Giáo án Khối 5 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)
Tiếng Việt
Bài 29A: NAM VÀ NỮ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc – hiểu bài Một vụ đắm tàu.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, tranh minh họa trong sách.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4, 5.
*) Lưu ý:
- Sau HĐCB 5 GVchốt nội dung bài: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần dịu dàng của Giu-li-ét-ta đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô
* Liên hệ: Qua bài học em hiểu được điều gì?
- Em hãy kể những câu chuyện về tình bạn cao đẹp mà em biết ?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 Buổi 1 : Thứ hai, ngày 1 tháng 4 năm 2019 Chào cờ Sinh hoạt đầu tuần ________________________________________ Tiếng Việt Bài 29A: NAM VÀ NỮ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc – hiểu bài Một vụ đắm tàu. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH, tranh minh họa trong sách. - HS: Vở TH TV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4, 5. *) Lưu ý: - Sau HĐCB 5 GVchốt nội dung bài: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần dịu dàng của Giu-li-ét-ta đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô * Liên hệ: Qua bài học em hiểu được điều gì? - Em hãy kể những câu chuyện về tình bạn cao đẹp mà em biết ? .. ______________________________________ Toán Bài 98: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về: - Đọc, viết phân số: rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số; so sánh, xếp thứ tự các phân số II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH. - HS: Vở TH Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - HS thực hiện từ HĐTH 1,2,3,4. *) Lưu ý - HĐTH3 hỗ trợ,hướng dẫn HS cần rút gọn tối giản 3 phân số ở giữa thì sẽ tìm được các cặp phân số bằng nhau. - Sau HĐTH4 HS báo cáo,GV và HS nhận xét. - GV chốt lại kết quả HĐTH 4. .. . ______________________________________ Mĩ thuật ( 2 tiết: GV chuyên dạy ) __________________________________________________________________ Buổi 2: Lịch sử Bài 11: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI. TIẾN VÀO DINH ĐỌC LẬP (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, em: - Trình bày được sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. - Nêu được ý nghĩa của sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh tư liệu. - HS: Vở BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các HĐCB 4, 5, 6 ý2 và hoạt động thực hành 2 và hoạt động ứng dụng. *) GV chốt cho HS sau khi HS chia sẻ trước lớp: - HĐCB 4: GV chốt: + Ngày 26/4/1975 chiến dịch Hồ chí minh bắt đầu. Quân ta chia thành năm cách quân đồng loạt nổ sung tấn công vào vị trí quan trọng của địch ở Sài Gòn. + Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập cơ quan cao cấp của chính phủ Sài Gòn chứng tỏ quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công. - HĐCB 5: Gv chốt: + Ngày 30/4/1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, đất nước được hòa bình thống nhất. + Chiến thắng này đã đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn giải phóng hoàn toàn miền Nam chấm dứt 21 năm chiến tranh. công. ............. ....... ______________________________________ Địa lí BÀI 13 : CHÂU MĨ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, em : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về dân cư của châu Mĩ. - Đọc đúng tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, song, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ ( lược đồ). II. CHUẨN BỊ: GV: Bản đồ các nước châu Mĩ; lược đồ tự nhiên của châu Mĩ HS: Vở thực hành, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - HS thực hiện HĐCB 4, 5 và HĐTH 1, 2, 3. *) Lưu ý - HĐCB4: GV chốt cho HS: + Phần lớn dân cư châu Mĩ có nguồn gốc là người nhập cư từ các châu lục khác đến. + Thành phần dân cư châu Mĩ gồm: Người Anh- điêng, người gốc Âu, người gốc Phi, người gốc Á, người lai và dân châu Mĩ có đủ các màu da. + Dân cư sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông. - HĐTH 2: GV chốt đáp án đúng: + Dãy núi: An- đét,Cooc- đi- e, A- pa- lat + Đồng bằng: A- ma- dôn,Pam-pa, Trung Tâm ______________________________________ Giáo dục đạo đức Bài 7: TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT /33 