Giáo án Khối 5 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Giáo án Khối 5 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Tiếng Việt

Bài 33A: VÌ HẠNH PHÚC TRẺ THƠ ( Tiết 1)/153

I. MỤC TIÊU:

- Đọc - hiểu bài Lớp học trên đường

- Nội dung bài : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

- Giáo dục HS phải biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tài liệu HDH.

- HS: Sách HDH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- HS thực hiện Hoạt động cơ bản và hoạt động ứng dụng 2.

*) Một số kiến thức cần lưu ý:

1. HĐCB 1:

- Nhận xét mỗi bức ảnh về trẻ em: Trẻ em trông rất đáng yêu. Trẻ em luôn hồn nhiên, trong sáng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm giáo dục, uốn nắn các em theo đúng những điều hay, lẽ phải; cần chăm sóc, bồi dưỡng để các em phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần.

2. HĐCB 2:

- GV chốt trong nhóm giọng đọc:

- Toàn bài đọc với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch.

3. HĐCB 5: (1) - c; (2) - e; (3) - b; (4) - a; (5) - d.

4. HĐCB 6:

- GV chốt nội dung : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

*) Liên hệ: - Em đã thực hiện được những bổn phận gì?

 - Qua bài học em hiểu được điều gì?

 

doc 19 trang cuongth97 09/06/2022 5420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Buổi 1 :
Thứ hai, ngày 29 tháng 4 năm 2019
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 33A: VÌ HẠNH PHÚC TRẺ THƠ ( Tiết 1)/153
I. MỤC TIÊU:
- Đọc - hiểu bài Lớp học trên đường
- Nội dung bài : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
- Giáo dục HS phải biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện Hoạt động cơ bản và hoạt động ứng dụng 2.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB 1:
- Nhận xét mỗi bức ảnh về trẻ em: Trẻ em trông rất đáng yêu. Trẻ em luôn hồn nhiên, trong sáng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm giáo dục, uốn nắn các em theo đúng những điều hay, lẽ phải; cần chăm sóc, bồi dưỡng để các em phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần. 
2. HĐCB 2: 
- GV chốt trong nhóm giọng đọc:
- Toàn bài đọc với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch.
3. HĐCB 5: (1) - c; (2) - e; (3) - b; (4) - a; (5) - d. 
4. HĐCB 6: 
- GV chốt nội dung : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
*) Liên hệ: - Em đã thực hiện được những bổn phận gì?
	 - Qua bài học em hiểu được điều gì?
 .....................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
Toán
Bài 109: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH 
MỘT SỐ HÌNH (Tiết 1)/ 123
I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về:
- Công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học
- Vận dụng công thức để tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 3: GV gợi ý: 
- Diện tích giấy màu chính là diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó.
Bài giải
a)
Thể tích cái hộp đó là: 25 x 12 x 10 = 3000 (cm3)
 Đáp số: 3000 cm3.
b)
Diện tích xung quanh của cái hộp đó là: (25 + 12) x 2 x 10 = 740 (cm2)
Diện tích giấy màu để dán kín cái hộp đó là: 740 + 25 x 12 x 2 = 1340 (cm2)
 Đáp số: 1340 cm2.
2. HĐTH 4:
Bài giải
Thể tích bể nước đó là: 1,5 x 0,8 x 1 = 1,2 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là: 1,2 : 0,5 = 2,4 (giờ)
 Đáp số: 2,4 giờ.
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________
Mĩ thuật
( 2 tiết: GV chuyên dạy )
__________________________________________________________________
Buổi 2:
Lịch sử
LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ - TIÊN DUNG
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được thời gian địa điểm mở lễ hội
- Nắm được một số hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của lễ hội và mối quan hệ khu di tích với nhân vật lịch sử
- Tự hào về quê hương và có ý thức gìn giữ phát huy nét đẹp văn hóa 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh ảnh, tư liệu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: - HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi hoặc hát
2. Xác định mục tiêu bài
- Cá nhân đọc mục tiêu bài 
-Trao đổi MT bài trong nhóm .
- Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó
 A. Hoạt động cơ bản
1. Thi kể tên một số lễ hội của địa phương 
- Kể cho bạn nghe các lễ hội của quê hương mà mình biết
- TN cho các bạn chia sẻ
=> Kết luận: Tỉnh và huyện ta có rất nhiều lễ hội
2. Tìm hiểu về lễ hội Chử Đồng Tử
- GV kể chuyện: Truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung
- Cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
 + Lễ hội diễn ra vào thời gian nào? (10- 02 âm lịch)
 + Tổ chức tại đâu? nào? (Đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch)
 + Tại lễ hội người ta thường tổ chức các hoạt động văn hóa gì?( Kể lại diễn biến của lễ hội: rước nước, lễ thánh, múa sinh tiền, múa nón, các hoạt động vui chơi, múa hát )
- TN cho chia sẻ trong nhóm	
- Chia sẻ
 + Khu di tích đước xếp hạng Quốc gia khi nào?( Năm 1962)
 + Tổ chức lễ hội để tưởng nhớ về ai? (Tưởng nhớ tới Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân: Tiên Dung Công Chúa và Tây Sa Công Chúa)
=> Chốt: Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bằng Bắc Bộ thể hiện rõ khát vọng về một tình yêu vĩnh cửu của con người đồng thời nói lên lòng biết ơn đối với người có công cùng ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa của người dân quê ta
 B. Hoạt động ứng dụng
- Kể cho người thân nghe về Truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________
Địa lí 
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG : TÌM HIỂU VỀ ĐỊA LÍ TỈNH HƯNG YÊN
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS:
- Nắm được đặc điểm khí hậu của tỉnh ta.
- Biết tỉnh ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc trong đó có 2 sông lớn là sông Hồng và sông Luộc.
- Củng cố kĩ năng đọc lược đồ, khai thác các nguồn thông tin địa lí.
- Giáo dục lòng yêu quê hương cho HS. 
*GDBVMT&TKNL: Liên hệ việc bảo vệ môi trường ở địa phương tỉnh Hưng Yên 
II. CHUẨN BỊ:
- Bản đồ hành chính Việt Nam. 
- Lược đồ Hưng Yên.
- Tranh ảnh: sông ngòi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động :- Ban văn nghệ điều hành
2. Tìm hiểu mục tiêu: 
- Đọc mục tiêu bài.(2-3 lần).
- HS chia sẻ mục tiêu bài học với bạn bên cạnh:Mục tiêu bài học có nội dung gì ? 
-HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
 A. Hoạt động cơ bản
1. Khí hậu
- Cá nhân quan sát bản đồ VN, lược đồ Hưng Yên đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:
 + Dựa vào tài liệu, cho cô biết Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nào?
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm gì?
 + Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người?
- Nhóm trưởng cho chia sẻ các câu hỏi
=> Kết luận: Hưng Yên 
 + Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
 + Hàng năm có hai mùa mưa, nóng và khô lạnh rõ rệt.
 + Thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển.
 + Có khó khăn do hạn, lụt, nóng, bão gây ra. 
2. Sông ngòi
- Cá nhân quan sát bản đồ VN, lược đồ Hưng Yên đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:
 + Hưng Yên có những con sông lớn nào chảy qua?
 + Đặc điểm của sông ngòi tỉnh ta là gì?
 + Nêu những thuận lợi, khó khăn do sông ngòi đem lại cho đời sống và hoạt động sản xuất của người dân? 
- Nhóm trưởng cho chia sẻ các câu hỏi
- TBHT cho chia sẻ
- GV chia sẻ, chốt:
 + Sông Hồng và sông Luộc. Ngoài 2 sông lớn tỉnh ta còn có nhiều những con sông nhỏ
 + Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào.
 + Sông có nhiều nước và phù sa, có lũ lớn vào mùa hạ
 + Sông cung cấp nước tưới và phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nhiều cá, tôm. Giúp đi lai dễ dàng bằng đường sông
 B. Hoạt động thực hành
- HS làm bài tập sau:
Yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Vị trí
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
-Chia sẻ với bạn ngồi cạnh, chốt đáp án 
 C. Hoạt động ứng dụng
- Tìm hiểu xem địa phương có con sông nào?
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________
Giáo dục đạo đức
Bài 10: HỘI NHẬP CÙNG NĂM CHÂU
( Tham khảo GDLS )
I. MỤC TIÊU:
- Em biết được một số thông tin về địa lí kinh tế , xã hội của các vùng miền, quốc gia khác nhau và ý nghĩa của việc hội nhập cùng với các quốc gia khác.
- Em biết tôn trọng sự khác biệt và có ý thức tiếp thu, học hỏi những thành tựu của các quốc gia trên thế giới để hội nhập.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu GDLS.
- HS: Sách, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- TBVN cho lớp hát bài: “ Trái đất này là của chúng mình”.
- GV giới thiệu bài. 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động cơ bản 
1. Khám phá.
- Kể tên của 3 châu lục còn thiếu vào bản đồ dưới Mục 2.1( Trang 48) và đọc thông tin mục 2.2 để hiểu biết.
-Trao đổi với bạn về những thông tin em vừa điền và đọc được.
Đáp án: Châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
2. Trải nghiệm. 
- Em hãy nối tên các châu lục và lục địa ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B để có đáp án đúng ( mục 3).
-Chia sẻ cặp đôi với bạn về kết quả của mình.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ– thống nhất kết quả của cả nhóm.
- TBHT cho các nhóm chia sẻ trước lớp - Các nhóm nhận xét.
* GV nhận xét.
3. Kết nối.
- Viết số thứ tự vào ô trống trước tên cscs Đại hội theo quy mô từ nhỏ đến lớn.
- TN tổ chức chia sẻ, thống nhất ý kiến, chọn một bạn tiêu biểu để chia sẻ trình bày trước lớp.
B. Hoạt động thực hành
4. Thực hành
- Chọn một địa điểm du lịch trên thế giới mà mình biết để giwos thiệu với các bạn.
- Chia sẻ cùng bạn bên cạnh. 
- TN tổ chức chia sẻ bình chọn bạn nói hay nhất. 
- TBHT cho các nhóm báo cáo - Lớp nhận xét.
* GV chia sẻ chốt hướng dẫn rút ra bài học.
5. Ghi nhớ.
- Việc 1: Đọc thầm ghi nhớ và ghi vào vở viết.
Để trở thành công dân trong thời kì hội nhập cùng năm châu, em cần:
+ Tìm hiểu thêm thông tin về các quốc gia trên thế giới
+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa, nền văn minh của các quốc gia.
+ Tích cực học ngoại ngữ
GV hỏi ?
+ Vì sao chúng ta cần phải hội nhập?
 C. Hoạt động ứng dụng 
Chía sẻ với mọi người, người thân những gì mà mình học được qua bài học.
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________
Giáo dục thể chât
Bài 66: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
TRÒ CHƠI: DẪN BÓNG
I. MỤC TIÊU: - Ôn phát và chuyền cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước..
- Trò chơi: "Dẫn bóng".Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, cầu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
 + Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 + Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai 
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
-Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- TBHT cho các nhóm lên thi đá cầu
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
4. Trò chơi : Dẫn bóng 
- Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác đá cầu tại nhà
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 30 tháng 4 năm 2019
Tiếng Anh
( 2 tiết: GV chuyên dạy)
Tiếng Việt
Bài 33A: VÌ HẠNH PHÚC TRẺ THƠ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ: Trẻ em.
- Biết một số thành ngữ, tục ngữ nói về trẻ em.
- Biết đặt câu với từ đã học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng 1.
* Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 1: Giải thích nghĩa của từ trẻ em:
c) Người dưới 16 tuổi. 
2. HĐTH 2: 
a) Các từ đồng nghĩa với trẻ em là:
trẻ
x
con nít
x
trẻ con
x
cô gái
con trẻ
x
trẻ ranh
x
trẻ thơ
x
chàng trai
thiếu niên
x
thanh niên
nhi đồng
x
nhóc con
x
thiếu nữ
tuổi thơ
x
thiếu nhi
x
tuổi xuân
b) Đặt câu với một từ đồng nghĩa trong bảng:
- Trẻ con thời nay có nhiều điều kiện học tập và vui chơi. 
- Thiếu nhi Việt Nam rất yêu Bác Hồ.
3. HĐTH 3: Những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em:
- Trẻ em đẹp như thiên thần. 
- Trẻ em hồn nhiên như tờ giấy trắng. 
- Trẻ em như búp măng non. 
4. HĐTH 4: a - 2; b - 1; c - 4; d - 3. 
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
Toán
Bài 109: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH 
MỘT SỐ HÌNH (Tiết 2) /125
I. MỤC TIÊU:
 Em ôn tập về:
- Công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học
- Vận dụng công thức để tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH
- HS: VTH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5, 6, 7 và HĐƯD
* Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 5: Gợi ý viết số thích hợp vào ô trống.
a)
Hình lập phương
(1)
(2)
Cạnh
7 cm
2,5 m
Diện tích xung quanh
196 cm2
25 m2 
Diện tích toàn phần
294 cm2
37,5 m2
Thể tích
343 cm3
15,625 m3
b)
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
Chiều dài
6 cm
1,8 m
Chiều rộng
4 cm
1,2 m
Chiều cao
5 cm
0,8 m
Diện tích xung quanh
100 cm2
4,8 m2 
Diện tích toàn phần
148 cm2
9,12 m2
Thể tích
120 cm3
1,728 m3
2. HĐTH 6: HD tính chiều caocuar bể dạng HHCN.
Bài giải
Diện tích đáy bể đó là: 1,5 x 1,2 = 1,8 (m2)
Chiều cao của bể đó là: 1,44 : 1,8 = 0,8 (m)
 Đáp số: 0,8 m.
3. HĐTH 7: Chọn đáp án đúng: 
 D. 8 lần
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________________________________________
Buổi 1: 
Thứ tư , ngày 1 tháng 5 năm 2019
Âm nhạc
( 2 tiết: GV chuyên)
_____________________________________________
Tiếng anh
( 2 tiết: GV chuyên)
__________________________________________________________________
Buổi 2:
Toán
Bài 110: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC/126
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về cách tính diện tích và thể tích các hình đã học
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BTTH Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1,2,3 và HĐƯD 
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 2:
Bài giải
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật đó là: (60 + 40) x 2 = 200 (cm2)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là: 6000 : 200 = 30 (cm)
 Đáp số: 30 cm.
2. HĐTH 3: Gợi ý: Chia mảnh đất đã cho thành mảnh đất hình chữ nhật ABCE và mảnh đất hình tam giác EDC rồi tính.
Bài giải
Độ dài cạnh AB trong thực tế là: 
 5 x 1000 = 5000 (cm)
Độ dài cạnh AE = BC trong thực tế là: 
 2,5 x 1000 = 2500 (cm)
Độ dài cạnh DE trong thực tế là: 
 4 x 1000 = 4000 (cm)
Độ dài cạnh DC trong thực tế là: 
 3 x 1000 = 3000 (cm)
Đổi: 5000 cm = 50 m; 4000 cm = 40 m; 2500 cm = 25 m; 3000 cm = 30 m;
Chu vi mảnh đất đó trong thực tế là: 
 50 + 25 + 40 + 30 + 25 = 170 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCE trong thực tế là: 
 50 x 25 = 1250 (m2)
Diện tích mảnh đất hình tam giác EDC trong thực tế là: 
 30 x 40 : 2 = 600 (m2)
Diện tích mảnh đất đó trong thực tế là: 
 1250 + 600 = 1850 (m2)
 Đáp số: Chu vi: 170m.
 Diện tích: 1850 m2.
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hiện Hoạt động ứng dụng trang 90.
Gợi ý: Bài giải
Nửa chu vi mảnh vườn đó là:
160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn đó là:
80 - 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn đó là:
 50 x 30 = 1500 (m2)
1500 m2 gấp 10 m2 số lần là:
 1500 : 10 = 150 (lần)
 Nhà bạn Toàn thu được tất cả số rau là:
 15 x 150 = 2250 (kg)
 Đáp số: 2250 kg rau. 
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
Khoa học
Bài 35: CON NGƯỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 
 NHƯ THẾ NÀO? (tiết 2)/68
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được tác động của con người đến môi trường rừng, đất, nước, không khí.
- Nêu được thực trạng về những tác động trên ở địa phương em.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BTTH Khoa học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
+ Những hoạt động ở địa phương em tác động tích cực đến môi trường: trồng cây, sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc từ thực vật gần gũi với thiên nhiên., đổ rác đúng nơi quy định, phân loại rác, xây dựng nông thôn mới,...
+ Những hoạt động ở địa phương em tác động tiêu cực đến môi trường: sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, bón phân hóa học, thải nước sinh hoạt ra sông, hồ,...
+ Hậu quả của việc của những hoạt động tiêu cực tác động đến môi trường : Động, thực vật bị suy giảm, khí hậu bị biến đổi, đất bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm,...
+ Để bảo vệ môi trường, con người cần: trồng cây gây rừng, giữ vệ sinh môi trường, khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sạch...
*) Liên hệ: Các em đã làm gì để bảo vệ môi trường ? Kể tên các việc làm của em để bảo vệ môi trường ?
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
Tin học
( 2 tiết: Gv chuyên ) 
__________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 33A: VÌ HẠNH PHÚC TRẺ THƠ (Tiết 3)/156
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát
- Viết đúng tên các cơ quan, đơn vị.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5, 6 .
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
- HĐTH 6: 
 a) 1) Liên hợp quốc 
 2) Uỷ ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc 
3) Tổ chức / Nhi đồng / Liên hợp quốc 
4) Tổ chức / Lao động / Quốc tế 
5) Tố chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em 
6) Liên minh / Quốc tế / Cứu trợ trẻ em 
7) Tổ chức / Ân xá / Quốc tế 
8) Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển 
9) Đại hội đồng / Liên hợp quốc 
b) Tên cơ quan, tổ chức được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. 
 ...........................
...............................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 33B: EM ĐÃ LỚN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc – hiểu bài thơ Sang năm con lên bảy.
- Nội dung bài : Bài thơ là lời người cha muốn nói với con: khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, tranh minh họa
- HS: Sách HDH.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động cơ bản và hoạt động ứng dụng 1.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐCB 1: Nói về bản thân. 
- Năm nay em 11 tuổi. 
- Em thích phụ mẹ chuẩn bị cơm cho cả nhà dùng bữa tối. 
- Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành cô giáo, mang nhiều niềm vui đến cho trẻ em.
- Để thực hiện mơ ước đó, em cố gắng học tập và rèn luyện cho thật tốt. 
- So với những ngày đầu vào lớp Một, em đã cao hơn hẳn, em biết được nhiều điều hay, nói chuyện lưu loát hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và phụ giúp được nhiều việc cho bố mẹ. 
- Những ngày đầu vào lớp Một, em rất sợ vì phải xa mẹ, gặp nhiều bạn mới và lạ. Nhưng cô giáo đã luôn cạnh em vỗ về, an ủi, kể cho em nghe nhiều câu chuyện hay. Em quý cô vô cùng. 
2. HĐCB 2: * GV lưu ý: 
- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con bắt đầu tới trường. Hai dòng thơ đầu đọc với giọng vui, đầm ấm.
3. HĐCB 4: 
1) c) Các câu thơ ở cả khổ thơ 1 và 2 (Thế giới tuổi thơ vui, đẹp, thơ mộng như thế giới cổ tích). 
2) b) Khi lớn lên, con sẽ sống trong đời thật, nghe tiêng mọi người nói với con. 
3) a) Ở trong đời thực, một cách khó khăn, bằng hai bàn tay mình 
4) c) Từ giã tuổi thơ, ta sẽ sống cuộc sống hạnh phúc thật sự do mình tạo nên. 
4. HĐCB 5: 
* GV chốt nội dung: Bài thơ là lời người cha muốn nói với con: khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
* Liên hệ: Em học được điều gì qua bài thơ?
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
Toán
Bài 111: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN/ 127
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về cách giải một số dạng bài toán có lời văn ở lớp 5.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 2:
Bài giải
Quãng đường người đó đi được trong giờ thứ ba là:
 (15 + 19) : 2 = 17 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được quãng đường là: 
 (15 + 19 + 17) : 3 = 17 (km)
 Đáp số: 17 km.
2. HĐTH 3c:
Bài giải
Nửa chu vi chu vi mảnh đất đó là: 160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh đất đó là: (80 + 20) : 2 = 50 (m)
Chiều rộng mảnh đất đó là: 80 - 50 = 30 (m)
Diện tích mảnh đất đó là: 50 x 30 = 1500 (m2)
 Đáp số: 1500 m2.
3. HĐTH 4c:
Bài giải
Giá tiền 1kg gạo là: 232 500 : 15 = 15 500 (đồng)
Người thứ hai mua số gạo là: 77 500 : 15 500 = 5 (kg)
 Đáp số: 5 kg gạo.
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hiện Hoạt động ứng dụng trang 84.
Gợi ý: Bài giải
Thời gian cả đi và về của bác An là: 
 16 giờ 30 phút - 5 giờ - 7 giờ 30 phút = 4 giờ
Thời gian lượt đi hoặc về của bác An là: 
 4 giờ : 2 = 2 giờ
Vận tốc trung bình của bác An là: 
 57 : 2 = 28,5 (km/giờ)
 Đáp số: 28,5 km/giờ.
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
Giáo dục kĩ thuật
Bài 20: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN(Tiết1)/ 91
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
*Với học sinh khéo tay: Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn; Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK
II. CHUẨN BỊ:
- HS: Các hình trong SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- GV: Mẫu xe chở hàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Ban văn nghệ
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Thực hành lắp mô hình tự chọn
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các mô hình lắp ghép đã học. 
- GV yêu cầu HS nêu lại quy trình các bài đã học.
- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép (Quan sát các hình vẽ trong SGK, nghiên cứu các bài đã học để chọn cho mình một mô hình để lắp ghép, có thể chọn mô hình sưu tầm...)
- GV cho HS nêu tên mô hình mình định lắp ghép
- Cho HS chuẩn bị các đồ dùng cần thiết để thực hành lắp ghép mô hình.
- Cá nhân lắp mô hình của mình(Trong quá trình lắp có thể xem lại qui trình, nhờ bạn hướng dẫn thêm hoặc giơ thẻ cứu trợ GV)
=> Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phẩm của mình.
- Báo cáo kết quả với GV
- Khi HS lắp xong cần cho kiểm tra xem xe có họat động được không...
2. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục
- HS dựa vào tiêu chí cần đạt tự đánh giá sản phẩm
- Các thành viên trong nhóm nhận xét đánh giá sản phẩm của nhau, bình chọn sản phẩm đẹp để trưng bày
- HS trưng bày sản phẩm đã được bình chọn theo nhóm
-HS nhận xét đánh giá: dựa vào tiêu chí cần đạt để đánh giá sản phẩm của nhóm bạn
- GV tập hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá, kết luận thực hành của HS. Khen ngợi biểu dương sản phẩm đẹp...
 B. Hoạt động ứng dụng:
Về nhà thực hành những công việc sau: 
1. Chia sẻ với mọi người trong gia đình về cách lắp 
2. Tìm hiểu tác dụng của mô hình vừa lắp
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________________________________________
Buổi 1:	Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 33B: EM ĐÃ LỚN (Tiết 2)/ 160
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập về văn tả người, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả người.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH. 
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 1: Lập dàn ý Tả người ở nơi em sinh sống. 
a) Mở bài: Cụ Ba, sinh hoạt trong Hội người cao tuổi chung với ông ngoại em. 
b) Thân bài: 
+ Tả bao quát: - Ngoài 70 tuổi, còn khỏe mạnh, nhờ tập dưỡng sinh hằng ngày. 
+ Tả hình dáng: 
- Tóc cụ Tám đã bạc gần hết. 
- Gương mặt hiền từ, trán và đuôi mắt hằn nhiều nếp nhăn. 
- Da cụ hơi khô và có nhiều vết đồi mồi. 
- Tuy đã cao tuổi nhưng cụ vẫn còn rất minh mẫn, đi lại vần nhanh nhẹn. 
- Giọng nói của cụ vẫn còn sang sảng như ngày còn trong quân đội. 
+ Hoạt động: 
- Sinh hoạt điều độ, đúng giờ, cứ khoảng năm giờ rười là cụ Ba sang nhà rủ ông ngoại em cùng tập dưỡng sinh. 
- Cụ Ba rất vui vẻ, chiều sang chơi cùng ông ngoại, ngồi uống trà nói chuyện rất vui, tiếng cười sảng khoái của ngoại và cụ cứ đầy ắp cả phòng khách. 
- Ở xóm, cụ hay giúp đỡ mọi người, được bà con tín nhiệm và quý mến; hằng năm, gia đình cụ đều được bầu chọn Gia đình Văn hóa của phường. 
c) Kết bài: Cụ Ba sống chan hòa với chòm xóm, hay giúp đỡ người khác nên được nhiều người quý mến. Lời ăn, tiếng nói, cách sống chừng mực của cụ luôn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 33B: EM ĐÃ LỚN (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 3, 4 và hoạt động ứng dụng 2.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
+ GV: - Nhận xét cách kể chuyện của học sinh về nội dung câu chuyện, cách thể hiện giọng kể, cử chỉ, điệu bộ, 
- Đưa ra được ý nghĩa phù hợp với nội dung câu chuyện.
* Liên hệ: - Em đã thực hiện được những bổn phận gì đối với gia đình và nhà trường? 
 ...................
...............................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
Toán
Bài 112: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC 
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về cách giải bài toán về chuyển động đều
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành và HĐƯD.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 2:
Bài giải
a)
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Vận tốc của ô tô đó là:
125 ; 2,5 = 50 (km/giờ)
 Đáp số: 50 km/giờ.
b)
nửa giờ = 0,5 giờ
Quãng đường từ Hoa đến bến xe dài là:
12 x 0,5 = 6 (km)
 Đáp số: 6 km.
c)
 Thời gian người đó đi là: 3 : 5 = 0,6 (giờ)
 0,6 giờ = 36 phút
 Đáp số: 36 phút.
2. HĐTH 3:
Bài giải
Vận tốc của ô tô là: 90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là: 60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi là: 90 : 30 = 3 (giờ)
Thời gian ô tô đến trước xe máy là: 3 giờ - 1,5 giờ = 1,5 giờ
 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút
 Đáp số: 1 giờ 30 phút
3. HĐTH 4:
Bài giải
Tổng vận tốc của hai ô tô đó là: 180 : 2 = 90 (km/giờ)
Vận tốc của ô tô đi từ A là: 90 : (2 + 3) x 2 = 36 (km/giờ)
Vận tốc của ô tô đi từ B là: 90 - 36 = 54 (km/giờ)
 Đáp số: Vận tốc của ô tô đi từ A là: 36 (km/giờ);
 Vận tốc của ô tô đi từ B là: 54 (km/giờ).
 ...................
...........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_33_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc