câu thơ nói về thế giới của ngày mai theo cách ngược lại với thế giới tuổi thơ cũng giúp ta hiểu về thế giới tuổi thơ. - HSTL + Qua thời thơ ấu các em không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ và muôn thú biết nói, biết nghĩ như người. Các em nhìn đời thực hơn. Vì vậy thế giới của các em thay đổi, trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng không còn đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói. - HSTL + Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật. + Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính 2 bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong truyện thần thoại, cổ tích 4. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nh
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoi_5_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_2_cot.docx