I. MỤC TIÊU: - Em biết được tất cả mọi người đều có sự khác biệt. - Hiểu được giá trị của những sự khác biệt ấy và hiểu các yêu càu càn thực hiện để tôn trọng sự khác biệt của người khác. - Em vận dụng những điều đã học để thể hiện thái độ và hành vi tôn trọng sự khác biecủa người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu GDLS. - HS: Sách, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: - TBVN cho lớp hát bài: “ Trái đất này”. - GV giới thiệu bài. 2. Tìm hiểu mục tiêu A. Hoạt động cơ bản 1. Khám phá. - Việc 1: Em khoanh vào chữ cái trước ý thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh ( Trang 33). - Việc 2: Trao đổi với bạn về những ý thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh em cho là đúng. Đáp án: a, g. 2. Trải nghiệm. - Việc 1: Em đọc câu chuyện dựa vào các hình vẽ và trả lời câu hỏi ( mục 3). + Vì sao bạn nam lại xin lỗi ba người bạn? + Em đã bao giờ bị bạn bè cười nhạo vì một đặc điểm khác biệt của mình chưa? Cảm xúc của em lúc đó như thế nào? - Việc 2: Chia sẻ cặp đôi với bạn về ý kiến của mình. - Việc 3: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ theo 2 câu hỏi – thống nhất kết quả của cả nhóm. - Việc 4: TBHT cho các nhóm chia sẻ trước lớp - Các nhóm nhận xét. * GV nhận xét. 3. Kết nối. - Việc 1: + Phân tích tình huống và trả lời câu hỏi về cách ứng xử của nhóm bạn nam có đúng không? Vì sao? + Kể lại tình huống khi mình không được người khác tôn trọng sự khác biệt. Khi đó, em cảm thấy thế nào? - Việc 2: TN tổ chức chia sẻ, thống nhất ý kiến, chọn một bạn tiêu biểu để chia sẻ trình bày trước lớp. B. Hoạt động thực hành 4. Thực hành - Việc 1: Đọc yêu cầu và vẽ hình ảnh mặt cười vào ô cùng hàng nêu những ứng xử tốt, mặt mếu vào ô cùng hàng nêu những ứng xử chưa tốt cùng với lời khuyên dành cho những ứng xử chưa tốt. - Việc 2: Chia sẻ cùng bạn bên cạnh. - Việc 3: TN tổ chức chia sẻ bình chọn bạn viết hay nhất. - Việc 4: TBHT cho các nhóm báo cáo - Lớp nhận xét. * GV chia sẻ chốt hướng dẫn rút ra bài học. 5. Ghi nhớ. - Việc 1: Đọc thầm ghi nhớ và ghi vào vở viết. GV hỏi ? + Em cần làm gì với sự khác biệt của người khác? C. Hoạt động ứng dụng Chía sẻ với mọi người, người thân những gì mà mình học được qua bài học. . ______________________________________ Giáo dục thể chất Bài 58: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI: NHẢY Ô TIẾP SỨC I. MỤC TIÊU: - Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc bằng bất cứ bộ phận nào của cơ thể. - Trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức".Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn - Phương tiện: còi, cầu III.TIẾN TRÌNH: 1. GV giới thiệu bài 2. Tìm hiểu mục tiêu A. Hoạt động thực hành 1. Khởi động - Việc 1: Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. - Việc 2: + Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. + Ôn bài thể dục phát triển chung 2. Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân - Việc 1: Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút - Việc 2: Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn - Việc 3: TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh - Việc 4: GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai 3. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân - Việc 1: Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút - Việc 2: Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn - Việc 3: TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh - Việc 3: TBHT cho các nhóm cử đại diện lên tập thi đua - Việc 4: GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai 4. Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức - Việc 1: Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. - Việc 2: Các nhóm chơi thử - chơi chính thức. - Việc 3: Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi 5. Phần kết thúc - Việc 1: TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu - Việc 2: GV cùng HS hệ thống bài - Việc 3: Nhận xét tiết học B. Hoạt động ứng dụng - Ôn lại động tác đá cầu tại nhà . . Thứ ba, ngày 2 tháng 4 năm 2019 Tiếng Anh ( 2 tiết: GV chuyên dạy) ________________________________________________ Tiếng Việt Bài 29A: NAM VÀ NỮ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Nhớ - viết đúng chính tả ba khổ thơ của bài Đất nước. - Viết hoa đúng tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH. - HS: Vở TH TV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3. *) Lưu ý: - HĐTH1 HS viết một số từ khó ra bảng con: trấm lạnh, xao xác, nắng lá, rì rầm . -HĐTH 2, 3 : Chốt cách viết hoa đúng tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng . ______________________________________ Toán Bài 98: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về: - Đọc, viết phân số: rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số; so sánh, xếp thứ tự các phân số II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH - HS: VTH Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - HS thực hiện từ HĐTH 5 đến HĐTH 9 *) Lưu ý cho HS: - HĐTH 7: GV chốt cách quy đồng mẫu số các phân số. - HĐTH 8: GV chốt cách so sánh hai phân số rồi điền dấu thích hợp. + Cách so sánh hai phân số cùng tử số. + Cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số . + Cách so sánh hai phân số khác tử số, khác mẫu số. - HĐTH 9: Gv chốt: + Cách sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. + Cách sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé. - Sau HĐTH9 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. ............... ...... ____________________________________________________________________ Buổi 1: Thứ tư , ngày 3 tháng 4 năm 2019 Âm nhạc ( 2 tiết: GV chuyên) _____________________________________________ Tiếng anh ( 2 tiết: GV chuyên) __________________________________________________________________ Buổi 2: Toán Bài 99: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiêt 1) I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về: - Đọc , viết số thập phân; viết một số thập phân dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân. - So sánh, xếp thứ tự các số thập phân. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH. - HS: Vở BTTH Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4, 5, 6 và HĐƯD1 *) Lưu ý: - HĐTH 2: GV chốt + Cách đọc, viết số thập phân. + Nêu giá trị của chữ số trong mỗi số thập phân. - HĐTH 3: GV chốt cách viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của mỗi số thập phân. - HĐTH 4: Chốt cách viết phân số dưới dạng số thập phân: Ta lấy tử số chia cho mẫu số. - HĐTH 5: Chốt cách so sánh hai số thập phân. - HĐTH 6: Chốt: + Cách viết số thập phân dưới dạng phân số thập phân. + Cách viết phân số dưới dạng phân số thập phân. . . Khoa học BÀI 32 : SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI DẠY CON CỦA CHIM VÀ THÚ(Tiết 1) I.MỤC TIÊU Sau bài học, em: - Trình bày được sự sinh sản, nuôi con của chim và một số loài thú. - So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của chim và thú - Kể tên một số loài thú chỉ đẻ mỗi lứa một con, một số loài thú đẻ nhiều con trong một lứa. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH, phiếu học tập bài 2. - HS: Vở thực hành khoa học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động cơ bản và HĐƯD. * ) GV chốt. - HĐCB 2: b) Những con chim non, gà non mới nở có đầy đủ các bộ phận giống bố mẹ. Chúng chưa có nhiều lông như bố mẹ. c) Chim non, gà non mới nở chưa tự kiếm mồi được; vì lông chưa đủ dài để bay đi tìm thức ăn, chân chưa đủ cứng để di chuyển. d) Trong tự nhiên, chim có khả năng nuôi con cho đến khi chim non có thể tự kiếm ăn. - HĐCB 3c: - Bào thai thú được nuôi dưỡng và phát triển trong cơ thể thú mẹ. - Thú con mới sinh ra được thú mẹ nuôi bằng sữa. - HĐCB 4: Bảng 1 Chim Thú Đẻ trứng Đẻ con Hợp tử phát triển ngoài cơ thể mẹ Hợp tử phát triển trong bụng mẹ Nuôi con bằng cách đi kiếm mồi về cho con ăn Nuôi con bằng sữa . . ______________________________________ Tin học ( 2 tiết: Gv chuyên ) __________________________________________________________________ Thứ năm, ngày 4 tháng 4 năm 2019 Tiếng Việt Bài 29A: NAM VÀ NỮ (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Sử dụng các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH. - HS: Vở THTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành 4, 5 và hoạt động ứng dụng 2. *) Lưu ý: - HĐTH 4 GV chốt : + Tác dụng của dấu chấm . + Tác dụng của dấu chấm hỏi . + Tác dụng của dấu chấm than . - HĐTH 5 :Giáo viên chốt chỗ đặt dấu chấm than thích hợp . . ______________________________________ Tiếng Việt Bài 29B: CON GÁI KÉM GÌ CON TRAI? (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc – hiểu bài Con gái. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH, tranh minh họa - HS: Vở BTTHTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4, 5 và HĐƯD 1 . *) Lưu ý: - HĐCB 5: 1) Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái là: Khi mẹ sinh em gái thì Dì Hạnh của Mơ báo rằng lại một vịt trời nữa và bố và mẹ của Mơ đều có vẻ buồn buồn. 2) Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai là: Mơ luôn là học sinh giỏi ở lớp. Tan học về, Mơ tưới rau, chẻ củi rồi nấu cơm giúp mẹ, trong khi các bạn trai thì còn mải chơi bóng. Mẹ mới sinh em bé, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ còn dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu em Hoan. 3) Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã có thay đổi quan niệm về “con gái”. Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thơ, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Dì Hạnh rất tự hào về Mơ khi cho rằng một trăm đứa con trai cũng không bằng cháu gái của dì. 4) Trai và gái đều bình đẳng như nhau. Điều quan trọng là người con đó ngoan ngoãn, hiếu thảo và giỏi giang. GVchốt nội dung bài : Phê phán quan niệm lạc hậu , trọng nam khinh nữ ; khen cô bé Mơ học giỏi, chăm làm dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con cái . *Liên hệ: Qua câu chuyện em hiều được điều gì về quan niệm con gái thời nay ? - Ở địa phương em hiện nay còn quan niệm coi thường con gái không ? . ______________________________________ Toán Bài 99: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiêt 2) I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về: - Đọc , viết số thập phân; viết một số thập phân dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân. - So sánh, xếp thứ tự các số thập phân. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH. - HS: Vở TH Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành 7, 8, 9, 10 và hoạt động ứng dụng 2. *) Lưu ý: - HĐTH 7: Giáo viên chốt: + Cách viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm. 0, 6 = 60% 0, 48 = 48 % 6, 25 = 625 % + Cách viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân . 7 % = 0, 07 37% = 0,37 785 % = 7, 85 - HĐTH 8: GV chốt: + Viết các số đo dưới dạng số thập phân . - HĐTH 9: GV chốt: + Cách viết các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. 7, 305 < 7, 35 < 7, 6 < 7, 602 + Cách viết các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé. 62, 3 > 61, 98 > 54, 7 > 54, 68 Sau HĐTH4 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. - GV chốt lại kết quả HĐTH 10. . ______________________________________ Giáo dục kĩ thuật Bài 18: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG(Tiết 3)/ 83 I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn. - HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn. II. CHUẨN BỊ: - GV: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. - HS: Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Ban văn nghệ - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi 2. Tìm hiểu mục tiêu A. Hoạt động thực hành 1. Thực hành lắp máy bay trực thăng - Việc 1: HS trao đổi cặp đổi quy trình lắp - Việc 2: Nhóm nhận xét, tóm tắt về qui trình lắp máy bay trực thăng - Việc 3: Cá nhân lắp mô hình của mình(Trong quá trình lắp có thể xem lại qui trình, nhờ bạn hướng dẫn thêm hoặc giơ thẻ cứu trợ GV) => Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phẩm của mình. - Việc 4: Báo cáo kết quả với GV - Việc 5: Khi HS lắp xong cần cho kiểm tra xem xe có họat động được không... 2. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục - Việc 1: HS dựa vào tiêu chí cần đạt tự đánh giá sản phẩm - Việc 2: Các thành viên trong nhóm nhận xét đánh giá sản phẩm của nhau, bình chọn sản phẩm đẹp để trưng bày - Việc 1: HS trưng bày sản phẩm đã được bình chọn theo nhóm - Việc 2: HS nhận xét đánh giá: dựa vào tiêu chí cần đạt để đánh giá sản phẩm của nhóm bạn - Việc 3: GV tập hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá, kết luận thực hành của HS. Khen ngợi biểu dương sản phẩm đẹp... B. Hoạt động ứng dụng: Về nhà thực hành những công việc sau: 1. Chia sẻ với mọi người trong gia đình về cách lắp máy bay trực thăng 2. Tìm hiểu tác dụng của máy bay trực thăng . . __________________________________________________________________ Buổi 1: Thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2019 Tiếng Việt Bài 29B: CON GÁI KÉM GÌ CON TRAI? (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh đoạn kịch và biết đọc phân vai đoạn kịch II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH. - HS: Vở THTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2 . *) Lưu ý: - GV chốt cho HS cách viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh đoạn kịch và cách đọc phân vai đoạn kịch. + Phải hiểu nội dung đoạn kịch + Cần đọc kĩ lại phần lời thoại để xác định xem lời thoại tiếp theo là của ai, họ sẽ nói về vấn đề gì + Lưu ý cách xưng hô dáng vẻ, cử chỉ của từng nhân vật - Sau HĐTH2 HS báo cáo.GV và HS nhận xét. .. ______________________________________ Tiếng Việt Bài 29B: CON GÁI KÉM GÌ CON TRAI? (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Kể được câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi theo lời của một nhân vật trong truyện. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH. - HS: Sách HDH Tiếng Việt 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành 3, 4, 5, 6, 7 và hoạt động ứng dụng. *) Lưu ý: - HĐTH5 yêu cầu HS khi kể cần có mở đầu câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện. Khi kể cần: “ thay từ tôi bằng từ Lâm hoặc Quốc và thay từ Quốc bằng từ tôi.” - HĐTH 6: Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi vừa chu đáo, xốc vác trong công việc của lớp. Mọi người đều nể phục, nhất là các bạn nam. - HĐTH7 GV lưu ý HS kể cần kết hợp với điệu bộ, cử chỉ và nét mặt. . ______________________________________ Toán Bài 100: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về: - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng. - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH. - HS: Vở TH Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4 và HĐƯD. *) Lưu ý: - HĐTH 2: GV chốt cho HS. + Thứ tự bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề. + Thứ tự bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề. - HĐTH 3: Chốt: + Cách đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn. + Cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. 1m = 0,001 km 1km = 1000m 1g = 0,001 kg 1kg = 1000 g 1kg = 0,001 tấn 1 tấn = 1000kg - HĐTH 4: Chốt + Cách đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn. + Cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. . __________________________________________________________________ Buổi 2: Tiếng Việt Bài 29C: AI CHĂM, AI LƯỜI?(Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Biết sử dụng dấu câu: dấu chấm, chấm hỏi và chấm than. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH. - HS : Vở THTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3 và hoạt động ứng dụng 2 *) Lưu ý: - HĐCB 2: GV chốt : + Câu văn có dấu câu dùng sai là: - Chà. - Giỏi thật đấy? - Tớ không có chị , đành nhờ anh tớ giặt giúp ! - HĐCB 3: Chốt cách dùng dấu câu thích hợp a, Chị mở cửa giúp em với! b, Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà? c, Cậu đã đạt thành tích thật tuyệt vời! d, Ôi, búp bê đẹp quá! . ______________________________________ Tiếng Việt Bài 29C: AI CHĂM, AI LƯỜI? (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Biết chữa lỗi; viết lại một đoạn văn miêu tả cây cối theo cách khác hay hơn. II. CHUẨN BỊ: - GV: SHD. - HS: Vở THTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành và HDƯD 1. *) Lưu ý: - Sau HĐTH3: GV chốt cách viết bài văn tả cây cối: 1. Mở bài: - Giới thiệu cây em định tả. - Nêu thời điểm em quan sát cây. 2. Thân bài: -Tả bao quát toàn bộ cây. -Tả từng bộ phận của hoặc sự thay đổi của cây theo thời gian. - Tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người, chim chóc, ong bướm liên quan đến cây. 3. Kết bài: - Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cây . ______________________________________ Kỹ năng sống Bài 57: MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Bài 58: TÌM HIỂU CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN ( Có giáo án in sẵn kèm theo) Đại Hưng, ngày 29 / 03 / 2019 TT kí:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoi_5_tuan_29_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc